Cỏ xước – Công dụng, cách dùng và những lưu ý khi dùng
Bảng tóm tắt
Cỏ xước là loài thực vật mọc dại phổ biến tại nước ta. Thế nhưng, không phải ai cũng biết đến những công dụng trị bệnh thần kỳ của chúng. Trong Đông y, loài cây này là thảo dược quý điều trị các bệnh về sỏi thận, xương khớp,… Ngay sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về cỏ xước có tác dụng gì, cách dùng như thế nào cũng như những lưu ý khi sử dụng.
Cây cỏ xước – Những thông tin tổng quan chung
Nhắc đến cây cỏ xước có tác dụng chữa bệnh chắc hẳn không khỏi khiến nhiều người bất ngờ. Bởi hầu hết mọi người đều nghĩ rằng đây chỉ là loài cây dại thông thường. Một số thông tin về loài thực vật này như sau:
- Tên gọi khác: Ngưu nam tất, thổ ngưu tất, nam ngưu tất, bách hội hay ngưu kinh.
- Tên khoa học: Achyranthes aspera
- Thuộc họ: Dền (Amaranthaceae)
Đặc điểm thực vật
Loài cây này là loài mọc hoang nên khiến nhiều người bị nhầm lẫn với các cây dại khác. Để phân biệt chính xác có thể dựa vào những đặc điểm nổi bật dưới đây:
- Là loài cây thân thảo, tuổi thọ ngắn, thường chỉ sống được 1 – 2 năm.
- Thân cây khi trưởng thành có chiều cao trung bình từ 60 – 100cm, hình trụ vuông và được bao phủ bởi lớp lông tơ trắng mịn, phân tán thành nhiều cành nhỏ đối xứng nhau.
- Lá cây mọc đối, có hình nang trứng thuôn dài về hai đầu, mép lá hình răng cưa, lượn sóng và không có gai.
- Hoa mọc thành từng nhánh dài từ ngọn hoặc các nách lá, kích thước nhỏ và màu tím đặc trưng.
- Quả có hình bầu dục, màu nâu bóng, nhỏ.
- Rễ cỏ xước thuộc loại rễ chùm, hình trụ dài, vỏ ngoài màu nâu sáng.
Cây cỏ xước có mấy loại phổ biến?
Trong tự nhiên, cỏ xước có nhiều loại khác nhau và không phải loài nào cũng có khả năng chữa bệnh. Hiện nay, người ta tìm được 4 loại phổ biến gồm: Cỏ xước lông trắng, cỏ xước thân xù xì, thân màu xám đỏ và cỏ xước Ấn Độ.
Phổ biến hơn cả ở Việt Nam là cỏ xước lông trắng và đây chính là vị thảo dược được sử dụng rộng rãi trong các bài thuốc Đông y.
Cây cỏ xước mọc ở đâu phổ biến? Khu vực phân bố chủ yếu
Cỏ xước là loài ưa nắng, chúng thường sống tại những nơi hấp thụ được nhiều ánh sáng mặt trời như ven đường, bãi cỏ hoang, ven bờ ruộng, bìa rừng, vườn nhà,… Loài thực vật này phân bố ở khắp các nước trên thế giới như Châu Phi, Châu Âu, Đông Nam Á, Nhật Bản, Trung Quốc, Lào, Ấn Độ,…
Tại Việt Nam, cây cỏ xước phát triển mạnh ở một số tỉnh thành như Lào Cai, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Thanh Hóa, Ninh Bình và các tỉnh thuộc khu vực phía Nam.
Thu hái và bào chế
Theo các nghiên cứu, hầu hết các bộ phận của cỏ xước đều có dược tính mạnh, đặc biệt là phần rễ. Vì thế, khi khai thác người ta thường thu hoạch bộ phận này là chủ yếu. Thời gian thu hoạch có thể được tiến hành quanh năm nhưng theo kinh nghiệm dân gian thì vào mùa hạ là thời điểm thích hợp nhất.
Sau khi thu hái, phần rễ mang rửa sạch, loại bỏ hết tạp chất cùng các cây cỏ dại khác. Tiếp đến cắt thành những đoạn nhỏ để thuận tiện trong quá trình sử dụng. Nếu sử dụng trong thời gian ngắn thì có thể dùng dưới dạng cây tươi. Nếu không thì cần phải tiến hành phơi hoặc sao khô.
- Phơi: Đem thảo dược ra phơi trực tiếp dưới nắng trong vài ngày đến khi khô hoàn toàn.
- Sấy: Thảo dược sau khi cắt ngắn bỏ lên chảo rang đều tay, nhỏ lửa đến khi vàng đều thì tắt bếp.
Hoàn thành công đoạn bào chế, dược liệu cần phải bảo quản trong lọ hoặc túi nilon kín, tránh côn trùng, nấm mốc gây hư hại, ảnh hưởng đến chất lượng.
Cây cỏ xước có tác dụng gì đối với sức khỏe người dùng?
Là loại cây dân dã nhưng công dụng của cây cỏ xước đã khiến nhiều người bất ngờ. Những tác dụng này đã được nghiên cứu và chứng minh rõ ràng trong những tài liệu của nền y học.
Theo y học cổ truyền
Những đặc tính của cỏ xước được ghi chép rất nhiều trong tài liệu Đông y bởi các nhà danh y nổi tiếng từ xưa đến nay. Theo đó, thảo dược này có vị đắng, hơi chua, tính mát và quy vào 2 kinh là Can và Thận. Đồng thời các tài liệu này cũng đưa ra những tác dụng của cây cỏ xước như sau:
- Cường gân, cốt, trị các bệnh về xương khớp.
- Tiêu viêm, hoạt huyết, tiêu ứ.
- Thanh nhiệt, giải độc, bổ gan.
- Lợi tiểu, tốt cho thận.
- Cải thiện tình trạng đau bụng kinh, giúp điều hòa kinh nguyệt.
Theo y học hiện đại
Các nghiên cứu của y học hiện đại đã chỉ ra chiết xuất từ cỏ xước chứa nhiều hợp chất quý tốt cho sức khỏe như: Protid, Glucid, chất xơ, Caroten, Vitamin C, Saponin,…
Vậy những hợp chất này trong cây cỏ xước chữa bệnh gì? Theo các chuyên gia y học, chiết xuất từ thảo dược này được ứng dụng trong việc điều trị các bệnh sau:
- Hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp như viêm, thoái vị đĩa đệm, đau nhức, thấp khớp, cơ thể mệt mỏi.
- Bệnh viêm phế quản, cảm cúm và các triệu chứng như sổ mũi, sốt rét, kiết lỵ, tiêu chảy.
- Chữa tiểu rắt, bí tiểu, sỏi thận, viêm cầu thận, sỏi đường tiết niệu.
- Khắc phục tình trạng đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt.
- Hạ huyết áp, tăng lưu thông máu lên não và các chi, giảm cholesterol xấu trong máu.
Những cách dùng cây cỏ xước mang lại hiệu quả tốt nhất
Cỏ xước là một trong những dược liệu không thể thiếu trong các bài thuốc nam trị các bệnh về thận, xương khớp. Những tác dụng này được phát huy tốt nhất khi và chỉ khi người dùng biết cách sử dụng đúng, hợp lý. Ngay sau đây, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn đọc những cách dùng cây cỏ xước mang lại hiệu quả cao nhất.
Bài thuốc trị các bệnh về xương khớp
Để tận dụng tối ưu công dụng, cỏ xước có thể được kết hợp với các loại thảo dược khác trong từng bài thuốc. Dưới đây là hai cách đơn giản được sử dụng phổ biến:
- Cách 1: Chuẩn bị cỏ xước 40gr, hy thiên 30gr, cỏ mực, thổ phục linh mỗi vị 20gr cùng ngải cứu, ké đầu ngựa mỗi vị 12gr. Sau đó, cho tất cả các nguyên liệu này vào ấm cùng với khoảng 1,5 lít nước. Sắc thuốc kỹ dưới lửa nhỏ đến khi cô cạn còn 2 bát con thì chắt lấy nước thuốc. Sử dụng khi còn ấm sẽ giúp cơ thể hấp thụ dược chất tốt hơn.
- Cách 2: Chuẩn bị rễ cỏ xước, cây hy thiên mỗi vị 16gr, nhọ nhồi, nấm phục linh mỗi loại 20gr, thương nhĩ tử, ngải cứu mỗi loại 12gr. Đem tất cả nguyên liệu trên vào ấm, sắc thành 3 lần. Lần lượt đổ nước cao hơn dược liệu rồi sắc đến khi cô cạn, chắt lấy nước thuốc. Sau khi đã hoàn thành 3 lần thì đổ tất cả các nước thuốc thu được vào đun tiếp đến khi cô cạn. Nước thuốc cuối cùng thu được bạn chia thành 3 lần uống trong ngày và dùng khi còn nóng.
Bài thuốc bổ gan, thận
- Dùng các dược liệu bao gồm: cỏ xước, cỏ tháp bút, mã đề, mộc thông, sinh địa, cỏ rễ tranh và bột hoạt thạch mỗi vị 15gr.
- Sắc kỹ cùng với khoảng 1 lít nước đến khi cô cạn thì loại bỏ bã.
Nước thuốc thu được chia thành 3 lần uống trong ngày vào buổi sáng, chiều và tối để thu được kết quả tốt nhất.
Chữa viêm cầu thận, tiểu ra máu, vàng da, mắt
- Chuẩn bị dược liệu gồm: rễ cỏ xước, cỏ tranh, bông mã đề, mộc thông, huyết dụ, lá móng tay, huyền sâm mỗi vị 15gr.
- Sắc dược liệu với khoảng 1 lít nước, đến khi cô cạn còn 1/3 thì lấy nước thuốc sử dụng thành 3 lần trong ngày.
Sử dụng liên tục sau một thời gian nhất định sẽ nhận thấy bệnh chuyển biến tích cực.
Bài thuốc chữa thấp khớp
- Đầu tiên, các dược liệu cần chuẩn bị bao gồm: rễ cỏ xước, nhọ nhồi, cây hy thiêm mỗi vị 16gr, phục linh 20gr và ngải cứu, thương nhĩ tử mỗi vị 12gr.
- Sau đó, bỏ tất cả nguyên liệu sao vàng rồi bỏ vào ấm sắc kỹ.
- Cuối cùng, chắt lấy nước thuốc để sử dụng. Mỗi ngày nên sử dụng một lần và kiên trì dùng đến khi bệnh tình thuyên giảm.
Cách dùng để chữa gút và giảm thiểu các cơn đau do gút gây ra
- Với bài thuốc này cần dùng rễ cỏ xước, lá lốt, rễ bưởi bung, rễ cây vòi voi mỗi vị 15gr.
- Sau đó đem thái thành những lát mỏng, sao đến khi vàng đều thì đem đi sắc kỹ thu được nước thuốc đặc.
Chia nước thuốc thành 3 lần sử dụng trong ngày, không nên để qua đêm. Người dùng nên kiên trì sử dụng đến khi bệnh khỏi hẳn.
Bài thuốc điều trị đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt
- Sử dụng dược liệu gồm 20gr cỏ xước cùng 30gr rễ gai, cỏ cú, ích mẫu, nghệ đen mỗi vị 16gr.
- Đem dược liệu trên sắc với nước, đun kỹ đến khi cô cạn thì chắt lấy nước uống.
Sử dụng trong vòng 10 ngày liên tục, các dấu hiệu của bệnh sẽ có nhiều chuyển biến tích cực.
Bài thuốc chữa quai bị, phòng ngừa biến chứng
- Sử dụng một nắm cỏ xước tươi, rửa sạch và ngâm trong dung dịch nước muối loãng khoảng 5 phút.
- Giã dập dược liệu cùng một ít muối tinh. Lấy phần nước thu được cho người bệnh súc miệng, còn phần bã thì đắp lên vùng bị đau hay tổn thương.
Thực hiện như vậy mỗi ngày một lần đến khi bệnh tình khỏi hoàn toàn.
Cách trị chóng mặt, nhức đầu, co giật từ cỏ xước
- Dược liệu gồm có 30gr cỏ xước cùng với 20gr hạt muồng sao.
- Đem sắc kỹ với nước rồi lọc bỏ bã, lấy phần nước thuốc để uống hàng ngày đến khi các triệu chứng được thuyên giảm.
Sử dụng để làm đẹp, trắng sáng da
- Lấy một nắm cỏ xước tươi bao gồm cả rễ, rửa sạch rồi ngâm trong nước muối loãng từ 5 – 7 phút.
- Giã nát dược liệu đã chuẩn bị lấy bã đắp lên da trong khoảng 20 phút trước khi đi ngủ. Sau đó rửa lại mặt với nước sạch, dưỡng da nếu cần thiết.
Lưu ý rằng với cách làm này, làn da cần được vệ sinh thật kỹ trước khi đắp. Sử dụng từ 2-3 lần một tuần sẽ giúp làn da chống lão hóa, tẩy tế bào chết, trị mụn và mang đến làn da căng bóng, láng mịn.
Ngâm rượu cỏ xước
Bộ phận thường được sử dụng để ngâm rượu nhiều nhất là phần rễ. Để bình rượu chất lượng nhất, bạn nên chọn rễ bánh tẻ hoặc già, không nên chọn cây rễ non. Cách làm như sau:
- Sao vàng dược liệu khô cần dùng.
- Chuẩn bị bình thủy tinh vừa đủ và rượu trắng 40 – 42 độ cùng dược liệu theo tỷ lệ 1kg dược liệu khô thì ngâm với 4 lít rượu.
- Bỏ dược liệu và rượu vào trong bình, đậy nắp kín và ngâm trong thời gian khoảng 2 tháng lá có thể sử dụng được.
Để không ảnh hưởng đến dạ dày, gan và não bộ, mỗi ngày chỉ nên dùng 2 chén nhỏ (khoảng 50ml) trước khi ăn. Trẻ em dưới 14 tuổi tốt nhất không nên sử dụng tránh để lại những hậu quả không mong muốn. Cách sử dụng này giúp người dùng bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe, đẩy mạnh quá trình tiêu hóa, ăn ngon hơn.
Điều trị đau lưng, đau đầu gối, chữa phong thấp hiệu quả
Bài thuốc này không chỉ giúp điều trị các bệnh về xương khớp mà còn giúp nam giới cải thiện chức năng sinh lý. Các bước thực hiện như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm các dược liệu: cỏ xước, đương quy, đỗ trọng, sinh địa, tiên linh tỳ, tỳ giải, ý dĩ nhân mỗi loại 30gr, cùng 15gr mỗi loại đan sâm, kim anh, phụ tử, phòng phong, sơn thù, thạch hộc và 45gr hồ cốt.
- Giã nhuyễn tất cả dược liệu rồi bọc trong túi vải ngâm cùng với 3 lít rượu trắng 40 độ. Sau khoảng 7 – 10 ngày là bạn có thể sử dụng. Thời điểm tốt nhất là uống khi đang đói và chỉ nên dùng 2 chén nhỏ mỗi ngày.
Những lưu ý khi sử dụng dược liệu cây cỏ xước
Bên cạnh những lợi ích tốt cho sức khỏe, các nghiên cứu cũng chỉ ra người dùng có thể gặp phải một số tác dụng phụ của cây cỏ xước như đầy bụng, nôn mửa, khó chịu, nhức đầu, dị ứng,… nếu sử dụng không đúng cách. Để tránh những tác hại của cây cỏ xước này, người dùng cần lưu ý những điều sau:
- Không nên sử dụng quá liều lượng khuyến cáo trong một ngày và không tự ý thêm bất kỳ dược liệu nào khác vào bài thuốc.
- Nước thuốc tuyệt đối không được để qua đêm, không tiếp tục sử dụng khi đã bị thiu, hư hỏng.
- Những đối tượng không nên sử dụng gồm: phụ nữ mang thai, người đang trong thời kỳ kinh nguyệt, nam giới mắc chứng di tinh, mộng tinh, trẻ nhỏ.
- Người có bệnh về dạ dày, đường ruột, hạ huyết áp nên thận trọng trong quá trình sử dụng. Để điều trị hiệu quả, tốt nhất nên hỏi ý kiến các bác sĩ, chuyên gia trước khi dùng.
- Khi sử dụng, nếu thấy có những dấu hiệu bất thường như dị ứng, tiêu chảy,… cần đến ngay cơ sở y tế để khám chữa kịp thời.
- Không đồng thời sử dụng cỏ xước với các thảo dược như huỳnh hỏa, bạch tiền, quy giáp và lục anh bởi có thể dẫn đến giảm tác dụng thậm chí là sinh ra các độc tố ảnh hưởng cơ thể.
- Không sử dụng thảo dược đã bị hư hại, nấm mốc.
Trên đây là những thông tin chi tiết về cỏ xước cùng với tác dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng dược liệu. Nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp, hỗ trợ tốt nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!