Sử quân tử: Thảo dược quý có sẵn trong vườn nhà

Sử quân tử là một loại cây có hoa nở đẹp, do đó thường được trồng để làm cảnh trong các vườn nhà. Ngoài ra loài cây này lại có thể thu hái dùng làm thuốc với tác dụng tẩy giun, tăng cường tiêu hóa, giảm đau nhức răng. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết công dụng, cách dùng của thảo dược này trong bài viết dưới đây.

Hình ảnh sử quân tử hoa
Hình ảnh sử quân tử hoa

Sử quân tử là cây gì?

Sử quân tử hay còn được gọi là cây quả giun, sách tử quả, binh cam tử, mác giao giun,… Loài cây này thuộc họ nhà Bàng có tên khoa học là Quisqualis indica L.

Tương truyền vào thời Tam Quốc, con trai của Lưu Bị mắc một căn bệnh lạ tay chân gầy yếu, bụng phình to như cái trống, da xanh ngắt, hay quấy khóc thường xuyên. Sau đó trong một lần đi học, cậu bé vô tình ăn phải một quả lạ ven đường, về nhà đại tiện ra rất nhiều giun, sức khỏe cũng dần được cải cải thiện. Thấy sức khỏe con tốt lên, Lưu Bị biết đó là một thảo dược quý bèn sai binh linh đi thu hái về điều trị cho những

Nhờ sử dụng loại quả này, phần đông người đã khỏi bệnh. trường hợp tương tự trong vùng. Do đó, người dân trong vùng rất mến mộ và biết ơn ông, họ đặt lên cho loài quả này là “Sử Quân Tử” với ý nghĩa con trai Lưu sứ quân đã phát hiện ra đầu tiên.

Đặc điểm nhận dạng

Sử quân tử là loại cây thân leo, có cành mảnh, thường mọc dựa vào cây khác với các đặc điểm nổi bật như:

Lá:

  • Loài cây này có lá hình bầu dục, mọc đối xứng nhau, phần đầu lá nhọn, phần cuống hơi tròn.
  • Lá có cuống ngắn, chiều dài khoảng 7-9cm, chiều rộng khoảng 4-5cm.

Hoa:

  • Hoa sử quân tử có hình ống, chia làm 5 thìa thường mọc ở nách lá tạo thành từng chùm.
  • Ban đầu loại hoa này có màu trắng, sau đó chuyển dần sang hồng, khi có đủ nắng sẽ thành màu đỏ rực rỡ.
  • Trong quá trình hoa đổi màu, các cách sẽ dần cuộc tròn lại theo chiều ngang, xếp theo hình ngôi sao.
  • Hoa sử quân tử nở nhiều nhất vào mùa hè và thu, đến mùa đông hoa sẽ lụi bớt.

Quả:

  • Quả sử quân tử hình trái xoan, phần đầu trên nhọn, phần dưới hơn tròn. Khi chín chuyển màu nâu sẫm.
  • Mặt cắt hình sao có 5 cánh, giữa có khoang tròn chứa 1 hạt.
  • Hạt sử quân tử có hình thoi, vỏ nâu sẫm, mỏng, nhăn nheo, rất dễ bóc và có mùi thơm, vị bùi.

Phân loại

Dựa vào đặc điểm của hoa, người ta chia sử quân tử thành 2 loại là sử quân tử đơn và sử quân tử kép. Cụ thể:

Sử quân tử đơn:

  • Là loại sử quân tử có hoa 5 cánh, cuống nhỏ và dài. Hoa có sự chuyển màu nhưng không quá rõ ràng như sử quân tử kép. Do đó bạn phải thật chú ý mới có thể nhận ra sự thay đổi này.
  • Bên cạnh đó, lá của sử quân tử đơn cũng không quá to, phầu đầu nhọn, đuôi thuôn dài.
  • Nhưng vì ít độc tính hơn nên loài cây này thường thu hút nhiều sâu bướm và được nhiều người yêu thích.

Sử quân tử kép:

  • Không giống như sử quân tử đơn, hoa sử quân tử kép có 10 cánh, khi mới nở hoa màu trắng sau đó chuyển dần sang đỏ thẫm nhìn rất đẹp mắt.
  • Tuy nhiên do độc tính mạnh hơn nên khi sử dụng không đúng loài cây này có thể gây tiêu chảy cho người bệnh.
Đặc điểm nổi bật của sử quân tử đơn là hoa có 5 cánh
Đặc điểm nổi bật của sử quân tử đơn là hoa có 5 cánh

Phân bố, thu hái và sơ chế

Sử quân tử có nguồn gốc ở Châu u và một số nước Châu Á. Tại nước ta loài cây này mọc hoang ở rất nhiều các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Ngoài ra chúng còn được trồng để làm cảnh ở rất nhiều thành phố vì cây xanh tốt và cho hoa rất đẹp.

Theo các nhà khoa học, bộ phận chính dùng để làm thuốc của sử quân tử là quả chín và khô. Thông thường loài cây này thường được thu hái vào mùa đông, khoảng tháng 9 hoặc tháng 10. Để đảm bảo dược tính của sử quân tử được tốt nhất khi thu hoạch người ta sẽ lựa chọn những quả đã già và chỉ thu hái khi trời khô ráo.

Sau khi thu hoạch về, sử quân tử sẽ được phơi khô, đập vỏ, rồi lấy nhân bên trong. Tiếp đó người ta sẽ mang sử quân tử đi phơi khô hoặc sấy nhẹ lần nữa ở nhiệt độ khoảng 50-60 độ

Ngoài cách làm trên thì sử quân tử dược liệu còn được bào chế theo những cách sau:

  • Cách 1: Dùng nhân sử quân tử đem ngâm với nước, sau đó sao vàng, bóc bỏ lớp màng bên ngoài.
  • Cách 2: Ngâm sử quân tử với nước, sau đó sao giòn rồi tán thành bột mịn. Dùng một phần bột trộn thêm với 1 chén đường, 3 phần bột nếp rồi làm thành bánh ăn.
  • Cách 3: Đập bỏ vỏ ngoài, lấy nhân sử quân tử bên trong đem sao thơm rồi dùng dần. Hoặc người bệnh có thể giã nát cả vỏ sử quân tử, sau đó bảo quản nơi khô ráo để dùng sau.

Thành phần hóa học

Dù được sử dụng rộng rãi trong dân gian nhưng công dụng của sử quân tử vẫn là nghi vấn mà nhiều người đặt ra. Chỉ đến khi y học hiện đại, nghiên cứu và chỉ ra các thành phần hóa học có trong dược liệu này thì những công dụng ấy mới được khẳng định. Cụ thể sử quân tử có chứa các thành phần hóa học sau:

  • Nhân sử quân tử có chứa 21-22% chất béo màu xanh lục nhạt. Hoạt chất này có mùi nhựa, vị nhạt, không có tác dụng tẩy giun.
  • Ngoài ra, thảo dược này còn có chứa rất nhiều chất hữu cơ, đường, axit citric, kali sunfat,..
  • Gần đây, tạp chí Trung Hoa Y học còn chỉ ra hoạt chất axit quisqualic trong sử quân tử có tác dụng diệt giun, tương tự như santonin.

Sử quân tử hoa có tác dụng gì?

Tác dụng của sử quân tử đã được cả y học hiện đại và y học cổ truyền nghiên cứu, chứng minh. Cụ thể:

Theo Đông y

Theo y học cổ truyền, sử quân tử có vị ngọt, tính ấm, không độc quy vào kinh Tỳ, Vị , Đại trường. Do đó thường được dùng để điều trị các bệnh như:

  • Theo Bản Thảo Cương Mục: Sử quân tử kép có tác dụng kiện tỳ vị, trừ thấp nhiệt, dùng để trị các bệnh da ngứa cho trẻ nhỏ.
  • Theo Trung Dược Đại Từ Điển: Thảo dược này có tác dụng sát trùng, kiện tỳ, điều trị giun đũa, đau bụng, ăn không tiêu, bụng đầy, tả. lỵ,…
  • Theo Khai Bảo Bản Thảo: Dây sử quân tử có khả năng chủ trị chứng tiểu đục, tiểu chảy, kiết lỵ rất tốt.

Theo y học hiện đại

  • Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, dịch chiết của Sử quân tử có tác dụng gây tê và làm chết giun sán.
  • Năm 2017, một thử nghiệm đã được tiến hành trên chuột Wistar bạch tạng cho thấy, dịch chiết của Sử quân tử có tác dụng ức chế sự tiết dịch dạ dày và chỉ số viêm thực quản.
  • Ngoài ra, năm 2019, một báo cáo khoa học cũng cho thấy chiết xuất hoa sử quân tử có tác dụng chống oxy hóa mạnh, khả năng này cũng được tìm thấy ở lá, thân và rễ nhưng yếu hơn rất nhiều.
Thảo dược này có tác dụng chính là trị giun sán cho trẻ nhỏ
Thảo dược này có tác dụng chính là trị giun sán cho trẻ nhỏ

Những bài thuốc trị bệnh từ sử quân tử

Được lưu truyền rộng rãi trong dân gian về tác dụng điều trị bệnh, sử quân tử hiện là một thảo dược được nhiều người biết đến. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng thảo dược này hiệu quả. Dưới đây là những bài thuốc trị bệnh từ sử quân tử được giới chuyên môn đánh giá rất cao:

Bài thuốc trị cam tích và giun sán cho trẻ nhỏ

Nhân của sử quân tử khi sao lên sẽ giòn và có mùi thơm dễ chịu khiến trẻ nhỏ rất thích thú. Do đó, vị thuốc này thường được các bậc phụ huynh dùng để xổ giun cho trẻ. Việc áp dụng thường xuyên bài thuốc này còn rất tốt cho các bé biếng ăn, gầy còm, da dẻ xanh xao, hay chảy nước dãi. Cụ thể các bài thuốc điều trị chứng cam tích và nhiễm giun sán cho trẻ như sau:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị dược cần quế rừng,  vỏ quýt mỗi thứ 0,4g kết hợp với sử quân tử 40g. Các vị thuốc này sau khi làm sạch, sẽ được tán thành bột, hoàn thành viên và uống cùng nước gạo lâu năm.
  • Bài thuốc 2: Dùng 10 nhân mác giáo giun, cam thảo 0,4g, bạch thược 0,4g kết hợp với 5 trái khổ luyện tử. Các vị thuốc đem tán thành bột, mỗi lần dùng cho bé 4g.
  • Bài thuốc 3: Chuẩn bị 12g sử quân tử dạng nhân, nhân hạt gấc 20g tán thành bột. Sau đó cho thuốc bột vào trứng gà, đem hấp cách thủy cho chín và ăn khi bụng còn đang đói.
  • Bài thuốc 4: Sử dụng vỏ rễ bạch lưu, mác giáo giun, hoàng lương, tân lang với liều lượng bằng nhau. Sau đó đem tán thành bột, hoàn viên rồi uống cùng nước luộc thịt gà hoặc thịt heo. Dùng khi đói để cơ thể hấp thụ được tốt nhất dưỡng chất.
  • Bài thuốc 5: Chuẩn bị sử quân tử với một lượng vừa đủ, sau đó đem bỏ vỏ, tán nhân thành bột sau đó dùng với nước cơm vào canh năm. Lưu ý khi dùng bài thuốc này người bệnh cần phải giữ cho bụng được đói.

Bài thuốc trị lở ngứa ở mặt và đầu

Nhờ tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm sử quân tử còn được ứng dụng để điều trị các bệnh ngứa da tại mặt và đầu. Để thực hiện bài thuốc ngoài da này, người bệnh chỉ cần:

  • Chuẩn bị nhân sử quân tử với một lượng vừa đủ.
  • Dùng dược liệu ngâm với 1 ít dầu thơm trong khoảng 4-5 ngày sau đó uống ngày 1 lần trước khi đi ngủ.
  • Duy trì đều đặn, liên tục sẽ thấy bệnh cải thiện đáng kể.

Bài thuốc trị đau nhức chân răng

Để trị đau nhức chân răng, người ta còn dùng sử quân tử để làm thuốc với cách dùng đơn giản sau:

  • Nguyên liệu cần có là sử quân tử với một lượng vừa đủ.
  • Cho nguyên liệu vào ấm sắc thành thuốc, lấy nước và ngậm liên tục trong ngày sẽ thấy chức đau nhức được cải thiện.
Dược liệu sử quân tử sắc nước ngậm có thể trị đau nhức chân răng
Dược liệu sử quân tử sắc nước ngậm có thể trị đau nhức chân răng

Bài thuốc trị chứng tỳ hư ở trẻ nhỏ

Bài thuốc trị tỳ hư ở trẻ nhỏ khá đơn giản, cha mẹ chỉ cần thực hiện theo các bước làm dưới đây:

  • Chuẩn bị nhục đậu khấu, lúa mạch, dây sử quân tử mỗi thứ 20g, kết hợp với hạt cau 20 trái, thần khúc, chi liên mỗi vị 400g, nam mộc hương 80g.
  • Đem dược liệu tán thành bột, hoàn thành viên nhỏ. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần dùng khoảng 4g, uống cùng nước ấm.
  • Trường hợp dùng cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, cha mẹ nên tham khảo tư vấn của bác sĩ về việc giảm bớt liều dùng.

Bài thuốc trị chứng tiêu chảy, kém ăn, đầy bụng

Ngoài việc trị giun sán, sử quân tử còn được dùng để điều trị tiêu chảy, kém ăn cho trẻ nhỏ. Dưới đây là cách thực hiện bài thuốc này mà cha, mẹ có thể tham khảo:

  • Chuẩn bị vỏ quýt 6g, cam thảo 4g, kha lê và sử quân tử mỗi vị 12g, quế rừng 8g.
  • Bài thuốc này đem sắc thành nước, uống mỗi ngày 1 thang là được.

Bài thuốc trị giun cho người lớn có thể áp dụng cho cả trẻ nhỏ

Không chỉ dùng để điều trị giun sán cho trẻ nhỏ, sử quân tử còn có tác dụng rất tốt trong việc tống đẩy chất thải và ký sinh trùng có hại trong cơ thể người lớn. Cụ thể vị thuốc này có thể dùng để tẩy giun, hỗ trợ ăn ngon, tăng cân hiệu quả cho người trưởng thành với cách làm như sau:

  • Chuẩn bị sử quân tử đã đem sao vàng.
  • Mỗi lần dùng người bệnh chỉ cần ăn 10-20 quả là được. Nên dùng trước khi đi ngủ và duy trì liên tục trong vòng 3 ngày để bệnh tình nhanh chóng thuyên giảm.

Bài thuốc trị chứng đau bụng do giun chui vào ống mật

Giun sán ký sinh trong cơ thể khi chui vào ống mật sẽ khiến người bệnh bị đau bụng, đi ngoài, chướng hơi. Để khắc phục căn bệnh này, dân gian từ lâu đã lưu truyền bài thuốc sử quân tử sau:

  • Chuẩn bị khổ luyện bì, hạt cau, chỉ xác, mác giáo giun mỗi vị 12g, vân mộc hương 8g, xí muội 4g.
  • Các vị thuốc đem sắc thành nước, uống hết trong ngày là được.

Bài thuốc chữa chứng chân tay sưng phù, hư thũng mặt do nhiễm giun

Để trị chứng sưng phù tay chân, hư thũng ở mặt do nhiễm giun người bệnh có thể sử dụng sử quân tử làm thuốc. Cách làm này khá đơn giản, dễ thực hiện lại nhanh chóng cho hiệu quả.

  • Người bệnh chỉ cần lấy 40g sử quân tử.
  • Đem đập bỏ vỏ, lấy phần nhân bên trong. Dùng nhân tẩm mật ong, rồi nướng lên, tán thành bột mịn.
  • Mỗi lần dùng, lấy khoảng 4g, uống cùng với nước cơm trong ngày để bệnh nhanh cải thiện.

ĐỌC NGAY

Những lưu ý khi sử dụng dược liệu sử quân tử

Ngoài việc tuân thủ liều lượng và cách dùng khi sử dụng sử quân tử người bệnh còn cần lưu ý một số thông tin dưới đây:

Tác dụng phụ: Thí nghiệm năm 1958 của trường đại học Y dược Hà Nội đã cho thấy sử quân tử có tác dụng phụ là gây nấc, ngoài ra khi uống quá nhiều người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi hoặc dị ứng, sần mề đay.

Kiêng kỵ:

  • Tuyệt đối không dùng chung sử quân tử với nước trà nóng bởi có thể gây choáng đầu, buồn nôn, nấc, tiêu chảy và nôn mửa.
  • Khi dùng sử quân tử người bệnh cần tránh kết hợp với thức ăn nóng bởi 2 thực phẩm này kỵ nhau, dùng nhiều sẽ gây bất lợi.
  • Những người tỳ vị hư hàn, không có trùng tích cũng nên hạn chế sử dụng thảo dược này để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Tham khảo ý kiến bác sĩ:

Ngoài đối tượng kiêng kỵ thì những người nằm trong danh sách dưới đây cũng cần thận trọng khi sử dụng thảo dược này.

  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách dùng để phù hợp với thể trạng.
  • Trường hợp đang dùng bất kỳ loại thuốc hay thảo mộc nào khác cũng cần được khai báo đầy đủ để tránh nguy cơ tương tác có thể xảy ra.
Riêng phụ nữ có thai và cho con bú nên thận trọng về liều lượng khi sử dụng thảo dược này
Riêng phụ nữ có thai và cho con bú nên thận trọng về liều lượng khi sử dụng thảo dược này

Sử quân tử mua ở đâu, giá bao nhiêu?

Là vị thuốc dân gian dễ kiếm, sử quân tử được bày bán rất nhiều tại các nhà thuốc Đông y, cơ sở y học cổ truyền và các trang web bán hàng online. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, người bệnh nên thận trọng, lựa chọn những cơ sở uy tín có giấy phép kinh doanh rõ ràng để đảm bảo chất lượng dược liệu.

Trong đó trung tâm nghiên cứu và nuôi trồng dược liệu Vietfarm là một trong những gợi ý mà bạn không nên bỏ qua. Dược liệu được nuôi trồng tại đây trải qua quá trình kiểm định nghiêm ngặt đảm bảo không hóa chất, chất bảo quản, dược tính 100% từ tự nhiên, an toàn, lành tính cho người dùng.

Người bệnh có thể liên hệ qua hotline 096 171 6466 hoặc tìm đến địa chỉ số B31, ngõ 70, Nguyễn Thị Định, Hà Nội để biết thêm thông tin về giá.

Sử quân tử là một dược liệu dân gian có tác dụng điều trị giun sán và cam tích hiệu quả. Tuy nhiên thông tin bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo do đó để đảm bảo an toàn người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ tránh gặp tác dụng phụ không mong muốn.

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *