Cây bình vôi và những công dụng chữa bệnh thần kỳ
Bảng tóm tắt
Cây bình vôi là một trong những vị thuốc quý với nhiều công dụng chữa bệnh như an thần, giảm căng thẳng, mệt mỏi, chữa sốt rét, mụn nhọt,… Không phải tìm đâu xa, vị thuốc quý này xuất hiện phổ biến ở nhiều nơi trên nước ta. Ngay sau đây, chúng tôi xin chia sẻ đến quý bạn đọc những thông tin chi tiết nhất về cây thuốc bình vôi.
Cây bình vôi là cây gì? Những điều bạn cần biết
Dù phát triển khá mạnh mẽ trên nước ta, thế nhưng không phải ai cũng biết đến và hiểu rõ về cây bình vôi. Một số thông tin tổng quan về loài thực vật này như sau:
- Tên gọi khác: Ngải tượng, tử nhiên, củ một, củ mối trộn, cà tom,…
- Tên gọi theo khoa học: Stephania rotunda Lour
- Thuộc họ: Tiết Dê (có tên khoa học là Menispermaceae)
Đặc điểm thực vật
Bình vôi cũng là loài cây mọc dại ở nhiều nơi. Chúng rất dễ nhận dạng, phân biệt với các thực vật khác nhờ những đặc điểm đặc trưng sau đây:
- Là loài cây dây leo, phần thân phình to giống với chiếc bình đựng vôi thời xưa. Đây cũng chính là lý do ra đời tên gọi cây bình vôi. Lớp vỏ ngoài thân có màu nâu đậm, sần sùi như da cóc. Tùy vào từng môi trường sống mà thân cây có hình dạng và kích thước khác nhau.
- Lá cây bình vôi mọc đơn lẻ, so le nhau và có hình trái tim, nhọn về phía đuôi lá. Phiến lá màu xanh lục, hai mặt lá nhẵn, dày và các gân tương đối mờ.
- Hoa cây bình vôi là hoa đơn tính, có màu trắng, nhỏ.
- Quả của cây có hình dạng giống với hình cầu, màu xanh và chuyển sang màu đỏ tươi khi chín. Bên trong mỗi quả chứa nhiều hạt màu nâu, hình móng ngựa.
Cây bình vôi trồng ở đâu phổ biến?
Cây bình vôi là cây mọc dại, phát triển mạnh mẽ ở những vùng núi đá. Ở một số vùng núi đất người ta cũng tìm thấy loài cây này nhưng phần thân thường nhỏ hơn. Tại nước ta, bình vôi xuất hiện phổ biến ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai, Hà Giang, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa,…
Với hình dáng đặc biệt, công dụng chữa bệnh tốt, loài cây này còn được người dân trồng để làm cảnh hoặc khai thác làm dược liệu. Cách trồng cây bình vôi rất đơn giản, không quá kén chọn môi trường sống nên bạn hoàn toàn có thể tự trồng tại nhà.
Thu hái và bào chế
Bình vôi thuộc loài thực vật sống lâu năm. Vì thế, phải mất một thời gian khá dài từ 1 – 3 năm, thân cây đủ lớn (từ 0,8 đến trên 1kg) mới có thể tiến hành khai thác.
Bộ phận được sử dụng làm dược liệu là củ bình vôi. Chúng thường được thu hái quanh năm và bào chế theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm dân gian, khi tiết trời chuyển sang thu, đông là thời điểm thích hợp nhất để thu hái bởi lúc này hàm lượng dưỡng chất có trong cây bình vôi là cao nhất.
Sau khi lấy củ bình vôi về có thể tiến hành bào chế theo các cách dưới đây:
- Củ bình vôi cạo sạch vỏ, ngâm với rượu trắng trong thời gian dài để các dưỡng chất ngấm ra rượu.
- Phần củ bạn mang cạo vỏ, rửa sạch rồi thái thành những lát mỏng, ngâm trong dung dịch nước muối loãng khoảng 5 phút. Sau đó đem phơi hoặc sấy đến khi khô hoàn toàn.
- Sau khi phơi khô đem tán thành bột mịn để sử dụng trong các bài thuốc.
- Ngoài ra, củ bình vôi còn được bào chế thành rotundin tinh khiết bằng công đoạn phức tạp, với nhiều hóa chất. Phương pháp này thường được sử dụng trong các nhà máy sản xuất dược liệu.
Bên cạnh đó, phương pháp bảo quản dược liệu cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng cây bình vôi. Nếu bảo quản sai cách sẽ gây hư hại, mất hết dưỡng chất trong củ bình vôi. Vì thế, bạn cần để thảo dược trong các lọ kín hay túi nilon dày dặn, cất nơi khô ráo, tránh nấm mốc và côn trùng gây hại.
Sử dụng cây bình vôi có tác dụng gì cho sức khỏe?
Không chỉ là cây cảnh thông thường, bình vôi còn được biết đến là thảo dược quý chữa bệnh hiệu quả. Tác dụng của cây bình vôi đã được chứng minh rõ ràng trong nhiều tài liệu, nghiên cứu.
Theo y học cổ truyền
Đã từ rất lâu, nhiều nhà danh y nổi tiếng đã nghiên cứu, tìm hiểu về những đặc tính của cây bình vôi. Theo đó, thảo dược này là vị thuốc có tính lương, vị đắng và chủ yếu quy vào hai kinh là Tỳ và Can. Đồng thời, nhiều tài liệu Đông y cũng chỉ ra bình vôi có tác dụng an thần, tuyên phế. Từ đó chủ trị các chứng như:
- Mất ngủ, sốt rét, đau đầu.
- Long đờm, hen suyễn khó thở, ho lâu ngày.
- Ức chế các cơn co bóp, rối loạn nhu động tiêu hóa.
Theo y học hiện đại
Nghiên cứu cho thấy, trong cây thuốc có chứa hàm lượng lớn các chất tốt cho sức khỏe được tìm thấy trong thảo dược này. Điển hình phải kể đến nhóm các chất Alkaloid bao gồm: L- tetrahydropalmatin, Roemerin, Rotundin, Cepharanthin.
Vậy những hợp chất này có trong cây bình vôi chữa bệnh gì? Câu trả lời sẽ được chúng tôi chia sẻ ngay trong nội dung sau đây.
- Giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, ngủ sâu giấc hơn, kéo dài thời gian mỗi giấc ngủ.
- Giảm căng thẳng, lo âu, giúp thư giãn tinh thần, chống trầm cảm.
- Hạ nhiệt cơ thể, chữa sốt rét hiệu quả.
- Giúp chống các cơn co giật, co cơ.
- Trị ho có đờm, hen suyễn kéo dài, lao phổi.
- Hạ huyết áp, giảm bạch cầu, sản sinh hồng cầu trong máu.
- Chữa đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch.
- Hỗ trợ điều trị, giảm các cơn đau do gout và ngăn ngừa bệnh tái phát.
- Trị ngứa, chốc lở ngoài da.
Những cách sử dụng cây bình vôi hiệu quả nhất
Trong nhiều bài thuốc Đông y, cây bình vôi là nguyên liệu không thể thiếu. Dưới đây là những bài thuốc chữa bệnh từ củ bình vôi đơn giản, được sử dụng phổ biến mang đến hiệu quả nhất.
Cách pha trà từ cây bình vôi chữa mất ngủ
Theo các chuyên gia, sử dụng trà từ cây bình vôi sẽ mang đến cho bạn những giấc ngủ ngon, sâu giấc, rất tốt cho người bị mất ngủ. Bạn có thể pha trà theo 2 cách dưới đây đều rất hiệu quả.
- Cách 1: Chỉ sử dụng nguyên liệu là củ bình vôi khô. Với cách này, bạn cần chuẩn bị 3 – 6gr dược liệu đun cùng với 1 lít nước. Đến khi sôi thì cho nhỏ lửa, tiếp tục đun thêm 20 phút thì tắt bếp. Nước trà có thể dùng thay cho nước uống hàng ngày và dùng khi còn nóng sẽ dễ uống hơn.
- Cách 2: Kết hợp với các dược liệu khác. Bài thuốc này bao gồm: long nhãn, hạt sen, nhân hạt táo chua mỗi vị 15gr cùng củ bình vôi khô 8gr và 12gr lá vông. Sau đó, bỏ tất cả dược liệu vào ấm sắc cùng với 1 lít nước. Khi nước sôi tiếp tục đun nhỏ lửa đến khi cô cạn còn một nửa. Bạn nên dùng khi còn ấm để cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.
Bài thuốc này bạn có thể dùng trước khi ngủ 30 phút sẽ giúp dễ ngủ hơn, sâu giấc hơn.
Dùng để ngâm rượu thuốc
Ngâm rượu là cách sử dụng đơn giản nhất và mang đến nhiều hiệu quả nếu bạn dùng đúng cách. Để có bình rượu bổ dưỡng, bạn có thể tham khảo cách làm sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm củ bình vôi khô cùng rượu trắng 40 – 42 độ với tỷ lệ cứ 1kg dược liệu khô cần 5 lít rượu.
- Sử dụng bình thủy tinh rửa sạch, bỏ tất cả nguyên liệu vào bình rồi đậy kín nắp, bảo quản nơi khô ráo nhiệt độ khoảng từ 25 – 30 độ C.
Ủ rượu trong khoảng 20 ngày để rượu ngấm là có thể sử dụng. Bạn chỉ nên uống 1 – 2 lần trong ngày, mỗi ngày chừng 1 – 2 chén nhỏ (khoảng 50ml). Bạn có thể sử dụng thường xuyên nhưng tuyệt đối không dùng quá liều lượng để tránh gây ảnh hưởng đến gan, dạ dày. Trẻ em dưới 14 tuổi không nên sử dụng rượu để tránh những hệ lụy không đáng có.
Bài thuốc chữa rối loạn tiêu hóa, kiết lỵ
Bài thuốc này không chỉ giúp bạn khắc phục những vấn đề về tiêu hóa như đau bụng, đi ngoài, đau dạ dày mà còn kích thích vị giác, giúp bạn ăn ngon miệng hơn với công thức làm như sau:
- Lấy 3 – 6gr củ bình vôi khô sắc kỹ cùng với nước tinh khiết.
- Đến khi cô cạn thì loại bỏ bã, chắt lấy nước uống trong ngày.
Đối với trẻ em, bạn nên dùng liều lượng ít hơn chừng 0,02 – 0,03gr. Để an toàn nhất, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng để tránh gây hại đến sức khỏe. Sử dụng hàng ngày bạn sẽ thấy được những chuyển biến tích cực.
Bài thuốc chữa bệnh gout, giảm các cơn đau do gout gây ra
- Chuẩn bị: 3 – 6gr bột cây bình vôi (hoặc sao khô dược liệu rồi tán thành bột mịn).
- Hòa cùng với nước nóng và uống khi nước thuốc còn ấm.
Mỗi ngày, bạn chỉ cần sử dụng một lần và thực hiện đều đặn hàng ngày sẽ mang đến hiệu quả tích cực.
Những lưu ý khi sử dụng cây bình vôi
Cây bình vôi là dược liệu quý với công dụng chữa bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, trong thảo dược này cũng chứa một lượng độc tố nhất định có thể gây hại đến sức khỏe mỗi chúng ta. Vì thế, khi sử dụng bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Không được sử dụng quá liều lượng bởi có thể dẫn đến một vài tác dụng phụ như ngộ độc, gây tê niêm mạc, giảm nhịp đập của tim và hạ huyết áp đột ngột.
- Đối với những người bị hạ huyết áp nên sử dụng sau khi ăn no hoặc có thể dùng thêm mật ong hat đường.
- Không nên tự ý sử dụng hay thêm các dược liệu khác vào bài thuốc khi chưa có sự tham khảo của các chuyên gia hoặc bác sĩ. Nếu bạn thấy có bất cứ dấu hiệu nào khác thường cần tìm đến ngay cơ sở y tế để khám chữa bệnh kịp thời.
- Với trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hay cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng các bài thuốc từ cây bình vôi.
- Những người bị dị ứng, mẫn cảm với bất cứ thành phần nào trong bài thuốc không nên sử dụng.
Bài viết trên đây là những chia sẻ chi tiết nhất về cây bình vôi cũng như công dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng. Hy vọng qua bài viết này bạn có thể tìm thấy bài thuốc hữu ích cho sức khỏe bản thân và gia đình.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!