Chữa Chàm Bằng Lá Khế Có Hiệu Quả Không?

Chữa chàm bằng lá khế là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng. Các bài thuốc tắm, đắp, uống… từ lá khế không chỉ an toàn mà còn giúp giảm khó chịu, nổi mẩn hiệu quả. Vậy cách chữa này hiệu quả ra sao? Thực hiện thế nào cho đúng? Mời bạn đọc tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết sau đây.

Chữa chàm bằng lá khế có tốt không?

Bệnh chàm là một dạng viêm da cấp hoặc mãn tính, gây ra những nốt mẩn đỏ, bong tróc, sưng tấy trên bề mặt da. Bệnh thường tái phát theo từng đợt, dai dẳng và khó chịu.

Để điều trị chàm, trong dân gian thường truyền tai nhau một số bài thuốc từ thảo dược tự nhiên giúp cải thiện triệu chứng hiệu quả. Trong đó có lá khế.

Chữa chàm bằng lá khế là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng
Chữa chàm bằng lá khế là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng

Theo y học cổ truyền, lá khế vị chua, chát, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, thanh nhiệt, giảm ngứa và trị bệnh ngoài da hiệu quả. Bên cạnh đó, lá khế còn có công dụng mát gan và lợi tiểu. Ngoài ra, một số nghiên cứu hiện đại cho thấy, lá khế chứa nhiều khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa. Có tác dụng hỗ trợ phục hồi làn da tổn thương.

Chữa chàm bằng lá khế không chỉ hiệu quả mà còn an toàn, lành tính, dễ thực hiện và chi phí thấp. Tuy nhiên, người bệnh cần thực hiện với công thức và liều lượng phù hợp để đạt hiệu quả tốt nhất.

Top 6 cách chữa chàm bằng lá khế đúng và hiệu quả

Dưới đây là 6 bài thuốc chữa chàm bằng lá khế hiệu quả và được nhiều người áp dụng nhất. Mời bạn đọc tham khảo.

1. Tắm lá khế

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi, rửa sạch và ngâm sơ với nước muối loãng khoảng 10 phút.
  • Vớt lá khế ra, vò nát và cho vào nồi cùng 2 lít nước đun sôi khoảng 15 phút. Sau đó cho 1 ít muối hạt vào nồi nước và tắt bếp.
  • Đợi nước nguội bớt, lọc riêng phần lá và nước cốt. Pha thêm nước mát vào nước lá.
  • Dùng nước lá để tắm và vệ sinh vùng da bị chàm. Phần lá có thể dùng để chà xát nhẹ lên vùng da tổn thương để giảm triệu chứng.
  • Thực hiện hàng ngày. Nên tắm lá khế liên tục trong 1 – 2 tuần để đạt kết quả tốt nhất.

Hoặc người bệnh có thể dùng nước lá khế để lau da, sau đó tắm lại bằng nước sạch.

Chữa chàm bằng lá khế với bài thuốc tắm giúp giảm ngứa và nổi mẩn nhanh chóng
Chữa chàm bằng lá khế với bài thuốc tắm giúp giảm ngứa và nổi mẩn nhanh chóng

2. Trị chàm bằng cách chườm lá khế

Cách này giúp giảm ngứa và khó chịu nhanh chóng. Cách làm như sau:

  • Rửa sạch 1 nắm lá khế tươi và để ráo nước.
  • Cho lá khế vào chảo sao nóng đến khi héo vàng, khô và có mùi thơm.
  • Để lá vào 1 miếng vải mỏng, để bớt nóng và chườm lên vùng da bị chàm cho đến khi nguội.
  • Thực hiện hàng ngày. Sử dụng cho đến khi bệnh thuyên giảm.

Chú ý, khi thực hiện cần kiểm tra độ nóng của lá để tránh bỏng da và khiến bệnh thêm trầm trọng. Trong trường hợp có dấu hiệu bội nhiễm, người bệnh không nên dùng phương pháp này.

3. Uống nước lá khế để chữa bệnh chàm

Bên cạnh những phương pháp chữa ngoài da, người bệnh có thể uống nước lá khế để điều trị từ bên trong. Cách chữa này phù hợp với người bị chàm mãn tính hoặc có chức năng gan, thận kém.

Cách thực hiện bài thuốc uống từ lá khế để điều trị bệnh chàm như sau:

  • Lấy 1 nắm lá khế tươi, rửa sạch và ngâm sơ với nước muối loãng khoảng 15 phút.
  • Vớt lá ra để ráo nước. Sau đó cho lá vào nồi cùng nước đun sôi khoảng 10 phút để tinh chất trong lá khế tan hết.
  • Lọc lấy nước cốt để uống. Bạn có thể sử dụng thay nước lọc để uống hàng ngày. Duy trì sử dụng trong khoảng 1 – 2 tuần.

Ngoài cách trên, người bệnh có thể sao nóng lá khế tươi cho đến khi có mùi thơm. Sau đó cho vào ấm trà, hãm cùng nước sôi để uống.

Lưu ý, chỉ nên áp dụng cách trị chàm bằng lá khế này cho người lớn, không dùng cho trẻ nhỏ. Bạn cũng có thể sử dụng kèm lá khế cùng các bộ phận khác của cây khế như hoa, thân, cành…

Uống nước lá khế là cách chữa chàm từ bên trong, giúp phục hồi chức năng gan thận
Uống nước lá khế là cách chữa chàm từ bên trong, giúp phục hồi chức năng gan thận

4. Bài thuốc đắp từ lá khế

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi, rửa sạch và ngâm với nước muối loãng. Vớt lá ra và để ráo nước.
  • Giã nát lá khế cùng 1 chút muối.
  • Vệ sinh sạch vùng da tổn thương. Sau đó dùng phần lá đã giã nát đắp lên, để nguyên khoảng 15 phút.
  • Rửa lại với nước ấm và lau khô da bằng khăn bông mềm.
  • Áp dụng phương pháp này mỗi ngày để giảm triệu chứng khó chịu.

5. Dùng lá khế để xông hơi

Cách thực hiện:

  • Lấy 1 nắm lá khế tươi và non, rửa sạch.
  • Cho lá khế và nước vào nồi đun sôi khoảng 5 phút và tắt bếp.
  • Trùm chăn kín người cùng nồi nước lá. Xông hơi khoảng 20 phút, đến khi nước nguội. Có thể tận dụng nước lá để tắm.

6. Kết hợp lá khế và các loại thảo dược khác

Để tăng hiệu quả điều trị chàm bằng lá khế, người bệnh có thể sử dụng kết hợp với một số thảo dược khác như lá thông, lá long não, lá thanh hao…

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 ít lá khế, lá thanh hao, lá long não, khối lượng mỗi vị bằng nhau.
  • Rửa sạch nguyên liệu, ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút.
  • Cho tất cả nguyên liệu vào nồi cùng 2 lít nước đun sôi.
  • Lọc lấy nước cốt, pha thêm với nước mát để tắm và vệ sinh vùng da bị chàm. Có thể sử dụng phần lá để chà lên da.
  • Nên tắm lại bằng nước sạch.

Ưu điểm của chữa chàm bằng lá khế

Trị chàm bằng lá khế có những ưu điểm vượt trội sau:

  • An toàn, lành tính: Do nguyên liệu hoàn toàn từ tự nhiên nên phương pháp này không gây tác dụng phụ. Người bệnh có thể sử dụng hàng ngày mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Cách chữa này có thể áp dụng trị chàm cho nhiều đối tượng. Trong đó có cả trẻ em, người già, phụ nữ mang thai và sau sinh.
  • Dễ thực hiện tại nhà, nguyên liệu rẻ và dễ kiếm.
  • Nước lá khế có thể dùng hàng ngày để ngăn ngừa bệnh tái phát.
Chữa chàm bằng lá khế an toàn, lành tính cho cả trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai
Chữa chàm bằng lá khế an toàn, lành tính cho cả trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai

Những lưu ý khi chữa chàm bằng lá khế

Khi sử dụng lá khế để trị bệnh chàm, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Dùng nguồn lá khế đảm bảo chất lượng, không chứa thuốc trừ sâu hoặc sâu. bệnh. Bởi trong lá khế có thể chứa nhiều loại vi khuẩn, virus hoặc nấm gây hại. 
  • Trước khi sử dụng cần rửa sạch, ngâm kỹ với nước muối để khử vi khuẩn, tránh vết thương trên da bị nhiễm trùng.
  • Người bệnh nên sử dụng thời gian dài mới đạt kết quả, không nên ngắt quãng.
  • Thực hiện thao tác chà xát nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương da.
  • Nên kết hợp uống trong và dùng bên ngoài để mang lại công dụng cao. Tuy nhiên, nếu xuất hiện các dấu hiệu dị ứng, người bệnh nên dừng ngay.
  • Có thể kết hợp dùng lá khế và thoa kem dưỡng ẩm phù hợp để tăng hiệu quả điều trị.
  • Các bài thuốc từ lá khế an toàn và lành tính nhưng chưa được kiểm chứng. Hiệu quả ít hay nhiều sẽ tùy vào cơ địa, mức độ bệnh của từng người.
  • Phương pháp chữa chàm bằng lá khế chỉ phù hợp với bệnh nhẹ, không có tác dụng với bệnh mãn tính. Do đó, nếu trong trường hợp bệnh nặng hoặc có bội nhiễm, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị theo phác đồ.
  • Với một số người có làn da nhạy cảm, khi sử dụng lá khế để trị bệnh có thể bị kích ứng da. Nếu gặp các triệu chứng như châm chích nhẹ, ngứa… bạn nên dừng ngay biện pháp này để tránh rủi ro.
  • Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ bài thuốc nào.

Mặc dù là mẹo dân gian phổ biến, giúp giảm triệu chứng hiệu quả. Nhưng chữa chàm bằng lá khế chỉ là phương pháp hỗ trợ, không thể trị dứt điểm. Vì vậy, người bệnh nên đi khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ đưa ra.

Xem thêm:

4.5/5 - (8 bình chọn)

Thanh bì dưỡng can thang đã được VTV2 giới thiệu là giải pháp Đông y hoàn chỉnh cho các bệnh lý về da tự miễn trong đó có chàm da.
Hạt nhục đậu giúp giảm nhanh và hiệu quả các triệu chứng của bệnh chàm
Cách trị eczema bằng hạt nhục đậu hiệu quả ít ai biết
Điều trị eczema bằng hạt nhục đậu là phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng. Những thành phần có trong hạt nhục đậu giúp làm giảm các triệu…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *