Viêm cổ tử cung sau sinh và cách điều trị hiệu quả nhất

Viêm cổ tử cung sau sinh gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt và sức khỏe của các mẹ bỉm sữa. Đặc biệt, tình trạng này kéo dài có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Do vậy, chị em nên chú ý chủ động phòng ngừa chữa trị ngay khi mắc bệnh. 

Viêm cổ tử cung sau sinh là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm cổ tử cung là bệnh lý phụ khoa phổ biến ở chị em phụ nữ. Nó xảy ra khi các yếu tố gây hại xâm nhập vào cơ thể, gây tổn thương cho các tế bào niêm mạc ở khu vực cổ tử cung.

Viêm cổ tử cung sau sinh hình thành do sự rối loạn nội tiết trong cơ thể
Viêm cổ tử cung sau sinh hình thành do sự rối loạn nội tiết trong cơ thể

Đối tượng chủ yếu của viêm nhiễm cổ tử cung là phụ nữ trong độ tuổi 18 đến 50, trong đó phụ nữ sau sinh chiếm nguy cơ cao hơn cả. Lý do là vì cơ thể của người phụ nữ trong giai đoạn này có sức đề kháng kém hơn so với bình thường.

Về cơ bản, bệnh lý này ở các mẹ bỉm sữa không có quá nhiều điểm khác biệt với viêm cổ tử cung thông thường. Nhưng nó có khả năng dễ phát triển thành dạng viêm mãn tính.

Vậy viêm cổ tử cung sau sinh có nguy hiểm không? – Dù viêm cổ tử cung ở phụ nữ sau sinh khá phổ biến nhưng nếu không được sớm nhận biết và áp dụng các biện pháp điều trị kịp thời, đây là bệnh lý NGUY HIỂM, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Các biến chứng thường gặp của viêm nhiễm cổ tử cung ở mẹ bỉm sữa là:

  • Bệnh lý vùng chậu: Vùng chậu bao gồm các bộ phận sinh dục như cổ tử cung, tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng,..Vì thế, khi một bộ phận bị viêm nhiễm những khu vực xung quanh rất dễ bị ảnh hưởng. Bệnh lý vùng chậu không chỉ gây đau đớn mà còn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng khoang bụng có thể dẫn đến tử vong.
  • Ung thư cổ tử cung: Lớp niêm mạc cổ tử công nếu bị tấn công quá mức bởi các yếu tố xâm hại như vi khuẩn, vi trùng,..thì khả năng cao sẽ hình thành  khối u. Các khối u ác tính sau đó phát triển gây nên ung thư cổ tử cung.
  • Vô sinh: Nếu viêm cổ tử cung sau sinh phát triển thành dạng mãn tính thì nguy cơ nó gây ra biến chứng vô sinh rất cao. Vì khi đó viêm nhiễm có khả năng làm tổn hại hoàn toàn ống dẫn trứng và buồng trứng, khiến hiện tượng thụ thai không thể diễn ra ở những lần kế hoạch sinh con sau.

Nguyên nhân gây viêm cổ tử cung sau sinh thường gặp

Nguyên nhân dẫn đến viêm cổ tử cung sau sinh ở chị em phụ nữ nằm ở việc cơ thể bị suy nhược, sức miễn dịch và đề kháng đều giảm sút, làm tăng nguy cơ bị hại khuẩn tấn công. Dưới đây là những yếu tố dễ khiến cổ tử cung bị viêm sau khi sinh nở.

Viêm cổ tử cung sau sinh do sự rối loạn nội tiết và cơ thể suy nhược
Viêm cổ tử cung sau sinh do sự rối loạn nội tiết và cơ thể suy nhược
  • Nhiễm trùng qua vết rách tầng sinh môn: Đối với những người sinh thường, niêm mạc khu vực môi âm đạo thường bị tổn thương. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho vi trùng gây hại dễ dàng xâm nhập.
  • Sự thay đổi hormone sinh dục: Hormone sinh dục đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì các mô cổ tử cung khỏe mạnh. Phụ nữ sau sinh thường bị thiếu hụt lượng estrogen hoặc dư thừa progesterone nên tình trạng viêm ở cổ tử cung rất dễ xảy ra.
  • “Cô bé” không được vệ sinh sạch sẽ: Sau sinh nở, môi trường âm đạo thay đổi có thể khiến lượng khí hư thải ra quá nhiều. Nếu chị em không đảm bảo vệ sinh sạch sẽ hàng ngày thì tình trạng mất cân bằng pH và nhiễm trùng âm đạo sẽ xảy ra. Bên cạnh đó, việc lựa chọn sai các sản phẩm vệ sinh cũng có thể gây kích ứng vùng kín.
  • Sinh hoạt “chăn gối” quá sớm sau sinh: Hoạt động giao hợp quá sớm có thể khiến tầng sinh môn vốn chưa hồi phục hoàn toàn bị viêm nhiễm. Vi khuẩn, vi trùng gây hại sau đó từ âm đạo “tấn công” vào bộ phận cổ tử cung vẫn chưa khép kín hết sau sinh nở.

Dấu hiệu của viêm cổ tử cung sau sinh

Dấu hiệu của viêm cổ tử cung sau sinh thường gặp ở nhiều bà mẹ bỉm sữa như: 

  • Các cơn đau nhức ở vùng chậu và lưng: Tình trạng viêm nhiễm ở cổ tử cung có thể gây nên các cơn đau khó chịu ở vùng bụng dưới, thắt lưng và háng.
  • Cảm thấy đau khi quan hệ: Nếu bị viêm cổ tử cung sau sinh, người phụ nữ sẽ cảm thấy đau đớn khi giao hợp. 
  • Dịch âm đạo giống như mủ: Khi các mô tế bào ở cổ tử cung bị viêm, xói mòn thì chất lượng dịch tiết âm đạo sẽ có những thay đổi đáng kể. Chúng trở nên đặc hơn, màu sắc không còn trong suốt như bình thường mà thường đục và vàng xanh như mủ.
  • Vấn đề tiết niệu gặp ảnh hưởng: Nếu viêm nhiễm ảnh hưởng tử cổ tử cung đến môi âm đạo thì khi bệnh nhân đi tiểu sẽ cảm thấy rát buốt hoặc nóng như lửa đốt rất khó chịu.
  • Chảy máu: Hiện tượng chảy máu xảy ra khi lớp niêm mạc cổ tử cung đã bị bào mòn quá mức và lở loét.
Viêm cổ tử cung sau sinh gây ra hiện tượng dịch tiết âm đạo bất thường
Viêm cổ tử cung sau sinh gây ra hiện tượng dịch tiết âm đạo bất thường

Lưu ý: Có một số trường hợp bệnh không gây ra bất kỳ dấu hiệu nào. Nếu các mẹ bầu sử dụng thuốc tránh thai đường uống thì các triệu chứng của viêm nhiễm cổ tử cung cũng có khả năng không phát tác.

Cách chữa viêm cổ tử cung sau sinh hiệu quả hiện nay

Việc điều trị viêm nhiễm sau khi sinh còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng sức khỏe của người mẹ. Chị em khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào (nhất là khi dịch âm đạo thay đổi) phải đi thăm khám kịp thời và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Chữa viêm cổ tử cung sau sinh bằng các biện pháp tại nhà

Các biện pháp tại nhà không có khả năng điều trị dứt điểm bệnh lý phụ khoa này nhưng nó có thể hỗ trợ cải thiện triệu chứng. 

  • Nước chanh tươi: Nước chanh tươi cung cấp một lượng vitamin C tuyệt vời giúp cơ thể tăng cường hệ thống miễn dịch và đề kháng. Các mẹ bỉm sữa có thể pha hai thìa nước cốt chanh với 250ml nước lọc, thêm một chút mật ong để hương vị thơm ngon hơn.
  • Sữa chua: Trong loại thực phẩm này có chứa rất nhiều lợi khuẩn như lactobacillus giúp cân bằng môi trường âm đạo cũng như tăng tốc độ hồi phục của cơ thể. Bên cạnh cách ăn trực tiếp, phụ nữ bị viêm cổ tử cung sau sinh có thể dùng sữa chua như một loại kem bôi âm đạo.
Sữa chua giúp cải thiện triệu chứng của viêm cổ tử cung sau sinh
Sữa chua giúp cải thiện triệu chứng của viêm cổ tử cung sau sinh
  • Dầu dừa: Dầu dừa được đánh giá là phương pháp an toàn và ít gây kích ứng nhất cho cơ thể. Nó giàu các hoạt chất chống khuẩn, kháng viêm, làm giảm nhanh các triệu chứng nóng rát ở “cô bé”. Tất cả những gì bệnh nhân cần làm là sử dụng tăm bông chấm dầu dừa lên khu vực bị ảnh hưởng.
  • Giấm trái cây: Các loại giấm từ trái cây, đặc biệt là giấm táo có tác dụng kháng khuẩn và ký sinh trùng hiệu quả. Bệnh nhân pha loãng giấm táo và nước theo tỷ lệ 1;10 rồi dùng dung dịch thu được vệ sinh vùng kín hàng ngày.

Điều trị viêm cổ tử cung sau sinh bằng tân dược

Các thuốc Tây y có ưu điểm là tiện lợi và hiệu quả nhanh chóng. Người bệnh cũng cần lưu ý tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình điều trị viêm cổ tử cung bằng các thuốc tân dược.

  • Thuốc kháng vi khuẩn: Với các mẹ bỉm sữa đang cho con bú, việc dùng các thuốc kháng vi khuẩn phải thật cẩn trọng bời vì nó có thể sẽ gây ảnh hưởng đến bé. Người bệnh có thể dùng azithromycin hoặc amoxicillin 500mg với liều lượng ba lần trong ngày, thời gian uống thuốc kéo dài một tuần.
  • Các thuốc dùng bôi ngoài âm đạo: Các thuốc bôi bên ngoài có tác dụng giảm triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát. Nó cũng ngăn ngừa viêm nhiễm ảnh hưởng đến môi trường âm đạo. Các mẹ bỉm sữa có thể tham khảo các loại thuốc sau: Nizoral, clotrimazol, gentrisone, betaderm neomycin,…
  • Các viên nén đặt trong âm đạo: Nếu các chị em cảm thấy thuốc dạng bôi đem lại cảm giác khó chịu thì có thể thử sử dụng viên nén đặt âm đạo. Chúng cũng là thuốc giúp giảm nhanh các triệu chứng đau, ngứa ở “cô bé”. Một số loại thuốc đặt: Ovumix, SDVAG, fluomizin, polygynax,…

Lưu ý: Các loại kháng sinh như doxycycline, ofloxacin, levofloxacin tuyệt đối không được cho phụ nữ bị viêm cổ tử cung sau sinh dùng.

Điều trị viêm cổ tử cung ở phụ nữ sau sinh bằng Đông y

Nhiều người bệnh hiện nay chọn điều trị viêm nhiễm cổ tử cung bằng Đông y vì tính an toàn cũng như hiệu quả mà chúng đem lại. Tuy nhiên, với các mẹ đang cho con bú cần có sự tư vấn của các bác sĩ trước khi dùng để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé sơ sinh.

  • Bài thuốc Đông y dùng ngâm rửa vùng kín

Nguyên liệu: Nghiệt bì, thiên lý quang, ban trượng can, cỏ ngọc. Mỗi vị dùng 30g.

Cách làm: Các nguyên liệu đem rửa sạch, thêm nước rồi đun sôi lấy nước cốt. Bệnh nhân pha loãng phần thuốc sắc này với nước sạch rồi dùng để ngâm rửa vùng kín hàng ngày. Lộ trình điều trị nên kéo dài từ 3 đến 7 ngày.

Nghiệt bì là vị thuốc Đông y có khả năng điều trị viêm cổ tử cung hiệu quả
Nghiệt bì là vị thuốc Đông y có khả năng điều trị viêm cổ tử cung hiệu quả
  • Bài thuốc Đông y bổ máu và bổ khí

Theo Đông y, viêm cổ tử cung sau sinh có thể là vấn đề do cơ thể suy nhược, “khí hư” và thiếu máu gây ra. Chính vì vậy, “chìa khóa” để giải quyết dứt điểm chính là bồi bổ khí huyết, thanh nhiệt và tiêu độc từ bên trong.

Nguyên liệu: Vạn niên nhung, đông trùng hạ thảo, bạch đảng sâm, dã nhân sâm, cam bản ma, bạch đại thọ. Mỗi vị dùng 5g.

Cách thực hiện: Các vị thuốc đem rửa sạch, cho vào ấm đất sắc lấy nước. Người bệnh dùng thuốc liên tục trong 7 ngày, sau đó nghỉ 5 ngày rồi lại tiếp tục đợt uống thuốc thứ hai kéo dài 7 ngày giống lần 1.

  • Bài thuốc Bát Trân Thang

Bài thuốc Bát Trân Thang có thể dùng kết hợp với hai loại cây ở trên, có tác dụng bồi bổ khí huyết và tăng cường sức đề kháng cho người bệnh.

Nguyên liệu: Thục Địa, Đảng Sâm, Cam Thảo, Bạch Thược, Bạch Linh, Đương Quy,  Xuyên Khung, Bạch TRuật.

Cách làm: Sắc các vị thuốc nêu trên với hai bát nước, uống liên tục trong ba mươi ngày.

Chăm sóc, phòng ngừa viêm cổ tử cung sau sinh

Bên cạnh điều trị, việc chăm sóc cũng như phòng ngừa bệnh viêm cổ tử cung sau sinh là vô cùng quan trọng. 

  • Kiêng quan hệ tình dục trong thời gian đầu: Phụ nữ sau sinh cần có thời gian để cơ thể hồi phục và chữa lành hoàn toàn vết thương do sinh nở. Vì vậy, việc kiêng quan hệ sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các vấn đề phụ khoa như viêm âm đạo hay viêm cổ tử cung.
  • Chế độ dinh dưỡng hàng ngày: Việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng giúp mẹ bỉm sữa có đủ sức đề kháng chống lại các loại vi khuẩn. Không những vậy,  các loại thực phẩm còn giúp chất lượng sữa mẹ được nâng cao. Một số loại thực phẩm cần thiết: Rau xanh, trái cây tươi, cá hồi, thịt bò, yến mạch, tỏi, gừng,…
  • Vệ sinh vùng kín: Việc vệ sinh sạch sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ viêm nhiễm âm đạo. Tuy nhiên, các mẹ bỉm sữa cần lưu ý lựa chọn các sản phẩm dung dịch phù hợp cũng như không sử dụng biện pháp thụt rửa cho vùng kín.
  • Đặt lịch hẹn với bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường: Do viêm cổ tử cung sau sinh có thể dễ dàng nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác nên chị em cần đi khám ngay nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu “khả nghi” nào. 
  • Tăng cường vận động cơ thể: Nhiều người sau sinh hay kiêng cữ thế nhưng việc vận động với cường độ vừa phải có thể giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai hơn. Các mẹ có thể lựa chọn đi bộ, yoga, đạp xe,…

Trên đây là toàn bộ những thông tin tổng hợp về vấn đề viêm cổ tử cung sau sinh. Người bệnh không nên xem thường nếu xuất hiện các triệu chứng đáng ngờ mà cần tìm kiếm sự trợ giúp y tế kịp thời. 

Thông tin hữu ích:

5/5 - (4 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *