Bé bị chàm sữa có để lại sẹo không? Cách chữa nhanh khỏi nhất

Chàm sữa là một dạng bệnh lý về da thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh. Trên da của trẻ ửng đỏ và xuất hiện những mụn nhỏ li ti gây ngứa ngáy, khó chịu. Sau một thời gian, da sẽ đóng vảy và bong đi nên nhiều bà mẹ lo lắng chàm sữa có để lại sẹo không? Làm sao để chữa chàm sữa nhanh khỏi? Hãy tìm hiểu ngay sau đây!

Chàm sữa có để lại sẹo không? Bao lâu thì khỏi?

Chàm sữa là một dạng viêm da cơ địa giai đoạn đầu ở trẻ nhỏ. Bệnh thường gặp nhất là ở trẻ em sơ sinh đến 2 tuổi. Đây là một dạng bệnh da liễu không lây lan nhưng nếu không điều trị dứt điểm sẽ dễ tái phát.

Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây ra bệnh này. Song, tỷ lệ cao thường gặp ở những trẻ mắc chàm sữa có bố mẹ bị bệnh chàm, mề đay, hen suyễn hoặc cơ địa dễ bị dị ứng. Ngoài ra, các bé cũng có thể bị chàm sữa do ảnh hưởng từ chế độ ăn uống của người mẹ hoặc môi trường ô nhiễm. Chàm sữa không gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe của bé, nhưng nó ảnh hưởng trên làn da non yếu, nên nhiều người có lắng chàm sữa có để lại sẹo không?

Chàm sữa là một trong những bệnh lý về da thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi
Chàm sữa là một trong những bệnh lý về da thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi

Dấu hiệu của chàm sữa thường như sau:

  • Vùng da bị ửng đỏ, thường gặp ở cổ, 2 bên má, tay, chân
  • Các mảng ban màu hồng, nổi mụn nước nhỏ li ti
  • Trong khoảng thời gian ngắn, từ 1 đến 2 ngày, các đốm mụn đó sẽ vỡ ra và khô lại, sau đó tróc vảy

Khi bị chàm sữa, trẻ thường cảm thấy ngứa ngáy, ăn không ngon miệng, ngủ không ngon giấc. Nhất là trong giai đoạn mụn nước vỡ ra, trẻ thường có cảm giác ngứa rát, khó chịu và đưa tay gãi không kiểm soát. Chính điều này có thể khiến vùng da bị chàm sữa tổn thương, có thể trầy xước và chảy máu. Đó cũng là lý do các bậc cha mẹ lo lắng chàm sữa có để lại sẹo không.

Thực tế, việc chàm sữa có để lại sẹo không còn tùy thuộc rất nhiều vào việc cha mẹ có điều trị đúng cách cho con không. Khi trẻ đến 3 tuổi các triệu chứng của bệnh sẽ tự hết. Do đó, nếu điều trị đúng cách, chàm sữa sẽ không để lại sẹo trên da của bé.

Do đó, khi trẻ bị chàm sữa, cha mẹ cần thực hiện đúng cách việc điều trị. Đặc biệt, tránh cho da bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn gây tổn thương da. Những vết thương tổn này sẽ khiến cho da bị viêm và lúc này khả năng cao để lại sẹo trên da là không tránh khỏi.

Chữa chàm sữa như thế nào?

Trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh có làn da mỏng manh và nhạy cảm. Do đó, việc điều trị chàm sữa cho trẻ cần đặt an toàn lên hàng đầu. Sau đây là một số cách chữa chàm sữa hiệu quả.

Thuốc chữa chàm sữa

Chàm sữa là một loại bệnh do cơ địa dị ứng gây nên, bởi vậy mà mục đích điều trị bệnh là trả lại sự bình thường cho làn da và giúp kéo dài thời gian lành bệnh cho trẻ. Thông thường, chàm sữa sẽ tự biến mất khi trẻ 3 tuổi. Do đó, cha mẹ cũng không nên quá lo lắng chàm sữa có để lại sẹo không mà tự ý sử dụng các loại thuốc chữa chàm sữa có hàm lượng kháng sinh, kháng viêm cao. Bởi những loại thuốc này có thể gây nên những tác dụng không mong muốn.

Thuốc chữa chàm sữa dạng bôi
Thuốc chữa chàm sữa dạng bôi

Thuốc chữa chàm sữa cho trẻ thường là các loại thuốc bôi có chứa corticosteroid. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu tự ý sử dụng sẽ gây những tác dụng phụ khiến trẻ bị nhiễm nấm, teo da, mất màu da và có thể khiến tình trạng da tổn thương nặng nề hơn. Điều này càng khiến bố mẹ lo lắng hơn về vấn đề chàm sữa có để lại sẹo không.

Sử dụng thuốc chữa chàm sữa không đúng cách sẽ khiến cho tình hình bệnh xấu hơn và có thể chuyển biến sang thể bệnh khác, ví dụ như viêm da, nhiễm trùng da. Không những vậy, chàm sữa có nhiều mức độ và biểu hiện khác nhau, cho nên để điều trị một cách tích cực cần nhiều phương pháp đi kèm. Hãy liên hệ ngay bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn tốt nhất.

Chăm sóc trẻ bị chàm sữa

Trẻ em dưới 2 tuổi hầu như nhận sự chăm sóc hoàn toàn từ người lớn. Do đó, khi trẻ bị bệnh nói chung và bị chàm sữa nói riêng, mẹ lo lắng chàm sữa có để lại sẹo không cần có một chế độ chăm sóc khoa học. Sau đây là một số vấn đề liên quan đến chăm sóc trẻ bị chàm sữa.

  • Chế độ dinh dưỡng

Cần đảm bảo cho trẻ được bú sữa mẹ thường xuyên và lâu nhất có thể. Chỉ bổ sung thêm các loại thức ăn khác khi trẻ từ 6 tháng. Tuy nhiên, cần tránh không cho trẻ ăn những món ăn dễ gây dị ứng trong giai đoạn bị chàm sữa. Bao gồm: Tôm, cua biển, lạc, thực phẩm lên men…

  • Vệ sinh cá nhân cho trẻ

Điều này rất quan trọng đối với trẻ, nhất là trong giai đoạn trẻ đang bị chàm sữa. Nên tắm gội cho trẻ hàng ngày bằng nước ấm, hạn chế sử dụng sữa tắm vì có thể khiến da trẻ bị kích ứng. Bố mẹ lo lắng chàm sữa có để lại sẹo không, tuyệt đối không dùng xà phòng có tính tẩy rửa cao. Tốt nhất nên sử dụng những sản phẩm dành riêng cho bé.

Nên mặc quần áo cho bé bằng các loại vải mềm mại, tránh không để da bị tổn thương. Giữ cho da trẻ luôn khô thoáng, không bị mồ hôi ẩm ướt.

  • Môi trường sống xung quanh

Một trong những yếu tố khiến trẻ mắc bệnh chàm sữa chính là môi trường sống ẩm ướt, ô nhiễm. Bởi vậy, giữ gìn vệ sinh môi trường, nơi ở của bé là ô cùng cần thiết. Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, giặt sạch chăn màn. Không cho trẻ tiếp xúc với chó mèo bởi lông từ chúng có thể khiến bé bị dị ứng.

Mẹo chữa chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Ngoài lo lắng chàm sữa có để lại sẹo không thì các bậc cha mẹ cũng rất quan tâm đến việc làm sao để giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh. Không hiếm những mẹo chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh.

Sau đây là một vài gợi ý:

Sử dụng lá ổi

  • Chuẩn bị vài lá ổi tươi, rửa sạch và để khô ráo. Sau đó cho vào nồi nước đun sôi trong 5 đến 7 phút.
  • Để nước nguội bớt, dùng khăn bông mềm thấm nước và bôi lên vùng da bị chàm sữa.
  • Có thể sử dụng kết hợp với thuốc bôi theo đơn kê của bác sĩ.
  • Ngoài lá ổi, có thể sử dụng lá trà xanh và làm tương tự.
Chữa chàm sữa tại nhà cho bé bằng lá ổi
Chữa chàm sữa tại nhà cho bé bằng lá ổi rất dễ làm

Sử dụng lá sim

Lá sim có tính đắng, có khả năng khử trùng và làm vết thương mau lành.

Cách làm:

  • Rửa sạch lá sim và đun với nước thật sôi, sao cho nước sánh và đặc lại thành dạng cao.
  • Hằng ngày, mẹ dùng cao lá sim bôi lên vùng da chàm của trẻ.
  • Chỉ khoảng một vài ngày bệnh sẽ hết, bố mẹ cũng bớt lo lắng chàm sữa có để lại sẹo không.

Chữa chàm sữa bằng Đông y

Vì tính an toàn, lành tính và có hiệu quả cao, nên nhiều bà mẹ đã lựa chọn chữa chàm sữa cho bé bằng Đông y. Theo quan niệm của Đông y, trẻ bị chàm sữa là do rối loạn chức năng nội tạng, nội khí thấp khắc với phong thành độc tà khiến cho trẻ xuất độc ra ngoài, biểu hiện là các nốt chàm sữa trên da. Do da bé nhạy cảm và hệ miễn dịch cơ thể còn yếu cho nên áp dụng các bài thuốc Đông y là lựa chọn khá hợp lý, nếu bố mẹ băn khoăn chàm sữa có để lại sẹo không.

Sau đây là một số bài thuốc Đông y chữa chàm sữa cho trẻ em hiệu quả.

Bài thuốc 1:

  • Bài thuốc này chuyên dùng cho trẻ bị chàm sữa có các biểu hiện ngứa và nổi mụn nước, lở loét.
  • Nguyên liệu bao gồm thổ phục linh, ké đầu ngựa, kinh giới, kim ngân hoa, cam thảo đất, bồ công anh và sài đất. Mỗi loại 20g.
  • Cho tất cả các loại thuốc trên vào ấm sắc cùng 1 lít nước cho đến khi sôi cạn tàm 300ml thì tắt bếp và chia ra cho bé uống nhiều lần trong ngày.
Thuốc Đông y chữa chàm sữa an toàn, hiệu quả
Thuốc Đông y chữa chàm sữa an toàn, hiệu quả

Bài thuốc 2:

  • Chuẩn bị 4 gram bạc hà; Phục linh, thương truật, bạch tiễn bì, mỗi loại 8g; Hoàng bá, khổ sâm, ngưu bàng tử, hoàng liên, mộc thông, mỗi loại 12g.
  • Cho tất cả nguyên liệu vào cùng một thang thuốc và sắc lấy nước cho bé uống nhiều lần trong ngày.

Bài thuốc 3:

  • Đây là bài thuốc áp dụng khi các vết chàm sữa lan rộng ra toàn thân, có thể ngứa chảy nước nhưng ít lở loét.
  • Nguyên liệu gồm có 6g thuyền thoái, 8g tri mẫu; Khổ sâm, phòng phong, kinh giới, ngưu bàng tử, mộc thông, mỗi loại 12g; 20g thạch cao
  • Các nguyên liệu này đem tán thành bột, mỗi lần lấy 8 đến 12g pha với nước uống 2 lần sáng, tối.

Cha mẹ nên cho bé sử dụng kiên trì các bài thuốc Đông y cho đến khi các dấu hiệu của bệnh chàm sữa biến mất. Trong quá trình điều trị, nên áp dụng chế độ chăm sóc trẻ như hướng dẫn ở phần trên để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Bị chàm sữa nên ăn gì và kiêng ăn gì?

Đa số các trường hợp trẻ bị chàm sữa đều trong giai đoạn sơ sinh, còn bú mẹ do đó, bị chàm sữa nên ăn gì và kiêng ăn gì cũng là một trong vấn đề được nhiều bà mẹ quan tâm. Thời điểm này, phần lớn các bé đều bú sữa mẹ. Do đó, những thức ăn có khả năng gây dị ứng mà mẹ ăn sẽ tiết qua sữa và cũng ảnh hưởng đến bé. Nếu mẹ lo lắng, chàm sữa có để lại sẹo không thì trước tiên hãy tuân thủ chế độ ăn khoa học. Điều này sẽ giúp bé đẩy lùi chàm sữa nhanh chóng.

Các thực phẩm mà mẹ cần kiêng tuyệt đối trong giai đoạn con bị chàm sữa, bao gồm: Đậu nành, lạc, trứng, hải sản, thịt bò và nội tạng động vật. Đây đều là những thực phẩm có chứa hàm lượng đạm cao và dễ gây dị ứng.

Những thực phẩm mà mẹ nên ăn khi con bị chàm sữa gồm thịt lợn, thịt gà, cá béo, các loại rau xanh, hoa quả. Đây là những thức ăn giúp cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết, tăng cường hệ thống miễn dịch cho trẻ. Nếu như mẹ băn khoăn chàm sữa có để lại sẹo không hãy bổ sung thêm các loại hoa quả, vitamin để giúp da bé nhanh phục hồi.

Nên tham vấn chuyên gia dinh dưỡng để thiết lập chế độ ăn lành mạnh có lợi cho cả mẹ và con
Nên tham vấn chuyên gia dinh dưỡng để thiết lập chế độ ăn lành mạnh có lợi cho cả mẹ và con

Các bé cần được bú sữa mẹ lâu nhất có thể. Khi trẻ từ 6 tháng, mẹ bổ sung thêm các loại thực phẩm bên ngoài khác. Tuy nhiên trong giai đoạn bé bị chàm sữa mẹ cần hạn chế cho con ăn những món ăn dễ gây dị ứng như các loại hải sản, đậu phụ, lạc…

Trên đây là những vấn đề về chàm sữa, chàm sữa có để lại sẹo không và cách chữa chàm sữa nhanh khỏi. Hy vọng qua những thông tin trên sẽ giúp bố mẹ có kiến thức đúng đắn nhất khi con bị chàm sữa.

Thông tin bổ ích:

4.9/5 - (7 bình chọn)

Hiệu quả điều trị của bài thuốc An Bì Thang thông qua số liệu khảo sát thực tế
Những người trực tiếp sử dụng bài thuốc An Bì Thang đã đánh giá thế nào? Thực hư hiệu quả ra sao? CLICK NGAY để biết câu trả lời chi tiết.
Chàm bìu là một trong những nam khoa gây cho người bệnh nhiều khó chịu và đau đớn
Dấu hiệu và cách điều trị chàm bìu hiệu quả
Chàm bìu là một bệnh ở vùng kín của nam giới, có ảnh hưởng trực tiếp đến tinh hoàn. Nó có thể gây viêm tinh hoàn hoặc ung thư tinh…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *