Corticoid là gì? Công dụng, cách dùng và tác hại khi sử dụng thuốc sai cách

Corticoid là gì và có công dụng gì? Tại sao loại thuốc này được dùng phổ biến trong điều trị nhiều bệnh khác nhau nhưng lại được cảnh báo là nguy hiểm phải hết sức chú ý khi sử dụng? Dưới đây Blog CHR sẽ gửi đến bạn đọc đầy đủ những thông tin về nhóm thuốc này cùng hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý và đúng cách. 

Tìm hiểu thuốc Corticoid là gì, có mấy dạng?

Corticoid hay Corticosteroid, có tên y học đầy đủ là Glucocorticoid (GC), tên biệt dược là Medrol, được công bố và đưa vào sử dụng từ năm 1980. Loại thuốc này được bào chế từ một số chất tương tự như hormone Steroid và tuyến thượng thận ở động vật xương sống.

Diễn viên Lương Thu Trang - Thủ vai Minh HH trong Hướng dương ngược nắng từng bị nám tàn nhang do đặc thù công việc và thay đổi nội tiết tố sau sinh. Từ khi sử dụng giải pháp được đồng nghiệp giới thiệu cô đã tự tin khoa mặt mộc - TÌM HIỂU NGAY!!

Vậy Corticosteroid là thuốc gì? Đây là một loại thuốc kháng viêm có chứa Steroid, ức chế hệ miễn dịch được sử dụng trong điều trị rất nhiều bệnh lý khác nhau.

Corticoid được bào chế thành nhiều loại khác nhau
Corticoid được bào chế thành nhiều loại khác nhau

Trên thị trường hiện nay nhóm thuốc Corticoid được bào chế thành nhiều dạng khác nhau, phổ biến nhất là:

  • Thuốc dạng viên dùng trong đường uống
  • Thuốc dạng tiêm vào khớp, mạch máu, cơ
  • Corticoid dạng bột để hít qua miệng
  • Thuốc dạng nước xịt mũi
  • Corticoid dạng dung dịch, sử dụng kèm với máy khí dung
  • Corticoid dạng kem, gel, thuốc mỡ để bôi ngoài da.

Danh mục một số thuốc có chứa Corticoid phổ biến

Nhóm thuốc Corticoid được sử dụng phổ biến thường có chứa các thành phần như: hydrocortisone, prednisone, prednisolone, methylprednisolone, fluticasone, dexamethasone, betamethasone,…

Cụ thể, trên thị trường hiện nay có một số loại thuốc có chứa thành phần Corticoid như:

  • Thuốc Medrol
  • Thuốc Fucicort
  • Thuốc hen suyễn Symbicort
  • Thuốc nhỏ mắt Polydexa
  • Thuốc Flucinar

Nhận biết được các loại thuốc có chứa Corticoid sẽ giúp người bệnh cẩn thận hơn trong sử dụng, dùng đúng mục đích, đúng liều lượng và tránh các tương tác với thuốc khác. Vậy cách nhận biết thuốc có chứa thành phần này là gì?

Một mẹo nhỏ dành cho bạn chính là căn cứ vào ký hiệu nhóm thuốc. Hầu hết các loại thuốc này đều có thành phần có đuôi là “sone hoặc son”, “olone hoặc olon”.

Tuy nhiên vẫn có những ngoại lệ đặt tên khác như budesonide. Do đó, cách tốt nhất là tuân thủ chỉ định của bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc trước khi dùng.

Công dụng của nhóm thuốc Corticoid

3 công dụng chính của Corticoid trong y học là kháng viêm, ức chế hệ miễn dịch và chống dị ứng. Do đó, trong điều trị một số bệnh lý, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc có chứa hoạt chất này.

Corticoid đường uống

Có 3 dạng Corti được điều chế để sử dụng qua đường uống là viên nén, viên nang và siro.

Corticoid đường uống được dùng phổ biến nhất
Corticoid đường uống được dùng phổ biến nhất

Loại này được dùng để điều trị các bệnh:

  • Viêm nhiễm khi bị viêm thấp khớp
  • Lupus ban đỏ
  • Bệnh Crohn
  • Dự phòng buồn nôn và nôn khi sử dụng các loại thuốc khác hoặc trong xạ trị ung thư
  • Chống dị ứng

Corticoid dạng xịt và phun

Loại này thích hợp sử dụng trong điều trị các bệnh ở đường tai mũi họng như:

  • Điều trị bệnh hen suyễn, hen phế quản
  • Bệnh phổi nghẽn mãn tính
  • Dị ứng mũi

Thuốc dạng kem, gel, thuốc mỡ

Thuốc dạng kem, dạng gel và thuốc mỡ được sử dụng để bôi ngoài da. Do đó, thích hợp khi dùng để điều trị các bệnh về da liễu.

Kem thoa chứa Corticoid dùng điều trị bệnh da liễu
Kem thoa chứa Corticoid dùng điều trị bệnh da liễu
  • Bệnh eczema
  • Bệnh viêm da, viêm da cơ địa
  • Bệnh vảy nến
  • Nổi mẩn, phát ban, dị ứng,

Tiêm Corticoid khi nào?

Dùng thuốc có chứa Corticoid, tiêm trực tiếp vào cơ thể, thường dùng trong điều trị các bệnh có liên quan đến khớp, gân và cơ.

Bên cạnh đó, nhóm thuốc này còn được dùng với mục đích thay thế Hormon vỏ thượng thận khi cơ thể không sản xuất đủ.

Những tác dụng phụ của Corticoid là gì?

Không phải ngẫu nhiên mà các bác sĩ khuyên rằng, sử dụng Corticoid như chơi đùa với con dao hai lưỡi, phải hết sức cẩn thận trong quá trình sử dụng.

Khi được sử dụng đúng, đây sẽ là loại thuốc dùng để điều trị nhiều căn bệnh nguy hiểm rất hiệu quả. Nhưng ngược lại, nếu dùng sai cách, sai mục đích, sai liều lượng sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến sức khoẻ.

Một số tác dụng phụ tại chỗ khi sử dụng trong thời gian ngắn không quá 2 tuần có thể xảy ra như: khó ngủ, khó chịu dạ dày,…

Các tác dụng phụ nặng hơn khi sử dụng từng đợt ngắn nhưng lặp lại nhiều lần hoặc dùng trong thời gian dài liên tục. Dưới đây là một số tác dụng phụ nghiêm trọng mà bạn cần phải chú ý.

Tác dụng phụ của Corticoid đường uống

Khi sử dụng Corticoid qua đường uống, thuốc có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Liều thuốc càng cao thì tác dụng phụ càng lớn.

Hội chứng Cushing khi dùng Corticoid quá liều trong thời gian dài
Hội chứng Cushing khi dùng Corticoid quá liều trong thời gian dài
  • Ảnh hưởng đến mắt: tăng nhãn áp, đục thuỷ tinh thể, glocom.
  • Ảnh hưởng đến xương: tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương.
  • Ảnh hưởng đường huyết: tăng lượng đường trong máu, nguy cơ mắc đái tháo đường, tăng huyết áp.
  • Ảnh hưởng hệ miễn dịch: dễ mắc các bệnh nhiễm trùng nhiễm khuẩn do vi khuẩn, nấm gây ra.
  • Ảnh hưởng hệ thần kinh: thay đổi tâm trạng, suy giảm trí nhớ, lẫn, mê sảng,…
  • Ảnh hưởng đến dạ dày, tá tràng: gây viêm hoặc loét.
  • Giữ nước, sưng phù chân, tích tụ mỡ ở bụng, mặt, sau cổ gáy, tăng cân (hội chứng Cushing).
  • Ức chế hormone ở tuyến thượng thận gây chán ăn, người mệt mỏi, buồn nôn, cơ bắp suy yếu,…
  • Gây mỏng da, thâm da, bầm tím da, giảm khả năng làm lành,…

Tác dụng phụ khi hít Corticoid là gì?

Cách sử dụng loại Corti này là hít trực tiếp thuốc qua miệng, do đó dùng sai cách chúng có thể bị lắng đọng lại ở trong miệng và ở cổ họng, dẫn đến nguy cơ:

  • Gây hiện tượng khàn tiếng, thậm chí mất tiếng, đau họng.
  • Bị tưa miệng, nhiễm nấm nhiễm khuẩn trong vòm miệng và vòm họng.
  • Gây chậm lớn ở trẻ nhỏ.

Tác dụng phụ khi tiêm Corticoid

Thông thường khi tiêm trực tiếp Corti vào cơ, khớp,… thì thuốc có thể gây tác dụng phụ tạm thời ở vị trí tiêm và các vùng lân cận như:

  • Gây đau dữ dội ngay sau khi tiêm.
  • Gây mỏng da, mất màu của da.
  • Đỏ mặt, mất ngủ.

Bên cạnh đó, nếu tiêm trong thời gian dài có thể dẫn đến hệ quả rất nguy hiểm như tăng đường huyết, loãng xương, hoại tử xương.

Tác dụng phụ khi dùng Corticoid ngoài da

Dùng Corticoid trong điều trị các bệnh về da liễu rất phổ biến. Dùng Corti ngoài da trong thời gian dài sẽ gây ra hàng loạt các tác dụng phụ trên da, về sau, thuốc còn ngấm qua da vào máu, ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Mụn mủ tàn phá da nghiêm trọng khi lạm dụng Corticoid
Mụn mủ tàn phá da nghiêm trọng khi lạm dụng Corticoid

Những tác dụng phụ khi bôi, thoa Corticoid ngoài da gồm:

  • Làm mỏng da, teo da, nhăn da, giãn mao mạch máu hình thành các đường gân máu, tia máu trên da, gây nám da.
  • Nổi mụn viêm, mụn trứng cá, mụn mủ, mụn bọc,…
  • Đỏ da, nóng rát, ngứa da, bong tróc da.
  • Nhiễm trùng da, hoại tử da, tàn phá da vĩnh viễn.

Nguy hiểm khi da bị nhiễm Corticoid

Mặc dù được sử dụng rất phổ biến trong các loại thuốc bôi ngoài da chữa các bệnh da liễu nhưng hiện nay, nhiều nhà sản xuất hoá mỹ phẩm vì mục tiêu lợi nhuận mà không ngần ngại đưa Corticoid vào các sản phẩm chăm sóc làm đẹp da.

Corticoid kem trộn không phải là cái tên quá xa lạ trên thị trường hiện nay. Các sản phẩm này có chứa thành phần Corti hàm lượng cao kết hợp với các chất tẩy mạnh. Khi tung ra trên thị trường, các sản phẩm kem trộn được quảng cáo giúp làm trắng da, bật tone da, trị mụn, trị nám nhanh một cách bất ngờ, chỉ sau vài tuần thậm chí vài ngày sử dụng.

Không chỉ kem trộn mà hiện nay một số loại mỹ phẩm dưỡng da, sản phẩm chữa các bệnh da liễu kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, không được kiểm định có chứa Corticoid rất nguy hiểm khi sử dụng.

Việc dùng các sản phẩm này trong thời gian quá dài và liên tục sẽ làm da gặp phải tình trạng “nghiện Corticoid”, về sau sẽ dẫn đến các hệ luỵ:

  • Gây nghiện Corticoid, nếu dùng đều đặn da sẽ trắng mịn, nhưng chỉ cần ngưng sử dụng da sẽ phản ứng lại, đen sạm, nám lan rộng, nổi mụn dẫn đến da bị nhiễm chất độc Corticoid.
  • Da nhiễm Corticoid nhẹ gây khô da, da bong tróc nhiều mảng, da dễ bị kích ứng bỏng rát, ngứa ngáy và khó chịu, nổi tia máu và gân máu trên da.
  • Da nhiễm Corticoid mức độ vừa dẫn đến da thô ráp, xuất hiện nám, nổi mụn (trứng cá, mụn viêm, mụn bọc) chi chít và rất khó chữa.
  • Da nhiễm Corticoid nặng: bào mòn da, teo da, xuất hiện mụn mủ có dịch mủ vàng, nhiễm trùng da, hoại tử da, tàn phá da vĩnh viễn.

Các sản phẩm kem trộn và hoá mỹ phẩm có chứa Corticoid thường có giá thành rất rẻ và được quảng cáo đem lại hiệu quả tức thời, đánh vào tâm lý làm đẹp của rất nhiều người. Chính vì thế, thời gian gần đây ngày càng nhiều người da nhiễm Corticoid phải điều trị da liễu.

Các loại thuốc có thể tương tác với Corticoid

Thuốc tương tác với Corticoid là gì? Đây là hiện tượng Corticoid có thể xảy ra tương tác với một số loại thuốc khác, gây ra những phản ứng, tác dụng phụ không mong muốn hoặc làm giảm hiệu quả điều trị.

Cẩn trọng khi sử dụng Corticoid với một số loại thuốc khác
Cẩn trọng khi sử dụng Corticoid với một số loại thuốc khác

Trước khi sử dụng Corticosteroid hãy thông báo với bác sĩ về tình trạng sức khoẻ hiện tại, những tiền sử bệnh tật và dị ứng trong quá khứ cũng như các loại thuốc đang sử dụng. Corticoid có thể tương tác với một số loại thuốc như:

  • Thuốc giảm đau khi chữa xương khớp: Acemetacin, Etodolac, Aceclofenac.
  • Thuốc điều trị ung thư: Aldesleukin, Doxorubicin, Ceritinib.
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Clonixin, Dipyrone, Am Tolmetin, Choline Salicylate.
  • Thuốc giảm đau, kháng viêm không Steroid: Ibuprofen, Celecoxib, Etofenamate, Ketoprofen,…
  • Thuốc điều trị các bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn: Clarithromycin.
  • Thuốc điều trị bệnh bạch cầu: Idelalisib.
  • Thuốc điều trị nấm, bệnh ngoài da: Itraconazole, Ketoconazole.

Nhóm thuốc Corticoid có thể tương tác với loại thực phẩm nào?

Một số loại thực phẩm và món ăn có thể xảy ra tương tác khi sử dụng chung với Corticosteroid như bia, rượu, thuốc lá, thuốc lào, đồ uống có chứa cồn,…

Để đề phòng, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.

Các trường hợp chống chỉ định dùng Corticosteroid

Khi tìm hiểu Corticoid là gì thì một điều bạn cần quan tâm nữa là các đối tượng chống chỉ định sử dụng loại thuốc này.

  • Người dị ứng hoặc mẫn cảm với bất cứ một thành phần nào có trong thuốc.
  • Trẻ em, phụ nữ đang mang thai, phụ nữ đang cho con bú, người cao tuổi phải tham khảo bác sĩ trước khi dùng.

Bên cạnh đó, trong trường hợp bạn đang mắc phải một số bệnh lý khác cũng cần thận trọng khi sử dụng:

  • Bệnh lao
  • HIV/AIDS
  • Nhiễm trùng Herpes Simplex, nhiễm nấm, nhiễm giun
  • Đái tháo đường
  • Sởi, đậu mùa

Cách dùng Corticoid đúng cách và hiệu quả nhất

Qua những hậu quả khi sử dụng sai cách Corticosteroid đã phần nào giúp người đọc nhận biết được tầm quan trọng của việc dùng đúng cách.

Sau khi hít Corticoid phải súc miệng để tránh nhiễm khuẩn, nhiễm nấm
Sau khi hít Corticoid phải súc miệng để tránh nhiễm khuẩn, nhiễm nấm

Với mỗi dạng Corticoid khác nhau sẽ có cách sử dụng khác nhau.

  • Corticoid dạng uống: Dùng sau khi ăn no 30 phút, dùng đủ liều, đúng thời gian và không tự ý dừng uống thuốc hay sử dụng trong thời gian dài.
  • Corticoid dạng kem, gel, thuốc mỡ: Chỉ dùng một lượng kem nhỏ bôi trực tiếp lên da cần điều trị, không thoa quá nhiều và lan ra các vùng da lân cận, không thoa kem khi da đang bị chảy máu, xước, có mủ hay có dấu hiệu nhiễm trùng, hoại tử.
  • Corticoid dạng hít: Dùng theo đơn thuốc, súc miệng ngay sau khi hít.

Những lưu ý khi sử dụng để dùng Corticoid hiệu quả

Corticosteroid là một trong những loại thuốc dùng để điều trị rất nhiều bệnh lý khác nhau. Khi sử dụng, hãy ghi nhớ những điều sau để sử dụng Corticoid hiệu quả mà an toàn nhất, không gặp tác dụng phụ hay biến chứng nguy hiểm sau này.

  • Dùng Corti liều thấp, trong thời gian ngắn, nếu có thể hãy thay thế các loại thuốc có công dụng tương tự.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ và tuân thủ tuyệt đối, không tự ý ngưng sử dụng hay dùng trong thời gian dài, dùng đúng liều, đúng thời gian theo chỉ định.
  • Trước khi dùng Corti cần chụp Xquang phổi để phát hiện lao phổi, nếu bị lao không được dùng thuốc này.
  • Rối loạn tâm thần, hành vi là tác dụng phụ thường gặp của người dùng Corticoid, nếu có dấu hiệu bất thường cần báo cho người thân và đến gặp bác sĩ.
  • Dùng Corti ngồi và nằm nhiều sẽ tăng nguy cơ gây loãng xương và gãy xương. Các bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thêm canxi và vitamin D để tăng cường chức năng cho xương.
  • Sau khi dùng Corti trong thời gian dài và có ý định ngưng sử dụng cần phải giãn cách liều lượng từ từ rồi mới dừng hoàn toàn. Do dùng thuốc dài ngày sẽ làm tuyến thượng thận giảm sản xuất hormone tự nhiên, nếu dừng đột ngột sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn.
  • Không uống Corticoid khi đói sẽ ảnh hưởng đến dạ dày, gây viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Tăng cường bổ sung vitamin, khoáng chất từ rau củ xanh, hoa quả mọng, cá hồi, thịt, sữa,…
  • Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, tránh làm việc quá sức, suy nghĩ căng thẳng quá mức.

Trên đây là tổng hợp tất cả thông tin về Corticoid – Loại thuốc phổ biến nhưng rất dễ dùng sai cách gây nguy hiểm cho sức khỏe, thẩm mỹ. Để sử dụng Corticosteroid cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa và tuân thủ tuyệt đối chỉ định để sử dụng hiệu quả và an toàn nhất cho sức khỏe.

5/5 - (1 bình chọn)

Da nhiễm corticoid có chữa được không phụ thuộc vào mức độ tổn thương da
Da nhiễm corticoid có chữa được không? Chữa như thế nào?
Da nhiễm Corticoid có chữa được không? Điều trị ở đâu tốt là những băn khoăn của nhiều phụ nữ. Đặc biệt là những người đang gặp các biến chứng…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *