18+ Cách trị viêm mũi dị ứng dân gian dễ làm, hiệu quả tốt
Bảng tóm tắt
Cách trị viêm mũi dị ứng dân gian có ưu điểm nổi bật như nguyên liệu dễ tìm, chi phí rẻ, dễ làm nhưng vẫn đạt hiệu quả tốt nên được nhiều người lựa chọn. Bạn có thể tham khảo và áp dụng cách thực hiện được xem là tốt nhất hiện nay để cải thiện tình trạng khó chịu này.
Top 18 cách trị viêm mũi dị ứng dân gian
Nhờ sử dụng dược liệu từ thiên nhiên như gừng, tỏi, hoa ngũ sắc…, 18 cách trị viêm mũi dị ứng dân gian này sẽ giảm nhanh tình trạng ngứa mũi, hắt hơi, đau đầu. Đây đều là phương pháp phổ biến, đã được nhiều người thực hiện và đạt hiệu quả tốt.
Trị viêm mũi dị ứng bằng nước muối sinh lý
Nước muối có công dụng diệt khuẩn, loại bỏ chất nhầy và dị nguyên gây bệnh, giảm sưng đau niêm mạc mũi. Bạn có thể mua sẵn nước muối sinh lý tại cửa hàng thuốc hoặc tự pha chế ngay tại nhà nhưng chú ý đảm bảo vệ sinh.
Chuẩn bị:
- 1 chai nước muối sinh lý
- Hoặc 9g muối biển, 1 lít nước sôi để pha chế
- 1 bình rửa mũi
Thực hiện:
- Bạn tiệt trùng các dụng cụ để sử dụng bằng nước sôi
- Pha muối và nước đã chuẩn bị rồi cho vào bình rửa mũi.
- Hoặc nếu dùng nước muối sinh lý mua sẵn thì bỏ qua bước này.
- Tiến hành rửa mũi bằng cách nghiêng đầu 1 bên, đưa bình xịt vào lỗ mũi và bóp nhẹ.
- Khi thấy nước muối đã chảy xuống phía dưới thì xì nhẹ để đẩy toàn bộ dịch nhầy, bụi bẩn ra ngoài.
- Lặp lại bước trên với bên mũi thứ 2 để cải thiện tình trạng viêm mũi dị ứng
Người bệnh nên thực hiện cách này với tần suất 2 lần/ngày vào mỗi buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Sau khi rửa mũi xong, bạn có thể dùng nước muối để súc miệng. Điều này rất tốt cho cơ thể.
Cách trị viêm mũi dị ứng dân gian bằng mật ong
Theo nghiên cứu, mật ong chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết giúp nâng cao đề kháng, cải thiện sức khỏe. Hai thành phần trong mật ong là flavonoid và acid phenolic có thể chống viêm, kháng khuẩn, điều hòa miễn dịch và tiêu trừ gốc tự do.
Vì vậy, bạn có thể dùng mật ong để giảm tình trạng sưng đau, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, virus khi bị viêm mũi dị ứng.
Chuẩn bị:
- 3 thìa mật ong
- 2 nhánh tỏi tươi
Thực hiện:
- Bóc vỏ và đập dập 2 nhánh tỏi để chắt lấy nước cốt
- Trộn đều nước ép tỏi với 3 thìa mật ong đã chuẩn bị
- Bạn dùng bông ngoáy tai y tế thấm dung dịch rồi cho vào mũi, mỗi bên giữ khoảng 2 – 5 phút.
- Dung dịch sẽ thẩm thấu vào lớp niêm mạc mũi, từ đó giảm nhanh các triệu chứng bệnh.
- Để đạt hiệu quả nhanh chóng, bạn hãy duy trì đều đặn mỗi ngày 3 lần.
Cách trị viêm mũi dị ứng dân gian từ cây hoa ngũ sắc
Trị viêm mũi dị ứng bằng dân gian, bài thuốc từ cây hoa ngũ sắc vừa giúp sát trùng, tiêu thũng lại có công dụng cung cấp hoạt chất kháng viêm, giảm phù nề tiết dịch như geratocromen, demetoxygeratocromen hay cadinen. Đây là loại cỏ mọc dại dễ tìm, rất hay được mọi người sử dụng để trị viêm mũi, viêm xoang.
Có 2 cách phổ biến nhất là:
Cách 1:
Chuẩn bị:
- 100g hoa ngũ sắc
- Nước muối
- Cối (hoặc máy xay), vải sạch, bông gòn y tế
Thực hiện:
- Rửa sạch hoa ngũ sắc với nước muối rồi giã nát
- Sau đó dùng vải sạch để vắt lấy nước cốt
- Sử dụng bông y tế thấm nước rồi nhét vào 2 bên mũi trong khoảng 10 phút
- Bạn xì nhẹ mũi để đẩy dịch nhầy, vi khuẩn,… ra ngoài.
Cách 2:
Chuẩn bị:
- 30gr hoa ngũ sắc
- ½ lít nước
Thực hiện:
- Rửa sạch dược liệu rồi nấu với nước, sau khoảng 10 phút tính từ lúc sôi thì tắt bếp
- Bạn chia thuốc thành 2 phần, một phần dùng để xông mũi bằng cách trùm kín chăn, đưa tô nước thuốc lại gần mũi
- Phần nước còn lại chia ra uống 2 lần vào buổi sáng, tối trước 30 phút mỗi bữa ăn.
Trị viêm mũi dị ứng bằng cây tầm ma
Sử dụng cây tầm ma là cách trị viêm mũi dị ứng được nhiều người thực hiện. Bởi thảo dược này kháng histamin – nguyên nhân chính gây viêm mũi dị ứng và chống viêm hiệu quả.
Chuẩn bị:
- 1 muỗng lá tầm ma khô
- 200ml nước
- 2 thìa mật ong
Thực hiện:
- Bạn bỏ lá tầm ma vào 1 ấm nước to.
- Đun sôi 200ml nước rồi đổ vào ấm, đậy nắp khoảng 15 phút
- Bạn lọc bỏ bã lá, thêm mật ong vào khuấy đều
- Người bệnh nên uống nước khi còn ấm để phát huy hiệu quả tốt nhất.
Mỗi ngày uống 2-3 lần, sau một thời gian ngắn, bạn sẽ thấy triệu chứng nghẹt mũi, đau nhức mũi và hắt hơi giảm nhanh chóng. Ngoài ra, người bệnh có thể trị viêm mũi dị ứng dân gian bằng lá tầm ma ở dạng bột khô hoặc ngâm rượu.
Cách trị viêm mũi dị ứng dân gian bằng tỏi
Tỏi chứa nhiều allicin nên được xem như một kháng sinh tự nhiên, có thể tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh. Bên cạnh đó, chất fitonxit hay glycogen còn có khả năng kháng viêm, giảm phù nề sưng huyết.
Vì vậy, dùng tỏi chữa viêm mũi dị ứng là cách được nhiều người áp dụng và đã thành công trong việc giảm các triệu chứng khó chịu. Cùng điểm qua 3 cách ưu việt để trị viêm mũi dị ứng:
Cách 1: Kết hợp tỏi và mật ong
Chuẩn bị:
- 2 củ tỏi
- 2 thìa mật ong
- Bông gòn y tế
Thực hiện:
- Tỏi bỏ vỏ, giã nhuyễn, ép lấy nước cốt và trộn với mật ong
- Bạn dùng bông gòn thấm dung dịch trên rồi nhét vào 2 bên mũi khoảng 10 – 15 phút
- Vệ sinh lại mũi bằng nước muối sinh lý
- Cách này nên thực hiện khoảng 3 lần/ngày
Cách 2: Sử dụng tỏi và dầu vừng
Chuẩn bị:
- 1 thìa nước cốt tỏi
- 1 thìa dầu vừng
- Bông gòn y tế
Thực hiện:
- Trộn nước cốt tỏi với dầu vừng
- Dùng tăm bông y tế thấm dung dịch, nhét vào 2 bên mũi
- Bạn cũng thực hiện khoảng 3 lần/ngày, mỗi lần 10 – 15 phút
- Khi thực hiện xong cách trị viêm mũi dị ứng dân gian bằng tỏi, đừng quên rửa lại mũi bằng nước muối sinh lý
Cách 3: Dùng rượu tỏi
Chuẩn bị:
- 300g tỏi
- 1 lít rượu trắng
Thực hiện:
- Tỏi bóc vỏ, giã nát, ngâm chung với rượu trắng đến khi thấy chuyển sang màu vàng như nghệ
- Mỗi ngày, bạn nên uống 3-5 ml rượu tỏi, 2 lần/ ngày.
Cách trị viêm mũi dị ứng dân gian bằng hạt gấc
Cách trị viêm mũi dị ứng bằng dân gian từ hạt gấc giúp sát trùng tại chỗ, giảm nghẹt mũi, đau nhức. Bên cạnh đó, vitamin A, E, lycopen trong hạt gấc còn giữ ẩm, làm dịu kích ứng trong mũi và kích thích cơ thể tái tạo tổn thương.
Chuẩn bị:
- 20-25 hạt gấc
- Rượu trắng 40 độ
Thực hiện:
- Nướng hạt gấc trên bếp than đến khi thấy vỏ hơi cháy
- Sau đó giã nát, bỏ vào bình thủy tinh, đổ rượu sao cho ngập toàn bộ hạt gấc
- Sau 2 – 5 ngày, bạn có thể sử dụng bằng cách thấm tăm bông rồi bôi lên sống mũi.
- Rượu thuốc có tác dụng làm loãng dịch nhầy, sau khoảng vài phút, bạn xì nhẹ để loại bỏ hết tạp chất ra ngoài.
Cách trị viêm mũi dị ứng dân gian bằng cách xông hơi tinh dầu
Cách trị viêm mũi dị ứng dân gian bằng liệu pháp xông hơi tinh dầu được nhiều người áp dụng. Hơi nước đi sâu vào khoang mũi giúp loại bỏ chất nhầy và dị nguyên gây bệnh ra khỏi mũi.
Bạn có thể dùng tinh dầu bạc hà, dầu tràm, hương thảo, khuynh diệp,… để xông mũi. Khi áp dụng đúng cách và đều đặn 2 – 3 lần mỗi ngày, tình trạng ngứa mũi, đau đầu, chảy nước mũi, hắt hơi,… sẽ giảm đáng kể, giúp bệnh viêm mũi dị ứng nhanh lành hơn.
Chuẩn bị:
- 1 lít nước
- Tinh dầu
- 1 bát tô lớn
- Khăn tắm
Thực hiện:
- Bạn đun sôi nước, đổ ra tô đã chuẩn bị rồi nhỏ vào đó 2-3 giọt tinh dầu
- Sau đó, dùng khăn trùm kín đầu, đưa mũi đến gần tô và hít thở đều đặn
- Khoảng 5 – 10 phút sau thì xì nhẹ đến khi thấy mũi thông thoáng
- Chú ý, không để mặt quá gần tô nước để tránh bị bỏng da
Cách trị viêm mũi dị ứng dân gian bằng lá bèo cái
Đây là thảo dược có tính lạnh, vị cay, giúp chống dị ứng, giảm ngứa hiệu quả. Các hoạt chất trong lá như xenluloza, photpho, chất protein thô, chất hữu cơ,… có thể kháng viêm, kháng khuẩn tốt.
Cách thực hiện chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây với lá bèo cái như sau:
Chuẩn bị:
- 1 – 2 lá bèo cái tươi
- Nước ấm
Thực hiện:
- Lá bèo rửa sạch, vò nát rồi cho vào cốc hoặc bát tô
- Bạn chế nước ấm vào rồi khuấy đều, lọc lấy nước và uống trong ngày.
- Sau khi lọc nước thuốc, bạn có thể cho thêm 1 thìa nước cốt gừng, 1 thìa mật ong và khuấy đều
- Hãy dùng 2 ly vào mỗi buổi sáng – tối để nhanh chóng cải thiện triệu chứng bệnh
Cách trị viêm mũi dân gian bằng lá ngải cứu
Lá ngải cứu có các hoạt chất giúp diệt khuẩn, kháng viêm, giảm đau. Bạn có thể thực hiện 1 trong 2 cách trị viêm mũi dị ứng dân gian bằng lá ngải cứu sau
Cách 1: Dùng nước lá ngải cứu để ngâm chân
Chuẩn bị:
- 1 nắm ngải cứu (tươi hoặc khô đều được)
- 2 lít nước
Thực hiện:
- Bạn nấu lá ngải cứu với nước rồi đổ ra chậu
- Khi nước đã nguội bớt thì dùng để ngâm 2 chân
- Thực hiện đều đặn vào mỗi buổi tối sẽ giúp thông kinh mạch, tăng tuần hoàn máu, giảm tình trạng nghẹt mũi.
Cách 2: Hơ huyệt đạo bằng ngải cứu
Chuẩn bị:
- Lá hoặc phần ngọn non của ngải cứu
- Giấy cuộn
Thực hiện:
- Bạn dùng ngải cứu phơi trong bóng râm đến khi hơi héo thì lấy giấy cuộn lại như điếu thuốc
- Sau đó, bạn đốt lên, hơ vào huyệt đạo đỉnh đầu từ số 1 đến số 5
- Tuy nhiên, bạn nên nhờ thầy thuốc có chuyên môn và kinh nghiệm giúp đỡ để đạt hiệu quả tốt cũng như tránh rủi ro nguy hiểm.
Cách trị viêm mũi dị ứng dân gian bằng gừng
Gừng chứa nhiều chất như sắt, kẽm, vitamin, axit pantothenic, axit pantothenic , beta-carotene, zingerone… có công dụng giảm đau, chống viêm nhiễm, tăng cường lưu thông máu.
Đây là nguyên liệu lành tính, dễ kiếm nên được nhiều người áp dụng. 3 cách hiệu quả nhất được sử dụng từ lâu đời là:
Cách 1: Uống trà gừng
Chuẩn bị:
- 2-3 lát gừng tươi
- Nước sôi
Thực hiện:
- Người bệnh cho gừng vào ấm nước sôi, chờ khoảng 15 phút thì có thể uống được
- Mỗi ngày dùng khoảng 2 – 3 tách trà nước gừng, triệu chứng viêm mũi dị ứng có thể giảm nhanh chóng
- Ngoài ra, bạn có thể thêm mật ong vào nước gừng để tăng hương vị và đạt hiệu quả tốt hơn.
Cách 2: Gừng với quế
Chuẩn bị:
- 1 muỗng canh gừng băm
- 1 miếng quế nhỏ
- 1 thìa nước cốt chanh
- 2 thìa mật ong
- Nước sôi
Thực hiện:
- Bỏ nguyên liệu vào ấm rồi thêm nước sôi
- Đậy nắp khoảng 20 phút và lọc bỏ bã
- Bạn thêm 1 thìa nước cốt chanh, 2 thìa mật ong, khuấy đều và uống khi còn ấm
Cách 3: Gừng tươi, hành khô với giấm nuôi
Chuẩn bị:
- 1 củ gừng
- 20g hành khô
- 1 ít giấm nuôi
Thực hiện:
- Gừng và hành bỏ vỏ, cho vào cối giã nát rồi đun sôi với 300ml nước, sau đó cho giấm nuôi vào
- Bạn dùng nước này xông mũi 2-3 lần đều đặn mỗi ngày để điều trị viêm mũi dị ứng thời tiết
Lá lốt – Cách trị viêm mũi dị ứng dân gian khá hiệu quả
Lá lốt chứa nhiều kháng sinh tự nhiên như piperidin và piperin giúp giảm triệu chứng dị ứng, diệt khuẩn, tăng cường miễn dịch. Bạn có thể trị viêm mũi dị ứng bằng dân gian từ lá lốt bằng 1 trong 4 cách sau:
- Giã nát lá lốt tươi, nhét vào 2 bên mũi khoảng 5 phút rồi xì nhẹ và rửa lại bằng nước sạch
- Xay lá lốt, chắt nước cốt để nhỏ mũi 2 lần/ngày
- Nấu lá lốt với 1 – 2 lít nước, xông khoảng 10 phút mỗi ngày
- Chế biến lá lốt thành các món ăn thường ngày như chả lá lốt, ốc chuối đậu,…
Cách trị viêm mũi dị ứng dân gian bằng củ nghệ
Củ nghệ là dược phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa curcumin có thể kháng viêm, tăng miễn dịch, giảm nhanh triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng. Bạn có thể áp dụng 2 cách:
Cách 1: Nghệ tươi
Chuẩn bị:
- 1 củ nghệ tươi
Thực hiện:
- Nghệ đen rửa sạch, giã nát để vắt nước cốt
- Sau đó bạn nhỏ trực tiếp hoặc dùng tăm bông thấm nước cốt nghệ đưa vào mũi 2-3 lần/ngày
- Cuối cùng bạn rửa mũi bằng nước sạch.
Cách 2: Bột nghệ và mật ong
Chuẩn bị:
- ½ thìa bột nghệ
- ½ thìa mật ong
Thực hiện:
- Trộn nguyên liệu đã chuẩn bị rồi ngậm và nuốt từ từ trong 15 phút
- Bạn nên thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày để giảm nhanh tình trạng viêm mũi dị ứng
Cách trị viêm mũi dị ứng dân gian bằng cây giao
Đây là bài thuốc trị viêm mũi dị ứng bằng dân gian được áp dụng từ lâu đời. Hướng dẫn thực hiện:
Chuẩn bị
- 20 đốt giao
- 300ml nước
- 1 tờ lịch to
Thực hiện
- Rửa sạch cây giao, cắt khúc ngắn
- Bạn đun sôi 300ml nước rồi cho cây giao vào đun thêm 5 phút nữa
- Sau đó, bạn dùng tờ lịch cuốn thành hình điếu thuốc, 1 đầu nhỏ nhét vào vòi ấm rồi đưa mũi vào đầu to để hít hơi nước.
- Bạn xông mũi khoảng 20 phút, mỗi ngày 2 lần để chữa viêm mũi dị ứng
- Trong quá trình thực hiện, chú ý không để mủ cây giao bắn vào mắt bởi nó có thể gây mù mắt.
Cách trị viêm mũi dị ứng dân gian bằng cây cà gai
Cà gai hay còn gọi là cà độc dược thường được dùng để chữa viêm mũi dị ứng. Cách thực hiện khá đơn giản.
Chuẩn bị: Lá cà gai
Thực hiện:
- Lá cà gai rửa sạch, phơi khô rồi đem đốt cháy
- Bạn hít khói lá cà gai bằng mũi rồi từ từ thở ra bằng miệng
- Người bệnh nên kéo dài việc hít khói mỗi lần 5 phút, tần suất 2 lần/ngày.
Điều trị viêm mũi dị ứng bằng lá hoa xuyến chi
Cách trị viêm mũi dị ứng dân gian bằng cây xuyến chi đã được nhiều người công nhận tính hiệu quả. Bởi trong lá chứa hoạt chất methanol hay acetone, cùng các khoáng chất như magie, sắt, mangan có công dụng tiêu độc, giảm viêm, sát trùng.
Chuẩn bị:
- 1 nắm lá hoa xuyến chi
- Bông gòn y tế
Thực hiện:
- Bạn rửa sạch lá, ngâm với nước muối để loại bỏ hết chất bẩn, vi khuẩn
- Ngâm sau 15 phút thì vớt dược liệu, để ráo rồi giã nát, lọc nước cốt
- Tương tự như cách trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi hoặc cây giao, bạn dùng bông gòn thấm vào nước cốt rồi nhét vào 2 lỗ mũi ít nhất 10 phút
Kinh giới – Cách trị viêm mũi dị ứng dân gian hiệu quả
Kinh giới hay còn gọi là khương giới, giả tô, nát hom là cây thuốc nam có khả năng ức chế nhanh chóng phản ứng dị ứng. Vì thế, loại thảo dược này không chỉ chữa viêm mũi dị ứng mà còn sử dụng trong việc điều trị viêm xoang, phong hàn…
Ngoài việc thêm kinh giới vào các món ăn thường ngày, bạn còn có thể thực hiện 2 cách sau, cụ thể:
Cách 1: Uống nước lá kinh giới
Chuẩn bị:
- 1-2 cây kinh giới tươi
Thực hiện:
- Kinh giới rửa sạch, cho vào ấm đun với nước sôi khoảng 10 phút
- Bạn dùng nước này để uống mỗi ngày sẽ đạt được hiệu quả tốt.
Cách 2: Kinh giới và trà xanh
Chuẩn bị:
- Hoa kinh giới
- Nước chè xanh nấu sẵn
Thực hiện
- Hoa kinh giới rửa sạch, phơi khô rồi tán thành bột mịn
- Mỗi ngày uống thuốc pha từ 4g bột hoa kinh giới và 1 cốc nước chè xanh
- Kiên trì áp dụng, tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu sẽ được cải thiện đáng kể.
Cách trị viêm mũi dị ứng dân gian với lá bạc hà
Các nghiên cứu khoa học đã khẳng định, trong lá bạc hà chứa menthol và methyl acetate giúp thần kinh thư giãn, kháng khuẩn và có thể thông mũi xoang. Hiện nay, 2 cách được nhiều người áp dụng nhất gồm:
Cách 1: Uống trà bạc hà
Chuẩn bị:
- 10 lá bạc hà
- 1 thìa mật ong (nếu có)
Thực hiện:
- Bạn rửa sạch lá bạc hà rồi hãm với nước sôi trong 15 phút
- Có thể thêm 1 thìa mật ong để ngon miệng hơn
- Bạn nên uống khi trà còn ấm, hiệu quả sẽ tốt hơn.
Cách 2: Xông mũi bằng lá bạc hà – Cách trị viêm mũi dị ứng dân gian cực kỳ hiệu quả
Chuẩn bị:
- 1 nắm lá bạc hà tươi
- 500ml nước
Thực hiện:
- Bạn nấu lá bạc hà với nước cho sôi khoảng 5 phút thì đổ ra tô
- Tiến hành xông mũi như cách xông hơi tinh dầu, mỗi ngày nên làm 1-2 lần
- Tình trạng nghẹt mũi và các triệu chứng khác của bệnh viêm mũi dị ứng sẽ được cải thiện đáng kể khi thực hiện thường xuyên.
Lá húng chanh
Cách trị viêm mũi dị ứng dân gian bằng lá húng chanh được nhiều người truyền tai nhau vì mang đến hiệu quả tích cực. Đây là một trong những thảo dược dân gian đã được chứng minh hiệu quả sát khuẩn, chống viêm mạnh.
Sau một thời gian thực hiện, người bệnh sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn:
Chuẩn bị:
- 1 nắm lá húng chanh tươi
- 1 thìa mật ong (nếu có)
Thực hiện:
- Bạn rửa sạch, vò nhẹ lá húng chanh rồi hãm với nước sôi trong 10 – 15 phút
- Nước sử dụng như trà bình thường, mỗi ngày uống 2 – 3 lần
- Nếu nhà có mật ong, bạn pha thêm 1 thìa vào trà lá húng chanh để tăng hương vị và tác dụng chữa bệnh.
Các biện pháp chữa viêm mũi dị ứng bằng mẹo dân gian kể trên vừa an toàn, dễ thực hiện lại tiết kiệm. Tuy nhiên, để mang đến hiệu quả chuyên sâu, các bác sĩ chuyên khoa khuyên người bệnh nên sử dụng kết hợp thuốc đặc trị, bởi những mẹo dân gian kể trên thường chỉ cho hiệu quả với thể bệnh nhẹ, dược tính không cao.
Lưu ý khi áp dụng cách trị viêm mũi dị ứng dân gian
Cách trị viêm mũi dị ứng dân gian có nhiều ưu điểm như lành tính, không gây tác dụng phụ, nguyên liệu dễ tìm, rẻ, cách thực hiện đơn giản. Tuy nhiên, để đạt được mục đích cuối cùng là trị bệnh dứt điểm, bạn cần chú ý các vấn đề:
- Thực hiện theo đúng hướng dẫn, liều lượng trong thời gian dài mới thấy hiệu quả bởi cơ chế tác động chậm
- Trước khi thực hiện nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để đạt tác dụng tốt và hạn chế rủi ro
- Cách trị viêm mũi dị ứng dân gian chỉ có tác dụng tốt và làm giảm triệu chứng khi bệnh nhẹ nhưng khó chữa viêm mũi dị ứng dứt điểm. Vì vậy, khi thực hiện trong một thời gian nhưng không thuyên giảm, bạn nên đi khám và điều trị bằng cách khác
- Trong quá trình thực hiện cách trj viêm mũi dị ứng dân gian, bạn cần duy trì thói quen đeo khẩu trang khi ra ngoài, vệ sinh sạch sẽ mũi họng hàng ngày
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, môi trường sống để loại bỏ dị nguyên gây viêm mũi dị ứng
- Bổ sung thực phẩm chứa các dưỡng chất cần thiết, ăn thêm rau xanh, hoa quả để tăng cường sức khỏe, nâng cao đề kháng
- Hạn chế thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, nhộng tằm…
- Khi trời lạnh hoặc thời điểm giao mùa, hãy bảo vệ tốt mũi, họng, giữ ấm cổ và tay chân
- Bên cạnh đó, bạn cần xây dựng chế độ tập luyện, nghỉ ngơi thật tốt
Trên đây là 18 cách trị viêm mũi dị ứng dân gian phổ biến, hiệu quả nhất. Bạn hãy ghi nhớ cũng như áp dụng đúng cách để có thể chữa khỏi căn bệnh khó chịu này, đảm bảo sức khỏe cho bản thân. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện, đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ và áp dụng biện pháp chăm sóc tại nhà.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!