Cây giao chữa viêm mũi dị ứng tốt không? Cách thực hiện

Cây giao chữa viêm mũi dị ứng là bài thuốc dân gian được áp dụng rộng rãi từ ngàn đời nay. Đặc biệt, ở vùng thôn quê khi dịch vụ y tế còn nhiều khó khăn thì cây giao là “cứu tinh” của rất nhiều người bệnh. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn dễ dàng chế biến bài thuốc trị viêm mũi dị ứng từ cây giao.

Cây giao chữa viêm mũi dị ứng có tốt không?

Hiện tượng viêm mũi dị ứng là bệnh lý hô hấp ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và công việc của người bệnh. Bệnh nhân thường bị làm phiền bởi các triệu chứng như: sổ mũi, ngứa mũi, hắt hơi, ngạt mũi, viêm họng, sốt,…

Nghiên cứu cho thấy, cây giao có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giảm dị ứng giúp khắc phục hiệu quả tình trạng trên.

Bạn có thể hoàn toàn an tâm khi sử dụng cây giao chữa viêm mũi dị ứng
Bạn có thể hoàn toàn an tâm khi sử dụng cây giao chữa viêm mũi dị ứng

Các bài thuốc trị viêm mũi dị ứng từ cây giao có khả năng tiêu dịch viêm, giảm phù nề niêm mạc từ đó giúp cải thiện chức năng hô hấp và ngăn chặn biến chứng.

Theo phân tích của các chuyên gia, tác dụng của cây giao đến từ thành phần Ethanol. Hoạt chất này cho tác dụng ức chế phản ứng viêm, ngăn cản sự phát triển của một số vi khuẩn như: Staphylococcus aureus và Bacillus subtilis.

Từ những thông tin trên cho thấy, bạn có thể hoàn toàn an tâm khi sử dụng cây giao chữa viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, nhựa cây giao độc và có thể gây mù vĩnh viễn. Do đó, bạn cần thận trọng trong quá trình thu hái, chế biến và sử dụng..

Cách sử dụng cây giao chữa viêm mũi dị ứng đúng cách

Cây giao chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất ở những người mới chớm mắc, triệu chứng bệnh còn nhẹ. Lúc này, bệnh nhân chỉ cần chế biến và sử dụng đúng cách sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện rõ rệt.

Cây giao chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất ở những người mới chớm mắc, triệu chứng bệnh còn nhẹ
Cây giao chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất ở những người mới chớm mắc, triệu chứng bệnh còn nhẹ

Dưới đây là cách điều chế bài thuốc trị viêm mũi dị ứng từ cây giao phổ biến nhất:

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Cây giao: 20 – 30 đốt nhỏ
  • Ấm nước nhỏ: 1 chiếc
  • Giấy A4: 1 tờ
  • Nước sạch

Hướng dẫn thực hiện:

  • Bước 1: Cắt đốt giao thành từng khúc nhỏ sau đó bỏ vào ấm, thêm nước sạch và bắt đầu đun. Khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa.
  • Bước 2: Cuộn tờ giấy a4 đã chuẩn bị thành hình cái phễu. Sau đó, đặt đáy phễu vào vòi ấm để hơi nước theo đó thoát ra.
  • Bước 3: Bệnh nhân hạ gần mặt vào phía đầu phễu và hít thở nhịp nhàng để hơi nước khuếch tán sâu vào trong mũi. Xông liên tục trong khoảng 15 phút thì ngừng.

Người bệnh nên áp dụng cách này 2 lần/ ngày vào sáng tối để có hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, người bệnh có thể chủ động tăng dần thời gian xông hơi ở những lần tiếp theo để hấp thu thuốc tốt hơn.

Sau khi thực hiện, bệnh nhân có thể giữ lại phần thuốc đã xông để xông chung với cành giao ở lần kế tiếp trong ngày.

Lưu ý khi sử dụng cây giao trong quá trình trị bệnh

Quá trình chế biến và sử dụng cây giao chữa viêm mũi dị ứng không có quá nhiều yêu cầu khắt khe. Tuy nhiên, quá trình điều trị viêm xoang để đảm bảo an toàn và hiệu quả, người bệnh nên lưu ý một số thông tin dưới đây:

Sử dụng các biện pháp bảo hộ khi chế biến cây giao tránh nguy hiểm
Sử dụng các biện pháp bảo hộ khi chế biến cây giao tránh nguy hiểm
  • Sử dụng các biện pháp bảo hộ khi chế biến cây giao tránh để nhựa cây tiếp xúc trực tiếp với mắt hoặc da.
  • Khi bị dính nhựa giao, nhanh chóng làm sạch bằng nước muối sinh và tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ.
  • Để tránh gặp phải tác dụng phụ, người bệnh không được tự ý uống thuốc chế biến từ cây giao nếu không có chỉ định từ bác sĩ.
  • Không dùng vật dụng để chế biến cây giao vào các mục đích khác để tránh ngộ độc.
  • Nên tiến hành xông mũi khi nước vừa mới sôi vì đây là thời điểm hoạt chất trong cây giao được chiết ra nhiều nhất
  • Điều chỉnh khoảng cách giữa mũi và phễu giấy vừa phải để tránh bị bỏng.
  • Bài thuốc từ cây giao không phù hợp với phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú và trẻ em dưới 10 tuổi.
  • Thời gian kiểm chứng hiệu quả của cây giao là trong 1 tuần. Nếu quá thời gian này không thấy bệnh cải thiện, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn phác đồ điều trị phù hợp.
  • Vệ sinh mũi đúng cách. Người bệnh cần lựa chọn các dung dịch vệ sinh mũi chuyên dụng, khi rửa mũi chú ý không xì quá mạnh, không dùng tay rửa sâu vào trong mũi, không lạm dụng các nước rửa mũi chứa chất chống viêm corticoid,…
  • Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố có thể gây dị ứng như: lông động vật, bụi bẩn, phấn hoa, nước hoa, nước xịt phòng,…
  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, tránh để nhà cửa ẩm thấp tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển.
  • Giữ ấm cơ thể thời tiết chuyển lạnh và hạ chế đặt điều hòa ở nhiệt độ quá thấp.
  • Chủ động áp dụng các biện pháp bảo vệ đường hô hấp như đeo khẩu trang khi ra đường hay sử dụng đồ bảo hộ lao động nếu làm việc trong môi trường ô nhiễm.

Sử dụng cây giao chữa viêm mũi dị ứng đã được nhiều người xác nhận là có hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh hiệu quả của cách thức này. Vậy nên, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có quyết định đúng đắn.

4.8/5 - (5 bình chọn)
Bà bầu bị viêm mũi dị ứng
Bà bầu bị viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Bà bầu bị viêm mũi dị ứng dễ gặp ở giai đoạn mang thai 3 tháng đầu. Các triệu chứng bệnh như chảy nước mũi, hắt hơi... làm mẹ bầu…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *