Diệp hạ châu có công dụng gì và cách dùng tốt cho sức khỏe

Diệp hạ châu, còn được gọi là cây chó đẻ răng cưa, là một loài cây mọc dại phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong lĩnh vực Đông y, loài cây này lại được coi là một vị thuốc quý với nhiều công dụng chữa bệnh như trị sỏi thận, mát gan, giúp giảm mẩn ngứa,… Trong bài viết này, chúng tôi xin cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về diệp hạ châu dược liệu.

Diệp hạ châu là thuốc gì? Những điều bạn cần biết

Cây diệp hạ châu mọc dại ở rất nhiều nơi trên đất nước ta nhưng không phải ai cũng biết đến. Dưới đây là một số thông tin tổng quan về vị thuốc này như sau:

  • Tên dược liệu: Diệp hạ châu
  • Tên gọi khác phổ biến: Cây chó đẻ, cây cau trời, diệp dạ châu đắng, chó đẻ răng cưa
  • Tên khoa học: Herba Phyllanthi Urinariae
  • Thuộc họ: Thầu dầu (tên khoa học là Euphorbiaceae)

Đặc điểm thực vật

Để tránh nhầm lẫn với nhiều loài thực vật khác, bạn có thể dựa vào những đặc điểm nhận dạng dưới đây:

Hình ảnh cây diệp hạ châu trong tự nhiên
Hình ảnh cây diệp hạ châu trong tự nhiên
  • Là loài cây thân thảo, thường sống được 1 – 2 năm nhưng có những cây sống lên đến vài năm.
  • Thuộc loài thân thảo, có màu tía hồng, có độ cao trung bình từ 80 – 100 cm.
  • Lá cây mọc kép tựa hình lông chim. Mỗi phiến lá thuôn nhỏ hình bầu dục, hai mặt lá nhẵn, cuống ngắn khoảng vài mm.
  • Hoa cây chó đẻ mọc đơn tính. Các chùm hoa đực xuất hiện từ các nách lá mọc gần phía ngọn cây, cuống hoa rất ngắn gần như không có. Ở phía dưới các cành là hoa cái. Hoa cái mọc riêng lẻ, có màu trắng ngà, bầu hình trứng và các vòi nhụy của nó ngắn, phân đôi thành các nhánh cong.
  • Quả diệp hạ châu tròn, nhỏ, đường kính chỉ khoảng 2 – 2,5mm, không có cuống mà bám sát phía dưới mỗi tàu lá.

Khu vực phân bố chủ yếu

Cây chó đẻ là loài cây ưa khí hậu nhiệt đới ẩm, vì thế, chúng xuất hiện ở khắp các quốc gia Đông và Đông Nam Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan,… và cả Việt Nam.

Với sức sống mãnh liệt, chịu được khô hạn, diệp hạ châu mọc ở rất nhiều nơi trên nước ta như cánh đồng, bãi cỏ, góc vườn, rừng núi,… Một số tỉnh thành có sự xuất hiện nhiều nhất của loài cây này phải kể đến như: Hà Giang, Sơn La, Hưng Yên, Quảng Ninh, Nghệ An,…

Ngoài ra, cây thuốc diệp hạ châu ngày càng được khai thác phổ biến nên rất nhiều nơi tiến hành trồng thảo dược này. Bạn cũng có thể mua giống cây về trồng để tiến hành khai thác.

Thu hoạch và bào chế

Là một dược liệu quý, tất cả các bộ phận của diệp hạ châu đều được thu hái để làm thuốc. Thời điểm thu hoạch thích hợp nhất là vào mùa hè khi cây đã đủ lớn. Đồng thời, bạn nên hái ở những khu vực sạch sẽ, hấp thụ nhiều ánh sáng để chất lượng thảo dược tốt nhất. Rễ cây chó đẻ thuộc loại cây rễ chùm nên không khó để bạn có thể nhổ được cả cây.

Sau khi hái, bạn cần rửa sạch, loại bỏ cỏ dại và côn trùng còn sót lại rồi ngâm trong dung dịch nước muối loãng 5 – 10 phút. Cũng giống như nhiều vị thuốc khác, cây chó đẻ thường được bào chế bằng phương pháp phơi, sấy hoặc sao khô.

  • Phơi: Bạn chuẩn bị một tấm bạt hoặc nilon sạch rồi trải dược liệu ra, phơi dưới nắng đến khi khô hoàn toàn. Khi phơi, bạn có thể phơi cả cây hoặc cắt thành từng đoạn để thuận tiện hơn khi dùng.
  • Sấy: Để thu được diệp hạ châu khô nhanh hơn, bạn có thể sấy khô dưới nhiệt độ khoảng 80oC. Trước khi sấy bạn có thể cắt cây thành nhiều khúc nhỏ 1 – 2cm tránh mất nhiều diện tích.
  • Sao khô: Sau khi rửa sạch, bạn cắt diệp hạ châu thành nhiều khúc nhỏ rồi bỏ vào chảo rang nhỏ lửa. Đến khi khô xuất hiện ít khói thì bỏ ra để nguội.
Dược liệu khô sau khi bào chế
Dược liệu khô sau khi bào chế

Hoàn thành công đoạn bào chế, bạn hãy bảo quản dược liệu trong các lọ, túi kín để sử dụng lâu dài. Đồng thời để chúng nơi khô ráo, thoáng mát tránh ẩm thấp, nấm mốc ảnh hưởng đến chất lượng thảo dược.

Uống trà diệp hạ châu có tốt không và những công dụng chữa bệnh tuyệt vời

Đã từ rất lâu, cây chó đẻ đã được mệnh danh là một vị thuốc quý trong dân gian. Thảo dược này nổi tiếng khắp vùng nhờ vào những công dụng chữa bệnh thần kỳ.

Theo tài liệu Đông y

Rất nhiều các danh y nổi tiếng thời xưa đã có nhiều nghiên cứu về vị thuốc này. Đa số các tài liệu trong đó đều khẳng định, diệp hạ châu có vị đắng, hơi ngọt, có tính hàn và quy vào các kinh Can, Thận.

Cũng theo y học cổ truyền, cây chó đẻ răng cưa có công dụng thanh can, minh mục, thấm thấp và chủ trị các chứng do huyết nhiệt gây ra. Hơn nữa, cây thuốc còn có giúp lợi tiểu, đào thải độc tố, tán ứ, tiêu viêm, kháng khuẩn, điều kinh, thống sữa hiệu quả.

Theo các nghiên cứu y học hiện đại

Nhiều nhà khoa học trên thế giới cũng đã tiến hành nghiên cứu về các hợp chất trong diệp dạ châu có tác dụng gì. Rất nhiều các hợp chất quý được tìm thấy trong vị thuốc này, điển hình trong số đó phải kể đến:

  • Flavonoid có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, đột biến của các tế bào trong cơ thể và giúp cơ thể phát triển một cách toàn diện nhất.
  • Triterpen: Hợp chất này cũng được tìm kiếm ở trong nhiều dược liệu quý như nấm linh chi có tác dụng tiêu diệt tế bào xấu trong máu, giảm cholesterol, cải thiện chức năng tuần hoàn,…
  • Tanin có tác dụng chống oxy hóa, khử các gốc tự do trong cơ thể – nguyên nhân dẫn đến hình thành tế bào ác tính. Bên cạnh đó, hợp chất này còn giúp cơ thể kháng lại các tác nhân gây bệnh, kéo dài tuổi thọ.
  • Phenol được chiết xuất diệp hạ châu giúp kháng virus, kháng khuẩn, tăng sức đề kháng của cơ thể.
  • Nhóm các axit hữu cơ hỗ trợ cải thiện chức năng thận, lợi tiểu,…

Vậy các hợp chất này trong diệp hạ châu có tác dụng chữa bệnh gì? Dưới đây là những công dụng nổi bật của vị thuốc này:

Cây chó đẻ răng cưa mang đến nhiều công dụng chữa bệnh
Cây chó đẻ răng cưa mang đến nhiều công dụng chữa bệnh
  • Điều trị các bệnh về gan như viêm gan, men gan cao, xơ gan cổ trướng và cả ung thư gan.
  • Thanh lọc, giải độc cơ thể, loại trừ các tác nhân gây bệnh cho sức khỏe.
  • Kháng khuẩn, chống viêm và tăng cường hệ miễn dịch, chống cảm cúm do virus hay thay đổi thời tiết.
  • Trị tiêu chảy, đẩy mạnh chức năng tiêu hóa giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn.
  • Chữa các chứng do viêm đường hô hấp như ho, hen suyễn, đau họng,…
  • Hạ đường huyết, điều trị huyết áp và ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.
  • Trị bệnh ngứa rát da, nổi mụn ngoài da, côn trùng đốt, viêm da, lở loét da.
  • Giảm cân hiệu quả, ức chế quá trình hình thành và tích tụ mỡ thừa.
  • Lợi tiểu, hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị bệnh sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang tăng cường chức năng thận.

Những bài thuốc đông y diệp hạ châu hiệu quả nhất 

Diệp hạ châu là thảo dược dễ kết hợp cùng với nhiều thảo dược khác mang đến bài thuốc chữa bệnh hiệu quả. Ngay sau đây, chúng tôi xin chia sẻ đến quý bạn đọc những cách sử dụng thảo dược này một cách hiệu quả.

Bài thuốc diệp hạ châu trị mụn

Để thuốc không còn vị đắng, bạn có thể kết hợp thêm nhiều dược liệu khác có công dụng trị mụn. Phổ biến nhất là bài thuốc dưới đây:

  • Chuẩn bị cây chó đẻ khô cùng với cam thảo mỗi vị 12gram.
  • Sắc cùng với khoảng 600ml nước, đun sôi kỹ.
  • Chắt lấy nước sử dụng thay nước uống hàng ngày.

Bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh tránh trường hợp nước thuốc bị thiu và chỉ sử dụng trong ngày.

Bài thuốc giải độc, mát gan, trị viêm gan

Đạt được những công dụng này, bạn có thể thực hiện theo 1 trong 2 công thức sau:

  • Cách 1: Lấy 30gr diệp hạ châu, nhân trần, sài hồ mỗi vị 12gram cùng với hạ khô thảo 10gr, chi tử 8gr. Sau đó bỏ tất cả nguyên liệu sắc với 1 lít nước đến khi cô cạn thì chắt lấy nước uống. Bạn nên chia thành 2 lần uống vào buổi sáng hoặc chiều mát.
  • Cách 2: Nguyên liệu bao gồm 40gr chó đẻ khô, chua gút và nhọ nồi mỗi vị 15gram. Đem sắc cùng với 600ml nước đến khi cạn còn 1/3 thì lọc bỏ bã chắt lấy nước. Sau đó, bạn mang đổ vào bình và chia thành 3 lần uống. Bạn có thể sử dụng bài thuốc này đến khi khỏi bệnh.

Bài thuốc chữa viêm gan do virus

  • Chuẩn bị nguyên liệu gồm 20gr cây diệp hạ châu, chủ yếu là phần lá.
  • Thêm nửa lít nước sắc kỹ rồi chắt lấy nước chia thành 4 lần uống trong ngày.
Trà từ diệp hạ châu tốt cho người bệnh gan
Trà từ diệp hạ châu tốt cho người bệnh gan

Sau một thời gian nhất định dùng trà diệp hạ châu, bạn sẽ thấy có những chuyển biến tích cực.

Diệp hạ châu chữa vết chàm

  • Trước tiên, bạn cần chuẩn bị khoảng 1 nắm cây diệp hạ châu tươi vừa đủ.
  • Rửa sạch dược liệu rồi ngâm trong nước muối loãng.
  • Sau đó bỏ giã dập rồi lấy bã đắp vào chỗ có vết chàm.

Bạn thực hiện như vậy trong nhiều ngày, mỗi ngày một lần sẽ có được những dấu hiệu tích cực.

Bài thuốc trị mẩn ngứa, dị ứng

Nếu bạn là người hay bị dị ứng, mẩn ngứa có thể uống diệp hạ châu theo bài thuốc dưới đây:

  • Dùng một lượng cây thuốc tươi đem giã nhuyễn, cho thêm chút muối tinh.
  • Sau đó, chắt lấy nước hòa cùng nước đun sôi để nguội, thêm chút đường cho dễ uống.
  • Phần bã còn lại thì đắp lên vùng da bị mụn hay dị ứng.

Bạn nên làm bài thuốc này thường xuyên, mỗi ngày 1 lần để đến khi khỏi hẳn. Tuy nhiên, với những vết thương lở loét sâu bạn không nên sử dụng theo cách này tránh nhiễm trùng hay các hậu quả nguy hiểm khác.

Bài thuốc trị sỏi thận, sỏi mật hiệu quả

  • Dùng 24gram diệp hạ châu khô sắc cùng với 1 lít nước.
  • Đun đến khi sôi kỹ thì chắt lấy nước uống trong ngày.

Bài thuốc chữa vàng da, vàng mắt do viêm gan

Với các triệu chứng do viêm gan, bài thuốc dưới đây sẽ giúp bạn khắc phục hiệu quả.

  • Cây chó đẻ khô 40gr, mã đề 20gr và dành dành 12gr.
  • Sắc cùng với 1 lít nước uống thay nước uống hàng ngày.

Diệp hạ châu uống nhiều có tốt không và những lưu ý khi sử dụng

Đến đây, chắc hẳn bạn đã không còn thắc mắc về diệp hạ châu có tác dụng gì. Tuy nhiên, công dụng của diệp hạ châu được khai thác một cách tốt nhất khi và chỉ khi bạn sử dụng đúng cách và cần lưu ý những điều dưới đây.

  • Đối với phụ nữ mang thai có được uống diệp hạ châu không? Các chuyên gia nhận định rằng phụ nữ mang thai sử dụng diệp hạ châu sẽ tạo sức ép lên tử cung, tăng co bóp dẫn đến động, sảy thai. Vì thế, nếu bạn đang mang thai không nên sử dụng.
  • Người có cơ địa hàn không nên sử dụng trong thời gian dài, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Người hay bị lạnh bụng, đầy hơi khó tiêu hay tiêu chảy dùng diệp hạ châu sẽ khiến bệnh tình nặng hơn.
  • Những người bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong dược liệu không nên sử dụng.
  • Đối với những người không có bệnh lý nền về gan, thận nên tham khảo ý kiến chuyên môn trước khi sử dụng. Đặc biệt, tuyệt đối không sử dụng quá liều lượng và sử dụng liên tục trong một thời gian dài. Bởi việc này có thể dẫn đến tổn thương gan, thận.
  • Tuyệt đối không uống quá liều lượng quy định đặc biệt là những người có sức khỏe bình thường tránh ảnh hưởng đến chức năng gan, thận.
  • Lạm dụng diệp hạ châu tác dụng phụ như thế nào? Theo các chuyên gia, khi sử dụng quá mức sẽ làm tăng nguy cơ vô sinh, gây xơ gan, teo gan, phá vỡ hồng cầu, suy nhược sức khỏe.
  • Thường xuyên uống trà diệp hạ châu có giảm cân không? Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào chứng minh về tác dụng giảm cân của thảo dược này. Vì thế, bạn không nên tự ý sử dụng và lạm dụng quá mức.
  • Không nên sử dụng như các loại trà bình thường mà cần có liệu trình phù hợp với từng đối tượng.
  • Không tự ý thêm các dược liệu khác vào bài thuốc hay điều chỉnh liều lượng các thảo dược.
  • Nên uống sau khi ăn no ít nhất 30 phút, không dùng trong lúc đói tránh ảnh hưởng đến dạ dày và hệ tiêu hóa. Đồng thời, đối với những người bị hạ đường huyết thì có thể thêm một đường hoặc mật ong khi uống.
  • Nếu thấy có những dấu hiệu bất thường khi sử dụng hãy ngưng sử dụng thảo dược và kiểm tra tại các cơ sở y tế.
  • Mua dược liệu tại các cơ sở bán uy tín, chất lượng, tuyệt đối không sử dụng thảo dược bị nấm mốc, không rõ nguồn gốc xuất xứ để tránh gây hại cho cơ thể.
Khi sử dụng diệp hạ châu chữa bệnh cần chú ý để đảm bảo an toàn
Khi sử dụng diệp hạ châu chữa bệnh cần chú ý để đảm bảo an toàn

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về diệp hạ châu cùng tác dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có được lời khuyên hữu ích cho sức khỏe của bản thân và gia đình.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *