3 Cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không an toàn, hiệu quả cao
Bảng tóm tắt
Chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không là một trong những biện pháp điều trị tại nhà an toàn, tiết kiệm và hiệu quả. Những thông tin dưới đây sẽ giúp độc giả hiểu hơn về công dụng chữa bệnh dạ dày của lá trầu không và hướng dẫn 3 cách dùng lá trầu chữa trào ngược dạ dày tốt nhất.
Công dụng của lá trầu không trong điều trị trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày là tình trạng axit trong dịch vị dạ dày bị trào ngược lên trên do cơ vòng thực quản dưới hoạt động không hiệu quả. Axit trào ngược gây ra những triệu chứng vô cùng khó chịu như đau tức thượng vị, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn. Trào ngược kéo dài sẽ dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng cho thực quản, thanh quản, vòm họng và thậm chí là cả các cơ quan của hệ hô hấp.
Một trong những phương pháp chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân bị trào ngược dạ dày là sử dụng lá trầu không. Loại thảo dược tự nhiên này đã được chứng minh là có nhiều công dụng tốt giúp cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.
Trong Đông y, trầu không là loại dược liệu có tính ấm, vị cay, kháng khuẩn, kháng viêm tốt; có khả năng ngăn ngừa và khắc phục tình trạng viêm nhiễm của dạ dày.
Các nghiên cứu của y học hiện đại cũng đã chỉ ra trầu không có chứa những thành phần có tác dụng kháng khuẩn tốt; ức chế và tiêu diệt được các loại vi khuẩn như trực trùng Coli, tụ cầu, Subtilis và cả vi khuẩn Hp.
Hợp chất tanin trong trầu không có khả năng hỗ trợ cân bằng PH dạ dày, ức chế sự phát triển của các tế bào tự do giúp phòng ngừa ung thư hiệu quả. Ngoài ra, trầu không còn chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất rất tốt cho sức khỏe của cơ thể và sự hồi phục của những tổn thương ở dạ dày và thực quản.
Trầu không là loại thảo dược tự nhiên vô cùng lành tính, hầu như không gây ra tác dụng phụ khi sử dụng. Tuy nhiên, chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không chỉ phát huy hiệu quả tốt ở những trường hợp bệnh nhẹ, mới chớm; bệnh nhân cũng cần dùng kiên trì trong thời gian dài để bài thuốc phát huy công hiệu. Nếu bệnh đã nặng, sử dụng phương pháp này sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn.
3 cách chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không hiệu quả nhất
Chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không là bài thuốc chữa trào ngược dạ dày tại nhà phổ biến từ lâu trong dân gian. Sử dụng lá trầu đúng cách có thể đem lại hiệu quả rất tích cực trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản. Dưới đây là 3 cách dùng lá trầu không vô cùng đơn giản nhưng có công dụng rất tốt giúp cải thiện tình trạng trào ngược axit và các triệu chứng khó chịu đi kèm.
Ăn lá trầu không chữa trào ngược dạ dày
Đây là cách dùng lá trầu đơn giản nhất, giúp giảm bớt các triệu chứng trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, lá trầu không có vị đắng và cay nồng nên không phải bệnh nhân nào cũng có thể áp dụng biện pháp này.
Chuẩn bị: 2 lá trầu không (nên chọn lá non, vị nhạt, ít đắng sẽ dễ dùng hơn)
Cách làm: rửa sạch trầu không, ngâm trong nước muối loãng khoảng 5 phút để loại bỏ hết bụi bẩn và tạp chất rồi vớt ra để ráo.
Cách dùng: dùng lá trầu để ăn trực tiếp mỗi ngày.
Chữa trào ngược dạ dày bằng không – Uống nước lá trầu
Uống nước lá trầu không là biện pháp cũng rất đơn giản, khắc phục được nhược điểm của cách nhai sống lá trầu. Người bệnh chỉ cần hãm nước lá trầu không tương tự như hãm trà, sử dụng hàng ngày sẽ giúp ích rất nhiều trong việc kiểm soát tình trạng trào ngược dạ dày.
Chuẩn bị:
- Trầu không: 3-6 lá
- Nước lọc
Cách làm:
- Rửa sạch lá trầu không rồi cho vào ấm đun cùng nước lọc trong khoảng 15 phút.
- Chắt lấy nước, để nguội rồi sử dụng.
Cách dùng: nên uống nước lá trầu không sau bữa ăn trưa khoảng 1 tiếng, dùng đều đặn hàng ngày.
Chữa trào ngược dạ dày bằng cách đắp lá trầu không
Ngoài cách sử dụng qua đường uống, bệnh nhân còn có thể dùng lá trầu để chữa bệnh bằng cách đắp lên vùng bụng. Áp dụng phương pháp này giúp bệnh nhân nhanh chóng giảm cảm giác khó chịu và cải thiện hiệu quả các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu và cơn đau dạ dày hiệu quả
Chuẩn bị:
- Trầu không: 10 lá
- Muối ăn: 1 nắm nhỏ
Cách làm:
- Rửa sạch lá trầu không, để ráo nước rồi đem giã nát cùng muối ăn.
- Dùng hỗn hợp lá trầu không đắp lên vùng bụng trong vòng 15-20 phút, nên kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng.
- Thực hiện đều đặn 2-3 lần/tuần để hỗ trợ cho việc điều trị trào ngược dạ dày thực quản.
Lời khuyên chuyên gia khi chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không
Chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không vứi nhiều ưu điểm vượt trội, an toàn. Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý dùng đúng cách và đúng liều lượng được hướng dẫn để phát huy hiệu quả chữa bệnh cao nhất, tránh dùng nhiều quá mức sẽ không tốt cho sức khỏe.
Ngoài ra, người bệnh muốn sử dụng phương pháp này cần kiên trì áp dụng đều đặn, lâu dài từ 1-2 tháng mới có thể thấy được kết quả.
Để phát huy tối đa công dụng chữa trào ngược dạ dày của lá trầu không, người bệnh cần kết hợp với việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt theo những lưu ý dưới đây:
- Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau quả xanh, uống nhiều nước; hạn chế thực phẩm chua cay, các món chiên xào nhiều dầu mỡ và đồ ăn khô cứng tạo áp lực tiêu hóa cho dạ dày.
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có chứa chất kích thích như bia rượu, trà, cà phê; đồng thời không nên hút thuốc lá.
- Để chữa dạ dày bằng lá trầu không hiệu quả nhất, bạn cần tạo thói quen ăn đúng bữa, đúng giờ, tránh để bụng quá đói hoặc ăn quá no; ngoài ra nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày để tránh gây áp lực cho cơ quan tiêu hóa.
- Dành thời gian nghỉ ngơi trong khoảng ít nhất 30 phút sau khi ăn, tuy nhiên tránh đi nằm ngay rất không tốt cho tình trạng trào ngược dạ dày.
- Tạo thói quen đi ngủ đúng giờ, ngủ đủ 8 tiếng, tránh thức khuya.
- Nên tránh vận động mạnh hay làm việc quá sức vì các thói quen này đều không tốt cho việc điều trị bệnh dạ dày.
- Tập thể dụng thường xuyên và dành thời gian thư giãn với những hoạt động yêu thích để cơ thể khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần, giúp nhanh chóng đẩy lùi bệnh dạ dày.
Chữa trào ngược dạ dày bằng lá trầu không là phương pháp dân gian an toàn, hiệu quả và tiết kiệm. Ngay khi các triệu chứng trào ngược xuất hiện, bệnh nhân nên đi khám để xác định tình trạng bệnh và áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà như sử dụng lá trầu không và thay đổi lối sống. Phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ giúp bệnh nhân tiết kiệm nhiều thời gian và công sức, tránh được việc sử dụng thuốc Tây lâu dài gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!