Sâm bố chính: Thành phần, công dụng, cách dùng
Bảng tóm tắt
Sâm bố chính là cây thuốc nam được dùng nhiều trong các bài thuốc y học cổ truyền điều trị các bệnh về hô hấp. Cây thuốc này có vị ngọt, tính mát, không độc nhưng vẫn có thể gây phát ban, dị ứng cho người dùng. Dưới đây là thông tin chi tiết về công dụng, cách dùng, giá bán và những lưu ý quan trọng khi sử dụng dược liệu này.
Sâm bố chính là gì?
Sâm bố chính hay còn được gọi là thổ hào sâm là một loại dược liệu quý thuộc họ nhà cẩm quỳ, có tên khoa học là Abelmoschus sagittifolius. Sâm bố chính có chiều cao trung bình khoảng 1 mét, phần thân khá yếu ớt nên thường mọc bám vào các cây khác để phát triển bình thường.
Đặc điểm nhận dạng của loại cây này
Sâm bố chính có hình dạng như một củ sâm kèm theo các đặc điểm nhận dạng như:
- Lá cây màu xanh có hình trái xoan, nhiều lông tơ nhỏ ở hai bên.
- Phiến lá hình tim hoặc mũi tên, đầu lá không nhọn. Càng về ngọn, lá cây càng có kích thước nhỏ.
- Hoa sâm bố chính to, đường kích khoảng 8cm, màu hồng, đỏ hoặc phớt vàng.
- Hoa thường mọc độc từ kẽ lá, có cuống dài, lông cứng, phồng lên ở đầu.
- Đài hoa hình túi, dài khoảng 12-14mm, có lông tua tủa và vài răng nhỏ.
- Khi đài hoa rách ra sẽ để lộ 5 cách dài ở ngọn cùng nhị hoa bao phủ phấn tận gốc.
- Quả bố chính hình bầu dục như quả trứng, dài gấp 2-3 lần đài hoa. Khi chín quả sẽ tự nứt thành 5 mảnh, mặt trong và ngoài đều có lông tơ.
- Hạt quả hình thận, màu nâu, mặt ngoài thô ráp có nhiều đường vân sát nhau.
Sâm bố chính có mấy loại?
Nhiều người lầm tưởng rằng sâm bố chính chỉ có 1 loại nhưng trên thực tế, thảo dược này được phân chia khá đa dạng. Có hai cách để phân loại sâm bố chính tại Việt Nam, một là theo màu sắc hoa, hai là theo địa hình mọc. Cụ thể:
Phân theo màu sắc, sâm bố chính được chia làm 4 loại sau:
- Sâm bố chính hoa màu đỏ tươi: Đây là loại sâm nhiều nhất ở nước ta, thường mọc ở các vùng đồi núi Tây Nguyên và Đông Nam bộ. Rễ của loài cây này ít phân nhánh nên mang hàm lượng dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, do không có sự chăm sóc của con người, cộng thêm thời tiết khắc nghiệt nên loài cây này đang dần khan hiếm.
- Sâm bố chính hoa hồng phấn: Loại sâm này thường được trồng để làm cảnh ở khu vực đồng bằng do dược tính thấp hơn các loại khác.
- Sâm bố chính hoa đỏ hồng: Là loại sâm bố chính mọc ở nhiều nơi trên cả nước. Chúng có thể phát triển trên các nền đất khác nhau bao gồm núi thấp và đất phù sa. Một đặc điểm nữa của loài cây này là khả năng phát triển nhanh và cho sản lượng lớn khoảng 1000-1200kg/m².
- Sâm bố chính hoa vàng: Có đặc tính sinh trưởng gần giống các loại sâm còn lại, tuy nhiên thân cây chỉ cao khoảng 1-2 mét và không có củ.
Phân chia theo địa hình mọc, sâm bố chính được chia thành 3 loại chính gồm:
- Sâm bố chính sinh trưởng ở địa hình núi thấp dưới 1000m. Trong đó chủ yếu tập trung ở Tây Nguyên và miền Trung nước ta.
- Sâm bố chính sinh trường ở địa hình trên đồi bán sơn địa, gồm các tỉnh Đông Nam Bộ, An Giang, Kiên Giang.
- Sâm bố chính sinh trưởng ở địa hình đồng bằng phù sa, tập trung chủ yếu ở vùng Đồng Tháp và Tiền Giang.
Thu hái và chế biến
Rễ sâm bố chính là bộ phận được dùng để bào chế thành thuốc. Thông thường cứ đến mùa đông hàng năm là người ta sẽ tiến hành thu hái loại dược liệu này. Sau đó, tùy vào nhu cầu sử dụng mà cách sử dụng sẽ khác nhau. Người bệnh có thể lựa chọn dùng tươi, khô, ngâm nước vo gạo hoặc tẩm mật, sao vàng để pha trà,…
- Cách sử dụng sâm bố chính tươi: Với những người muốn dùng cây sâm bố chính tươi thì khi đào về, rễ sẽ được rửa sạch, loại bỏ đất cát, sau đó cắt bỏ toàn bộ phần rễ hỏng rồi đem ngâm với nước gạo qua đêm. Sau đó, vớt ra để ráo rồi ngâm chung với rượu hoặc hầm canh để dùng.
- Cách sử dụng sâm bố chính khô: Tương tự như sâm bố chính tươi, bố chính khô cũng cần được làm sạch, ngâm với nước gạo qua đêm, sau đó đem nấu chín rồi mang ra phơi khô, đóng gói dùng dần. Cách làm này sẽ giúp kéo dài thời gian sử dụng sâm bố chính mà không lo sợ bị ẩm, mốc.
- Cách sử dụng sâm bố chính ngâm mật ong: Ngoài hai cách dùng đơn giản trên, thì sử dụng sâm bố chính ngâm mật ong cũng là biện pháp được nhiều người áp dụng. Cách làm khá đơn giản người bệnh chỉ cần chuẩn bị một củ sâm tươi, sau đó đem về gọt vỏ, rửa sạch, thái xéo thành từng lát mỏng khoảng 3-5mm. Xếp các lát sâm trên vào bình thủy tinh rồi đổ ngập mật ong, đậy kín nắp. Sau 1 tháng là có thể mang ra sử dụng, mỗi lần dùng lấy khoảng 3 -5 lát để pha trà hoặc ăn trực tiếp. Lưu ý trong quá trình ngâm mật ong, người bệnh tuyệt đối không được di chuyển hoặc rung lắc bình vì sẽ làm mật ong nổi bọt.
Thành phần hóa học
Theo các nhà khoa học, sâm bố chính có dược tính rất cao, tương đương với nhân sâm Hàn Quốc và chỉ sau dược tính của sâm Ngọc Linh. Cũng bởi lý do đó mà loại thảo dược này được rất nhiều người săn đón, sở hữu.
- Theo thống kê, rễ cây sâm bố chính chứa tới 30-45% chất nhầy và tinh bột.
- Ngoài ra, dược liệu này còn chứa nhiều thành phần hóa học quan trọng khác như: Phytosterol, Coumarin, Acid béo, acid hữu cơ, lipid, protein,…
- Gần đây, các nhà khoa học còn tìm ra trong sâm bố chính của chứa Acid hibiscin B, (R)-de-O-methyl lasiodiplodia hay hibiscone B. Điều đáng chú ý là các hoạt chất này có tác dụng chống lại sự phát triển của các tế bào ung thư.
Sâm bố chính có tác dụng gì?
Là thảo dược có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người, sâm bố chính được cả y học cổ truyền và y học hiện đại nghiên cứu, đánh giá cao. Cụ thể như:
Theo y học cổ truyền:
- Sâm bố chính có tác dụng bổ tỳ, kiện vị, thanh nhiệt, dưỡng ẩm, trợ tiêu, nhuận phế rất tốt.
- Thảo dược này thường chủ trị các chứng suy nhược cơ thể, mất ngủ, rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới, lao phổi, viêm phế quản ở trẻ em và các căn bệnh thiếu máu, trầm cảm, suy giảm sinh lý ở nam giới.
Theo y học hiện đại:
- Một vài nghiên cứu khoa học trên chuột đã cho thấy, sâm bố chính khi được sử dụng theo đường tiêm hoặc đường uống có thể làm giảm khả năng hoạt động tự nhiên của loài vật này.
- Ngoài ra, sâm bố chính còn có tác dụng gây mê, làm buồn ngủ, chống co giật ở chuột.
- Dược liệu có tác dụng an thần, ức chế hoạt động của hệ thần kinh trung ương rất tốt.
Sâm bố chính có tác dụng phụ không?
Là thảo dược không độc, ít tác dụng phụ cho người dùng. Tuy nhiên dược liệu này có thể gây dị ứng nếu không hợp cơ địa người bệnh.
Thực tế đã ghi nhận, một số trường hợp bị dị ứng sâm bố chính, xuất hiện các triệu chứng liên quan như:
- Nổi mề đay.
- Da nóng đỏ.
- Ngứa da.
- Sưng môi, lưỡi, họng.
- Khó thở, thở khò khè.
- Huyết áp giảm đột ngột.
- Tim đập nhanh.
Vì vậy để tránh những tác dụng phụ mà sâm bố chính có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Trong quá trình sử dụng người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng và cách dùng. Tuyệt đối không sử dụng quá 20g mỗi ngày.
Các bài thuốc chữa bệnh từ Sâm Bố Chính
Là vị thuốc bổ tỳ vị, thanh nhiệt cơ thể, sâm bố chính được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc Đông y. Cụ thể như:
1. Điều trị lao phổi cho trẻ em:
- Thành phần: Người bệnh cần chuẩn bị khoảng 6g sâm bố chính, 200g siro cam thảo và một ít nước lọc.
- Cách thực hiện: Các nguyên liệu trên đem trộn đều với nhau rồi cho trẻ uống ngày 1 thìa/ lần.
2. Điều trị rối loạn kinh nguyệt:
Có hai cách sử dụng bố chính để điều hòa kinh nguyệt cho phụ nữ. Cụ thể như:
- Cách 1: Người bệnh chỉ cần chuẩn bị 16g sâm bố chính, ngải cứu, cây chói đèn, 20g cỏ mực, thục địa, 12g củ cây gai, 10g củ ấu. Sau khi sao vàng ngải cứu và cỏ nhọ nồi người bệnh cho tất cả các vị thuốc còn lại vào sắc với 200ml nước, chia làm 3 lần để uống.
- Cách 2: Sâm bố chính, lá ngải cứu, sung úy trộn đều rồi sắc uống liên tục trong 7 ngày.
3. Bồi bổ khí huyết:
- Thành phần: Sâm bố chính 30g, hoài sơn, tần quy, dĩ nhân mỗi thứ 15g, hồi dầu 12g, mật ong nguyên chất.
- Cách dùng: Nguyên liệu đem phơi khô, tán thành bột rồi trộn chung với mật ong để tạo thành hỗn hợp mịn, khô. Vo thuốc thành viên hoàn để uống mỗi ngày 15-20g.
4. Chống suy dinh dưỡng, đi ngoài phân lỏng cho trẻ nhỏ:
- Thành phần: Củ mài 30g, sâm bố chính 25g, cườm thảo 20g, bạch chỉ 10g, hạt sen 15g.
- Cách dùng: Tất cả nguyên liệu đem sao chín, nghiền thành bột rồi trộn chung với nước để nấu lên thành cao lỏng. Mỗi lần dùng thì lấy cho trẻ uống khoảng 4-10g/ ngày.
5. Bổ huyết, thiếu máu:
- Thành phần: Sâm bố chính, kỳ đằng, hạt sen mỗi thứ 100g, cam thảo 40g, đại hồi hương 8g, đò ho12g.
- Cách dùng: Các vị thuốc đem nghiền lấy bột, vo thành viên hoàn rồi bảo quản trong lọ thủy tinh. Mỗi lần uống thì lần ra 20g, ngày dùng khoảng 2 lần là đủ.
6. Chữa lo âu, trầm cảm:
- Thành phần: Sâm bố chính, củ mài, hà thủ ô, ích trí, hạt trắc bách, táo nhân, cam thảo, thủy ngọc, tua sen, xương bồ, quế đơn theo liều lượng tùy chỉnh.
- Cách dùng: Rửa sạch vị thuốc, cho vào ấm sắc cùng 500ml nước. Bật lửa nhỏ liu riu cho đến khi cô cạn còn khoảng 300ml thì ngừng. Nước thuốc thu được đem chia làm 2 lần, uống hết trong ngày để giải trừ lo âu.
7. Hạ sốt, chữa ra mồ hôi nhiều:
- Thành phần: Sâm bố chính, sinh địa, quế nhục.
- Cách dùng: Sau khi làm sạch, phơi khô thì cho các vị thuốc trên vào ấm sắc cùng 1 ít nước để uống trong ngày.
8. Điều trị hen suyễn:
Để điều trị hen suyễn, người bệnh có thể dùng sâm bố chính theo một trong 2 cách sau.
- Cách 1: Dùng 4 con tắc kè làm sạch ruột, băm nhỏ rồi sao vàng. Cho tắc kè cùng sâm bố chính, vỏ quýt, can khương, rễ cây dâu tằm tán thành bột mịn, sau đó trộn đều với mật ong để làm hoàn. Mỗi ngày uống 12g.
- Cách 2: Dùng sâm bố chính, giao đằng, củ gỏi cá, ngải cứu mỗi vị 200g cùng đậu đen 500g nghiền thành bột, hòa cùng mật ong, viên thành viên hoàn. Dùng ngày 2 viên, uống với nước sôi để nguội.
9. Chữa ho:
- Thành phần: Sâm bố chính 10g cùng 8g linh thảo.
- Cách thực hiện: Sắc thuốc cùng 500ml nước, bật lửa nhỏ cho đến khi cô cạn còn khoảng 200ml nước thì tắt bếp. Gạn nước làm 2 lần để uống hết trong ngày.
10. Điều trị áp xe phổi:
- Thành phần: Sâm bố chính, củ mài mỗi vị 16g, dĩ nhân, sinh địa, dạ lai hương, kim đằng mỗi loại 12g.
- Cách thực hiện: Dùng sắc thành thuốc, ngày uống 1 thang là sẽ thấy cải thiện.
11. Chữa hồi hộp, đánh trống ngực:
- Thành phần: Sâm bố chính 20g, quả dâu chín, giao đằng, củ mài, long nhãn, hạt sen, rau má mỗi thứ 12g, trắc bách diệp, táo nhân mỗi thứ 8g.
- Cách thực hiện: Sắc thành thuốc, chia làm 3 lần uống hết trong ngày.
12. Cải thiện chức năng tiêu hóa:
- Thành phần: Sâm bố chính, rượu trắng 45 độ.
- Cách thực hiện: Rửa sạch sâm bố chính cho vào bình thủy tinh, ngâm với rượu trắng trong khoảng 30 ngày. Mỗi lần dùng lấy khoảng 15ml, dùng vào bữa sáng, tối và trưa.
13. Chữa suy nhược thần kinh:
- Thành phần: Sâm bố chính 20g, khẩu kỳ 12g, tần quy 8g, sơn khương 8g, ngũ mộc hương 8g, hoa cúc 8g, bạch thược 8g, long nhãn 8g, táo nhân 8g, phục linh 6g, viễn chí 6g.
- Cách dùng: Cho tất cả nguyên liệu trộn đều, cho vào ấm, sắc lấy nước đặc, chia làm 3 lần uống hết trong ngày.
14. Giúp phục hồi sau bỏng:
- Thành phần: Sâm bố chính, dĩ thực, hoài sơn mỗi thứ 16g, sơn liên, liên sa sâm, hà thủ ô, địa hoàng thán, dây cỏ máu mỗi loại 12g, câu khởi 10g, quất bì 8g.
- Cách thực hiện: Sắc mỗi ngày 1 thang để uống.
15. Chữa suy nhược cơ thể cho người mắc bệnh hô hấp:
- Thành phần: Sâm bố chính, sa sâm, táo nhân, tua sen, hạt sen, lá thích đồng bì, hương phụ, câu khởi.
- Cách thực hiện: Dùng thuốc theo dạng sắc, uống ngày 1 thang.
16. Cải thiện và nâng cao sức khỏe cho người mới ốm dậy:
- Thành phần: Sâm bố chính, hạt sen, củ mài mỗi vị 80g, binh lang 8g, bạch truật khô 40g.
- Cách thực hiện: Các vị thuốc trên sau khi làm sạch, tán thành bột mịn rồi uống ngày 20g.
17. Trị chứng lạnh tay chân:
- Thành phần: Sâm bố chính, tần quy, miên hoàng kỳ, bạch phục linh mỗi thứ 20g, hoàng mao nhung, áp cước thảo mỗi loại 8g.
- Cách thực hiện: Bạch phục linh tẩm sữa, tần quy tẩm mật sao vàng, miên hoàng kỳ cũng đem tẩm với nước phòng phòng rồi sao vàng. Sau đó nghiền nhỏ các vị thuốc rồi sắc uống ngày 1 thang.
18. Trị chứng khó tiêu:
- Thành phần: Sâm bố chính 20g, bạch truật 40g, mộc anh 4g.
- Cách thực hiện: Bạch truật đem tẩm sữa sao vàng, sắc cùng bố chính trước. Tiếp theo đó cho mộc anh vào đun thêm khoảng 10 phút. Chắt nước thuốc, chia làm 2-3 lần, uống hết trong ngày.
19. Điều trị đái tháo đường:
- Thành phần: Sâm bố chính, giao đằng, củ mài, bì giải, lá tre, hắc sâm, hạt sen, rễ cỏ tranh, quốc lão, xa tiền thảo, hoạt thạch.
- Cách thực hiện: Sắc uống hàng ngày, liên tục trong 1 tháng hoặc cho đến khi bệnh khỏi.
20. Tăng cường chức năng thận:
- Thành phần: Sâm bố chính, hạt sen, sừng nai, tục đoạn, diệp liễu thảo, củ mài, cầu tích, liên tu, củ cây cơm nếp, đỗ đen, hạt tơ hồng.
- Cách thực hiện: Sừng nai đem đắp đất rồi đốt chín, diệp liễu thảo tẩm muối rồi sao vàng. Cuối cùng đem tất cả tán thành bột mịn, vo viên hoàn rồi dùng ngày 2 viên.
21. Chữa đau lưng, mỏi gối do thận khí kém:
- Thành phần: Sâm bố chính, củ mài, gạc mai nước, ô cửu, tầm gửi mỗi loại 6g, giao đằng 12g, mẫu đơn, nhụy sen mỗi thứ 4g.
- Cách thực hiện: Các vị thuốc sau khi đã chuẩn bị đem sắc để uống hết trong ngày.
22. Tăng cường sinh lý:
- Thành phần: Sâm bố chính, sâm cau, cương tiền, rượu trắng.
- Cách thực hiện: Đem 3 vị thuốc trên sao vàng, hạ đổ khoảng 1 tiếng rồi cho vào bình thủy tinh ngâm rượu khoảng 30 ngày. Mỗi ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần dùng khoảng 15ml.
23. Chữa chán ăn, đầy bụng:
- Thành phần: Sâm bố chính 40g, bạch truật sao mật 20g, kim quất sao mật 8g, áp cước thảo 4g, cách tử 1,2g, gừng tươi 1 miếng, 4 quả táo ta.
- Cách thực hiện: Sắc thuốc, thu nước đặc, uống hết trong ngày.
24. Điều trị khí hư bạch đới:
- Thành phần: Rễ cây sâm bố chính.
- Cách dùng: Sau khi làm sạch đem rễ sâm bố chính đi giã nhỏ rồi nấu cùng gạo nếp để ăn thay cơm. ‘
25. Bổ khí huyết, chống suy nhược:
- Thành phần: Sâm bố chính, củ cây gỏi cá mỗi vị 100g, hà thủ ô 60g, trần bì 20g, rau thai nhi 1 bộ, mật ong nguyên chất.
- Cách dùng: Rau thai nhi đem rửa sạch, cắt bỏ màng gân. Rễ đinh lăng gọt vỏ, thái nhỏ, sấy khô đem đi sao vàng. Đem tất cả các vị thuốc trên đi tán nhuyễn, trộn với mật ong, vo thành viên hoàn 12g. Mỗi ngày uống 1 viên vào buổi tối trước khi đi ngủ. Liệu trình điều trị kéo dài liên tục trong 15 ngày.
26. Chữa táo bón, tiểu són:
- Thành phần: Sâm bố chính và cao ban long.
- Cách thực hiện: Sâm bố chính đem nếu cô đặc thành cao, cho vào lọ thủy tinh dùng dần. Mỗi lần sử dụng thì lấy ra 1 thìa, hòa cùng cao ban long, dùng theo liệu trình của bác sĩ.
27. Chữa mụn nhọt, sản hậu:
- Thành phần: Sâm bố chính khô 6-12g.
- Cách thực hiện: Đem sâm bố chính sắc thành nước rồi uống hoặc có thể nghiền thành bột mịn, pha với nước sôi để nguội đều được.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng sâm bố chính để chữa bệnh
Sâm bố chính là vị thuốc có nhiều công dụng chữa bệnh, tuy nhiên khi sử dụng loại cây này người bệnh vẫn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Chọn mua bố chính mọc tự nhiên để đảm bảo dược tính cao bình thường.
- Tránh sử dụng sâm bố chính với lê lô vì có thể gây tương tác.
- Trong quá trình điều trị bệnh bằng cây thuốc quý này, người bệnh nên hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.
- Nếu đang điều trị bệnh bằng thuốc Tây, người bệnh nên tham khảo qua ý kiến của các bác sĩ trước áp dụng phương pháp trị bệnh bằng loài cây này.
- Do có tính mát nên những người thể hàn nên hạn chế dùng dược liều này quá nhiều. Trường hợp cần thiết thì nên sao kỹ, tẩm ướt với gừng.
- Các bài thuốc chữa bệnh từ sâm bố chính cần kiên trì thực hiện trong một thời gian dài mới cho kết quả. Do vậy người bệnh không nên quá nóng vội, bỏ thuốc giữa chừng.
- Đối với trường hợp ngâm rượu, người bệnh nên sử dụng bình thủy tinh hoặc các loại bình gốm sứ để đảm bảo an toàn và độ chất lượng của bài thuốc.
Bài viết trên đây đã giới thiệu chi tiết cho mọi người các thông tin về thành phần, công dụng, cách dùng và những bài thuốc quý từ sâm bố chính. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và phát huy tối đa công dụng của dược liệu này bạn nên tham khảo qua ý kiến của các bác sĩ trước khi áp dụng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!