Hen phế quản bội nhiễm là gì? Cách điều trị bệnh lý thế nào?
Bảng tóm tắt
Hen phế quản bội nhiễm là gì, hướng điều trị bệnh ra sao là thông tin được rất nhiều bệnh nhân quan tâm hiện nay. Trong bài đọc này sẽ cung cấp chi tiết các thông tin liên quan để bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này nhằm chủ động phòng ngừa và xử lý kịp thời.
Hen phế quản bội nhiễm là gì? Triệu chứng bệnh
Trước khi tìm hiểu hen phế quản bội nhiễm là gì hãy tìm hiểu qua đôi nét về bệnh hen phế quản. Hen phế quản là tình trạng viêm phế quản gây các hiện tượng như co thắt, khó thở ở cơ địa người bệnh.
Vậy hen phế quản bội nhiễm là gì? Đây là trạng thái tiến triển nặng hơn của bệnh hen thông thường. Ổ nhiễm trùng có thể tự di chuyển xuống mô phổi và phế nang gây viêm phổi và viêm nhiễm những cơ quan khác trong hệ hô hấp. Tình trạng này có thể xuất hiện biến chứng và gây ra nhiều khó khăn trong việc điều trị.
Về cơ bản hen phế quản bội nhiễm có nhiều điểm tương đồng với bệnh hen phế quản về các triệu chứng nhưng sẽ khác nhau về mức độ. Cụ thể hơn về triệu chứng điển hình của hen phế quản bội nhiễm là gì?
- Người bệnh sẽ bị ho và có cảm giác đau rát ở họng trong thời gian dài.
- Xuất hiện đờm trong cổ họng, thường có mủ đi kèm, đờm có màu xanh, vàng hoặc màu nâu gỉ sắt.
- Bệnh nhân có cảm giác đau tức ở ngực, cảm giác đau càng rõ hơn sau khi ho.
- Có cảm giác khó thở, thở rít, tiếng thở khò khè.
- Bệnh nhân có biểu hiện sốt nhẹ đến cao, nếu trẻ em mắc bệnh thì cơn sốt sẽ nghiêm trọng hơn ở người lớn.
Nguyên nhân bị viêm phế quản bội nhiễm
Nguyên nhân gây bệnh hen phế quản bội nhiễm là gì? Một số tác nhân gây bệnh lý có thể kể đến như:
- Do sự thay đổi thời tiết bất thường, chuyển từ nóng sang lạnh, vi khuẩn có cơ hội tấn công vào hệ hô hấp và gây bệnh.
- Do môi trường ô nhiễm chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh về đường hô hấp. Trường hợp đã có tiền sử bệnh hen khi làm việc trong môi trường như vậy sẽ càng có nguy cơ cao bị bội nhiễm vi khuẩn.
- Do có tiền sử về bệnh hen suyễn trước đó nếu không được kiểm soát, chữa trị dứt điểm sẽ làm cho hệ hô hấp bị suy yếu, các tác nhân bên ngoài dễ tấn công vào và gây nên bệnh lý.
Biến chứng hen phế quản bội nhiễm là gì? Có nguy hiểm
Hen phế quản bội nhiễm nếu không điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
- Biến chứng khí phế thũng do vách phế nang đã bị mất tính co giãn, chúng trở nên yếu hơn, dễ vỡ gây tắc đường dẫn khí. Triệu chứng của biến chứng này là gây khó thở, tiếng thở nặng và có thể gây suy hô hấp.
- Biến chứng viêm phổi do các ổ nhiễm khuẩn đã lan xuống nhu mô phổi gây triệu chứng viêm nhiễm. Tình trạng này rất nghiêm trọng, đáng báo động bởi có thể dẫn đến nguy cơ tử vong ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.
- Biến chứng xẹp phổi do bị hen phế quản làm mất thể tích phổi, chức năng thông khí và trao đổi khí bị ảnh hưởng. Theo thống kê có khoảng ⅓ trẻ bị hen suyễn có biến chứng này.
- Biến chứng tràn khí màng phổi do phế nang bị giãn rộng, mất độ đàn hồi, dễ vỡ khi ho mạnh hoặc hoạt động quá sức. Đây cũng là nguyên nhân dễ dẫn đến tử vong của bệnh nhân mắc bệnh hen phế quản bội nhiễm.
- Biến chứng tâm phế mạn, do tăng áp động lực mạch phổi. Thường bệnh nhân bị hen phế quản cấp độ nặng sẽ gặp biến chứng này với các triệu chứng điển hình có thể kể đến như khó thở, phải gắng sức để thở, lá gan to hơn, môi, da và các đầu chi chuyển sang màu tím tái.
- Biến chứng suy hô hấp do cơ thể không được cung cấp đủ lượng oxy. Thường những người bị hen ác tính hoặc cấp tính có nguy cơ cao mắc biến chứng và có thể dẫn đến tử vong.
- Biến chứng ngừng hô hấp kèm tổn thương não do thiếu oxy. Bệnh nhân còn có thể gặp cơn ngừng thở đột ngột, lượng CO2 trong máu tăng cao dẫn đến hôn mê, thậm chí tử vong.
Hen phế quản bội nhiễm hoàn toàn có thể chữa khỏi triệt để tuy nhiên người bệnh phải thận trọng bởi áp dụng sai hướng điều trị hoặc lơ là sẽ có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và cả tính mạng. Ngay khi có các triệu chứng của bệnh lý hãy chủ động đến ngay cơ sở y tế để khám và được điều trị kịp thời.
Cách điều trị hen phế quản bội nhiễm
Nguyên tắc điều trị hen phế quản bội nhiễm là gì? Người bệnh phải điều trị bội nhiễm và dự phòng những cơn hen có thể tái phát. Tùy theo tình hình bệnh lý, sức khỏe của bệnh nhân bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp để có thể kiểm soát tình trạng tốt nhất.
Điều trị hen phế quản bội nhiễm theo Tây y
Đa phần mọi người đều chọn cách điều trị hen phế quản bội nhiễm bằng thuốc tân dược để có thể kiểm soát nhanh các triệu chứng. Những loại thuốc Tây thường được dùng để điều trị hen phế quản bội nhiễm có thể kể đến như:
- Thuốc kháng sinh dùng theo phác đồ điều trị và chỉ dẫn của bác sĩ. Những loại kháng sinh thường được dùng gồm có cephalosporin thế hệ 2,3 hoặc fluoroquinolon.
- Thuốc giãn co thắt phế quản loại theophylin hoặc salbutamol có sự chỉ định của bác sĩ để giảm nhanh cơn hen. Nếu điều trị dự phòng bác sĩ có thể để bệnh nhân sử dụng thuốc corticoid dạng phun hít.
- Thuốc giảm ho như terpin codein, dextromethorphan dành cho người lớn, với trẻ nhỏ sẽ ưu tiên dùng siro ho dạng thảo dược để đảm bảo sự an toàn.
- Thuốc long đờm như bromhexin, N-acetylstein,… để làm loãng đờm, bệnh nhân dễ khạc đờm hơn. Với trẻ nhỏ không nên sử dụng loại thuốc này, phụ huynh nên cho trẻ uống nhiều nước ấm hơn.
- Thuốc giảm đau, hạ sốt như ibuprofen và paracetamol nếu có triệu chứng ho và sốt.
- Thuốc chống viêm loại steroid hoặc alphachymotrypsin,… dùng theo chỉ định của bác sĩ.
Khi dùng thuốc Tây để điều trị bệnh, bạn cần chú ý thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ, không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có sự chỉ định để tránh có tác dụng phụ và phát sinh những biến chứng nguy hiểm.
Hen phế quản bội nhiễm là gì? Điều trị Đông y
Nhiều người bệnh có xu hướng chọn phương pháp Đông y để điều trị hen phế quản bội nhiễm thay vì dùng thuốc Tây. Trong sách Đông y ghi lại, hen phế quản bội nhiễm là bệnh liên quan đến tạng phế, tỳ và thận. Phong hàn và tà độc xâm nhập từ bên ngoài vào làm yếu chức năng phế khí dẫn đến hiện tượng khó thở. Tỳ hư sinh đờm, không thoát ra ngoài, ứ tại phế làm tắc nghẽn gây triệu chứng ho, khạc đờm và khó thở. Thận chủ nạp khí, nếu cơ quan suy yếu sẽ tràn ngược khí lên dẫn đến khó thở, thở rít.
Nguyên tắc của biện pháp Đông y điều trị hen phế quản bội nhiễm là sẽ tập trung loại bỏ căn nguyên gây bệnh đồng thời cải thiện triệu chứng và nâng cao sức đề kháng, hạn chế nguy cơ tái nhiễm của bệnh.
Các loại thảo dược sẽ được kết hợp với nhau để hồi phục chức năng các tạng phế trong cơ thể, làm giảm triệu chứng, hết viêm, hết khó thở và hết đờm, làm giảm tần suất xuất hiện của các cơn hen.
Lưu ý khi điều trị hen phế quản bội nhiễm bằng biện pháp Đông y bệnh nhân phải để thầy thuốc kiểm tra tình trạng sức khỏe để áp dụng đúng bài thuốc. Thời gian điều trị phải có sự kiên trì thì mới phát huy tốt tác dụng của dược liệu. Một số loại dược liệu được dùng trong điều trị bệnh lý có thể kể đến như cải trời, bách bộ, cát cánh, tang bạch bì, la bạc tử,…
Mẹo chữa hen phế quản bằng thuốc nam
Ngoài hai phương pháp điều trị hen phế quản trên người bệnh có thể tham khảo thêm những cách chữa từ thuốc nam để kiểm soát triệu chứng của bệnh lý. Một số bài thuốc dân gian có hiệu quả chữa trị bệnh tốt bạn có thể tham khảo thêm như:
- Mẹo chữa bệnh từ rau húng quế: Chuẩn bị từ 30 đến 40 lá húng quế tươi, không quá già hay quá non làm sạch rồi nấu cùng 1 lít nước lọc để dùng trong ngày.
- Mẹo chữa bệnh từ mật ong nguyên chất: Chuẩn bị 1 thìa mật ong hòa tan với 1 tách trà nóng hoặc 1 cốc nước chanh ấm để uống vừa giảm đờm và giảm cảm giác đau rát ở họng.
- Mẹo chữa bệnh hen từ vừng đen: Lấy 1 thìa vừng đen trộn đều với 1 thìa mật ong nguyên chất cùng ít muối ăn để dùng trước khi đi ngủ.
Hướng dẫn phòng ngừa hen phế quản bội nhiễm
Bên cạnh việc điều trị hen phế quản bội nhiễm bệnh nhân cần chú ý về quá trình chăm sóc và phòng ngừa bệnh lý. Cụ thể hơn về các biện pháp phòng ngừa hen phế quản bội nhiễm là gì?
- Thường xuyên giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống luôn được sạch sẽ.
- Khi điều trị bệnh lý phải tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý thay đổi thuốc điều trị hay ngừng dùng thuốc khi chưa được cho phép.
- Để tránh bị hen phế quản bội nhiễm cần phải điều trị khỏi cơn hen cấp tính.
- Nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp, cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, không nên ăn những loại thực phẩm dễ gây dị ứng đường hô hấp.
- Người bị hen suyễn nên tránh xa các tác nhân có thể gây kích thích đường hô hấp như phân hoa, bụi bẩn, khói thuốc lá và lông động vật.
- Không nên để bệnh nhân rơi vào trạng thái căng thẳng sẽ biến bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn.
- Khi thời tiết thay đổi đặc biệt là khi trời chuyển lạnh cần chú ý giữ ấm cơ thể.
- Tăng cường luyện tập thể thao để cải thiện sức khỏe, tăng cường sức đề kháng để điều trị bệnh.
- Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ để có thể phát hiện bệnh sớm tìm ra hướng điều trị kịp thời trước khi xuất hiện biến chứng.
- Đối với trẻ em khi có triệu chứng lạ bạn cần phải đưa bé đến ngay cơ sở y tế để khám, không được tự ý kê thuốc cho trẻ dùng.
Hen phế quản bội nhiễm là gì, nguyên nhân, triệu chứng, cách xử lý bệnh như thế nào nội dung bài đọc trên đã cung cấp đầy đủ. Do bệnh lý khá nghiêm trọng, phức tạp và có những biến chứng khôn lường vì vậy người bệnh phải thường xuyên để ý để sức khỏe để có hướng điều trị phù hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!