Thuốc Loratadin: Công dụng, cách dùng, đối tượng sử dụng và giá bán hiện nay

Thuốc Loratadin là loại thuốc gì? Vì sao thường được chỉ định để điều trị tình trạng dị ứng, nổi mề đay? Nhằm giúp giải đáp những thắc mắc trên của người đọc, bài viết dưới đây xin giới thiệu đầy đủ thông tin về thành phần, hàm lượng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng sản phẩm này.

Loratadin là thuốc gì?

  • Tên hoạt chất chính là: Loratadine
  • Tên biệt dược là : Alavert®, Claritin®
  • Nhóm thuốc: Kháng Histamin

Loratadine là một loại thuốc kháng Histamin thế hệ 2, thường được sử dụng để điều trị các triệu nổi mề đay, phát ban, chảy nước mắt, nước mũi và các triệu chứng dị ứng khác nhờ khả năng kháng Histamin (hoạt chất gây dị ứng).

me day sau sinh khoi hoan toan 2
Mề Đay Đỗ Minh là bài thuốc nam gia truyền 150 năm của nhà thuốc Đỗ Minh Đường. Hàng ngàn bệnh nhân kể cả PHỤ NỮ SAU SINH, MANG THAI hay TRẺ NHỎ đều đã thoát khỏi cảnh mẩn ngứa mề đay nhờ tin dùng bài thuốc này. Xem ngay
Hình ảnh thuốc Loratadin
Hình ảnh thuốc Loratadin

Hàm lượng và các dạng bào chế của thuốc

Theo thông tin từ nhà sản xuất thuốc Loratadin được bào chế thành 3 dạng chính là: Viên nén thường, viên nén tan nhanh và siro uống. Tương ứng với một dạng bào chế, nhà sản xuất lại cho ra đời nhiều hàm lượng khác nhau để phục vụ nhu cầu sử dụng của người dùng. Cụ thể:

  • Dạng viên nén thường: Được bào chế theo hàm lượng 10mg.
  • Dạng viên tan nhanh: Cũng được bào chế theo hàm lượng 10mg.
  • Dạng siro uống: Được bào chế thành lọ 60mg theo tỉ lệ Loratadine 5 mg/5 ml (có nghĩa cứ 5ml siro thì có 5mg Loratadine).

Thành phần

Ngoài thành phần chính là các hoạt chất Loratadine, thuốc Loratadin còn chứa hàng loạt các tá dược khác như: Lactose monohydrate, microcrystalline cellulose (E460), maize starch, magnesium stearate.

Tùy theo từng hàm lượng và dạng bào chế khác nhau mà tỉ lệ các thành phần sẽ có sự khác biệt.

Cơ chế hoạt động và tác dụng của thuốc Loratadin

Sau khi đi vào cơ thể các hoạt chất của thuốc Loratadin sẽ nhanh chóng ngăn chặn các tế bào Mast phóng thích  Histamin. Từ đó, giúp thuyên giảm và phòng ngừa hiệu quả các triệu chứng viêm mũi dị ứng, nổi mề đay.

Các nhà nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng thuốc Loratadin không phân bố vào não nên sẽ không gây buồn ngủ hoặc kích thích hệ thần kinh trung ương, an toàn cho người sử dụng. Hiệu quả thuốc đạt nồng độ cao nhất là sau 1,5 giờ kể từ khi uống và thời gian bán thải tương ứng là 17 giờ.

Với cơ chế hoạt động hiệu quả, thuốc Loratadin được biết với những công dụng nổi bật sau:

  • Hỗ trợ thuyên giảm triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ, khô nóng của bệnh viêm kết mạc dị ứng, nổi mề đay, dị ứng phấn hoa, dị ứng theo mùa.
  • Điều trị hiệu quả triệu chứng chảy nước mũi, chảy nước mắt do dị ứng.
  • Ngoài ra các nhà khoa học cũng đã chỉ ra khi kết hợp thuốc Loratadin với Glucocorticoid dạng hít hoặc Pseudoephedrine sẽ giúp điều trị dứt điểm tình trạng ngạt mũi sau vài lần sử dụng.
  • Bên cạnh đó, sản phẩm này cũng có thể sử dụng để giảm vết cắn, vết đốt do côn trùng.
Sản phẩm này thường được dùng để điều trị các tình trạng dị ứng, mẩn ngứa, nổi mề đay
Sản phẩm này thường được dùng để điều trị các tình trạng dị ứng, mẩn ngứa, nổi mề đay

Đối tượng chỉ định và chống chỉ định

Là thuốc biệt dược nên việc sử dụng Loratadin cần tuân thủ theo đúng chỉ định của nhà sản xuất hoặc bác sĩ về đối tượng sử dụng và chống chỉ định. Hãy chắc chắn rằng mình nằm ngoài đối tượng không được phép sử dụng sản phẩm này trước khi quyết định dùng.

Đối tượng chỉ định

Thuốc Loratadin được chỉ định cho các đối tượng sau:

  • Người bị viêm mũi dị ứng.
  • Người bị viêm kết mạc dị ứng.
  • Người bị nổi mề đay có liên quan đến Histamin.

Đối tượng chống chỉ định

Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, những đối tượng dưới đây không nên sử dụng sản phẩm này để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị bệnh.

  • Những người bị mẫn cảm hoặc dị ứng với Loratadin, Desloratadine hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Tuyệt đối không tự ý dùng sản phẩm cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi vì cơ địa và hệ miễn dịch của bé còn yếu chưa đáp ứng được dược tính của thuốc.
  • Những bệnh nhân bị phì đại tuyến tiền liệt, tiểu đường tuýp 2, bí tiểu, tắc nghẽn đường tiết niệu, những người đang mắc bệnh tim mạch, gan-thận có vấn đề hay bị cường giáp cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Loratadin

Dù là tự ý mua hay dùng thuốc theo đơn của bác sĩ thì người bệnh cũng cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn trên bao bì và hướng dẫn của các chuyên gia. Việc tự ý tăng liều, giảm liều hoặc kéo dài thời gian sử dụng thuốc sẽ mang đến những tác dụng phụ không mong muốn. Tùy vào từng dạng bào chế của thuốc mà cách dùng hiệu quả lại khác nhau. Cụ thể như:

Đối với thuốc Loratadin dạng viên nén thông thường:

  • Người bệnh nên nuốt trực tiếp cả viên thuốc với một ly lọc vừa đủ.
  • Tuyệt đối không nghiền nát, bẻ đôi, hòa tan hoặc sử dụng bất kỳ loại nước nào khác để thay thế.

Đối với thuốc Loratadin dạng viên nén tan nhanh:

  • Khi dùng thuốc Loratadin dạng viên nén tan nhanh người bệnh chỉ cần lấy và đặt viên thuốc trên lưỡi rồi để nó tự tan.
  • Tuyệt đối không nghiền nát thuốc hoặc nuốt cả viên thuốc ngay khi đưa vào miệng.

Đối với thuốc Loratadin dạng siro uống:

  • Đối với dạng dung dịch, cách tốt nhất để uống là sử dụng công cụ đo lường để xác định liều lượng chính xác. Tuyệt đối không sử dụng muỗng cà phê để ước chừng vì có thể dẫn đến sai lệch lớn về liều lượng.
  • Sau khi xác định xong lượng thuốc cần dùng, người bệnh uống trực tiếp mà không được hòa tan với nước vì sẽ khiến hàm lượng thay đổi.
Thuốc Loratadin dạng siro thích hợp dùng cho trẻ nhỏ
Thuốc Loratadin dạng siro thích hợp dùng cho trẻ nhỏ

Tuy nhiên dù là uống thuốc theo bất kỳ cách nào thì khi sử dụng người bệnh cũng cần:

  • Không sử dụng khi thuốc đã hết hạn, có mùi vị lạ hoặc bị biến dạng.
  • Sử dụng thuốc đều đặn, liên tục hạn chế việc quá liều hoặc quên liều trong quá trình điều trị.
  • Đối với dạng viên nén (bao gồm viên nén thông thường và viên nén tan nhanh) nếu chưa có nhu cầu sử dụng luôn, người bệnh nên để thuốc nguyên trong vỉ. Tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với không khí quá lâu, làm chảy nước, tan thuốc hoặc biến dạng.
  • Đối với dạng siro uống sau mỗi lần sử dụng sản phẩm người bệnh cần vặn chặt nắp lọ để thuốc không bị đổ hoặc sánh ra ngoài.

Liều dùng quy định của Loratadin

Thuốc Loratadin có thể dùng cho cả trẻ em trên 2 tuổi. Tuy nhiên liều dùng sẽ có sự khác biệt với người lớn. Cụ thể:

Đối với người lớn:

  • Liều dùng thông thường cho người lớn khi điều trị viêm mũi dị ứng: Dùng 10mg/ lần/ ngày.
  • Liều dùng thông thường cho người lớn khi điều trị bệnh mề đay:  Cũng là uống 10mg/ lần/ ngày.

Đối với trẻ em:

  • Đối với trẻ em từ 2-5 tuổi: Chỉ nên dùng dạng siro cho bé, ngày dùng 1 lần, mỗi lần 5ml.
  • Đối với trẻ em từ 6 tuổi trở lên: Có thể dùng cả dạng viên nén cho bé, ngày dùng 1 lần, mỗi lần dùng 10mg.

Đối với bệnh nhân suy gan cấp độ nặng:

  • Liều khởi đầu: 2 ngày dùng 1 lần, mỗi lần dùng 10mg.
  • Liều duy trì: Căn cứ vào tình trạng dung nạp thuốc của cơ thể, các bác sĩ sẽ điều chỉnh phù hợp.

Đối với bệnh nhân bị suy thận nặng (độ thanh lọc Clcr<30ml/ phút):

  • Dùng 10mg/ lần/ 2 ngày cho người lớn và trẻ em trên 6 tuổi.
  • Dùng liều 5mg/ lần/ 2 ngày cho trẻ em từ 2-5 tuổi.

Đối với người già:

  • Liều dùng không cần thay đổi.
  • Tuy nhiên đối với những người già có sức đề kháng yếu hoặc đang điều trị các bệnh lý khác sẽ được chỉ định liều dùng phù hợp riêng.

Cách bảo quản thuốc Loratadin

Người bệnh nên bảo quản thuốc Loratadin theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

  • Để thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.
  • Tuyệt đối không để thuốc ở nơi ẩm ướt như nhà tắm hoặc tủ lạnh.
  • Để Loratadine ở nhiệt độ phòng, khoảng 30 độ C và xa tầm tay của trẻ nhỏ, thú nuôi.
  • Nên nhớ rằng mỗi loại thuốc sẽ có cách tiêu hủy khác nhau. Vì vậy khi thuốc hết hạn người bệnh nên gọi cho trung tâm xử lý rác thải địa phương hoặc bác sĩ điều trị riêng để xin tư vấn.
Loại bỏ và xử lý đúng cách đối với những vỉ thuốc Loratadin đã hết hạn
Loại bỏ và xử lý đúng cách đối với những vỉ thuốc Loratadin đã hết hạn

Tác dụng phụ có thể xảy ra nếu dùng Loratadin sai cách

Hầu hết các thuốc biệt dược khi sử dụng sai cách đều có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, Loratadin cũng thế. Dưới đây là một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng loại thuốc này:

Tác dụng phụ thường gặp ở nhiều người:

  • Đối với hệ thần kinh: Xuất hiện cảm giác đau đầu.
  • Đối với hệ tiêu hóa: Xuất hiện triệu chứng đau bụng, tiêu chảy.
  • Đối với tai-mũi-họng: Xuất hiện tình trạng viêm họng, khô miệng, lở miệng, chảy máu cam, mắt đỏ hoặc ngứa.
  • Các tác dụng phụ thường gặp khác như: Khó ngủ, ngủ không sâu, hồi hộp, suy nhược cơ thể,…

Tác dụng phụ ít gặp:

  • Đối với hệ thần kinh: Xuất hiện cảm giác chóng mặt, hoa mắt.
  • Đối với hệ hô hấp: Xuất hiện triệu chứng khô mũi, hắt xì hơi liên tục.
  • Tác dụng phụ ít gặp khác: Một số người bệnh sau khi sử dụng sản phẩm có thể xuất hiện tình trạng viêm kết mạc.

Tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Đối với hệ thần kinh: Xuất hiện tình trạng trầm cảm.
  • Đối với tim mạch: Xuất hiện tình trạng tim đập nhanh, loạn nhịp, đánh trống ngực liên tục.
  • Đối với hệ tiêu hóa: Xuất hiện cảm giác buồn nôn, nôn.
  • Đối với bộ chuyển hóa: Làm suy giảm chức năng gan, xuất hiện tình trạng kinh nguyệt không đều đối với phụ nữ.
  • Tác dụng phụ hiếm gặp khác như: Nổi mề đay, sốc phản vệ.
Việc dùng thuốc sai cách có thể khiến người bệnh bị trầm cảm nặng
Việc dùng thuốc sai cách có thể khiến người bệnh bị trầm cảm nặng

Trên đây chưa phải tất cả các tác dụng phụ của thuốc Loratadin. Do đó nếu cơ thể có những biểu hiện lạ, bao gồm những triệu chứng chưa được liệt kê ở trên người bệnh cần gọi điện cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế để được kiểm tra.

Tương tác thuốc

Loratadin khi kết hợp với một số loại thuốc khác có thể làm gia tăng nguy cơ gặp các tác dụng phụ. Vì vậy, hãy chủ động thông báo với bác sĩ nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc sau:

  • Cimetidin: Không dùng đồng thời 2 loại thuốc này với nhau vì chúng có thể khiến nồng độ Loratadine trong huyết tương bị tăng bất thường.
  • Ketoconazol (thuốc kháng nấm): Tương tự như Cimetidin việc phối hợp dùng Ketoconazol với thuốc Loratadin sẽ khiến nồng độ hoạt chất Loratadine trong huyết tương gia tăng gấp 3 lần so với bình thường nên rất dễ xảy ra tác dụng phụ.
  • Ngoài ra người bệnh cũng không nên dùng: Erythromycin (kháng sinh), Prezista (darunavir) Sprycel (dasatinib) khi đang sử dụng sản phẩm này.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc Loratadin

Khi sử dụng sản phẩm người bệnh cần chủ động để ý các vấn đề sau để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và giúp quá trình trị bệnh đạt hiệu quả như mong đợi.

Thận trọng khi sử dụng

Trước khi sử dụng thuốc bạn nên thông báo với bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn các vấn đề sau:

  • Tiền sử dị ứng với thuốc Loratadin hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác.
  • Liệt kê đầy đủ cho bác sĩ các loại thuốc bạn đang sử dụng bao gồm cả thuốc kê đơn, không kê đơn, thực phẩm chức năng, vitamin và các thảo dược khác.
  • Hãy thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang mang thai, cho con bú hoặc dự định có thai trong thời gian sắp tới trước khi có ý định sử dụng loại thuốc này.
  • Ngoài ra nếu bạn đang bị gặp các vấn đề về sức khỏe như: Bị niệu, tiểu đường, tim mạch, huyết áp, phì đại tuyến tiền liệt,… cũng cần thông báo với bác sĩ về tình trạng hiện tại để cân nhắc có nên dùng thuốc Loratadin hay không và dùng với liều lượng thế nào.

Khuyến cáo khi dùng thuốc Loratadin

Dưới đây là một vài khuyến cáo của nhà sản xuất cho người bệnh khi khi sử dụng loại thuốc này:

  • Thuốc Loratadin không tác động đến hệ thần kinh trung ương nhưng một số trường hợp vẫn có thể bị buồn ngủ. Vì vậy, nếu đang sử dụng sản phẩm này người bệnh cần hạn chế lái xe, vận hành máy móc hoặc thực hiện các hoạt động đòi hỏi sự tập trung cao.
  • Tuyệt đối không sử dụng loại thuốc này để điều trị mề đay bị bầm tím hoặc phồng rộp.
  • Ngừng ngay thuốc nếu thấy các triệu chứng không được cải thiện sau 3 ngày điều trị hoặc thấy cơ thể xuất hiện các tác dụng phụ.
  • Thuốc Loratadin có hạn sử dụng 36 tháng kể từ ngày sản xuất. Vì vậy trước khi mua hoặc dùng sản phẩm người bệnh cần kiểm tra thật kỹ hạn dùng.
  • Trong trường hợp vô tình quên liều, người bệnh cần bổ sung càng sớm càng tốt. Nhưng tuyệt đối không được bù liều bằng cách gộp 2 liều dùng chung.
  • Trong trường hợp dùng quá liều, cơ thể có những triệu chứng nguy hiểm như: Tim đập nhanh, đau đầu, buồn ngủ. Người bệnh cần gọi ngay 115 hoặc đến trạm y tế gần nhất để được tiến hành rửa dạ dày, dùng than hoạt tính gây nôn,…
Nếu quá trình điều trị không đạt hiệu quả, người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn
Nếu quá trình điều trị không đạt hiệu quả, người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn

Thuốc Loratadin mua ở đâu, giá bao nhiêu?

Hiện nay, thuốc chống dị ứng Loratadin 10mg của công ty dược phẩm Traphaco đang được bán với mức giá là 12,000đ/ hộp 20 viên.

Sản phẩm được bán phổ biến trong các đơn thuốc của bệnh viện. Vì vậy, người bệnh có thể tìm mua tại bất kỳ tiệm thuốc, trạm y tế hoặc bệnh viện nào trên toàn quốc.

Thuốc Loratadin là thuốc biệt thường được dùng để điều trị tình trạng mẩn ngứa, dị ứng do thời tiết hoặc mề đay. Trong quá trình sử dụng người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ hoặc tương tác không mong muốn. Vì vậy, nếu thấy cơ thể khó chịu hoặc có bất kỳ dấu hiệu lạ nào người bệnh cần ngừng ngay thuốc và đi gặp bác sĩ để được kiểm tra kịp thời.

4.7/5 - (4 bình chọn)

XEM THÊM

Hình ảnh sản phẩm kem trị mụn Eucerin
[REVIEW A-Z] Kem Eucerin trị mụn: Công dụng, cách dùng, giá bán
Trong các kem trị mụn hiện nay thì Eucerin trị mụn đang là cái tên sáng giá nhất vì được nghiên cứu và sản xuất bởi thương hiệu dược mỹ…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *