Cây bìm bịp: Tác dụng, cách dùng, bài thuốc quý
Bảng tóm tắt
Cây bìm bịp từ lâu đã được biết đến là “thần dược” trị được nhiều chứng bệnh khác nhau như: Thấp khớp, ung thư, viêm gan, mụn nhọt,… Mặc dù là thảo dược lành tính, không độc nhưng việc hiểu và dùng sai các bài thuốc trị bệnh vẫn có thể gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, nếu đang quan tâm đến thảo dược này hãy dành vài phút theo dõi bài viết dưới đây.
Cây bìm bịp là gì?
Cây bìm bịp thuộc họ ô rô, có tên khoa học là Clinacanthus nutans. Trong dân gian, loại cây này còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như: Cây xương khỉ, cây mảnh cộng, cây lá cầm, ưu độn thảo…
Bìm bịp thuộc dạng cây dây leo thường mọc hoang thành từng bụi rậm và phát triển mạnh ở môi trường nhiệt đới. Nên ta có thể dễ dàng tìm thấy loài cây này tại các vùng quê Việt Nam.
Theo các tài liệu y học cổ truyền, từ lâu dân gian đã lưu truyền các bài thuốc trị bệnh và các món ăn bổ dưỡng từ cây bìm bịp.
Đặc điểm nhận dạng
Khác với nhiều loại thảo dược, bìm bịp rất dễ có thể nhận biết. Bạn chỉ cần quan sát một vài đặc điểm dưới đây là có thể phân biệt được thảo dược này với các loài cây khác:
Thân cây:
- Thân bìm bịp nhỏ, hình trụ, mọc thành từng bụi, cao khoảng từ 2-3m, có nhiều lông hình sao.
- Chúng có màu xanh khi còn tươi và chuyển màu vàng khi khô.
Lá cây:
- Lá bìm bịp là lá nguyên hình mác, thuôn dài khoảng 7-9cm, rộng từ 2- 2,5cm.
- Mặt trên bóng, mềm và có màu xanh thẫm.
- Mặt dưới có lông và màu xanh nhạt.
- Cuống lá dài và gầy.
- Lá bìm bịp non có thể nấu canh hoặc làm bánh.
Hoa cây bìm bịp:
- Hoa bìm bịp màu hồng tím hoặc đỏ tươi.
- Mọc thành từng xim khoảng 1-3 hoa ở kẽ lá.
- Tràng hoa có 2 môi mỏng, môi bên dưới thường có 3 răng.
- Bao phấn của hoa bìm bịp có màu vàng xanh nhìn rất lạ mắt.
Quả bìm bịp:
- Quả hình chùy, có 3 ngăn và 3 hạt.
- Mỗi quả dài khoảng 1,5cm.
- Vào tháng 7-10 khi quả chín, người ta sẽ hái về phơi khô để làm thành vị thuốc.
Nơi phân bố chủ yếu cây bìm bịp
Theo một số tài liệu ghi chép thì bìm bịp vốn có nguồn gốc ở các nước nhiệt đới Châu Á. Tại nước ta chúng được mọc hoang và trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc và miền Nam.
Nhờ đặc tính dễ trồng nên hiện nay thảo dược này đang phát triển rất mạnh mẽ ở hầu hết các vùng quê trên cả nước.
Thu hoạch, chế biến và bảo quản
Khác với các thảo dược khác, hầu hết các bộ phận của cây bìm bịp từ rễ, thân, lá, hoa, quả đểu có thể sử dụng để làm các vị thuốc quý hoặc để chế biến các món ăn.
Các bộ phận này có thể thu hoạch vào bất cứ thời điểm nào trong năm mà không lo bị mất dược chất. Sau khi thu hoạch xong người ta sẽ đem cây bìm bịp đi sơ chế, rửa sạch với nước rồi phơi khô cho vào túi nilon để dùng dần hoặc có thể dùng tươi đều được.
Thành phần hóa học
Theo các nghiên cứu của y học hiện đại, cây bìm bịp chứa rất nhiều khoáng chất, vitamin và các hoạt chất quý hiếm có tác dụng chữa bệnh như: tanin, flavonoid, glycosid,…
Nhờ những hoạt chất kể trên mà cây bìm bịp thường được sử dụng để thanh nhiệt, giải độc điều trị hiệu quả các bệnh về gan, mụn nhọt, viêm họng,…
Ngoài ra, các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng loài cây này còn chứa một hàm lượng chất xơ, chất béo, canxi, hàm lượng đạm vừa phải giúp cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, chăm sóc sức khỏe tốt nhất.
Cây bìm bịp có tác dụng gì?
Không chỉ được dùng để chế biến các món ăn hấp dẫn nhờ nhiều chất dinh dưỡng, cây bìm bịp còn được biến đến với các công dụng trị bệnh hiệu quả. Hãy cùng điểm danh những tác dụng tuyệt vời của loài cây thảo dược này:
Theo Đông Y
Cây bìm bịp có vị ngọt, tính bình quy vào kinh can đởm, có tác dụng lợi tiểu, mát gan, giảm đau, giảm phù nề hiệu quả. Chính vì thế từ lâu loài cây này đã được dùng để điều trị các bệnh mụn rộp ở mép và miệng, viêm gan, viêm bàng quang, vàng da, đau nhức xương khớp.
Ngoài ra ở một số quốc gia khác, cây bìm bịp còn được biết đến với những công dụng tuyệt vời sau:
- Tại Trung Quốc: Các sách Đông y Trung Quốc có ghi chép với hàm lượng tanin, flavonoid, glycosid và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bìm bịp có khả năng điều trị hiệu quả tình trạng bong gân, thấp khớp, tụ máu, vàng da, đồng thời giúp xương nhanh chóng lành, khắc phục và điều trị hiệu quả tình trạng gãy xương.
- Tại Thái Lan: Người dân ở xứ chùa Vàng từ lâu đã dùng cây bìm bịp để trị rắn hoặc bọ cạp cắn, điều trị bệnh sốt hiệu quả.
- Tại Indonesia: Ở xứ sở Vạn Đảo này cây bìm bịp lại được đánh giá cao về khả năng chữa bệnh kiết lỵ, tiểu đường và gắt đáy…
- Tại Penang (Singapore): Người ta thường dùng thảo dược này để trị ung thư bạch huyết, ung thư phổi, ung thư tử cung và ung thư tuyến tiền liệt.
Công dụng cây bìm bịp theo Tây y
Không chỉ Đông y mà Tây y cũng đánh giá rất cao công dụng chữa bệnh của cây bìm bịp. Dưới đây là một số công dụng chữa bệnh của rau bìm bịp dưới cái nhìn của các chuyên gia.
- Tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư: Dù chỉ là cây dại mọc hoang nhưng bìm bịp được đánh giá khá cao trong việc điều trị ung thư. Bởi các hoạt chất flavonoid, glycerol, glycosid và cerebrosid trong thảo dược này có khả năng cản trở sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư. Tuy nhiên chúng không thần thánh như lời đồn “chữa tận gốc bệnh ung thư” bởi hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào tìm ra hoạt chất có khả năng tuyệt diệu đó.
- Tác dụng mát gan, lợi tiểu: Đây chắc chắn là tác dụng không thể bỏ qua của cây bìm bịp. Các khoáng chất và vitamin có trong loài cây này có khả năng giúp đào thải độc tố và thanh nhiệt hiệu quả cho cơ thể. Nhờ đó mà cơ thể được tăng cường chức năng gan, phòng chống các bệnh về gan tốt.
- Tác dụng làm lành vết thương ở xương: Như đã đề cập ở mục thành phần hóa học. Hàm lượng canxi dồi dào trong cây bìm bịp chính là lý do giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi, giúp xương chắc khỏe hơn. Ngoài những người gặp vết thương ở xương thì những bệnh nhân còi cọc, thiếu canxi cũng có thể sử dụng loài cây này.
- Tác dụng chữa phong thấp, đau nhức xương khớp: Hai hoạt chất tanin và cerebrosid trong cây bìm bịp sẽ nhanh chóng giúp bạn giảm đau do phong thấp và đau nhức xương khớp gây nên. Ngoài tác dụng giảm đau các hoạt chất này còn giúp cầm máu, kháng viêm rất hiệu quả.
- Tác dụng điều trị viêm họng, viêm dạ dày và bệnh ngoài da: So với các tác dụng trên thì tác dụng trị viêm họng, viêm dạ dày và các bệnh ngoài da của cây bìm bịp được ít người biết đến. Nhưng với tác dụng kháng viêm, thanh nhiệt tốt bìm bịp chắc chắn là sự lựa chọn không thể bỏ qua khi điều trị các bệnh viêm nhiễm như trên.
Cách sử dụng cây bìm bịp và liều lượng
Có rất nhiều cách để dùng cây bìm bịp tùy vào sở thích và mục đích sử dụng của mỗi người.
- Làm món ăn: Tại các vùng nông thôn người dân thường sử dụng thảo dược này để chế biến các món ăn quen thuộc như: Luộc làm rau ăn, nấu canh hàng ngày, dùng để ăn lẩu hoặc làm bánh. Lưu ý cách làm này chỉ dùng lá bìm bịp non trừ món bánh là dùng lá bìm bịp khô.
- Hãm nước hoặc sắc thuốc: Đây là cách làm phổ biến nhất bởi tính nhanh, tiện, gọn và dễ dùng. Theo các nhà khoa học thì người bệnh chỉ nên dùng 30-40g cây bìm bịp/ ngày đối với cách này.
- Ngâm rượu: Cách làm này cũng khá quen thuộc, thường dùng để nhằm chữa các bệnh tiêu chảy, đau bụng, say xe hoặc dùng để xoa bóp giúp kháng viêm, tiêu sưng chữa bệnh đau nhức khớp. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng món rượu này mà chỉ được dùng tối đa 15ml/ ngày.
- Giã đắp ngoài: Đây là cách làm dùng để chữa các bệnh mụn nhọt hoặc xương khớp.
Đối tượng nên dùng và không nên dùng cây bìm bịp
Dù là thảo dược được đánh giá cao về tác dụng và khả năng chữa bệnh tuy nhiên không phải ai cũng có thể dùng được loại cây này. Vì vậy hãy nắm rõ trường hợp nên và không nên dùng cây bìm bịp dưới đây để biết cách sử dụng cho đúng.
Đối tượng nên dùng
- Người bị bệnh gan như: Viêm gan, xơ gan, ung thư gan, men gan cao, suy giảm chức năng gan.
- Người bị chứng tê thấp, đau nhức xương khớp.
- Người bị chấn thương xương khớp như: Sai khớp, gãy xương,…
- Bệnh nhân mắc bệnh ung thư.
- Người bị nóng trong người, sinh nhiệt, nổi mụn,…
Đối tượng không nên dùng
- Những người huyết áp thấp không nên dùng cây bìm bịp vì có thể khiến huyết áp tụt đột ngột, gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Phụ nữ mang thai, đang cho con bú cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thảo dược này để ăn hoặc trị bệnh.
Cây bìm bịp điều trị bệnh gì? Một số bài thuốc quý
Người ta thường sử dụng bìm bịp để điều các bệnh về gan, đau nhức xương khớp, mụn nhọt, lở loét, thoái hóa đốt cột sống, ung thư,… Dưới đây là một số bài thuốc quý từ cây bìm bịp mọi người có thể tham khảo.
Điều trị bệnh ung thư
Ba bài thuốc trị bệnh ung thư bằng cây thuốc bìm bịp rất hiệu quả, gồm:
- Bài thuốc 1: Cây bìm bịp, cây bạch hoa xà, cây xạ đen – mỗi vị 20gr cùng 10gr bán chi liên đem sắc với 1,3 lít nước. Sau khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa để khoảng 10 phút rồi chắt lấy nước dùng.
- Bài thuốc 2: Lấy 9-10 lá bìm bịp tươi đem rửa sạch, nhai kỹ rồi nuốt từ từ. Ngày thực hiện 5 lần, duy trì liên tục trong 3 tháng để bệnh cải thiện nhanh chóng.
- Bài thuốc 3: Lấy 30g cây bìm bịp, 30g cây xạ đen cùng 20g hoa đủ đủ đem sắc với 1,5 lít nước. Sau khi nước sôi thì để thêm khoảng 10 phút rồi chắt lấy nước dùng trong ngày.
Điều trị bệnh gan
Lấy 30g cây bìm bịp, 20g râu ngô, 15g trần bì, 15g vọng cách cùng 10g sâm đại hành sắc với 1,5 lít nước cho đến khi còn ⅔ lượng nước ban đầu thì dừng lại, chắt nước uống trong ngày.
Điều trị bệnh thoái hóa đốt cột sống
- Bài thuốc 1: Dùng 80gr cây bìm bịp tươi, cây ngải cứu và củ sâm đại hành mỗi thứ 50gr đem giã nhuyễn sau đó sao nóng với dấm rồi đắp hỗn hợp trên vào chỗ đau khi còn ấm. Nên băng chặt lại trước khi đi ngủ, buổi sáng hôm sau hãy mở ra. Làm liên tục trong vòng 5-10 ngày triệu chứng đau nhức đốt sống sẽ thuyên giảm rõ.
- Bài thuốc 2: Dùng 30g cây bìm bịp khô, 20 sâm đại hành, 30g ngải cứu sắc cùng 2 lít nước cho đến khi còn ½ lượng nước ban đầu thì tắt bếp, chắt lấy nước, uống trước khi ăn. Phần bã thuốc thì đem giã nát cùng 1 củ gừng tươi rồi đắp trực tiếp lên vùng bị thương khi còn ấm.
- Bài thuốc 3: Chuẩn bị 12g mỗi thứ bao gồm: cây bìm bịp, đương quy, ba kích nhục, đỗ trọng, dây trầu cổ, cẩu tích và đậu đen đã sao nóng, 10g dây tơ hồng cùng 16g mỗi thứ tang ký sinh và thục địa. Các nguyên liệu sau khi được làm sạch thì sắc với 1,2 lít nước chờ đến khi nước thuốc còn khoảng 300ml thì tắt bếp, chắt nước uống làm 2-3 lần/ ngày. Nên thực hiện liên tục từ 2-3 tuần, tuyệt đối không dùng măng khi đang uống bài thuốc này.
Điều trị bệnh lở miệng
Bạn chỉ cần lấy 60g cây bìm bịp tươi đem rửa sạch rồi giã nhuyễn, lọc lấy nước cốt để uống. Ngoài ra phần bã thì đem ngậm và nuốt dần trong ngày. Thực hiện 2 lần/ tuần kết hợp với việc súc miệng bằng nước muối và vệ sinh răng miệng sạch sẽ để bệnh chóng lành.
Điều trị bệnh trĩ
Chuẩn bị khoảng 7-10 lá bìm bịp tươi đem rửa sạch với muối loãng rồi giã nhuyễn, đắp lên vùng hậu môn bị trĩ. Thực hiện ngày 2 lần, liên tục trong vài ngày sẽ thấy tình trạng đau rát, sa búi trĩ cải thiện rõ rệt.
Những lưu ý khi dùng cây bìm bịp
Mặc dù bìm bịp là thảo dược lành tính, không độc tuy nhiên nếu không biết dùng đúng cách vẫn có thể gây hại cho cơ thể. Vì vậy khi sử dụng thảo dược này để trị bệnh, người dùng nên chú ý những vấn đề sau:
- Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định dùng cây bìm bịp để trị bệnh.
- Đối với bìm bịp tươi trước khi sử dụng cần sơ chế làm sạch với nước muối để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất độc hại.
- Đối với bìm bịp khô hãy chắc chắn rằng mình đã mua đúng thảo dược đang cần, tránh dùng nhầm sang cây khác gây ảnh hưởng đến hiệu quả trị bệnh.
- Tuyệt đối không sử dụng nước bìm bịp đã để qua đêm vì có thể khiến cơ thể bị ngộ độc, đau bụng, đi ngoài.
- Đối với những bệnh nhân đang điều trị viêm khớp bằng cây bìm bịp tuyệt đối không mang, vác vật nặng. Đồng thời kết hợp chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để kết quả điều trị tốt nhất.
- Không tự ý uống thuốc Tây khi đang dùng cây bìm bịp vì thảo dược này có thể gây công thuốc. Cách tốt nhất là nên hỏi ý kiến bác sĩ và dùng 2 loại thuốc này cách nhau từ 45-60 phút.
- Không nên sử dụng rượu, bia, thuốc, lá trong quá trình điều trị bệnh bằng thảo dược này.
Có thể nói cây bìm bịp là thảo dược chữa được nhiều chứng bệnh khác nhau. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và hiệu quả của việc điều trị bệnh người dùng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!