Cỏ Mần Trầu: Thành phần, công dụng, cách dùng hiệu quả

Cỏ mần trầu là loại cây mọc hoang quen thuộc ở nhiều vùng quê Việt Nam. Tuy khá phổ biến nhưng không phải ai cũng biết những công dụng tuyệt vời của loài cây này trong việc điều trị cao huyết áp, viêm gan, nổi mề đay, rụng tóc,… Hãy cùng bài viết dưới đây điểm qua một vài lợi ích mà cỏ mần trầu mang đến cho sức khỏe con người.

Cỏ Mần Trầu là dược liệu gì?

Cỏ Mần Trầu có tên khoa học là Eleusine indica Gaertn, thuộc họ nhà hòa thảo Poaceae. Loài cây này còn được biết đến nhiều tên gọi khác như: Cỏ màn trầu, cỏ chỉ tía, thanh tâm thảo, ngưu cân thảo,…

Được biết, cỏ mần trầu phân bố rộng rãi ở các nước nhiệt đới Châu Á, châu Mỹ và Australia. Loài cây này ưa ẩm ướt và ánh sáng nên phát triển rất nhanh. Chúng thậm chí còn mọc lấn át cả cây trồng nên vào thời kỳ còn non sẽ là nguồn thức ăn rất tốt cho gia súc.  Ở Việt Nam, cỏ mần trầu mọc ở khắp mọi nơi, thường là những bãi đất hoang, vùng đồng bằng, trung du và vùng núi cao.

Hình ảnh cỏ mần trầu
Hình ảnh cỏ mần trầu

Đặc điểm nhận dạng

Là loại cây quen thuộc, cỏ mần trầu có thể dễ dàng nhận biết thông qua các điểm điểm bên ngoài như:

Thân mần trầu:

  • Mần trầu là loại cây thân thảo, thường mọc thành dạng bụi và sống lâu năm.
  • Thân phân nhánh, cao khoảng 30 – 50cm, tối đa là 90cm.
  • Thân nhỏ không quá cứng, có lá mọc so le.

Lá mần trầu:

  • Lá mần trầu màu xanh, mọc so le, chiều dài khoảng 20-25cm, chiều rộng khoảng 4-6cm.
  • Lá có hình dài, đầu lá nhọn, mặt trên có lông ngắn cứng, mặt dưới nhẵn, màu xanh đậm.
  • Lá có gân nổi chính giữa mặt dưới, các vân lá mọc song song với nhau.
  • Bẹ lá mảnh, bên ngoài màu xanh bên trong có màu trắng.

Hoa cỏ mần trầu:

  • Hoa mần trầu thường mọc thành cụm dài, mỗi bông có khoảng 5-7 cánh tựa như chong chóng.
  • Cán hoa dài khoảng 30-60cm, hơi dẹp, có màu xanh đậm ở ngọn và nhạt dần ở gốc.

Quả mần trầu:

  • Quả mần trầu gồm 3 cạnh, thuôn dài khoảng 1,5mm.
  • Quả có vỏ mềm, thường ra vào tháng 5-7.

Thu hái và chế biến, bảo quản

Cỏ mần trầu sinh trưởng và phát triển quanh năm do đó có thể thu hái bất cứ lúc nào. Tuy nhiên theo các chuyên gia, thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch loại dược liệu này là vào cuối hè hoặc đầu thu – Thời điểm sinh trưởng, phát triển mạnh nhất của cỏ mần trầu.

Sau khi được thu hái, cỏ mần trầu cần được làm sạch để loại bỏ bụi bẩn và ký sinh trùng gây hại. Tuy nhiên trong quá trình làm sạch cần lưu ý thực hiện thao tác nhẹ nhàng để không bị dập hoặc nát thảo dược. Thêm vào đó, người dùng cần phải loại bỏ toàn bộ những lá vàng, sâu úa trước khi đem đi sơ chế.

Đối với cỏ mần trầu thì tất cả các bộ phận của cây đều có tác dụng làm thuốc. Do đó người bệnh chỉ cần làm sạch, em thái khúc, phơi hoặc sấy khô sau đó bảo quản trong túi nilon để dùng dần.  Tốt nhất là nên bảo quản loại dược liệu này ở nơi khô ráo, thoáng mát. Tuyệt đối không cất giữ ở nơi ẩm ướt vì có thể gây nấm mốc và hư hỏng.

Thành phần hóa học của cỏ Mần Trầu

Theo các nhà khoa học, cỏ mần trầu có chứa rất hợp chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa hiệu quả các bệnh lý nguy hiểm. Dưới đây là một số thành phần hóa học quan trọng của cỏ mần trầu:

  • Palmitoyl: Có công dụng nâng cao sức đề kháng, bồi bổ thể thực cho người bệnh.
  • Beta sitosterol: Là hợp chất cần thiết để duy trì sự khỏe mạnh cho cơ thể, ngăn chặn nhiều bệnh lý nguy hiểm.
  • Flavonoid: Là hoạt chất hóa học nổi tiếng với công dụng ngăn ngừa oxy hóa, chống lại các tác nhân gây bệnh ung thư và quá trình lão hóa của cơ thể.
  • Coumarin: Hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc, điều trị nhiều bệnh lý liên quan và giúp làm đẹp da hiệu quả.
  • Saponin: Saponin là thành phần hóa học chiếm tỉ lệ rất cao trong cỏ Mần Trầu Hoạt chất này có khả năng phòng ngừa ung thư, hỗ trợ làm trắng da và điều tiết hoạt động tiêu hóa.
  • Phenol: Giúp tăng cường sức đề kháng, chống lại sự tấn công của virus và vi khuẩn gây bệnh.
  • Tannin: Hỗ trợ tăng cường lưu thông máu, đồng thời giúp loại bỏ các cholesterol xấu, ngăn ngừa nguy bị tim mạch, huyết áp, gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ,…
Flavanoid là thành phần hóa học chính của cỏ mần trầu
Flavanoid là thành phần hóa học chính của cỏ mần trầu

Những tác dụng quan trọng của cỏ Mần Trầu

Cỏ mần trầu là một trong những thảo dược lành tính, có nhiều ứng dụng trong y học cổ truyền và hiện đại. Vậy cỏ mần trầu có tác dụng gì, hãy cùng điểm qua những thông tin dưới đây.

  • Chữa bệnh thận: Cỏ mần trầu có thể hỗ trợ điều trị rất nhiều căn bệnh về thận như sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, sỏi bằng quang. Theo các nhà khoa học, việc sử dụng thảo dược này thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ hình thành sỏi, hỗ trợ hệ bài tiết hoạt động khỏe mạnh, giảm thiểu khả năng mắc bệnh cho những người từng có tiền sử về thận.
  • Cỏ mần trầu có tác dụng gì với tóc: Được mệnh danh là tiên dược trong các vấn đề về tóc, sử dụng cỏ mần dầu gội đầu sẽ giúp mái tóc trở nên đen mượt, chắc khỏe. Lý do là bởi các dưỡng chất trong cỏ mần trầu có tác dụng làm giảm cholesterol xấu, từ đó loại bỏ các hoocmon làm rụng tóc, bạc tóc, giúp tóc suôn mượt,óng ả. Để nâng cao hiệu quả, người bệnh có thể kết hợp cỏ mần trầu với bồ kết và hương nhu.
  • Cỏ mần trầu có tác dụng gì với bà bầu: Là thảo dược lành tính, không độc, có cỏ mần trầu đặc biệt thích hợp cho các mẹ bầu dùng thanh lọc cơ thể, an thai, hỗ trợ giấc ngủ. Ngoài ra các mẹ sau sinh cũng có thể sử dụng thảo dược này để bồi bổ sức khỏe, tăng sức đề kháng.
  • Cỏ mần trầu chữa tiểu đường: Theo các nhà khoa học, cỏ mần trầu không đường nên có tác dụng rất tốt trong việc giải độc và là trợ thủ đắc lực cho những ai bị tiểu đường tuýp 2.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ: Nóng trong người, tích tụ độc tố là những yếu tố khiến trĩ phát sinh. Với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cỏ mần trầu là một trong nguyên liệu trị trĩ hàng đầu hiện nay. Không những thế thảo dược này còn có tác dụng hỗ trợ co, teo búi trĩ rất hiệu quả.
  • Tác dụng của cỏ mần trầu đối với da: Giống như trĩ, mụn hình thành trên da cũng là do nội tiết thay đổi, cơ thể phát nóng và tích tụ độc tố. Do có tính mát, tác dụng giải độc gan việc sử dụng cỏ mần trầu sẽ giúp người bệnh giảm mụn trên da hiệu quả. Ngoài ra các hợp chất trong thảo dược này còn có tác dụng se khít lỗ chân lông, hỗ trợ làm trắng, sáng da.
Cỏ mần trầu có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh về thận
Cỏ mần trầu có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh về thận

Cỏ mần trầu trị bệnh gì? Các bài thuốc quen thuộc

Cỏ mần trầu có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần phải tuân thủ theo đúng liều lượng và cách thức sử dụng. Cụ thể các bài thuốc trị bệnh từ cỏ mần trầu gồm:

Bài thuốc ổn định huyết áp

Huyết áp cao có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như: Xơ vữa động mạch, tai biến, nhồi máu cơ tim, mất ngủ và nhiều bệnh lý nền khác. Để điều trị căn bệnh này, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng cỏ mần trầu theo công thức dưới đây:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 500g cỏ mần trầu tươi.
  • 1 lít nước lọc.

Cách thực hiện:

  • Cây mần trầu sau khi được làm sạch để loại bỏ bụi bẩn thì chờ cho ráo nước tự nhiên.
  • Thái nhỏ cỏ mần trầu thành từng đoạn nhỏ khoảng 2-3 cm.
  • Cho cỏ mần trầu vào cối rồi giã nát hoặc xay nhuyễn. Sau đó cho thêm một chén nước đun sôi vào để hỗn hợp cỏ mần trầu giã ra.
  • Dùng rây hoặc vải sạch để lọc lấy nước cốt và loại bỏ bã.
  • Cho nước cỏ mần trầu vào nồi và đun lửa nhỏ cho đến khi nước sôi thì thôi.Thêm từ 1-2 thìa cafe đường vào cho dễ uống.
  • Chia nước Mần trầu thành 2 phần bằng nhau, uống vào 2 lần sáng và tối trước khi đi ngủ hoặc sau khi ăn.
  • Duy trì liên tục trong 2-3 tuần sẽ thấy huyết áp ổn định hơn.

Chữa lao phổi

Ngoài việc dùng thuốc Tây để trị lao phổi, người bệnh có thể sử cỏ mần trầu để giảm nhanh các triệu chứng của bệnh và hạn chế tác dụng phụ cho gan, thận. Tuy nhiên cách làm này chỉ thực sự có hiệu quả cho những trường hợp mới khởi phát, riêng đối tượng mãn tính thì việc dùng thuốc Tây vẫn được ưu tiên hàng đầu.

Nguyên liệu:

  • Cỏ mần trầu 40g.
  • Nước sạch đủ trong quá trình chế biến.

Cách thực hiện:

  • Cỏ mần trầu lấy cả cây chỉ loại bỏ phần rễ rồi đem đi làm sạch.
  • Cho cỏ mần trầu vào nồi sắc cùng 200ml tinh khiết với lửa nhỏ cho đến khi sôi thì tắt bếp.
  • Để nước nguội thì dùng uống 2 lần/ ngày.
  • Lưu ý trong quá trình đun sắc cỏ mần trầu người bệnh nên sử dụng nồi sứ hoặc đất để đảm bảo không mất đi hoạt tính của thuốc.
Dùng cỏ mần trầu chữa lao phổi cũng là cách làm hay được áp dụng nhiều
Dùng cỏ mần trầu chữa lao phổi cũng là cách làm hay được áp dụng nhiều

Bài thuốc trị táo bón, nóng trong cho phụ nữ có thai

Do nội tiết tố thay đổi, thời kỳ mang thai phụ nữ thường hay gặp phải tình trạng táo bón, lo lắng, tức ngực. Sử dụng cỏ mần trầu sẽ giúp hỗ trợ giúp ngủ, kích thích tiêu hóa và ổn định thai nhi tốt hơn.

Nguyên liệu:

  • Cỏ mần trầu khô khoảng 16g.
  • Nước tinh khiết 300ml.

Cách thực hiện:

  • Cho cỏ mần trầu vào nồi cùng 300ml nước rồi đun lửa nhỏ đến khi sôi thì tắt bếp.
  • Để nước nguội và uống như trà mỗi ngày sẽ giúp ngủ ngon, ngăn ngừa táo bón.
  • Người bệnh có thể cho thêm 1 ít đường vào để dễ uống, tuy nhiên chỉ nên dùng một lượng nhỏ tránh bị tiểu đường thai kỳ.

Bài thuốc cỏ mần trầu trị mụn, sốt cao cho trẻ

Trẻ bị sốt cao thường dễ xảy ra biến chứng co giật vì vậy các bậc phụ huynh có thể tham khảo cho trẻ uống nước cỏ mần trầu vừa giúp hạ cơn sốt lại an toàn. Ngoài việc hạ sốt thì những đứa trẻ bị mụn nhọt, rôm sảy, mề đay cũng có thể sử dụng bài thuốc này.

Nguyên liệu:

  • 120g cỏ mần trầu tươi hoặc 20g cỏ mần trầu khô.
  • Nước tinh khiết.

Cách thực hiện:

  • Cỏ mần trầu tươi rửa sạch, thái khúc cho vào máy xay lấy nước.
  • Sau đó dùng vài sạch để lọc nước uống trong ngày.
  • Đối với cỏ mần trầu khô, người bệnh chỉ cần cho vào nồi đun cùng nước lọc tinh khiết cho đến khi sôi thì lấy ra cho trẻ dùng.
  • Lượng nước cỏ mần trầu nên chia làm 2 lần, uống vào sáng, tối để giúp trị bệnh cho trẻ tốt hơn.

Cỏ mần trầu trị rụng tóc

Cỏ mần trầu gội đầu là phương pháp trị rụng tóc được sử dụng nhiều trong dân gian hiện nay. Cách làm này khá đơn giản, dễ thực hiện lại giúp đem đến một mái tóc đen mượt, giảm xơ cứng, chẻ ngọn,…

Nguyên liệu:

  • Cỏ mần trầu 100g.
  • Hương nhu: 100g.
  • Vỏ bưởi: 100g.
  • Quả bồ kết: 5-7 quả.

Cách thực hiện

  • Cho tất cả nguyên liệu trên vào nồi đun sôi cùng với nước.
  • Cho nước thuốc ra chậu hòa thêm nước lạnh sao cho vừa ấm.
  • Dùng nước cỏ mần trầu và hương nhu để gội đầu liên tục trong 2 tuần sẽ thấy tóc giảm giảm hẳn, khỏe và mềm hơn rất nhiều.

Cỏ mần trầu trị tóc bạc

Không chỉ dùng cỏ mần trầu mọc tóc mà dược liệu này còn có thể trị tóc bạc rất hiệu quả. Người bệnh có thể áp dụng theo cách làm sau, duy trì khoảng 2-3 tuần sẽ thấy mái tóc cải thiện đáng kể.

Nguyên liệu:

  • 10g cỏ mần trầu.
  • 15g ngũ gia bì và đỗ trọng.
  • 24g rễ cây khúc khắc.
  • 5g cam thảo và nhân trần.

Cách thực hiện:

  • Cho tất cả nguyên liệu trên vào ấm sắc thành thuốc uống hết trong 1 ngày.
  • Uống trước khi ăn tầm 15 phút để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Cỏ mần trầu trị tóc bạc là tác dụng nổi bật của thảo dược này
Cỏ mần trầu trị tóc bạc là tác dụng nổi bật của thảo dược này

Bài thuốc chữa da mẩn đỏ, tiểu rắt

Có tính mát, tác dụng thanh nhiệt giải độc nên cỏ mần trầu rất được ưa chuộng trong các bài thuốc trị mẩn đỏ.

Nguyên liệu:

  • Mần trầu: 40g.
  • Rễ cỏ tranh: 20g.

Cách thực hiện:

  • Nguyên liệu sau khi sơ chế, loại bỏ đất cát thì cho vào sắc cùng 300ml nước.
  • Đun lửa nhỏ cho đến khi còn khoảng ⅔ lượng nước ban đầu thì tắt bếp, để nguội.
  • Dùng thuốc như trà hàng ngày, duy trì trong 5-7 ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Đừng vội bỏ qua

Bài thuốc trị đái dầm ở trẻ nhỏ

Đái dầm là chứng bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. Để khắc phục tình trạng này các bậc cha mẹ có thể sử dụng cỏ mần trầu cho bé từ khi còn nhỏ.

Nguyên liệu:

  • Cỏ mần trầu, mùi tàu, rau ngổ: Mỗi thứ 20g.
  • Cỏ sữa lá nhỏ: 10g.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch nguyên liệu, đem thái nhỏ rồi sắc cùng 400ml nước.
  • Chắt nước cho trẻ uống sau bữa ăn chiều, dùng trong 5-7 ngày sẽ thấy bệnh cải thiện.

Bài thuốc giúp thanh nhiệt, giải độc

Nổi tiếng là dược liệu lành tính, vị ngọt, tính mát cỏ mần trầu rất thích hợp để giải nhiệt mùa hè. Bài thuốc giải độc từ cỏ mần trầu cũng rất dễ thực hiện và không tốn quá nhiều thời gian như sau:

Nguyên liệu:

  • Cỏ mần trầu, cỏ tranh, rau má, cam thảo đất, ké đầu ngựa, cỏ mực: Mỗi thứ 8g.
  • Xả, vỏ quýt: Mỗi thứ 4g.
  • Gừng tươi: 2g.

Cách thực hiện:

  • Sơ chế dược liệu rồi cho vào nồi đun cùng 600ml nước.
  • Đun lửa nhỏ đến khi sôi thì chắt ra để nguội, uống nhiều lần trong ngày.
  • Duy trì khoảng 7-10 ngày sau đó nghỉ khoảng 10 ngày và lại tiếp tục uống liệu trình mới.

Bài thuốc chữa vàng da

Viêm da, vàng da không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến người bệnh gặp ngứa ngáy, khó chịu. Để khắc phục chứng triệu chứng này người bệnh có thể sử dụng bài thuốc từ cỏ mần trầu sau đây.

Nguyên liệu:

  • 60g cỏ mần trầu.
  • 30g rễ cây tổ kén đực.

Cách thực hiện:

  • Dùng thảo dược trên đun cùng 300ml nước.
  • Lọc bỏ bã, chỉ lấy nước uống trong ngày là được.
Bài thuốc cỏ mần trầu chữa viêm da
Bài thuốc cỏ mần trầu chữa viêm da

Cỏ mần trầu uống nhiều có tốt không? Lưu ý khi dùng

Mần trầu được xem là vị thuốc lành tính, không có tác dụng phụ, việc sử dụng lâu dài còn mang đến hiệu quả chữa bệnh đáng kể. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý dùng điều độ và khoa học để có thể đạt được kết quả tốt nhất. Một vài lưu ý quan trọng khi sử dụng loại dược liệu dân giã này:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc các thầy thuốc đông y trước khi sử dụng cỏ mần trầu.
  • Thực hiện theo đúng liều lượng của từng bài thuốc đã được chỉ định, tuyệt đối không tự ý thay đổi liều dùng.
  • Nếu bị mẫn cảm hoặc dị ứng với các thành phần của thuốc thì không nên sử dụng.
  • Trong quá trình sử dụng cỏ mần trầu người bệnh cần lưu ý sơ chế sạch sẽ tránh nguy cơ bội nhiễm.
  • Không tự ý kết hợp việc dùng thuốc Tây với các bài thuốc dân gian từ cỏ mần trầu vì có thể gây tương tác, nảy sinh phản ứng phụ.

Cỏ mần trầu mua ở đâu, giá bao nhiêu?

Là thảo dược dân giã nên cỏ mần trầu có giá thành tương đối rẻ. Người bệnh có thể dễ dàng tìm mua thảo dược này ở hầu hết các nhà thuốc Đông y, các cơ sở y học cổ truyền với giá thành chỉ khoảng 100,000đ/ kg.

Ngoài ra hiện nay cũng có rất nhiều đơn vị kinh doanh các chế phẩm từ cỏ mần trầu như: Trà mần trầu, viên uống mần trầu,… Tùy vào thành phần bổ sung và công nghệ chiến biến mà giá của từng sản phẩm này sẽ có sự khác nhau.

Để giúp người bệnh có thể dễ dàng tìm mua được cỏ mần trầu chất lượng, bài viết này đã tổng hợp một vài địa chỉ uy tín.

  • Công ty trà thảo dược Thanh Bình địa chỉ trụ sở tại 185/6 đường 28, Gò Vấp, Hồ Chí Minh.
  • Trung Tâm Dược Liệu Vietfarm địa chỉ trụ sở ngõ 70, Nguyễn Thị Định, Hà Nội.
  • Thảo dược An Quốc Thái địa chỉ trụ sở tại 62/1/28, Trương Công Định, Tân Bình, Hồ Chí Minh.

Cỏ mần trầu là loại thảo dược dễ tìm kiếm và có giá thành bình dân. Tuy nhiên không ai có thể phủ nhận được những lợi ích mà nó mang đến cho sức khỏe con người. Tùy vào cơ địa và tình trạng bệnh lý của mỗi bệnh nhân mà hiệu quả của việc chữa trị sẽ có sự khác biệt. Do đó, người bệnh nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi tiến hành.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *