Phúc bồn tử: Thành phần, công dụng, cách dùng
Bảng tóm tắt
Từ lâu phúc bồn tử đã nổi tiếng với công dụng điều trị di tinh, mộng tinh, liệt dương, xuất tinh sớm. Các nghiên cứu khoa học gần đây còn chỉ ra rằng, loại quả này có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, hoạt ứ rất tốt. Vì vậy, để giúp mọi người hiểu rõ hơn về loại quả này, bài viết dưới đây xin giới thiệu đầy đủ thông tin về thành phần, công dụng, cách dùng, giá bán.
Phúc bồn tử là gì?
Phúc bồn tử hay còn được gọi là quả mâm xôi, là một trong những “siêu thực phẩm” có nguồn dinh dưỡng cao và khả năng chữa trị bách bệnh. Loại cây này được trồng phổ biến ở các nước Châu Âu và Bắc Mỹ từ khoảng thế kỷ 19. Riêng ở nước ta, phúc bồn tử được biết đến là loại cây mọc hoang ven vùng núi cao, đường đi và khu vực rừng thưa. Sau này mới được trồng và phát triển ở những khu vực có khí hậu lạnh như vùng núi phía Bắc đặc biệt là Sapa, Đà Lạt.
Hiện có 2 loại phúc bồn tử là phúc bồn tử đen và phúc bồn tử đỏ. Dù khác nhau về màu sắc nhưng dược tính, công dụng và tính năng của chúng là như nhau. Do đó, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng một trong hai loại phúc bồn tử này để điều trị các bệnh liên quan.
Đặc điểm bên ngoài
- Phúc bồn tử là loại cây nhỏ có nhiều cành, mọc trườn dưới đất; thân, cành, lá, cuống đều có nhiều lông, trên có gai nhỏ.
- Lá phúc bồn tử mọc đơn, so le, có cuống dài, phiến lá được chia thành 5 thùy, phiến ở giữa là to nhất, các phiến bên cạnh kích thước không đều nhau.
- Lá phúc bồn tử, có gân, hình chân vịt, mép có răng cưa, mặt trên phủ nhiều lông ráp, mặt dưới phủ lông mềm, có màu xám xanh.
- Hoa phúc bồn tử thường mọc thành từng chùm ở đầu hoặc các nách lá.
- Hoa có màu hồng, thường ra vào khoảng tháng 2, tháng 3.
- Sang tháng 5-7 chúng sẽ kết quả hình cầu gồm nhiều hạch nhỏ. Khi chín thì chuyển màu đỏ tươi, nhìn rất đẹp mắt. Lúc ăn sẽ thấy vị ngọt, hơi chua rất đưa miệng.
Phân bố, thu hoạch, chế biến
Theo các nhà khoa học, bộ phận lý tưởng nhất để thu hái và chế làm thuốc của Phúc bồn tử là quả. Thời điểm thích hợp để thu hoạch là vào khoảng tháng 7-8 hàng năm.
Sau khi được thu hoạch, phúc bồn tử sẽ được chế biến thành nhiều dạng khác nhau để phục vụ cho nhu cầu sử dụng và mục đích riêng của từng người. Cụ thể như:
- Dạng bột nhuyễn: Người ta có thể xay nhuyễn phúc bồn tử thành bột mịn rồi dùng để uống hoặc ngậm tan trong miệng khi cần.
- Ngâm rượu: Sau khi thu hái, phúc bồn tử sẽ được sơ chế sạch sẽ, chờ ráo nước rồi cho vào bình ngâm cùng đường. Sau khi lên men, người ta sẽ tiến hành bóp nát, đổ vào bình thủy tinh sạch rồi cho thêm rượu, ngâm khoảng 50 ngày là sử dụng được. Tuy nhiên, cũng giống như các loại rượu khác, rượu phúc bồn tử không nên dùng quá nhiều, người bệnh chỉ nên dùng khoảng 20-30ml/ ngày là đủ.
- Chế biến thành thức ăn, đồ uống: Ngoài việc xay thành bột mịn hoặc ngâm rượu, phúc bồn tử còn có thể dùng để chế biến thành đồ ăn, thức uống đa dạng. Người bệnh có thể dùng loại quả này để làm mứt khô, siro, soda, trà sữa, nước sốt,…
Thành phần hóa học
Các nhà nghiên cứu khoa học đã tìm ra trong phúc bồn tử có chứa rất nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe.
- Đầu tiên phải kể đến là axit Allagic một dạng tanin đặc biệt có lợi cho sức khỏe. Tác dụng chính của hoạt chất này là khả năng chống oxy hóa cao, giúp ngăn chặn và bảo vệ tế bào khỏi các tác nhân có hại. Được biết khả năng chống oxy hóa của Phúc bồn tử mạnh gấp 50% dâu tây, gấp 10 lần cà chua và 3 lần quả Kiwi.
- Ngoài ra, phúc bồn tử còn chứa vô số các hợp chất có lợi khác như Anthocyanin, Kaempferol,…
- Loại quả này cũng là nguồn dự trữ hàm lượng vitamin K, C, E cùng các dưỡng chất Mg, Cu, ZN, Omega 3 dồi dào.
- Thêm vào đó, phúc bồn tử còn là sự lựa chọn rất phù hợp cho những ai đang mong muốn giảm cân bởi 220g loại quả này chỉ chứa có 62g calo, 1g chất béo và 14g carbohydrate.
Với hàm lượng hoạt chất dinh dưỡng dồi dào, tốt cho sức khỏe, phúc bồn từ chính là dược liệu siêu dinh dưỡng, được nhiều người săn đón nhất hiện nay.
Một số tác dụng của phúc bồn tử
Phúc bồn tử đã ghi mình trong danh sách những thực phẩm tốt cho sức khỏe con người, được cả y học cổ truyền và y học hiện đại chứng minh. Dưới đây là một số tác dụng tiêu biểu của loại dược liệu này.
Đẩy lùi trầm cảm
Phúc bồn tử có khả năng giảm lượng Cortisol, ngăn chặn hormone gây cảm giác căng thẳng cho con người. Do đó, nếu đang cảm thấy căng thẳng, bồn chồn thì loại quả này chính là giải pháp hữu hiệu để đẩy lùi các triệu chứng trên.
Chống lão hóa, kháng khuẩn
Nguồn chất chống oxy hóa cùng hàm lượng vitamin dồi dào là yếu tố góp phần giúp phúc bồn tử có khả năng ngăn chặn các gốc tự do gây hại cho cơ thể hiệu quả.
Theo các nhà khoa học, việc bổ sung phúc bồn tử thường xuyên sẽ giúp ngăn chặn hiệu quả sự xâm nhập của các mầm bệnh từ bên ngoài đồng thời hỗ trợ cơ thể hấp thụ sắt, chữa lành vết thương, ngăn ngừa sâu răng, tái sinh là làm tổn thương trên da, … Sự kết hợp của vitamin C và Flavonoid sẽ giúp phát huy tối đa công dụng của phúc bồn tử trong việc chống viêm, kháng khuẩn, giảm sự mất cân bằng oxy hóa.
Tốt cho sinh lý nam giới
Việc săn lùng phúc bồn tử như “thần dược” để cải thiện chuyện phòng the là trào lưu của các quý ông trong nhiều năm gần đây. Lý do là bởi, hạt phúc bồn tử có chứa hàm lượng chất kẽm rất cao, giúp kiểm soát Testosterone, tăng hưng phấn và chất lượng tinh trùng hiệu quả. Thêm vào đó, loại quả này có chứa hàm lượng các chất chống oxy hóa cao, giúp máu lưu thông đến dương vật dễ dàng. Vì vậy, đây được coi là loại quả “cứu tinh” của các đấng mày râu khi gặp khó khăn trong chuyện chăn gối như: di tinh, mộng tinh, xuất tinh sớm,…
Ngoài ra, các giải thuyết còn khẳng định rằng, hoạt chất chống oxy hóa trong phúc bồn tử có khả năng cải thiện chất lượng tinh trùng cho nam giới và giảm nguy cơ sảy thai cho nữ rất tốt.
Hỗ trợ sức khỏe răng miệng
Kết quả nghiên cứu năm 2013 của trang National Center for Biotechnology cho thấy, việc ăn phúc bồn tử thường xuyên sẽ giúp chăm sóc răng miệng khỏe mạnh. Lý do là bởi loại quả này có tính kháng khuẩn, chống viêm rất tốt nên có thể tiêu diệt các vi khuẩn có hại cho răng miệng nhanh chóng. Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng khuyến cáo rằng bạn không nên ăn quá nhiều loại quả này trong cùng một ngày.
Ổn định đường huyết
Quả phúc bồn tử có chứa nhiều hoạt chất Xeton, hỗ trợ tăng cường sản sinh Adiponectin, giúp kiểm soát và điều hòa đường huyết, ngăn chặn nguy cơ biến chứng hiệu quả. Do đó trong thực đơn ăn uống hằng ngày của các bệnh nhân tiểu đường type 2, bác sĩ luôn chỉ định bổ sung thêm loại quả này.
Giảm nguy cơ đau tim
Hoạt chất Axit ellagic được tìm thấy trong quả phúc bồn tử có khả năng loại bỏ cholesterol xấu và ngăn chặn nguy cơ nhồi máu cơ tim. Hoạt chất này còn cho thấy khả năng cải thiện đáng kể biến chứng xơ vữa động mạch và nhiều căn bệnh liên quan đến tim mạch khác. Do đó những người bị bệnh tim có thể sử dụng phúc bồn tử để gia tăng việc sản xuất hồng cầu, giúp tim mạch khỏe mạnh.
Chữa tổn thương gan
Các thành phần chứa trong quả phúc bồn tử có khả năng ngăn ngừa thành công các mảng bám trên gan, hạn chế nguy cơ xơ gan, ung thư gan. Đồng thời hỗ trợ tiêu hủy chất béo, ngăn ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ rất hiệu quả.
Tốt cho thị lực và cải thiện tuần hoàn não
Sự kết hợp của các hợp chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin A, phenol trong phúc bồn tử có thể giúp mắt tránh khỏi nguy cơ bệnh tật nhờ khả năng tăng sản xuất thủy dịch, làm sạch và cấp ẩm cho võng mạc.
Ngoài tác dụng bảo vệ mắt, phúc bồn tử còn giúp làm đẹp da, hỗ trợ tăng cường tuần hoàn máu lên não, chống rối loạn tiền đình thời kỹ mãn kinh cho phụ nữ hiệu quả.
Phòng chống ung thư
Quả của phúc bồn tử chứa các hợp chất chống oxy hóa cao hơn bất kỳ loại thực phẩm nào. Ngoài tác dụng chống viêm, sát khuẩn loại quả này còn giúp ngăn chặn và tiêu diệt các tế bào ung thư phát triển. Tác dụng này đã được rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu và thí nghiệm trên động vật.
Cải thiện hệ tiêu hóa
Nhờ khả năng chống viêm tốt nên Phúc bồn tử có vai trò rất quan trọng trong việc củng cố hệ miễn dịch, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa. Một vài nghiên cứu gần đây cho thấy, axit ellagic trong phúc bồn tử có khả năng chống viêm ở dạ dày và đường ruột rất tốt, do đó thường được dùng trong các bài thuốc nam chữa viêm loét dạ dày tá tràng.
Phúc bồn tử chữa bệnh gì? Một số bài thuốc chữa bệnh từ thảo dược này
Tác dụng của phúc bồn tử với sức khỏe con người đã được cả y học cổ truyền và y học hiện đại ghi nhận, đánh giá cao. Hơn hết, trong thực tế các bài thuốc chữa bệnh từ loại quả này đã và đang nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ người dùng. Cụ thể như:
Bài thuốc ích khí, ôn dương
Ích khí, ôn dương là bài thuốc bổ giúp tăng cường chính khí, giải trừ hàn âm, tăng cường thể lực và sức đề kháng cho cơ thể. Để thực hiện bài thuốc này người bệnh cần một vài thao tác sau:
Nguyên liệu:
- Chuẩn bị 12g phúc bồn tử.
- 150 thịt dê.
- 200g hải sâm.
- 12g ích trí nhân.
- 6g nhục quế.
- Gia vị nấu ăn.
Cách làm:
- Cho phúc bồn tử cùng ích trí nhân đem sắc thành thuốc, lấy nước, bỏ bã.
- Cho thịt dê, hải sâm đã qua sơ chế và nhục quế vào nồi nước trên.
- Đun lửa nhỏ cho đến khi các nguyên liệu mềm nhừ, tắt bếp rồi nêm nếm gia vị cho vừa miệng, ăn khi còn nóng.
Trị xuất tinh sớm, khí hư ra nhiều
Trong các nguyên liệu trị yếu sinh lý cho nam và nữ thì ngoài đông trùng hạ thảo, nhung hươu, phúc bồn tử được coi là “thần dược” quý tiếp theo. Lý do là bởi loại quả này có khả năng điều hòa tererol và esterol ở cả nam và nữ. Do đó, khi sử dụng thường xuyên, sẽ giúp nam giới lấy lại phong độ và nữ giới tăng cường ham muốn, hạn chế khí hư.
Nguyên liệu:
- 10-15g phúc bồn tử.
- 30-45g thỏ ty tử.
- 20-30g câu kỷ tử.
- 5 con chim sẻ.
- 100g gạo.
- Gia vị gồm: hành, gừng, mắm, muối, mì chính.
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu sau khi làm sạch cho vào nấu cháo.
- Ngày ăn 2 lần, ăn khi còn nóng để đạt kết quả tốt nhất.
Trị liệt dương, hiếm muộn
Liệt dương, hiếm muộn là căn bệnh thường gặp ở nhiều nam giới. Để khắc phục tình trạng ngoài việc sử dụng các phương pháp phẫu thuật chuyên khoa người bệnh còn có thể áp dụng bài thuốc từ phúc bồn tử dưới đây.
Nguyên liệu:
- Phúc bồn tử.
- Ngũ vị tử.
- Xa tiền tử.
- Thỏ ty tử.
- Kỷ tử.
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu sau khi làm sạch, sấy khô, tán bột thì đem làm thành viên hoàn.
- Mỗi lần sử dụng khoảng 6g, uống với nước ấm, chia làm 2 lần trong ngày.
- Duy trì liên tục trong khoảng 1 tháng sẽ thấy triệu chứng của bệnh thuyên giảm đáng kể.
Điều trị sưng gan, viêm gan mãn tính
Một trong những tác dụng nổi bật của phúc bồn tử là khả năng chữa lành tổn thương gan. Vì vậy khi bị sưng gan, viêm gan mãn tính người bệnh có thể sử dụng bài thuốc từ nguyên liệu này dưới đây.
Nguyên liệu:
- 30-40g phúc bồn tử
- 15-20g cây ô rô, mộc thông
Cách thực hiện:
- Đem nguyên liệu trên đi làm sạch, để cho ráo nước tự nhiên.
- Cho vào ấm, sắc cùng một ít nước để thành thuốc.
- Chắt nước, bỏ bã, uống hết trong ngày để cải thiện nhanh chóng căn bệnh nguy hiểm này.
Bài thuốc chữa di tinh, mộng tinh
Nam giới gặp các vấn đề về sinh lý gồm di tinh, mộng tinh sử dụng phúc bồn tử thường xuyên sẽ giúp cải thiện triệu chứng đáng kể. Cách thực hiện bài thuốc này khá đơn giản, dễ thực hiện phù hợp với những người bận rộn.
Nguyên liệu:
- Phúc bồn tử.
- Sơn thù du.
- Long cốt.
- Khiến thực.
- Liên tu.
- Sa uyển tử.
Cách thực hiện:
- Nguyên liệu trên làm sạch cho vào ấm sắc cùng 500ml nước.
- Bật lửa nhỏ, đến khi nước thuốc còn khoảng 200ml thì dừng.
- Chắt nước thuốc, chia làm 2 phần, uống hết trong ngày.
Những lưu ý khi sử dụng Phúc bồn tử hiện nay
Tuy có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, nhưng khi sử dụng phúc bồn tử người bệnh vẫn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Rửa thật sạch phúc bồn tử trước khi sử dụng để tránh nguy cơ bội nhiễm hoặc nhiễm trùng.
- Thời gian sắc các bài thuốc Phúc bồn tử tối thiểu là 30-40 phút, nên kết hợp với các vị thuốc khác để nâng cao hiệu quả.
- Tuyệt đối không sử dụng phúc bồn tử cho những ai bị bệnh thận, túi mật hoặc bàng quang vì hoạt chất oxalate trong loại quả này có thể kết tinh thành sỏi.
- Ngoài ra những người có bộ máy tiêu hóa kém cũng không nên sử dụng thảo dược này vì chúng có khả năng hạn chế hấp thụ canxi của cơ thể.
- Trước khi sử dụng các bài thuốc trị bệnh từ Phúc bồn tử, người bệnh nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ hoặc chuyên gia để đạt được kết quả tốt nhất.
Phúc bồn tử là dược quý giúp tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa nhiều bệnh lý liên quan. Dù rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên người bệnh cũng không nên quá lạm dụng dược liệu này. Trong trường hợp cần sử dụng lâu dài với số lượng lớn, thì nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn chi tiết.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!