Cách dùng trà hoa cúc mang lại tác dụng tốt nhất cho cơ thể

Trà hoa cúc, một loại thức uống ngon miệng và đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng, từ lâu đã được biết đến với những công dụng tuyệt vời như mát gan, hỗ trợ điều trị huyết áp, bảo vệ tim mạch, và ngăn ngừa ung thư. Bài viết dưới đây sẽ tiếp tục khám phá về trà hoa cúc, từ những thông tin cơ bản đến cách sử dụng và tìm mua sản phẩm chất lượng.

Trà hoa cúc là gì? Những điều cần biết về dược liệu hoa cúc

Trà hoa cúc là loại trà sử dụng nguyên liệu chính là hoa cúc. Một số thông tin về dược liệu này như sau:

  • Tên dược liệu: hoa cúc
  • Tên gọi khác: cúc diệp, tiết hoa, nhật tinh, sảnh sinh, cam cúc hoa, bạch cúc hoa, dược cúc,…
  • Tên khoa học: Chrysanthemum morifolium Ramat
  • Thuộc họ: Cúc (Asteraceae)

Đặc điểm thực vật

Hoa cúc là một trong những loài hoa nổi tiếng bởi sắc đẹp cuốn hút. Bên cạnh đó, loài này còn được thu hái để làm dược liệu trị bệnh. Một số đặc điểm nổi bật về cây hoa cúc dùng làm trà như sau:

Hình ảnh cây hoa cúc được trồng ở nhiều nơi
Hình ảnh cây hoa cúc được trồng ở nhiều nơi
  • Là loài cây có sức sống dai hoặc sống khoảng 1 – 2 năm. Thân cây trà hoa cúc đứng, có rãnh, độ cao trung bình khoảng từ 70 – 120cm.
  • Lá cây mọc đơn, so le với thân và có màu xanh đậm. Mặt dưới lá được bao phủ bởi một lớp lông mịn, màu nhạt hơn mặt trên. Mỗi phiến lá có 3 hoặc 5 thùy hình trái xoan, hơi nhọn và có răng ở các mép lá. Cuống lá dài khoảng từ 1 – 2.5cm.
  • Hoa cúc thường mọc thành cụm, có hình đầu. Ở vòng ngoài của cụm hoa được tạo từ các hoa con có hình cánh dài (lưỡi bẹ) giống như hoa hướng dương. Phần bên trong của cụm hoa là các hoa nhỏ với các cánh hoa có hình ống. Hoa cúc không có mào lông, 5 thùy, nhiều nhị và bao phấn ở tai ngắn. Màu sắc tùy thuộc vào từng loài hoa phổ biến là vàng hay trắng, xanh, tím,…
  • Quả hoa cúc thuộc loại quả bế, đóng chỉ chứa một hạt duy nhất.

Khu vực phân bố

Trà hoa cúc xuất hiện từ thời nhà Tống (Trung Quốc). Cho đến hiện nay, loài hoa này có mặt tại nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,… và cả Việt Nam.

Tại Việt Nam, hoa cúc được trồng phổ biến ở nhiều nơi bởi sức sống khỏe, chịu được thời tiết khắc nghiệt. Một số tỉnh thành có diện tích hoa cúc nhiều nhất phải kể đến Sơn La, Hòa Bình, Hưng Yên, Đà Lạt,… Vậy dùng trà hoa cúc loại nào tốt hơn? Trên thực tế thì các loại hoa cúc đều có dược tính như nhau.

Thu hái và bào chế

Vào mùa thu là thời điểm hoa cúc nở rộ. Đây cũng chính là lúc thích hợp nhất để thu hoạch dược liệu làm trà hoa cúc. Theo các chuyên gia nên cắt hoa vào buổi sáng hoặc chiều mát, trời khô ráo bởi sẽ giữ được chất lượng tốt nhất cho hoa. Bên cạnh đó, bạn nên chọn những bông hoa nở khoảng 1/3 đến 2/3 số cánh hoặc nở gần hoàn toàn cánh vòng ngoài, cắt cả phần đài hoa.

Sau khi thu hái, bạn hãy loại bỏ những bông sâu bệnh, dập nát. Tiếp đến, bạn ngâm hoa trong dung dịch nước muối loãng để loại bỏ tạp chất và côn trùng ẩn nấp trong cánh hoa.

Trà hoa cúc khô - dược liệu quý trong Đông y
Trà hoa cúc khô – dược liệu quý trong Đông y

Muốn bảo quản trong thời gian lâu nhất nên tiến hành phơi, sao hoặc sấy khô dược liệu. Cách sao trà hoa cúc, phơi hoặc sấy đều không nên để nhiệt độ quá cao. Đến khi hoa khô hoàn toàn, bỏ trong các lọ hoặc túi bóng kín để bảo quản. Đồng thời, nên bảo quản ở nơi khô ráo, tránh nấm mốc ảnh hưởng đến chất lượng của dược liệu.

Uống trà hoa cúc có tác dụng gì đối với sức khỏe người dùng?

Đã từ rất lâu, trà hoa cúc nổi tiếng với những công dụng chữa bệnh thần kỳ và chỉ được sử dụng cho vua chúa, tầng lớp quý tộc trong xã hội. Không chỉ trong các tài liệu Đông y, với sự phát triển của y học ngày nay, công dụng của trà hoa cúc đã được chứng minh rõ ràng.

Theo Đông y

Trong Đông y, cuốn Thang Dịch Bản Thảo nhận định hoa cúc là thảo dược có vị đắng, hơi ngọt và tính hàn, quy vào các kinh Phế, Tỳ, Can, Thận. Từ đó, trà hoa cúc có khả năng chủ trị các chứng như:

  • Sơ phong, giải độc, thanh lọc cơ thể.
  • Khứ ế mạc, minh mục.
  • Bổ huyết, sáng mắt, tan mộng thịt ở mắt.
  • Trị chóng mặt, đau đầu, du phong.

Theo y học hiện đại

Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong trà hoa cúc vàng chứa nhiều hợp chất quý cho sức khỏe. Trong đó, một số chất điển hình phải kể đến như:

  • Bisabolol – một hợp chất có dạng lỏng sánh, màu vàng và tạo mùi thơm đặc trưng cho hoa cúc. Hợp chất này mang đến nhiều công dụng tuyệt vời như kháng viêm, kháng khuẩn, ngăn ngừa và chữa trị các bệnh về da như dị ứng, bị ngứa da.
  • Apigenin là hợp chất có trong nhiều loại thuốc chống và điều trị ung thư. Trong trà hoa cúc, hàm lượng lớn Apigenin được tìm thấy đóng vai trò quan trọng trong việc ức chế sự hình thành và phát triển của các tế bào u ác tính, ung thư.
  • Flavones: Hợp chất này rất cần thiết cho hệ tim mạch. Flavones giúp tiêu diệt những cholesterol xấu có trong máu, giảm mỡ máu và ngăn tích tụ mỡ trên thành mạch. Với những người bị tim mạch cần cung cấp một lượng Flavones vừa đủ cho cơ thể hàng ngày.
  • Ngoài ra, trong trà hoa cúc trắng, vàng còn rất nhiều vitamin thiết yếu cho cơ thể như A, B1 cùng Adenin, Cholin,… cùng nhiều sắc tố khác trong trà hoa cúc công dụng bổ mắt, tốt cho hệ thần kinh, tiêu hóa,…
Trà hoa cúc uống có tốt không và những công dụng cho sức khỏe
Trà hoa cúc uống có tốt không và những công dụng cho sức khỏe

Vậy các hợp chất này có trong trà bông cúc có tác dụng gì? Ngay sau đây, chúng tôi xin chia sẻ với bạn đọc những tác dụng của trà hoa cúc điển hình.

  • Tăng cường sức khỏe của hệ tim mạch, hạ đường huyết và giúp máu lưu thông tốt hơn. Từ đó, trà hoa cúc giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, giảm các cơn đau tim, đột quỵ và ngăn ngừa các biến chứng do nó gây ra.
  • Giảm lo âu, căng thẳng, mất tập trung giúp tinh thần tỉnh táo, thư thái và có được giấc ngủ ngon hơn.
  • Điều trị viêm loét dạ dày, giảm các cơn đau, giúp ăn ngon miệng hơn, thúc đẩy quá trình tiêu hóa.
  • Trị tiêu chảy, đau bụng, táo bón nhẹ và viêm đại tràng.
  • Dùng trà hoa cúc mát gan, thanh nhiệt, đào thải độc tố trong cơ thể, tăng cường chức năng gan, túi mật.
  • Những tác dụng của hoa cúc đối với da mặt như: trị mẩn ngứa, mụn trứng cá, nám da,… và giúp se khít lỗ chân lông cho làn da căng bóng.
  • Phòng ngừa cảm cúm, điều trị các bệnh về đường hô hấp như ho, viêm phế quản cấp và mãn tính.
  • Đặc biệt, trà hoa cúc giúp ngăn ngừa, điều trị ung thư đặc biệt là ung thư vú, cổ tử cung, dạ dày, gan, và ung thư da.
  • Giảm huyết áp, cải thiện giấc ngủ đặc biệt ở người cao tuổi.
  • Giảm đau bụng kinh, điều hoà chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ.

Những cách dùng trà hoa cúc hiệu quả nhất cho người dùng

Tinh dầu hoa cúc chứa rất nhiều các hợp chất quý tốt cho sức khỏe. Thế nhưng, chúng rất dễ bị bay hơi khi ở nhiệt độ cao. Chính vì thế, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn những cách dùng trà cúc mang đến nhiều giá trị nhất.

Pha trà từ hoa cúc khô

Với trà hoa cúc cách làm đơn giản dưới đây sẽ cho bạn tách trà hoa cúc nguyên bông ngon miệng và giàu dinh dưỡng.

  • Chuẩn bị: 3 – 5 bông hoa cúc khô, rửa sạch bụi bẩn.
  • Cho hoa cúc vào ấm trà cùng với nước nóng ở nhiệt độ khoảng 80oC.
  • Ủ trà trong vòng 10 phút cho ngấm rồi thưởng thức.

Chắc hẳn, bạn thắc mắc trà hoa cúc có vị gì phải không? Với trà hoa cúc cách pha này liệu trà có đắng không? Câu trả lời là không, trà hoa cúc mang một hương vị đặc trưng của nó và rất được nhiều người ưa chuộng. Đầu tiên khi uống, bạn sẽ cảm nhận được vị hơi đắng nhưng vài giây sau là vị ngọt và mùi thơm khó quên.

Pha trà hoa cúc cùng nhiều nguyên liệu khác

Do khá lành tính, không mang độc tố, hoa cúc có thể kết hợp cùng nhiều dược liệu khác để tăng thêm công dụng chữa bệnh. Bạn có thể kết hợp theo những công thức dưới đây để tối ưu tác dụng của hoa cúc:

  • Cách 1 – Trà hoa cúc khô cùng cam thảo: Nguyên liệu sẽ bao gồm hoa cúc khô cùng rễ cam thảo mỗi vị 10gram cùng 2 thìa café đường phèn. Sau đó, bạn đun nước sôi rồi bỏ hết nguyên liệu vào, đun nhỏ lửa trong 5 phút rồi chắt lấy nước uống. Nước trà bạn có thể bỏ trong tủ lạnh để giữ được lâu hơn, không ảnh hưởng đến chất lượng trà.
  • Cách 2 – Trà hoa cúc cùng mật ong: Trước tiên, bạn cần 10 gram hoa cúc khô cùng với khoảng 30ml mật ong. Tiếp đến, cho hoa cúc vào ấm cùng với nước nóng, ủ trà trong khoảng 5 phút. Khi uống bạn cho thêm lượng mật ong vừa đủ sẽ giúp trà ngon hơn, làm ấm cơ thể, ngủ ngon giấc.
Trà hoa cúc pha thế nào để có chất lượng tốt nhất?
Trà hoa cúc pha thế nào để có chất lượng tốt nhất?

Ngâm rượu với hoa cúc

Bên cạnh việc pha trà, rượu hoa cúc cũng có nhiều công dụng chữa bệnh không kém. Để có bình rượu ngon, bạn có thể tham khảo cách làm như sau:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Trà hoa cúc tươi khoảng 1kg hoặc hoa khô khoảng 100 gram cùng với 10 lít rượu nếp khoảng 45 độ trở lên.
  • Bình thủy tinh đủ lớn, rửa sạch rồi để khô nước.

Các bước thực hiện gồm:

  • Cho hoa cúc vào sao với lửa nhỏ, đổ thêm rượu vừa đủ ngập hết hoa rồi tiếp tục đun dưới lửa nhỏ khoảng 1 tiếng.
  • Dùng khăn lọc hết bã hoa cúc, lấy phần nước cốt.
  • Đổ cốt rượu hoa cúc cùng phần rượu ban đầu vào ngâm trong khoảng 3 tháng là có thể sử dụng. Hoặc bạn cũng có thể đem ủ dưới lòng đất khoảng 1 năm rượu sẽ ngày càng ngon.

Mỗi ngày, bạn có thể uống rượu hoa cúc 2 lần trong mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, bạn không nên quá lạm dụng, liều lượng tối đa trong ngày chỉ ở mức 50ml. Nếu không, rượu sẽ không còn tác dụng, thậm chí là gây hại đến sức khỏe.

Người khỏe mạnh uống nhiều trà hoa cúc có tốt không và những lưu ý khi dùng

Dù bất cứ dược liệu gì, nếu bạn không biết cách sử dụng đúng sẽ không còn nhiều giá trị. Trà hoa cúc cũng vậy, để đạt được hiệu quả cao, an toàn, bạn cần lưu ý những điều dưới đây.

Phụ nữ có bầu uống trà hoa cúc được không?

Nếu bạn đang mang bầu, điều đầu tiên bạn cần cân nhắc là phụ nữ có thai uống trà hoa cúc được không. Bởi khi sử dụng sai cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Theo nhiều chuyên gia, trà hoa cúc có khả năng kích thích quá trình hành kinh ở phụ nữ. Điều này có thể dẫn đến động thai hay sẩy thai. Vì thế, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia trước khi muốn dùng nước hoa cúc.

tra hoa cuc 4

Bên cạnh đó, những đối tượng sau cũng không nên sử dụng:

  • Trẻ em, phụ nữ đang cho con bú không tự ý sử dụng.
  • Người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong trà hoa cúc. Nếu có những dấu hiệu bất thường sau khi sử dụng cần đến các cơ sở y tế để thăm khám.
  • Những người đang bị sốt, sử dụng thuốc chống đông máu, huyết áp thấp cần hết sức thận trọng tránh ảnh hưởng đến công dụng của hoa cúc.

Người dùng có nên uống trà hoa cúc mỗi ngày không?

Để phát huy hết tác dụng trà hoa cúc, bên cạnh cách ướp trà hoa cúc thì việc sử dụng như thế nào cũng có vai trò quan trọng. Hoa cúc là thảo dược không có độc tố nên bạn có thể uống hàng ngày mà không lo ảnh hưởng đến cơ thể. Tuy nhiên, bạn vẫn cần chú ý những điểm dưới đây:

  • Không tự ý thêm dược liệu khác, sử dụng đúng liều lượng.
  • Không để trà bị thiu hay để qua đêm tránh làm phản tác dụng của hoa cúc vàng.
  • Không nên uống trà hoa cúc vào lúc đói hay vừa ăn no xong.
  • Thời điểm thích hợp nhất để dùng trà hoa cúc là buổi sáng sớm hoặc chiều mát.
  • Sử dụng trà hoa cúc sạch từ những nguyên liệu đảm bảo, an toàn, không nấm mốc.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *