Thuốc Acyclovir: Công dụng, liều dùng và những lưu ý quan trọng khi sử dụng 

Acyclovir là loại thuốc kháng virus thường được chỉ định để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do virus như: Thủy đậu, zona, herpes,… Tuy nhiên, trước khi sử dụng, người bệnh cần biết những thông tin quan trọng dưới đây để dùng thuốc đúng cách, liều lượng, đúng đối tượng và mang lại hiệu quả trị bệnh tốt nhất.  

Tìm hiểu về thuốc kháng virus Acyclovir
Tìm hiểu về thuốc kháng virus Acyclovir

Thông tin chung về thuốc Acyclovir

Tương tự nucleic acid, acyclovir là một thuốc được tổng hợp từ guanosine. Đây là loại thuốc có khả năng kháng virus bằng cách làm giảm mức độ sản xuất DNA của virus.

Thuốc Acyclovir chủ yếu được sử dụng để điều trị các bệnh lý như thủy đậu, bệnh nhiễm virus herpes simplex và bệnh zona. Ngoài ra, loại thuốc này còn được ứng dụng trong việc phòng ngừa nhiễm cytomegalovirus sau khi chống biến chứng nghiêm trọng của nhiễm virus Epstein-Barr.

Thuốc Acyclovir có thể được đưa vào cơ thể người bằng cách tiêm hoặc qua đường hô hấp.

Acyclovir có những dạng nào?

Thuốc thuốc này được chia ra làm nhiều dạng. Bao gồm:

  • Dạng viên nén với các trọng lượng: 200mg; 400mg và 800mg;
  • Dạng viên nang 200mg;
  • Dạng bột dùng để pha tiêm 1g, 250mg, 500mg (dưới dạng muối natri);
  • Hỗn dịch uống: Được để trong lọ 5g/125ml; 4g/50ml;
  • Dưới dạng thuốc mỡ trong tuýp 3g, hoặc 15g, dùng để bôi ngoài da 5%;
  • Thuốc mỡ trong tuýp 4,5 g để tra mắt 3%
  • Loại tuýp 2g, 10g là kem dùng bôi ngoài da 5%.
Loại thuốc này có nhiều dạng khác nhau
Loại thuốc này có nhiều dạng khác nhau

Tác dụng của thuốc 

Như đã phân tích ở trên, thuốc có tác dụng chính trong việc kháng virus. Cụ thể là làm giảm khả năng sinh sôi, phát triển của virus, nhưng không thể loại bỏ chúng một cách hoàn toàn ra khỏi cơ thể người bệnh. Do vậy, acyclovir không phải là loại thuốc có thể chữa khỏi được bệnh do virus gây ra.

Để phát huy tác dụng một cách tối đa, Acyclovir phải được phosphoryl hóa để tạo thành dạng có hoạt tính là acyclovir triphosphat.

Ở giai đoạn đầu khi sử dụng, nhờ enzym của virus là thymidine kinase, aciclovir sẽ được chuyển hóa thành aciclovir monophosphat. Sau đó, chúng sẽ chuyển tiếp thành aciclovir diphosphat và triphosphat nhờ 1 số enzym khác của tế bào.

Acyclovir triphosphat có thể kháng virus nhờ vào khả năng ức chế tổng hợp DNA và sự nhân lên của chúng mà không làm ảnh hưởng đến sự chuyển hóa của các tế bào.

Theo đó, Acyclovir có thể sử dụng trong việc điều trị một số bệnh lý với các tác dụng như:

  • Các bệnh nhiễm trùng do 1 số loại virus gây ra.
  • Trị bệnh zona (gây ra bởi Zona zoster), các vết loét xung quanh miệng (do virus herpes simplex) và thủy đậu.
  • Được sử dụng để điều trị herpes sinh dục vào các đợt bùng phát.
  • Thuốc acyclovir cũng được dùng để giảm số lượng các đợt tái phát với những người bị HSV tái phát thường xuyên.
  • Giúp nhanh lành các vết loét, làm giảm đau, giảm ngứa và giữ cho vết loét mới không phát triển thêm.
  • Ở những trường hợp có hệ miễn dịch suy yếu, thuốc Acyclovir có thể làm giảm nguy cơ lây lan virus đến những bộ phận khác của cơ thể và phòng tránh nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng.
Acyclovir được dùng để trị bệnh thủy đậu, zona thần kinh và một số bệnh nhiễm trùng do virus
Acyclovir được dùng để trị bệnh thủy đậu, zona thần kinh và một số bệnh nhiễm trùng do virus

Chống chỉ định của thuốc Acyclovir

Thuốc Acyclovir Stada 800mg được khuyến cáo không dùng cho những người quá mẫn cảm với hoạt chất valacyclovir hoặc acyclovir. Đối với thuốc Acyclovir dạng kem, những người quá dị ứng với propylenglycol cũng không nên sử dụng thuốc.

Hiện tại, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra tác dụng phụ của Acyclovir đối với phụ nữ đang mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên việc sử dụng Acyclovir ở đối tượng này cần có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để tránh những rủi ro không đáng có.

Cách sử dụng Acyclovir

Những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn sử dụng thuốc đúng cách và mang lại hiệu quả tốt nhất:

  • Người bệnh có thể uống thuốc Acyclovir có hoặc không kèm theo thức ăn. Tần suất sử dụng thường từ 2 – 5 lần một ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nên uống thuốc cùng một ly nước đầy (ít nhất là 50ml).
  • Nếu sử dụng thuốc dạng lỏng, bạn cần lắc chai kỹ trước mỗi lần dùng. Hãy đo liều dùng bằng dụng cụ đo hoặc thìa chuyên dụng. Tránh ước lượng bằng muỗng lấy thức ăn vì có thể bạn sẽ lấy không đúng liều lượng.
  • Acyclovir có hiệu quả tốt nhất nếu sử dụng ngay khi có dấu hiệu đầu tiên của đợt bùng phát. Đồng thời, thuốc sẽ không hoạt động không tốt nếu bạn trì hoãn điều trị.
  • Khi nồng độ thuốc trong cơ thể người bệnh được giữ ở mức ổn định, Acyclovir sẽ phát huy tác dụng một cách tốt nhất. Vì vậy, người bệnh cần đảm bảo uống thuốc ở khoảng cách đều nhau. Tốt nhất là bạn hãy dùng thuốc tại một cùng một thời điểm vào mỗi ngày.
  • Trong quá trình sử dụng, người bệnh Không thay đổi liều, hoặc bỏ qua bất kỳ liều nào, đồng thời không kết thúc liệu trình sớm mà không được sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.
  • Hãy báo cho bác sĩ để được tư vấn nếu tình trạng của bạn không thuyên giảm hoặc trở nên xấu đi.
Loại thuốc này cần được uống với nhiều nước
Loại thuốc này cần được uống với nhiều nước

Liều dùng thuốc Acyclovir

Liều dùng Acyclovir có sự khác nhau, tùy thuộc vào từng độ tuổi. Cụ thể:

Đối với cho người lớn

Ở nhóm tuổi này, liều lượng dùng thuốc cũng có sự khác nhau tùy vào từng loại bệnh. Đó là:

Điều trị Herpes Simplex – Niêm mạc/ hệ miễn dịch

Với đường uống:

  • Nếu điều trị không liên tục hoặc đang trong giai đoạn đầu của bệnh: Sử dụng 5 lần/ngày, 200mg/lần, mỗi lần cách nhau 4 giờ, trong vòng 10 ngày đầu. Hoặc có thể dùng liều 3 lần/ngày, 400mg/lần.
  • Giai đoạn bệnh tái phát: Dùng 5 lần/ngày với liều 200mg/lần trong 5 ngày hoặc dùng 3 lần/ngày, 400mg/lần trong 5 ngày. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng liều 2 lần/ngày, mỗi lần 800mg, uống trong 5 ngày, hoặc 3 lần/ngày, mỗi lần 800mg, dùng trong 2 ngày.
  • Điều trị bệnh nhiễm orolabial HSV với liều dùng 5 lần/ngày, mỗi lần 400mg, trong 5 ngày.

Với đường tiêm tĩnh mạch:

  • Giai đoạn đầu: Sử dụng 5 – 10mg/kg cân nặng, mỗi lần truyền tĩnh mạch cách nhau 8 giờ trong khoảng 5 – 7 ngày.
  • Việc điều trị nên được tiến hành ngay khi có những dấu hiệu hoặc triệu chứng ban đầu của sự nhiễm trùng.

Điều trị Herpes Simplex – niêm mạc trên người suy giảm miễn dịch

Đường uống:

  • Sử dụng liều 400mg/lần, mỗi lần cách nhau khoảng 8 giờ và dùng trong 7 – 14 ngày liên tiếp.
  • Với các đợt bùng phát sử dụng liều 5 lần/ngày, 200mg/lần, mỗi lần cách nhau 4 giờ và dùng trong 5 – 10 ngày. Hoặc có thể sử dụng liều 3 lần/ngày, 400mg/lần, trong 5 – 10 ngày hoặc 7 – 14 ngày liên tiếp.

Đường tiêm tĩnh mạch:

  • Dùng liều 5mg/kg cân nặng, mỗi lần cách nhau 8 giờ và dùng trong 7 – 14 ngày.
  • Dùng để điều trị nhiễm Orolabial HSV cho người bị nhiễm HIV dùng liều 3 lần/ngày, 400mg/lần trong 7 – 14 ngày.

Điều trị Herpes Simplex viêm não

  • Sử dụng để truyền tĩnh mạch với liều 10 – 15mg/kg cân nặng, mỗi lần cách nhau 8 giờ và trong khoảng 10 – 21 ngày.

Điều trị Herpes Simplex – ngăn chặn

  • Người có hệ miễn dịch bình thường:Liều dùng 2 lần/ngày, 400mg/lần.
  • Người bị nhiễm HIV: Dùng liều 3 lần/ngày, 200mg/lần hoặc liều 400mg/lần x 2 lần/ngày.
  • Người bị nhiễm HIV, herpes âm đạo: Dùng liều 2 – 3 lần/ngày, với mức 400 – 800mg/lần.

Điều trị zona thần kinh

  • Sử dụng với bệnh Zona cấp tính
  • Liều dùng là 5 lần/ngày, 800mg/lần, mỗi lần uống cách nhau 4 giờ, trong 7 – 10 ngày.
  • Với người bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng: Cần sử dụng liều 10mg/kg cân nặng bằng cách truyền tĩnh mạch mỗi 8 giờ, liên tục  trong 7 – 14 ngày.
  • Người bệnh cần bắt đầu điều trị trong vòng 72 giờ sau khi phát ban. Lúc này, thuốc acyclovir có hiệu quả tốt nhất.
Người lớn có thể sử dụng Acyclovir bằng cách tiêm hoặc truyền tĩnh mạch
Người lớn có thể sử dụng Acyclovir bằng cách uống hoặc truyền tĩnh mạch

Điều trị bệnh thủy đậu

  • Với người có hệ miễn dịch bình thường: Dùng liều 4 lần/ngày, 800mg/lần trong 5 ngày.
  • Với người bị suy giảm miễn dịch: Dùng liều 10mg/kg cân nặng bằng đường truyền tĩnh mạch mỗi 8 giờ trong khoảng 7 – 10 ngày. Hoặc có thể sử dụng cho đến khi không thấy xuất hiện tổn thương mới trong vòng 48 giờ. Đến khi bệnh nhân hết sốt và không có dấu hiệu liên quan đến nội tạng, chuyển sang sử dụng thuốc bằng đường uống với liều 4 lần/ngày, 800mg/lần.
  • Người bệnh nên tiến hành điều trị ngay khi xuất hiện các dấu hiệu ban đầu của bệnh thủy đậu, tránh điều trị muộn hơn 24 giờ sau khi phát ban.

Liều dùng acyclovir cho trẻ em

Ở mỗi bệnh lý, đối tượng này sẽ có liều dùng cụ thể như sau:

Trẻ em bị Herpes Simplex

  • Với trẻ Dưới 3 tháng tuổi: Dùng trong 10 – 21 ngày với liều dùng 10 – 20mg/kg cân nặng truyền tĩnh mạch mỗi 8 giờ hoặc liều 500mg/m2 da.
  • Đối với trẻ sơ sinh thiếu tháng, một số bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên là sử dụng liều 10mg/kg.

Trẻ em bị Herpes Simplex – niêm mạc/miễn dịch chủ

Trẻ từ 3 tháng đến 11 tuổi:

  • Giai đoạn ban đầu của bệnh: Dùng liều 10 – 20mg/kg cân nặng bằng đường uống với 4 lần/ngày hoặc  5 lần/ngày, 8 – 16mg/kg cân nặng, uống trong 7 – 10 ngày.
  • Các bác sĩ khuyến cáo nên uống trong 5 ngày với liều 40 – 80 mg/kg/ngày chia thành 3 – 4 lần.
  • Liều dùng tối đa là 1g/ngày.

Với trẻ trên 40kg hoặc từ 12 tuổi trở lên:

  • Có thể sử dụng với liều giống như người lớn trong giai đoạn đầu và giai đoạn tái phát.
  • Dùng thuốc cho trẻ em cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Trẻ em bị Herpes Simplex – niêm mạc/suy giảm miễn dịch

  • Đường uống: Uống trong 7 – 14 ngày với với liều 1g/ngày chia thành 3 – 5 lần.
  • Đường truyền tĩnh mạch: Với trẻ từ 3 tháng – 11 tuổi: Dùng trong 7 – 14 ngày với liều 5 – 10mg/kg cân nặng, hoặc có thể dùng 250 – 500mg/m2 da mỗi lần 8 giờ. Với trẻ có cân nặng trên 40kg hoặc từ 12 tuổi trở lên: Sử dụng liều giống người lớn.

Trẻ em bị Herpes Simplex viêm não

  • Với trẻ từ 3 tháng – 11 tuổi: Dùng trong 10 – 21 ngày, với liều 10 – 20 mg/kg cân nặng hoặc có thể dùng liều 500 mg/m2 da truyền tĩnh mạch mỗi 8 giờ .
  • Với trẻ từ 12 tuổi trở lên: Sử dụng liều giống người lớn.

Trẻ em bị Herpes Simplex – ngăn chặn

  • Dùng bằng đường uống: Với trẻ em dưới 12 tuổi: Dùng 3 – 4 lần/ngày, mỗi ngày 80mg/kg cân nặng và không quá 1g/ngày. Với trẻ từ 12 tuổi trở lên có thể sử dụng liều giống người lớn.
  • Dùng bằng đường truyền tĩnh mạch: Người bị suy giảm miễn dịch dùng liều 5 mg/kg cân nặng truyền tĩnh mạch hoặc trong giai đoạn nguy hiểm dùng liều 250mg/m2 truyền tĩnh mạch mỗi 8 giờ.
Trẻ em thường có liều dùng Acyclovir ít hơn so với người lớn
Trẻ em thường có liều dùng Acyclovir ít hơn so với người lớn

Trẻ bị Zona thần kinh

  • Sử dụng theo đường uống.
  • Nếu trẻ từ 12 tuổi trở lên và có hệ miễn dịch bình thường: Dùng trong 5 – 10 ngày với liều 800mg/lần uống 5 lần/ngày.
  • Nếu trẻ bị nhiễm HIV dùng trong 7 – 10 ngày với liều 20mg/kg cân nặng, tối đa 800 mg/lần uống, mỗi ngày dùng 4 lần.

Những thông tin về liều lượng trên đây chỉ mang tính tham khảo, không thể thay thế cho chỉ định của các bác sĩ. Vì vậy, trước khi sử dụng, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có liều dùng phù hợp.

Tác dụng phụ của Acyclovir

Trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào, người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng. Thông thường, với các thuốc tân dược, người sử dụng sẽ gặp những tác dụng phụ không mong muốn. 

Vì vậy, việc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng giúp bạn biết được các tác dụng phụ có thể gặp phải. Điều này, chúng ta biết được những hiện tượng mà mình đang gặp có phải do thuốc gây ra hay không, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả.

Một số triệu chứng người bệnh có thể gặp khi sử dụng thuốc Acyclovir đó là: 

  • Buồn nôn,
  • Ăn không ngon miệng,
  • Đau bụng,
  • Cảm thấy đau nhức đầu,
  • Sưng ở bàn tay hoặc bàn chân.

Nếu gặp phải những tình trạng nêu trên, người bệnh nên ngưng sử dụng và tham khảo bác sĩ ngay để được tư vấn. Ngoài ra, người dùng cũng có nguy cơ gặp các triệu chứng nguy hiểm hơn sau đây: 

  • Sức khỏe yếu đi,
  • Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, 
  • Bị đau phần lưng phía dưới. 
  • Cảm thấy cơ thể khá nhạy cảm, có thể xuất hiện vết bầm tím hoặc chảy máu, mặc dù chỉ do va chạm nhẹ. Nếu gặp tình trạng này, người bệnh phải đi khám ngay để được kiểm tra và có biện pháp điều trị phù hợp.
  • Ngoài ra, một số người dùng còn có biểu hiện dị ứng với thuốc, đó là nổi các nốt phát ban ngoài da hoặc cảm thấy khó thở. Nếu gặp những triệu chứng này, người bệnh phải được đưa đến bệnh viện để cấp cứu, tránh hậu quả khôn lường. 
Tác dụng phụ của thuốc có thể khiến cơ thể mệt mỏi, sức khỏe yếu đi
Tác dụng phụ của thuốc có thể khiến cơ thể mệt mỏi, sức khỏe yếu đi

Tuy nhiên những tác dụng phụ nguy hiểm nêu trên rất hiếm khi xảy ra. Do vậy, người bệnh có thể yên tâm và sử dụng Acyclovir trong điều trị bệnh.

Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể làm gia tăng các ảnh hưởng của tác dụng phụ hoặc làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc. Để biết những loại thuốc bạn đang dùng có tương tác với nhau không, hãy viết một danh sách tất cả những thuốc bạn đang sử dụng. Trong đó bao gồm cả thuốc được kê toa, các loại không kê toa hay thực phẩm chức năng,… sau đó cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem để có được lời khuyên hữu ích.

Trong tất cả các trường hợp, người bệnh không nên tự ý sử dụng, thay đổi liều lượng hoặc ngưng dùng thuốc khi chưa được bác sĩ chuyên khoa cho phép.

Bên cạnh đó, Acyclovir không được khuyến khích sử dụng với bất kỳ thuốc nào trong các loại thuốc sau đây:

  • Fosphenytoin;
  • Phenytoin;
  • Axit valproic.

Sử dụng thuốc Acyclovir với bất kỳ các loại thuốc nào nêu trên đều có thể gây nguy cơ gặp phải một số tác dụng phụ nhất định. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể sẽ được yêu cầu sử dụng cùng nhau trong một số trường hợp. Nếu cả hai loại thuốc đều được kê toa cùng nhau, các bác sĩ  chuyên khoa có thể thay đổi liều lượng hoặc mức độ sử dụng một hoặc cả hai loại thuốc để đảm bảo không ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc..

Tốt nhất khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, người bệnh hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe về việc có uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá được không.

Những tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến acyclovir?

Tình trạng sức khỏe của người dùng cũng có thể gây ảnh hưởng đến việc sử dụng loại thuốc này. Vì vậy, bạn cần báo cho bác sĩ biết nếu bản thân có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào dưới đây:

  • Bị mất nước;
  • Đang mắc bệnh thận. Việc bạn đang bị bệnh thận hoặc mất nước có thể làm tăng nồng độ thuốc acyclovir ở trong máu, từ đó làm tăng nguy cơ tác dụng phụ của thuốc.
  • Các vấn đề về hệ thần kinh. Điều này có thể làm cho thuốc acyclovir có những vấn đề tệ hơn.
Người bị bệnh thận có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ của thuốc Acyclovir
Người bị bệnh thận có thể làm tăng nguy cơ tác dụng phụ của thuốc Acyclovir

Nên làm gì khi bạn quên 1 liều thuốc

Nếu người bệnh bỏ quên một liều acyclovir, bạn cần phải sử dụng ngay sau khi bạn đã nhận ra. 

Trong trường hợp thời gian uống thuốc acyclovir gần đến liều dùng tiếp theo, người bệnh hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều thuốc tiếp theo như bình thường. Nên nhớ, phải tuyệt đối không dùng thêm liều nữa để bù lại liều đã quên.

Nếu vì một do nào đó mà bạn thường xuyên bỏ lỡ liều thuốc, hãy tạo nhắc nhắc hoặc nhờ người thân nhắc. Bên cạnh đó, bạn vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa, dược sĩ để được những tư vấn phù hợp về việc thay đổi lịch dùng thuốc.

Làm gì khi sử dụng thuốc Acyclovir quá liều?

Cũng như nhiều loại thuốc khác, Acyclovir chỉ phát huy được hiệu quả tốt khi sử dụng thuốc đúng liều lượng và đảm bảo nguyên tắc, thời gian sử dụng. Vì vậy, để tránh những hậu quả không mong muốn, người bệnh tuyệt đối không nên sử dụng loại thuốc này quá liều.

Trong trường hợp không may uống quá liều, người bệnh cần đến cơ sở y tế gần nhất hoặc liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp khắc phục kịp thời.

Một lưu ý nhỏ là khi đi đến bệnh viện, người bệnh nên mang theo vỏ, hộp, hoặc nhãn hiệu của thuốc để các bác sĩ có được thông tin quan trọng giúp đưa ra những kết luận chính xác và có hướng xử lý phù hợp.Từ đó có biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả.

Đồng thời, người bệnh tuyệt đối không nên đưa thuốc của mình cho người khác cùng sử dụng khi bạn chưa hiểu rõ được tình trạng bệnh cũng như sức khỏe của đối phương.

Nếu sử dụng Acyclovir quá liều cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được xử lý kịp thời
Nếu sử dụng Acyclovir quá liều cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được xử lý kịp thời

Một số lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Acyclovir

Khi sử dụng thuốc Acyclovir để điều trị bệnh, ngoài những chú ý về công dụng, liều dùng, đối tượng sử dụng,… bạn cũng cần  lưu ý một số vấn đề khác để việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất. 

  • Đầu tiên, bạn hãy đảm bảo sẽ luôn sử dụng thuốc theo đúng chỉ định cũng như đơn thuốc của bác sĩ. Tùy vào tình trạng bệnh mà người dùng sẽ sử dụng thuốc Acyclovir qua đường bôi, đường uống hoặc tiêm. Trong đó, người bệnh phải tuân thủ tuyệt đối yêu cầu của bác sĩ về liều lượng cũng như cách sử dụng thuốc sao cho đúng và hiệu quả nhất.
  • Để đảm bảo an toàn, người bệnh không nên sử dụng thuốc với những vùng da có vết lở loét nghiêm trọng hoặc vết thương hở. Trong trường sử dụng thuốc bôi, người bệnh cũng phải lưu ý tránh các vùng da dễ bị tổn thương, vùng da nhạy cảm,… chẳng hạn như khoang miệng. 
  • Trong quá trình sử dụng Acyclovir để điều trị bệnh herpes sinh dục, người bệnh không quan hệ tình dục để hạn chế nguy cơ bị viêm nhiễm cơ quan sinh dục.

Bài viết đã cung cấp những thông tin đầy đủ về thuốc kháng virus Acyclovir. Hãy đảm bảo bạn đã nắm được các nội dung về tác dụng, liều lượng, cách sử dụng,… và những lưu ý khi dùng thuốc để có được hiệu quả trị bệnh tốt nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *