Thoát vị đĩa đệm L4 L5: Nguyên nhân và các cách chữa bệnh hiệu quả

Thoát vị đĩa đệm L4 L5 là bệnh thường gặp và hậu quả để lại cũng rất nghiêm trọng. Không chỉ là những cơn đau kéo dài mà nguy hiểm hơn có thể dẫn đến tàn phế. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị bệnh này.

Bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5 là gì, nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm là bệnh xương khớp thường thấy hiện nay. Đáng chú ý là bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5. Hiểu một cách đơn giản L4 L5 là ký hiệu dùng để chỉ vị trí đốt sống ở lưng.

Vị trí đốt sống L4 L5 trong cơ thể
Vị trí đốt sống L4 L5 trong cơ thể
  • Trong cơ thể mỗi người đều sẽ có tổng cộng 32 – 34 đốt sống. Từ các đốt sống hợp lại tạo thành cột sống giúp nâng đỡ cơ thể.
  • Trong số này, đốt sống ở thắt lưng có tổng cộng là 5 đốt, từ L1 đến L5.
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5 tức là chỉ phần đĩa đệm giữa 2 đốt sống thắt lưng cuối cùng bị bệnh. Chúng so với các đốt sống khác dễ bị thoát vị đĩa đệm hơn vì nằm ở cuối cùng, chịu nhiều áp lực từ cơ thể và các vận động.
  • Lúc này phần đĩa đệm giữa L4 và L5 sẽ bị rách ra hình thành nên các khe hở. Dịch ở khớp theo khe hở này mà len lỏi vào đến một lúc nhất định sẽ tạo ra các khối thoát vị.
  • Khi các khối này càng lớn sẽ chèn ép lên nhiều cơ quan dẫn đến các cơn đau quanh vùng bệnh.

Mức độ nguy hiểm

Không ít người thắc mắc việc thoát vị đĩa đệm L4 L5 có nguy hiểm không. Theo các bác sĩ, đây là một bệnh nguy hiểm không nên xem thường. Một vài hậu quả nghiêm trọng mà thoát vị đĩa đệm L4 L5 có thể gây ra như:

  • Gây đau nhức kéo dài không chỉ ảnh hưởng sức khỏe, sinh hoạt mà còn khiến tinh thần người bệnh mệt mỏi.
  • Một vài trường hợp bệnh sẽ chèn ép dây thần kinh thắt lưng dẫn đến mất tự chủ trong việc đại tiểu tiện. Biến chứng này làm bệnh nhân tự ti và khiến cho cuộc sống rất bất tiện.
  • Thoát vị đĩa đệm L4 L5 nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tàn phế suốt đời, bệnh nhân mất khả năng vận động, không thể đi lại.
  • Không chỉ vùng lưng mà các cơ quan khác cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Dưới tác động của bệnh, lượng máu lưu thông đến các khu vực xương khớp khác dễ bị nghẽn, chất dinh dưỡng hạn chế, lâu ngày sẽ dẫn đến teo cơ.
Thoát vị đĩa đệm L4 L5 gây đau nhức khó chịu
Thoát vị đĩa đệm L4 L5 gây đau nhức khó chịu

Chính vì những tác hại không lường như vậy nên bệnh nhân đừng nên xem thường chứng thoát vị đĩa đệm L4 L5.

Nguyên nhân gây bệnh

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5.

  • Ảnh hưởng tuổi tác: Nhiều trường hợp trước khi bị thoát vị đĩa đệm L4 L5 đều sẽ bị thoái hóa khớp trước. Mà nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng này là do tuổi tác. Tuổi các cao, khớp và đĩa đệm dần mất nước, khô, yếu đi khiến cho các khớp bị thoái hóa. Về lâu dài không điều trị kịp thời khiến cho tình trạng thoát vị đĩa đệm L4 L5 xảy ra.
  • Vận động sai tư thế: Những người lao động nặng thường xuyên thực hiện việc khuân vác, khiêng vật nặng, ngồi lâu… sẽ dẫn đến áp lực lên một vùng xương nào đó tăng lên. Nếu khu vực đốt sống L4 L5 trong thời gian dài bị chèn ép thì tỷ lệ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm là khá cao.
  • Chấn thương: Trong tập lao động, tập thể thao… có thể dẫn đến các chấn thương. Nếu không điều trị đến nơi đến chốn thì về sa dễ bị thoát vị đĩa đệm.
  • Thừa cân: Ăn không kiểm soát dẫn đến thừa cân béo phì khiến nhiều vùng xương khớp phải chịu áp lực, trong đó có cột sống. Việc cột sống phải chống đỡ cơ thể nặng nề sẽ khiến cho đĩa đệm dễ bị bệnh.

Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác làm tăng tỷ lệ thoát vị đĩa đệm L4 L5 như di truyền, loãng xương,…

Triệu chứng bệnh thường thấy

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm L4 L5 có nhiều triệu chứng khác nhau. Nhìn chung có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu sau:

  • Vùng thắt lưng xuất hiện cảm giác đau nhức. Ban đầu cảm giác này có thể nhẹ nhưng về sau sẽ càng rõ ràng, đau âm ỉ khiến bệnh nhân khó chịu. Các cơn đau này có thể lan rộng sang các cơ quan khác như vai gay, đầu gối…
  • Thắt lưng xuất hiện cảm giác tê bì, hay bị đơ cứng nhất là những khi mới ngủ dậy hoặc ngồi quá lâu.
  • Vận động trở nên khó khăn hơn, việc trở mình đơn giản hay khom người lại càng đau nhức nhiều hơn.

Đau nhức ở lưng thường bị bệnh nhân xem thường mà bỏ qua. Tuy nhiên việc phát hiện triệu chứng ban đầu này là vô cùng quan trọng vì có thể kịp thời chữa trị. Mỗi người cần chú ý hơn về các vấn đề bất thường ban đầu tránh để bệnh trở nặng.

Chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5

Vì các triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm khá giống với nhiều bệnh xương khớp khác nên việc áp dụng kỹ thuật chẩn đoán là rất cần thiết. Hiện nay có khá nhiều cách khác nhau được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân để chẩn đoán.

  • Chụp X quang quy ước: Thông qua hình ảnh phim chụp X Quang có thể xác định được các chấn thương xương khớp. Đặc biệt là giúp các bác sĩ xác định vị trí thoát vị đĩa đệm.
Phim chụp X quang giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh
Phim chụp X quang giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh
  • Chụp MRI: Phương pháp này rất hiện đại và được đánh giá là một trong những cách chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm chính xác nhất. Cách chẩn đoán này có nhiều ưu điểm như không gây tác dụng phụ, có thể xác định được cả những tổn thương nội tạng.
  • Cách chẩn đoán bằng chụp cắt lớp vi tính: Phương pháp này dùng tia X quét lên khu vực đốt sống L4 L5. Thông qua kỹ thuật vi tính sẽ có thể cho ra hình ảnh 3 chiều hoặc 2 chiều vùng đốt sống.

Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể được yêu làm một vài xét nghiệm liên quan để chẩn đoán được chính xác hơn.

Các cách chữa thoát vị đĩa đệm L4 L5

Điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5 hiện nay có nhiều biện pháp khác nhau. Bệnh nhân sau khi chẩn đoán sẽ được chỉ định cách điều trị phù hợp. Bên cạnh Tây y, người thoát vị đĩa đệm còn có thể áp dụng các bài thuốc Đông y hoặc dân gian để hỗ trợ thêm.

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5 theo Tây y

Chữa thoát vị đĩa đệm L4 L5 bằng Tây y mang đến hiệu quả khá tốt. Bệnh nhân có thể được trị bằng thuốc hoặc áp dụng các biện pháp không cần thuốc. Nhìn chung thường sẽ có các biện pháp sau được chỉ định:

Thuốc uống trị thoát vị đĩa đệm L4 L5

Thuốc Tây nếu dùng đúng sẽ nhanh phát huy hiệu quả giảm đau cùng các triệu chứng thoát vị đĩa đệm L4 L5 khác. Các tên thuốc mà bệnh nhân thường được kê đơn là:

  • Paracetamol: Có công dụng giảm đau nhanh chóng, thuộc nhóm không kê đơn.
  • Các thuốc Aspirin, Naproxen hay Diclofenac: Hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng viêm, giảm đau, hạ sốt…
  • Gabapentin, Pregabalin: Có thể giảm các cơn đau thần kinh.
  • Dùng thuốc Tolperisone và Eperisone: Tác dụng chính là giãn cơ từ đó kiểm soát các cơn đau.
  • Thuốc bổ: Neurontin, vitamin B1, B6, B12…
Thuốc Tây chữa thoát vị đĩa đệm L4 L5 chủ yếu giúp giảm đau
Thuốc Tây chữa thoát vị đĩa đệm L4 L5 chủ yếu giúp giảm đau

Tiêm ngoài màng cứng

Nếu bệnh nhân thoát vị đĩa đệm L4 L5 sau khi uống thuốc không mang lại hiệu quả thì có thể được áp dụng phương pháp tiêm ngoài màng cứng. Các loại thuốc chuyên dụng được bác sĩ dùng tiêm trực tiếp vào không gian ngoài màng cứng ở xung quanh tủy sống. Một vài ưu điểm của biện pháp tiêm ngoài màng cứng như:

  • Các cơn đau được giảm nhanh giúp bệnh nhân thoải mái hơn.
  • Khớp phục hồi khá tốt nên góp phần giảm tỷ lệ bệnh nhân phải mổ.
  • Tiêm ngoài màng cứng ít tác động lên đĩa đệm nhờ vậy mà sau điều trị nơi này vẫn không bị ảnh hưởng.

Phẫu thuật

Thông thường có rất ít bệnh nhân phải tiến hành phẫu thuật để điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5. Biện pháp được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Các cách trị bệnh đã dùng sau nhiều lần đều không mang lại hiệu quả.
  • Tình trạng thoát vị đĩa đệm dẫn đến chèn ép thần kinh cấp tính.
  • Hiện tượng bao xơ bị rách, thoát vị di trú.
  • Đau nhức quá mức chịu đựng của bệnh nhân, các thuốc giảm đau không phát huy tác dụng.

Mổ thoát vị đĩa đệm L4 L5 dù mang đến hiệu quả chữa trị khá tốt nhưng lại ít được áp dụng vì có khá nhiều rủi ro như: Nhiễm trùng, tổn thương dây thần kinh, biến chứng xơ cứng, xương khớp yếu đi…

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm chỉ định với trường hợp bệnh nặng
Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm chỉ định với trường hợp bệnh nặng

Điều trị bệnh bằng Đông y

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm L4 L5 có thể nhờ đến Đông y để chữa trị. Ngoài uống thuốc từ thảo dược, Đông y còn có nhiều biện pháp giúp giảm đau, chống viêm.

Thuốc Đông y chữa thoát vị đĩa đệm L4 L5

Từ lâu Đông y đã có nhiều bài thuốc khác nhau chữa thoát vị đĩa đệm nói chung. Thuốc kết hợp từ các loại dược liệu khác nhau nhằm giúp giảm đau, chống sưng và phục hồi đốt sống bị bệnh. Một vài vị thuốc thường thấy trong các bài thuốc Đông y chữa bệnh thoát vị đĩa đệm như:

  • Ngưu tất.
  • Độc hoạt.
  • Gối hạt.
  • Quế chi.
  • Lá lốt.

Tùy theo tình hình mà các bác sĩ Đông y sẽ kết hợp các vị thuốc với nhau để tạo ra bài thuốc phù hợp. Các vị thuốc Đông y chữa bệnh khá quen thuộc và dễ tìm. Tuy nhiên bệnh nhân không được vì vậy mà tự ý mua về dùng. Thuốc để phát huy hiệu quả phải đúng người, đúng bệnh và đúng liều lượng. Chính vì vậy, tốt nhất bệnh nhân nên đích thân đến các cơ sở khám chữa bệnh Đông y để được khám và kê đơn.

Đông y kết hợp nhiều dược liệu để trị bệnh
Đông y kết hợp nhiều dược liệu để trị bệnh

Châm cứu trị bệnh

Ngoài uống thuốc, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm L4 L5 còn có thể áp dụng cách châm cứu. Có thể kể đến một vài tác dụng của việc châm cứu như:

  • Trực tiếp tác động lên các huyệt đạo từ đó kích thích việc sản xuất hormone giúp cơ thể giảm đau.
  • Khai thông kinh mạch, hỗ trợ tuần hoàn máu tốt hơn.
  • Bệnh nhân châm cứu thường sẽ thấy tinh thần thoải mái hơn rất có lợi cho quá trình điều trị.

Để châm cứu trị thoát vị địa đệm L4 L5, bệnh nhân nên cân nhắc lựa chọn các cơ sở uy tín đảm bảo hiệu quả.

Xoa bóp

Xoa bóp cũng là một biện pháp hỗ trợ khi điều trị thoát vị đĩa đệm. Các tài liệu Đông y đã ghi nhận công dụng tuyệt vời của việc xoa bóp như:

  • Giúp các chức năng của cơ khớp nhanh phục hồi.
  • Tăng khả năng dinh dưỡng đến các cơ, xương, khớp và các cơ quan nói chung.
  • Thúc đẩy việc tăng tiết dịch ở các khớp, giúp chúng hoạt động trơn tru hơn.
  • Cải thiện tuần hoàn hệ bạch huyết nhờ vậy mà có thể tiêu sưng.
Xoa bóp hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm L4 L5
Xoa bóp hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm L4 L5

Các biện pháp dân gian tại nhà

Người bị thoát vị đĩa đệm L4 L5 có thể áp dụng thêm các biện pháp dân gian tại nhà. Dù không thể chữa triệt để nhưng nhờ các vị thuốc mà triệu chứng đau có thể giảm bớt. Bên cạnh đó các biện pháp này cũng đơn giản, dược liệu dễ tìm.

  • Ngải cứu: Bệnh nhân có thể dùng lá ngải cứu tươi kết hợp với muối hạt. Sau đó rang nóng cả hai nguyên liệu rồi chườm lên vùng đốt sống L4 L5.
  • Đu đủ: Sử dụng phần lá đu đu rang nóng cùng với muối hạt. Dùng túi vải chứa thuốc rồi cùng tiến hành chườm lên vùng lưng bị đau.
  • Rễ đinh lăng: Chỉ cần làm sạch rễ đinh lăng, cắt nhỏ, phơi khô rồi hãm uống như trà là đã có thể cải thiện tình trạng đau lưng.
  • Chìa vôi: Kết hợp dược liệu này với dền gai, cỏ xước sau đó sắc thuốc uống để trị thoát vị đĩa đệm.

Phòng bệnh thoát vị đĩa đệm L4 L5

Phòng thoát vị đĩa đệm nói chung và các bệnh về xương khớp khác cần làm từ sớm. Để tránh chịu các cơn đau cũng như tốn chi phí điều trị hãy tuân thủ những điều sau:

  • Khi đứng cần phải đúng tư thế, tốt nhất là đứng thẳng, đảm bảo cân xứng hai bên chân, tránh khom người.
  • Ngồi học, ngồi làm việc trước tiên cần phải chọn ghế tương xứng với chiều cao. Tư thế ngồi đúng là ngồi thẳng lưng, trọng lượng cân bằng chia đều lên hai chân.
  • Tránh bê vác đồ nặng gây áp lực lên xương khớp. Nếu bắt buộc thì cần thực hiện đúng tư thế khuân vác và có đồ bảo hộ.
  • Chú ý ăn uống cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho xương khớp. Đặc biệt ăn nhiều thực phẩm chứa Canxi, Vitamin các loại, Omega 3…
  • Có chế độ tập thể dục thường xuyên phù hợp với cơ thể để tránh xương khớp bị cứng.
  • Ngoài ra, mỗi người nên có chế độ nghỉ ngơi sao cho hợp lý. Chẳng hạn như tránh ngồi làm việc quá lâu, ngủ sớm…
  • Bia rượu nói riêng và các loại thức uống có cồn nói chung hãy hạn chế. Nhiều chất trong chúng theo thời gian sẽ phá hủy xương, làm mất chất trong xương.

Có thể thấy thoát vị đĩa đệm L4 L5 là một trong những bệnh xương khớp không nên xem thường. Bệnh nhân tốt nhất là đến bệnh viện thăm khám để có lộ trình điều trị thích hợp. Ngoài ra nên giảm sự lo lắng, giữ tinh thần thoải mái hơn để chống lại bệnh tật.

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *