Phenergan: Công dụng, cách dùng, đối tượng sử dụng và giá bán hiện nay
Bảng tóm tắt
Phenergan là một trong những loại thuốc biệt dược có nhiều công dụng với sức khỏe con người. Vậy loại thuốc này có thực sự tốt không, công dụng của chúng là gì? Phụ nữ có thai, cho con bú hoặc người vận hành máy móc thường xuyên có nên dùng không? Tất cả các vấn đề thắc mắc trên sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
Phenergan là thuốc gì?
- Tên gốc của thuốc là: Promethazine.
- Tên biệt dược là: Phenergan.
- Phân nhóm thuốc: Thuốc dùng tại chỗ, kháng Histamin, chống ngứa.
Phenergan là loại thuốc kháng Histamin thế hệ 1, thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng phát ban, ngứa, chảy nước mũi, mề đay mẩn ngứa.
Thuốc có nguồn gốc tại Việt Nam, được nghiên cứu và sản xuất bởi Công ty TNHH Aventis SRL. Địa chỉ: Số 8, đường số 4, thuộc KDC Cityland Garden Hill, phường 5, quận Gò Vấp, Tp. HCM.
Các dạng bào chế và hàm lượng thuốc
Phenergan được bào chế thành nhiều dạng khác nhau như: Viên nén uống, nước siro, thuốc tiêm và dạng kem bôi. Để thuận tiện cho người bệnh trong quá trình sử dụng, mỗi dạng bào chế của thuốc lại được sản xuất theo nhiều hàm lượng khác nhau. Cụ thể như:
- Dạng viên nén: Được sản xuất theo 4 hàm lượng chính là 10mg, 12,5mg, 25mg và 50mg.
- Dạng siro: Ở dạng này thuốc được sản xuất theo 2 hàm lượng chính là 6,25mg/ml (có nghĩa là cứ 1ml siro thì có 6,25mg Phenergan) và 25mg/5ml (tương tự cứ 5ml siro thì có 25mg Phenergan).
- Dạng dung dịch tiêm: Hai hàm lượng chính của dạng thuốc này là 25mg/ml và 50mg/ml.
- Dạng kem bôi ngoài: Hàm lượng chính là 2%, đóng gói trong tuýp 10g.
Cơ chế hoạt động và tác dụng của Phenergan
“Phenergan có công dụng gì, cơ chế hoạt động thế nào” là câu hỏi được rất nhiều người bệnh quan tâm khi có ý định sử dụng sản phẩm. Để trả lời cho câu hỏi này, trước hết người bệnh cần nắm được một số thông tin dưới đây.
Cơ chế hoạt động
Phenergan có thành phần chính là hoạt chất Promethazine và các tá dược cần thiết khác. Tuy nhiên tùy hàm lượng và dạng bào chế mà tỉ lệ thành phần có sự khác biệt.
Sau khi đi vào cơ thể, hoạt chất Promethazine của Phenergan sẽ nhanh chóng gắn vào thụ thể của các Histamin (chất trung gian gây dị ứng), giúp ngăn chặn hiệu quả các phản ứng viêm nhiễm do Histamin gây ra. Tuy nhiên loại thuốc này không có khả năng ngăn cản sự phóng thích Histamin của các tế bào Mast nên chỉ có tác dụng hỗ trợ một phần.
Mặt khác do là thuốc kháng Histamin thế hệ cũ, nên Phenergan có khả năng gây ức chế hệ thần kinh trung ương, biểu hiện an thần, mất tập trung, thiếu tỉnh táo được bắt gặp khá phổ biến khi sử dụng loại thuốc này.
Tác dụng của thuốc Phenergan
Tùy vào từng dạng bào chế mà Phenergan sẽ có những tác dụng khác nhau. Cụ thể như:
Đối với dạng bôi ngoài da:
- Cải thiện tình trạng ngứa, nổi sẩn cho những người bị côn trùng cắn.
- Cải thiện các triệu chứng khó chịu do nổi mề đay, phát ban đỏ.
- Giảm ngứa ngáy và phòng ngừa dị ứng tái phát.
- Ngoài ra thuốc còn dùng để cải thiện tình trạng kích ứng da do một số bệnh như: Viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc.
Đối với dạng viên nén:
- Thường được dùng để giảm bớt tình trạng say xe cho những người có cơ địa nhạy cảm.
Đối với dạng siro:
- Dạng bào chế này thường được dùng để cải thiện các triệu chứng khó chịu cho người bị ho nhẹ.
Trên đây chưa phải tất cả các tác dụng của Phenergan. Vì vậy, khi sử dụng loại thuốc này người bệnh nên hỏi qua ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn.
Chống chỉ định sử dụng thuốc
Theo thông tin khuyến cáo từ nhà sản xuất, Phenergan chống chỉ định với các trường hợp sau:
- Những người dị ứng, mẫn cảm hoặc dễ kích ứng với các thành phần của Phenergan.
- Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc cho những người đang bị bệnh ngoài da do nhiễm trùng, chàm, vết thương hở hoặc có thương tổn đang rỉ dịch.
- Những người có tiền sử mắc bệnh rối loạn chuyển hóa, tăng hấp thụ cũng không nên sử dụng Phenergan.
- Ngoài ra, trẻ em dưới 2 tuổi cũng bị cấm sử dụng sản phẩm này. Vì độ an toàn và hiệu quả vẫn chưa được kiểm định.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Phenergan hiệu quả
Do thuốc được bào chế thành nhiều dạng, mỗi dạng lại có cách sử dụng và hàm lượng dùng khác nhau. Vì vậy, trước khi sử dụng Phenergan người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì hoặc hỏi ý kiến bác sĩ.
Đối với dạng viên nén:
- Người bệnh uống trực tiếp cả viên thuốc với một cốc nước lọc vừa đủ.
- Tuyệt đối không nhai, nghiền hoặc hòa tan thuốc trước khi sử dụng.
- Không dùng bất kỳ loại nước nào khác bao gồm sữa, nước ngọt, đồ uống có ga, cồn để thay thế nước lọc.
Đối với dạng kem bôi:
- Chỉ bôi Phenergan lên vùng đang bị bệnh. Hạn chế để thuốc tiếp xúc với các khu vực nhạy cảm như: Mắt, mũi, miệng hoặc khu vực âm đạo, háng nếu không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Nên thoa thuốc sau khi tắm, lúc da còn ẩm và được vệ sinh sạch. Đối với da khô, người bệnh có thể ngâm da trong nước trước khi dùng thuốc.
- Tuyệt đối không sử dụng thuốc quá 5 ngày trong một đợt điều trị trừ khi đó là chỉ định của bác sĩ.
Đối với dạng siro:
- Dùng dụng cụ đo lường để xác định chính xác lượng thuốc cần dùng trước khi sử dụng.
- Uống trực tiếp siro, không hòa thêm với nước lọc hay bất kỳ loại nước khác nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Đối với dạng tiêm:
- Người bệnh nên trực tiếp đến cơ sở y tế để được bác sĩ hoặc người có chuyên môn thực hiện thao tác này.
- Tuyệt đối không tự ý tiêm Phenergan vào người nếu không có kiến thức và sự hiểu biết về y khoa.
Liều dùng khuyến cáo
Tùy vào từng cách dùng mà liều lượng sử dụng Phenergan có sự khác biệt. Cụ thể như:
Đối với dạng kem bôi:
- Thoa một lớp kem mỏng trên da, mỗi ngày bôi từ 2-3 lần. Có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào sự chỉ định của bác sĩ.
Đối với dạng viên:
- Người lớn: Uống 25mg/ lần, ngày dùng từ 1-2 lần. Uống trước khi nên xe từ 30-60 phút để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.
- Trẻ em: Uống 0,5 mg/ kg, tốt nhất là tham khảo qua ý kiến bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất.
Đối với dạng siro:
- Người lớn: Dùng từ 3- 10 muỗng cafe/ ngày, chia làm nhiều lần để uống.
- Trẻ em từ 5-10 tuổi: Dùng từ 5 -10 muỗng cafe/ ngày, chia làm nhiều lần để uống. Tốt nhất là nên uống nhiều vào buổi tối.
- Trẻ em từ 2-5 tuổi: Dùng từ 3-5 muỗng cafe/ ngày.
- Trẻ em nhỏ hơn 2 tuổi: Dùng ½ đến 3 muỗng cafe/ ngày.
Đối với dạng tiêm:
- Tùy vào thể trạng và tình hình bệnh lý mà bác sĩ sẽ điều chỉnh liều dùng phù hợp cho bệnh nhân.
Cách bảo quản Phenergan
Để thuốc giữ nguyên dược tính, không bị biến đổi ảnh hưởng đến tác dụng, mọi người cần:
- Bảo quản thuốc ở nhiệt độ từ 25-30°C, để nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.
- Vặn chặt nắp lọ nếu chưa có nhu cầu sử dụng Phenergan để tránh thuốc bị tiếp xúc với không khí quá lâu.
- Nếu thuốc đã hết hạn hoặc không có nhu cầu sử dụng người bệnh nên tham khảo hướng dẫn của bác sĩ hoặc trung tâm xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy hợp vệ sinh.
Phenergan có tác dụng phụ không?
Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, việc sử dụng Phenergan có thể gặp các tác dụng phụ như sau.
Đối với dạng bôi:
- Làm da nhạy cảm, bắt ánh nắng mặt trời hơn. Do đó khi sử dụng loại thuốc này người bệnh nên che chắn cẩn thận khi đi ra ngoài.
- Ngoài ra thuốc còn có thể gây ra một số dấu hiệu quá mẫn trên cơ địa của người có da nhạy cảm.
Đối với dạng tiêm, siro uống hoặc thuốc viên nén:
- Có thể gây buồn ngủ, mờ tầm nhìn, phát ban, tăng hoặc giảm huyết áp đột ngột.
- Một số ít trường hợp có thể gây mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất ngủ, thậm chí là động kinh, rối loạn nhịp tim,…
- Nhà sản xuất cũng đã ghi nhận số ít trường hợp bị mất phương hướng, lú lẫn, bạch cầu giảm sau khi sử dụng loại thuốc này. Tuy nhiên con số này rất ít ỏi.
Để hạn chế tối đa các trường hợp không mong muốn, khi sử dụng Phenergan ngoài việc tuân thủ theo liều lượng chỉ định người bệnh cần chủ động thông báo cho bác sĩ khi thấy cơ thể xuất hiện những biểu hiện lạ, bao gồm những biểu hiện chưa được liệt kê ở trên.
Tương tác thuốc
Việc để xảy ra tình trạng tương tác thuốc sẽ khiến gia tăng nguy cơ gặp các tác dụng phụ hoặc làm giảm hiệu quả điều trị bệnh. Vì vậy, khi sử dụng Phenergan người bệnh cần hạn chế một số loại thuốc sau:
- Nhóm thuốc ức chế thần kinh trung ương như Promethazin
- Nhóm thuốc an thần, giảm đau khác.
- Một số thuốc kháng Histamin, giảm ngứa và chống dị ứng khác cũng có khả năng tương tác với Phenergan.
- Ngoài ra loại thuốc này còn có thể gây giảm tác dụng nếu sử dụng cùng Epinephrin hoặc các hoạt chất ức chế Monoamin Oxydase (IMAO) khác.
Còn rất nhiều nhóm thuốc có khả năng tương tác với Phenergan. Vì vậy, trong quá trình sử dụng người bệnh cần chủ động thông báo với bác sĩ những loại thuốc đang điều trị, bao gồm cả thuốc kê đơn và không kê đơn.
Những lưu ý quan trọng khi sử dụng Phenergan
Khi sử dụng loại thuốc này để điều trị hoặc phòng ngừa bất kỳ tình trạng nào người bệnh cũng cần lưu ý các vấn đề sau:
Thận trọng khi sử dụng
- Không dùng sản phẩm cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ em dưới 2 tuổi.
- Người đang dùng Phenergan không nên lái xe hoặc điều khiển máy móc vì thuốc có thể gây buồn ngủ, mất tập trung.
- Thận trọng khi sử dụng với các bệnh nhân: Hen, bí tiểu tiện, tắc môn vị – tá tràng, tăng nhãn áp góc đóng, phì đại tuyến tiền liệt.
- Đối với người cao tuổi, đặc biệt người bị sa sút trí tuệ hoặc tổn thương não cần hỏi rõ bác sĩ về liều lượng chỉ định trước khi dùng. Vì đây là đối tượng dễ tổn thương và gặp tác dụng phụ nhất.
- Thận trọng khi sử dụng sản phẩm với những người động kinh hoặc tim mạch nặng, người bị suy gan hoặc suy tủy.
- Khi tiêm tĩnh mạch cần tiêm chậm và hết sức thận trọng vì nếu không may tiêm vào động mạch sẽ có khả năng xảy ra kích ứng nặng.
- Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai hoặc đang cho con bú cần cân nhắc kỹ khi sử dụng sản phẩm này vì chưa có nghiên cứu khoa học nào chỉ ra tính an toàn và độ hiệu quả cho đối tượng này.
Tình trạng sức khỏe ảnh hưởng thế nào đến thuốc
Một vài nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, sự ảnh hưởng của sức khỏe đến hiệu quả của Phenergan. Vì vậy, hãy thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang gặp bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe, như:
- Bị bệnh hoặc chấn thương sọ não.
- Đang gặp các vấn đề về phổi như: Hen suyễn, tắc nghẽn phổi mãn tính.
- Đang gặp tình trạng hôn mê, không có ý thức.
- Bị hội chứng Reye (sưng phù gan và não).
- Bị tắc nghẽn bàng quang hoặc bị suy giảm bạch cầu (mắc bệnh tủy xương).
- Bị phì đại tuyến tiền liệt, tăng nhãn áp, bị bệnh tim hoặc mạch máu.
- Ngoài ra các bệnh khác như: Gan, suy hô hấp, loét dạ dày, tắc đường tiểu, rối loạn co giật cũng nên khai báo cho bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn.
Cách xử lý quá liều
Gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến ngay trạm Y tế gần nhất để được điều trị kịp thời nếu dùng quá liều thuốc.
Các triệu chứng khi dùng Phenergan quá liều, bao gồm:
- Khó thở, thở dốc, thở chậm hoặc ngừng hơi thở.
- Chóng mặt, có cảm giác lâng lâng, mất ý thức.
- Tim đập nhanh, cảm thấy hồi hộp, lo lắng.
- Khô miệng, đồng tử nở rộng, phấn kích quá độ, gặp ác mộng thường xuyên.
Quên liều và cách xử lý
Việc quên liều thường xuyên sẽ khiến hiệu quả điều trị bệnh bị giảm sút và ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, hãy hạn chế tối đa tình trạng này bằng việc nhờ người thân hoặc hẹn giờ báo thức.
Trong trường hợp vẫn quên liều, người bệnh cần bổ sung càng sớm càng tốt. Thời điểm tốt nhất để bổ sung là sau 1-2 giờ quên. Nếu thời gian của liều kế tiếp gần đến thì người bệnh hãy dùng theo đúng kế hoạch và bỏ qua liều đã quên.
Phenergan có giá bao nhiêu, mua ở đâu để đảm bảo?
Là thuốc biệt dược nổi tiếng nên Phenergan hiện được bán rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Để tìm mua được sản phẩm chất lượng,uy tín người bệnh nên tìm đến các hiệu thuốc Tây, các trung tâm y tế, các bệnh viện trên toàn quốc. Khi lựa chọn mua sản phẩm tại các địa chỉ trên, các bác sĩ, dược sĩ chuyên môn sẽ hướng dẫn chi tiết về liều lượng và cách sử dụng phù hợp với thể trạng từng người.
Hiện tại giá của Phenergan đang bán giao động theo mức sau:
- Phenergan dạng bôi có giá bán là 12.000vnd/tuýp.
- Phenergan dạng siro uống có giá khoảng 23.000vnd/lọ 90ml.
Phenergan được bào chế thành nhiều dạng với nhiều công dụng khác nhau như: Chống dị ứng, nổi mề đay, chữa ho nhẹ, phòng chống say xe,… Tuy nhiên sản phẩm này có khả năng tương tác và gây ra nhiều tác dụng phụ với người bệnh. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và hiệu quả trong quá điều trị bệnh trước khi sử dụng sản phẩm này người bệnh nên khai báo chi tiết cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe, các loại thuốc đang dùng và tiền sử dị ứng của mình.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!