Bé bị nổi mề đay ban đêm do nguyên nhân gì, cách chữa mau khỏi

Bé bị nổi mề đay ban đêm là tình trạng mà da của trẻ em xuất hiện mẩn đỏ và ngứa vào ban đêm. Điều này có thể gây khó chịu cho bé và làm giảm chất lượng giấc ngủ của bé cũng như cản trở sự phát triển và tăng trưởng của bé. Mề đay ban đêm thường liên quan đến nhiều nguyên nhân, và việc đối phó với tình trạng này cần phải làm đúng cách để giảm thiểu khó chịu cho bé. Nhưng việc dùng thuốc để điều trị cần hết sức thận trọng vì sức đề kháng của trẻ còn yếu, các cơ quan như gan, thận, hệ hô hấp chưa phát triển hoàn thiện. Vậy trẻ bị nổi mề đay về đêm do nguyên nhân nào? Đâu là cách chữa an toàn, hiệu quả giúp trẻ hết mẩn ngứa? Mời các phụ huynh cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Trẻ bị nổi mề đay về đêm
Nổi mề đay về đêm dễ khiến trẻ quấy khóc, khó ngủ

Trẻ bị nổi mề đay về đêm là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Nổi mề đay, mẩn ngứa là tình trạng da của trẻ bị kích thích bởi các tác nhân gây dị ứng. Theo các chuyên gia da liễu, đây thường là biểu hiện của chứng dị ứng da thông thường. Chứng phát ban này có thể xuất hiện vào ban ngày, trưa, nhưng nặng nhất vẫn là chiều tối và đêm. Triệu chứng phổ biến đi kèm là tình trạng mẩn đỏ, sẩn phù, ngứa da.

Tùy thuộc vào thời gian mắc bệnh, triệu chứng đi kèm mà bệnh được phân loại thành các nhóm khác nhau. Trong đó phổ biến nhất là mề đay cấp tính và mề đay mãn tính.

  • Mề đay cấp tính: Xảy ra khi các triệu chứng mẩn ngứa, phát ban trên da kéo dài dưới 6 tuần.
  • Mề đay mãn tính: Bệnh được xem là mãn tính nếu thời gian mắc bệnh kéo dài trên 6 tuần và thường xuyên tái phát các triệu chứng. Lúc này bệnh sẽ có biểu hiện dai dẳng, khó chữa dứt điểm hơn so với thể cấp tính nêu trên.

Ở trường hợp bệnh nhẹ, cấp tính thì dấu hiệu kể trên có thể tự mất sau một vài giờ. Tuy nhiên, nếu trẻ mắc phải bệnh mãn tính hoặc không được cách ly khỏi tác nhân gây dị ứng, tình trạng bệnh có thể tái đi tái lại.

Trong nhiều trường hợp, hiện tượng nổi mề đay về đêm không gây nguy hiểm cho trẻ. Tuy nhiên, trẻ em thường khó kiểm soát được hành động, cảm xúc của mình. Khi bị nổi mề đay, theo phản xạ tự nhiên, trẻ sẽ dễ gãi mạnh gây tổn thương da, khó ngủ, ngủ không sâu giấc, quấy khóc. Ở một số trẻ còn gặp hiện tượng sốt, phù mạch, thậm chí là suy hô hấp. Do đó, ba mẹ không nên chủ quan mà cần đưa trẻ đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh. Từ đóm bác sĩ mới có thể chỉ định phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả dành cho trẻ.

Nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mề đay về đêm cha mẹ nên biết

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mề đay ở trẻ, nhưng chủ yếu vẫn là do dị ứng. Kèm theo đó là các biểu hiện để phụ huynh có thể nhận dạng được trẻ đang bị mề đay tấn công.

  • Do dị ứng thời tiết: Khi trời về đêm sương xuống nhiều, nhanh, đột ngột, làm trẻ chưa kịp thích nghi với sự thay đổi này. Thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh hay ngược lại, đều khiến da trẻ bị khô, nhạy cảm hơn bình thường, tạo điều kiện cho mề đay tấn công.
  • Do nhiễm khuẩn: Nguyên nhân này chiếm hơn 80% các ca mắc mề đay cấp tính ở trẻ nhỏ. Do sức đề kháng của trẻ còn yếu nên các loại vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, những dấu hiệu mẩn đỏ xuất hiện sau vài ngày, kéo dài từ 1 – 2 tuần, rồi biến mất không để lại dấu vết.
  • Do thực phẩm: Các loại thực phẩm gây mẩn ngứa xuất phát từ hải sản tươi sống, tôm, cua, mực, hay nhóm có thành từ sữa, trứng, đậu phộng…Có một số trường hợp, ngoài nổi phát ban kèm theo phù nề ở hầu, họng…
  • Do côn trùng đốt: Trời về đêm là điều kiện thuận lợi để các loại côn trùng như kiến ba khoang, kiến lửa, ong vàng hoành hành.. Nọc độc của côn trùng khi phóng thích vào da sẽ khiến da trẻ bị nổi mẩn đỏ, sưng tấy ngay lập tức.
  • Do dị ứng thuốc tây: Khi trẻ trong giai đoạn từ 1 – 12 tuổi, phải tiêm kháng sinh để phòng các bệnh lây nhiễm. Lúc đó sẽ xuất hiện các phản ứng sau tiêm như sưng, phồng, mụn nước đỏ ngay tại vị trí tiêm. Bên cạnh đó nhóm thuốc hạ sốt, hay giảm đau cũng là nguyên nhân gây mề đay về đêm ở trẻ.
  • Do các chất gây dị ứng: Với những trẻ có làn da mẫn cảm, dễ kích ứng, khi tiếp xúc với chăn mền, đệm bẩn, lông động vật, đều có thể bị mề đay tấn công vào ban đêm.
  • Có một số nguyên nhân hiếm gặp nhưng cũng là tác nhân xúc tác để trẻ bị bùng phát mề đay như đang trong quá trình điều trị bệnh lupus ban đỏ, viêm mạch…

Nguyên nhân khiến bé bị nổi mề đay về đêm

Triệu chứng nổi mề đay về đêm ở trẻ

Trẻ bị nổi mề đay về đêm thường có các biểu hiện như sau:

  • Ngứa dữ dội: Ngứa là biểu hiện chung ở người bị phát ban, tuy nhiên khi trẻ bị mề đay về đêm thì cơn ngứa rất dữ dội, khiến trẻ phải cào cấu hay gãi liên tục để giảm sự châm chích khó chịu. Ở trẻ sơ sinh thường quấy khóc, mất ngủ thậm chí là bỏ bú.
  • Nốt sẩn, phù nề: Các nốt mẩn xuất hiện quanh da có màu đỏ hoặc hồng, với hình dạng và kích thước không đồng đều. Kèm theo đó là vết sưng tấy, phù nề tại chỗ.
  • Nếu bị mãn tính còn có các triệu chứng nghiêm trọng khác như sau:
  • Phù mạch tại các vị trí: mí mắt, môi, tay chân…
  • Sốt cao, chóng mặt, mệt mỏi, khó thở…
  • Da bị rát đỏ đau đớn.

Dấu hiệu nổi mề đay ở trẻ em

Các bậc cha mẹ nếu phát hiện trẻ có dấu hiệu của mề đay về đêm, đừng nên nóng vội. Bởi vì cơ thể trẻ có cơ chế miễn dịch, khả năng tự miễn lại sự tấn công của các yếu tố gây bệnh. Nhưng phụ huynh cũng đừng nên chủ quan, những tổn thương do mề đay mang lại có kho ảnh hưởng đến phát triển chung của trẻ. Hãy tìm phương pháp điều trị hiệu quả nhất để đảm bảo sức khỏe cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Trẻ bị nổi mề đay về đêm – Khi nào cần đi khám bác sĩ? Cách chẩn đoán bệnh

Các bác sĩ da liễu khuyến cáo, nếu thấy bé bị nổi mề đay kèm theo các triệu chứng sau, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được xử lý kịp thời:

  • Sốt nổi mề đay tái phát liên tục khiến bé quấy khóc, biếng ăn, ngủ không sâu giấc.
  • Triệu chứng bệnh kéo dài không thuyên giảm, có dấu hiệu nổi mẩn đỏ ngày càng nghiêm trọng.
  • Bé xuất hiện một trong các triệu chứng như khó thở, sốt cao, nôn chớ, quấy khóc không ngừng,… Đây là biểu hiện chứng tỏ bé có nguy cơ bị sốc phản vệ, cần được xử lý cấp cứu.
  • Trẻ bị nổi mề đay phù mạch, da có dấu hiệu nhiễm trùng hay bội nhiễm do bé gãi ngứa mạnh làm tổn thương da.

Khi khám bệnh, bác sĩ thường dựa trên việc quan sát các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng để xác định tình trạng, mức độ bệnh, nguyên nhân gây bệnh. Từ đó sẽ có biện pháp xử trí, chữa trị phù hợp, hiệu quả nhất dành cho bé.

Chẩn đoán lâm sàng dựa trên việc quan sát triệu chứng bệnh như sau:

  • Hình dáng, màu sắc, kích thước, vị trí các nốt sẩn phủ như thế nào?
  • Mề đay chỉ xuất hiện tại một vài vị trí nhất định hay lan rộng ra toàn thân.
  • Thời gian phát bệnh, mắc bệnh trong bao lâu? Tần suất tái phát bệnh diễn ra như thế nào?
  • Bé có biểu hiện nổi mề đay tại các vùng môi, mí mắt, cơ quan sinh dục không
  • Trẻ có kèm theo các triệu chứng như phù mạch, khó thở, đau bụng, nôn trớ không?…

Chẩn đoán cận lâm sàng được đưa ra qua việc thực hiện các xét nghiệm cần thiết:

  • Lấy mẫu bệnh phẩm tại vùng da bị nổi mề đay để thử nghiệm lẩy da giúp xác định nguyên nhân gây bệnh có phải do các dị nguyên như phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật không?
  • Xét nghiệm công thức máu
  • Nếu bị nổi mề đay kéo dài về đêm, bé sẽ được yêu cầu thực hiện sinh thiết da
  • Xét nghiệm định lượng kháng nguyên đặc hiệu Ige

Mách mẹ giải pháp khắc phục khi trẻ bị nổi mề đay về đêm

Dù mề đay về đêm xảy ra ở trẻ em hay người lớn thì nguyên tắc đầu tiên để trị bệnh là phải xác định được chính xác nguyên nhân. Từ những căn nguyên đó mà bác sĩ tìm ra được hướng chữa bệnh, giải quyết các dấu hiệu và ngăn ngừa tái phát.

Trong trường trẻ bị tình trạng mề đay về đêm cấp tính hay mãn tính, tùy theo mức độ nặng nhẹ có thể áp dụng các cách điều trị sau đây:

Dùng thuốc nhóm kháng histamin

Thuốc kháng histamin chia làm hai nhóm là kháng histamin H1 là thế hệ cũ và kháng histamin H2 thế hệ mới. Chỉ định chung của cả 2 nhóm thuốc kháng histamin là giảm nhanh các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mề đay, ban da, viêm da dị ứng hay bị côn trùng cắn…

Tuy nhiên nhóm histamin H1 có tác dụng phụ là khô miệng, buồn ngủ, ảnh hưởng thị giác, gây bí tiểu…Nhóm histamin H2 có ưu điểm vượt trội hơn khi khắc phục được các nhược điểm của histamin H1.

  • Một số thuốc kháng histamin H1: Promethazin hydroclorid (Phenergan, Dimedrol), Brompheniramin maleat, Diphenhydramin hydroclorid (Nautamine, Benadryl), Hydroxyzin hydroclorid (atarax), Clorpheniramin maleat..
  • Một số thuốc kháng histamin H2: Fexofenadin (telfast), Loratadine (Clarytin), Cetirizin hydroclorid (Zyrtec).
  • Thuốc corticoid: Thuốc này có thể dùng dạng uống, tiêm hay kem bôi ngoài da. Đây là thuốc giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh, thường dùng khi trẻ có biểu hiện mề đay nặng, cấp tính, phù mạch hoặc không đáp ứng với nhóm thuốc kháng histamin kể trên.
  • Kết hợp thuốc kháng histamin với Andrenalin liều cao: Thường được bác sĩ chỉ định khi bé có biểu hiện phù mạch
Cha mẹ cần dùng thuốc Tây y khi trẻ bị nổi mề đay về đêm một cách thận trọng
Cha mẹ cần dùng thuốc Tây y khi trẻ bị nổi mề đay về đêm một cách thận trọng

Thuốc kháng histamin chỉ có tác dụng trị các triệu chứng dị ứng chứ không diệt được nguyên nhân. Vậy nên việc dùng nhóm thuốc này cũng phải kiên trì trong thời gian dài mới hạn chế được mề đay về đêm tái phát. Ngoài ra, các nhân viên y tế cũng có thể chỉ định các dạng kem chống ngứa nhóm hydrocortisone hay nhóm thuốc dạng bôi ngoài khác để dùng cho trẻ bị nổi mề đay về đêm.

Cha mẹ không được tự ý mua thuốc dùng ngoài mà phải tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng, thời gian và cách dùng thuốc. Tránh hạn chế xảy ra những điều đáng tiếc cho cơ thể non nớt của trẻ.

Sử dụng thảo dược thiên nhiên khi trẻ bị nổi mề đay về đêm

Nếu bạn sợ tác dụng phụ của thuốc tây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ, hãy thử áp dụng các biện pháp dân gian mà chúng tôi gợi ý bên dưới để trị mề đay về đêm.

  • Chườm, tắm bằng nước ấm: Nước ấm có tác dụng làm giãn mao mạch dưới da, giúp lưu thông máu, thải độc tố, ngăn ngừa cơn ngứa ngáy. Chính vì vậy, sau khi chườm hay tắm bằng nước ấm, trẻ sẽ ít có cảm giác ngứa hạn chế gãi nên vết mẩn đỏ không thể lan rộng sang vùng da khác.
  • Tắm nước lá khế: Lá khế có thành phần quercetin, flavonoid, vitamin C, giúp sát trùng vết thương, giảm dị ứng, thải độc tố, tăng cường sức đề kháng…Lấy một ít lá dâu tằm cho vào nồi đun sôi, thêm vào nước mát để giảm bớt độ nóng và tắm cho trẻ để giảm mề đay.
  •  Sử dụng lá kinh giới: Lá kinh giới Source : d – Menthone, d – Limone, 1,8% tinh dầu…Tốt trong việc hạ nhiệt, chống dị ứng..Bạn chỉ cần lấy một nắm lá kinh giới rửa sạch đem đi vò nát rồi chúng với nước trong thau để cho trẻ tắm.
  • Dùng lá dâu tằm: Loại lá này chứa các acid amin tự do (phenylalanin, alanin,..), protid, vitamin C, B1, D, acid hữu cơ, chính nhờ các thành phần này mà dâu tằm có công dụng ngủ dễ dàng và ngon giấc. Tương tự như 2 cách trên, lấy một nắm lá dâu tằm đun sôi với nước rồi pha với nước mát đem đi tắm cho trẻ.
  • Nước gừng pha mật ong: Gừng không những là hương vị dân gian mà còn có tính ấm, kháng khuẩn, chữa lành vết thương hiệu quả.  Mật ong tác dụng chủ yếu là giữ ẩm, chống viêm, làm mềm da. Khi kết hợp hai nguyên liệu sẽ giúp các triệu chứng của da trẻ được thuyên giảm nhanh chóng. Trình tự thực hiện mẹo này như sau: Gừng đem sắc lát nhỏ vừa đủ, đập dập hoặc xay nhuyễn. Pha gừng với 1 cốc nước ấm với 2 thìa cà phê mật ong. Cho trẻ uống khi còn nóng ấm, nên cho trẻ uống sau bữa ăn tối 1 tiếng để có hiệu quả tốt nhất.

Dùng thảo dược tự nhiên chữa mề đay

Những mẹo dân gian có dược liệu chủ yếu từ thiên nhiên, lành tính, và các phương pháp dễ thực hiện lại ít có tác dụng phụ nên được rất nhiều phụ huynh ưa chuộng, tin dùng. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là tác dụng chậm, hiệu quả phụ thuộc vào cơ địa và sức khỏe của trẻ.

Khi áp dụng các biện pháp chữa bệnh tại nhà nêu trên, nếu bé không có dấu hiệu thuyên giảm, tần suất tái phát bệnh cao thì cha mẹ cần sớm đưa bé đi khám bác sĩ.

Chữa mề đay ngứa da cho trẻ bằng thuốc Đông y

Bên cạnh sử dụng thuốc Tây y, mẹo dân gian, cách chữa nổi mề đay về đêm ở trẻ nhỏ bằng thuốc Đông y cũng được nhiều cha mẹ tin dùng. Đây là thuốc thảo dược nên hạn chế được các tác dụng phụ lên cơ thể trẻ. Ngoài ra, thuốc Đông y còn được ưa chuộng bởi sự an toàn, lành tính, không những giúp bé cải thiện triệu chứng bệnh mà còn ăn ngon miệng hơn, ngủ sâu giấc hơn.

Sở dĩ như vậy bởi Đông y có cơ chế trị bệnh khác với Tây y. Không tâp trung vào xử lý phần triệu chứng bệnh như thuốc Tây, thuốc Đông y sẽ đi sâu vào căn nguyên gây bệnh bên trong cơ thể. Cụ thể, Đông y xem nổi mề đay về đêm thuộc chứng Phong chẩn khối. Bệnh thường xảy ra bởi nhiệt độc, huyết nhiệt, thực tích… Để chữa khỏi bệnh, cần tăng cường sức khỏe, chức năng gan thận cho người bệnh, kết hợp với đào thải độc tố ra bên ngoài cơ thể.

Các mẹ có thể tham khảo một số sản phẩm, bài thuốc trị nổi mề đay ở trẻ em về đêm như sau:

Bài thuốc trị nổi mề đay do phong nhiệt

  • Thành phần gồm: 15g phù bình,  15g ké đầu ngựa,  10g kim ngân, 15g sinh địa,  10g ngưu hoàng, 10g liên kiều, 10g bạc hà, 15g trúc diệp, 15g lô căn, 10g kinh giới.
  • Cách thực hiện: Một thang thuốc đem sắc nhỏ lửa, chia ra mỗi ngày uống 1 – 1/2 thang (Tùy mỗi bé), uống làm nhiều lần trong ngày.

Bài thuốc trị mề đay thể phong hàn

  • Thành phần gồm các vị thuốc: 10g phòng phong, 5g quế chi, 10g bạch chỉ, 10g can khương, 10g kinh giới, 5g tế tân, 5g tử tô,10g ma hoàng.
  • Cách thực hiện: Một thang thuốc đem sắc nhỏ lửa, chia ra mỗi ngày uống 1 – 1/2 thang (Tùy mỗi bé), uống làm nhiều lần trong ngày.
Thuốc điều trị chứng nổi mề đay sau sinh Đông y
Thuốc Đông y an toàn, lành tính nên nhiều người lựa chọn

 

Lưu ý rằng những bài thuốc trên là bài thuốc sưu tầm, cha mẹ cần tham khảo ý kiến của các thầy thuốc Đông y nhiều kinh nghiệm, không nên tự ý sử dụng cho bé. Trong quá trình dùng thuốc, nếu bé có triệu chứng lạ hay bất thường, cần ngưng sử dụng và đưa bé đi khám để được xử lý kịp thời.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị nổi mề đay về đêm giúp phòng ngừa bệnh

Khi trẻ bị nổi mề đay về đêm, trẻ rất dễ bị sụt cân vì trẻ không được ngủ ngon giấc, hay quấy khóc. Để giúp trẻ nhanh khỏi nổi mề đay và phòng ngừa bệnh tái phát, cha mẹ nên lưu ý những thông tin sau để chăm sóc trẻ mau khỏi bệnh.

  • Phải tìm rõ nguyên nhân bùng phát mề đay để có cách trị tận gốc bệnh mà trẻ gặp phải.
  • Không dùng nước nóng cho trẻ mà phải dùng nước ấm, để hạn chế bị khô da.
  • Tắm cho trẻ bằng thảo dược dân gian hằng ngày để loại bỏ các tạp chất, mồ hôi, hay vi khuẩn bám trên da.
  • Không cho trẻ ăn các loại thực phẩm gây kích ứng như tôm, cá, cua…
  • Giữ vệ sinh chăn mền, giường chiếu luôn sạch sẽ, khô thoáng ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi, phát triển.
  • Mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều các loại rau xanh, hoa quả giàu vitamin, bổ sung khoáng chất để tăng sức đề kháng cho bé
  • Sử dụng xà phòng cho trẻ phải có độ pH trung bình, không cho trẻ tiếp xúc hóa chất, chất tẩy rửa…
  • Dùng sữa dưỡng ẩm cho trẻ nhằm làm mềm da, giữ ẩm da của trẻ.

Qua bài viết trên, chắc hẳn các bậc phụ huynh đã cung cấp được nhiều thông tin về việc trẻ bị nổi mề đay về đêm, nguyên nhân và cách nhận biết bệnh. Sức khỏe của trẻ gắn liền với tương lai sau này, vậy nên bố mẹ hãy chăm sóc trẻ thật cẩn thận, chu đáo.

4.7/5 - (4 bình chọn)
chua me day bang la khe 1
5 mẹo chữa mề đay bằng lá khế tốt cho bà bầu và trẻ nhỏ
Trong dân gian, chữa mề đay bằng lá khế là một giải pháp được rất nhiều người tin dùng, thậm chí cả bà bầu và trẻ nhỏ - là những…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *