Bé bị viêm mũi dị ứng kéo dài: Cách điều trị & chăm sóc hiệu quả
Bảng tóm tắt
Bé bị viêm mũi dị ứng kéo dài khiến nhiều bậc phụ huynh phải lo lắng. Tình trạng này gây chảy nước mũi, nghẹt mũi, ho, làm trẻ nhỏ luôn cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, bỏ ăn. Nghiêm trọng hơn viêm mũi dị ứng ở trẻ em nếu không xử lý kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Vậy trẻ bị viêm mũi dị ứng phải làm sao, chăm sóc thế nào?
Bé bị viêm mũi dị ứng kéo dài do đâu?
Viêm mũi dị ứng là bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Đặc biệt tình trạng viêm mũi dị ứng ở trẻ em tập trung nhiều ở những đối tượng trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, có hệ miễn dịch kém.
Cũng như ở người lớn, cơ chế viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ hình thành do cơ thể sản sinh nhiều lượng histamin quá mức khi tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh từ đó làm xuất hiện phản ứng dị ứng dẫn tới bé bị viêm mũi dị ứng kéo dài.
Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, bé bị viêm mũi dị ứng kéo dài là do một số nguyên nhân sau:
- Thường xuyên tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh: Các tác nhân gây viêm mũi dị ứng thường gặp như khói bụi, lông động vật, phấn hoa, hóa chất, không khí lạnh,… Chúng không chỉ là căn nguyên làm khởi phát chứng bệnh mà còn khiến tình trạng viêm mũi dị ứng kéo dài dai dẳng không dứt nếu thường xuyên tiếp xúc.
- Điều trị viêm mũi dị ứng không đúng cách: Viêm mũi dị ứng không quá nguy hiểm, tuy nhiên việc kiểm soát chứng bệnh hiệu quả không phải là điều đơn giản. Lựa chọn phương pháp điều trị không phù hợp chính là nguyên nhân khiến cho trình trạng bé bị viêm mũi dị ứng kéo dài, thậm chí chứng bệnh trở nặng hơn rất nhiều.
- Điều trị không kết hợp với chăm sóc: Việc chăm sóc đúng cách cho trẻ bị viêm mũi dị ứng rất quan trọng. Bởi nếu quan tâm tới việc điều trị nhưng không chăm sóc, bảo vệ, trẻ vẫn tiếp xúc với dị nguyên gây bệnh (như khói thuốc lá, bụi bẩn, hóa chất,…), thường xuyên bị nhiễm lạnh cũng sẽ khiến bé bị viêm mũi dị ứng kéo dài.
- Trẻ bị viêm mũi dị ứng kéo dài do bệnh mãn tính: Viêm mũi dị ứng ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ngày càng phát triển nặng. Tình trạng này sẽ nhanh chóng dẫn tới bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính do vậy phụ huy sẽ thấy hiện tượng các triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ kéo dài gây ảnh hưởng lớn tới thể chất và tinh thần trẻ nhỏ.
Dấu hiệu bé bị viêm mũi dị ứng kéo dài
Khi bé bị viêm mũi dị ứng kéo dài, các triệu chứng chứng bệnh cũng giống như viêm mũi dị ứng thông thường. Tuy nhiên, lúc này, các bạn sẽ thấy các biểu hiện bệnh kéo dài dai dẳng hàng tuần, thậm chí hàng tháng. Một số triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ em như:
- Trẻ thường xuyên hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi và dùng tay để dụi liên tục.
- Nước mũi chảy nhiều, dịch mũi loãng có màu trắng trong hoặc màu đục.
- Trẻ có cảm giác nghẹt mũi, khó thở, thở khò khè khi ngủ.
- Đau rát vùng họng kèm theo ho khan hoặc ho có dịch đờm.
- Ở một số trường hợp, trẻ có biểu hiện chảy máu cam.
Đặc biệt, trẻ sơ sinh bị viêm mũi dị ứng thường xuyên quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú. Nhiều phụ huynh vì không có kinh nghiệm khó nhận biết chứng bệnh hoặc nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác, dẫn tới lựa chọn sai phương pháp điều trị khiến bệnh trở nặng hơn.
Bé bị viêm mũi dị ứng kéo dài có nguy hiểm không?
Bé bị viêm mũi dị ứng kéo dài gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt và sức khỏe trẻ nhỏ. Các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi liên tục khiến cho trẻ cảm thấy mệt mỏi, không tập trung học tập.
Với trẻ sơ sinh sẽ thường quấy khóc, bỏ bú. Nghiêm trọng hơn, bé bị viêm mũi dị ứng kéo dài do bệnh mãn tính nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra các biến có hại cho sức khỏe.
Bé bị viêm mũi dị ứng kéo dài có thể dẫn tới nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe như:
- Bé bị viêm mũi dị ứng kéo dài ảnh hưởng tới thể chất và trí não: Bé bị viêm mũi dị ứng kéo dài, thường xuyên bị các triệu chứng bệnh như nghẹt mũi, sổ mũi, chảy dịch mũi làm phiến khiến trẻ mệt mỏi, khó ngủ, bỏ ăn, quấy khóc. Điều này diễn ra nhiều ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, cơ thể suy nhược, trẻ chậm phát triển cả về thể chất và trí tuệ.
- Biến chứng nhiều bệnh lý ở hệ hô hấp và thị giác: Viêm mũi dị ứng kéo dài có thể gây mãn tính. Nguy hiểm hơi tình trạng này có thể dẫn tới các biến chứng ở đường hô hấp như bệnh hen suyễn, viêm xoang,… Thậm chí bệnh làm ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh ở thị giác gây mờ mắt, thị lực kém, gia tăng bệnh lý về mắt.
Cách điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em hiệu quả
Để tránh những ảnh hưởng tiêu cực của chứng bệnh ngay khi phát hiện bé bị viêm mũi dị ứng kéo dài bạn nên chủ động lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Tránh để bệnh nặng hơn sẽ càng khó kiểm soát.
Giảm tình trạng bé bị viêm mũi dị ứng kéo dài tại nhà
Khi bé bị viêm mũi dị ứng kéo dài, các mẹ có thể áp dụng một số cách chữa đơn giản tại nhà như:
- Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý: Mẹ có thể dùng bông thấm nước muối sinh lý rồi vệ sinh vùng mũi cho bé hoặc nhỏ trực tiếp nước muối vào mũi. Áp dụng cách này 2 – 3 lần/ngày sẽ giúp cải thiện các triệu chứng viêm mũi dị ứng cho trẻ nhỏ.
- Ngâm chân nước ngải cứu: Ngâm chân bằng nước ngải cứu là cách đơn giản giúp cải thiện tình trạng bé bị viêm mũi dị ứng kéo dài. Mỗi ngày bạn dùng một nắm ngải cứu đun nước rồi cho bé ngâm chân khoảng 15 – 20 phút vào buổi tối. Nước ngải cứu sẽ giúp làm thông kinh mạch, tăng tuần hoàn máu đặc biệt giúp cơ thể giữ ấm từ đó giảm triệu chứng bệnh.
Mặc dù những phương pháp dân gian này không thể loại bỏ chứng bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu thường xuyên áp dụng sẽ giúp cải thiện phần nào các triệu chứng bệnh. Các bạn có thể áp dụng kết hợp với các biện pháp chuyên khoa để giúp sớm loại bỏ chứng bệnh.
Cách điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em bằng thuốc Tây
Bé bị viêm mũi dị ứng dị ứng kéo dài làm ảnh hưởng không nhỏ tới tinh thần và thể chất. Bởi vậy, các bậc phụ huynh không nên chủ quan mà cần chủ động đưa trẻ thăm khám chuyên khoa để được kê đơn thuốc phù hợp.
Thông thường, tùy vào mức độ và nguyên nhân gây bệnh và độ tuổi, các trẻ sẽ được bác sĩ kê một số loại thuốc điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em như:
- Thuốc kháng histamin như Clorpheniramin, Fexofenadine,… có công dụng kiểm soát tình trạng histamin quá mức gây ra hiện tượng quá mẫn dẫn tới các triệu chứng viêm mũi dị ứng.
- Thuốc chống viêm chứa corticosteroid, Flixonase, Pivalone,… nhằm mục đích ức chế vi khuẩn, giảm tình trạng viêm nhiễm ở niêm mạc mũi từ đó giúp giảm các triệu chứng như nghẹt mũi, nước mũi chảy nhiều, hắt hơi liên tục.
- Thuốc xịt thông mũi như Naphazoline, Oxymetazoline Ephedrin, DK salt Baby, Xisat,… giúp làm dịu nhẹ tình trạng nghẹt mũi, thở khò khè do viêm mũi dị ứng.
Đông y trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em
Thuốc Đông y trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em có ưu điểm lành tính, không tác dụng phụ. Đặc biệt, hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều dòng sản phẩm Đông y dễ dàng sử dụng giúp khắc phục yếu điểm của bài thuốc Đông y truyền thống.
Bên cạnh đó, thuốc Đông y sử dụng nhiều thành phần thảo dược như Kim ngân hoa, Quế chi, Bạch chỉ, Đại táo,… vừa giúp cải thiện bệnh còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Bởi vậy khi bé bị viêm mũi dị ứng kéo dài, các mẹ có thể đưa trẻ tới các nhà thuốc Đông y để được thăm khám và lựa chọn sản phẩm thuốc phù hợp.
Bé bị viêm mũi dị ứng kéo dài làm sao để phòng ngừa?
Để ngăn ngừa tình trạng bé bị viêm mũi dị ứng kéo dài, phụ huynh nên chủ động áp dụng các biện pháp như:
- Thường xuyên làm ẩm vùng mũi họng cho bé bằng cách dùng máy tạo độ ẩm trong phòng.
- Bảo vệ không gian sống của trẻ được sạch sẽ, không bụi bẩn, khói thuốc lá, không nuôi động vật trong nhà,..
- Luôn đảm bảo bé được giữ ấm đúng cách nhất là khi thời tiết chuyển lạnh.
- Cho trẻ bú nhiều và uống nhiều nước để giúp làm loãng dịch nhầy và tăng cường đề kháng ở hệ hô hấp.
- Điều chỉ chế độ ăn cho bé bị viêm mũi dị ứng kéo dài phù hợp để tăng đề kháng cơ thể, chống chọi lại bệnh.
- Bé bị viêm mũi dị ứng kéo dài hay mới xuất hiện các triệu chứng bệnh cũng cần đưa trẻ tới bệnh viện chuyên khoa thăm khám để điều trị chứng bệnh dứt điểm.
Bé bị viêm mũi dị ứng kéo dài là vấn đề không hề đơn giản. Tình trạng này không được xử lý và chăm sóc đúng cách sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động thể chất và tinh thần, sự phát triển bình thường của trẻ nhỏ. Do vậy, ngay khi nghi ngờ trẻ mắc bệnh các mẹ cần chủ động đưa trẻ thăm khám tránh tình trạng bé bị viêm mũi dị ứng kéo dài mới tìm cách chữa trị thì lúc này bệnh đã trở nặng và khó kiểm soát hơn rất nhiều.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!