Nấm candida có lây không? Cách điều trị an toàn, hiệu quả
Bảng tóm tắt
Nấm candida là nấm gây ra các bệnh phụ khoa mà nhiều chị em gặp phải. Để phòng ngừa bệnh, bạn đọc cần biết nấm Candida có lây không và sẽ lây qua đường nào? Đây là kiến thức cơ bản giúp các cặp đôi tránh tình trạng viêm nhiễm phụ khoa. Những thông tin trong bài sẽ giúp bạn có câu trả lời rõ ràng và chính xác nhất.
Nấm Candida có lây không? Con đường lây nhiễm
Candida là loại nấm tồn tại trên cơ thể người, nhưng đặc biệt được tìm thấy nhiều nhất trong vùng kín. Khi gặp điều kiện thuận lợi như cơ thể ấm hay ẩm ướt, chúng sẽ phát triển mạnh mẽ, lên men và gây viêm nhiễm.
Bệnh có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là ở cơ quan sinh dục. Nếu nấm candida tấn công vào máu sẽ rất nguy hiểm, cần có phác đồ điều trị riêng. Do đó, chị em cần nắm được thông tin nấm Candida có lây không để bảo vệ sức khỏe của bản thân và bạn tình.
Về vấn đề này, câu trả lời được các bác sĩ đưa ra khi được hỏi nấm candida có lây không là có thể. Cụ thể, nấm sẽ lây qua một số con đường sau:
- Sử dụng chung đồ lót, quần áo với người bị bệnh
- Dùng khăn mặt, quần áo, dụng cụ vệ sinh cá nhân cùng người bệnh
- Người bị bệnh quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ
- Quan hệ bằng miệng, hậu môn… có thể gây nấm âm đạo
- Sử dụng sextoy với người bị nhiễm nấm
Nấm candida thường gây ra bệnh đường sinh dục nên đây cũng là con đường lây lan phổ biến. Tuy tốc độ không cao nhưng có thể lây lan qua nhiều cách.
Các cách điều trị nấm Candida phổ biến nhất
Sau khi đã tiến hành chẩn đoán, phát hiện ra cơ thể nhiễm nấm candida, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị. Thực hiện theo phương pháp nào, ra sao phụ thuộc nhiều vào tình trạng bệnh, sức khỏe và cơ địa từng người. Một số cách phổ biến:
Điều trị bằng Tây y
Viên đặt âm đạo hoặc thuốc uống fluconazole, itraconazole là những loại thuốc chữa nấm hiệu quả cao. Bên cạnh đó, chị em có thể được chỉ định dùng betadine vệ sinh vùng kín.
Điều trị nấm candida bằng thuốc Tây rất hiệu quả, có thể giảm nhanh chóng các triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, do dược tính mạnh nên chị em cần chú ý thực hiện đúng liều lượng, đúng cách nhằm tránh tác dụng phụ. Đặc biệt, đối với các trường hợp phụ nữ mang thai và cho con bú. Nếu phát hiện bất thường, hãy ngưng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ.
Điều trị bằng mẹo dân gian
Phương pháp này được thực hiện trong trường hợp bệnh nhẹ, có thể chữa khỏi mà không cần dùng thuốc. Một số cách có thể kể đến là:
- Dùng lá trầu không: Chứa nhiều chất kháng viêm, diệt khuẩn nên khi xông hơi và rửa cơ thể có thể trị nấm candida hiệu quả. Bạn có thể chữa nấm candida bằng cách xông hơi hoặc vệ sinh vùng kín bằng nước trầu không đã đun sôi và thêm chút muối.
- Ngải cứu: Có tác dụng bổ máu, làm lành vết thương. Bạn dùng 1 nắm ngải cứu rửa sạch, thêm chút muối rồi đun lên. Khi nước nóng thì dùng để xông âm đạo. Sau đó để rửa trực tiếp lên vùng bị nhiễm nấm.
- Tỏi: Nó được coi như “kháng sinh tự nhiên” tiêu diệt nấm candida hiệu quả. Bạn chỉ cần ăn 2 – 3 tép tỏi sống mỗi ngày và thêm vào các món ăn.
Phòng ngừa lây nhiễm nấm candida
Nấm candida có lây không? Câu trả lời đã được giải đáp ở phía trên. Nấm lây không nhanh nhưng theo nhiều cách nên khá nguy hiểm. Vì thế, bản thân mỗi người cần ý thức việc phòng ngừa lây nhiễm. Hãy tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Không dùng chung vật dụng cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng, quần áo (đặc biệt là đồ lót)… với người khác vì khả năng lây nấm cao
- Vệ sinh cơ thể, quần áo phải mặc thoáng mát và được phơi khô
- Vệ sinh vùng kín khoa học, dùng dung dịch dịu nhẹ, giữ âm đạo sạch sẽ, khô thoáng
- Khi dùng kháng sinh, thuốc đặc trị cần phải tuân thủ chỉ định trong đơn thuốc
- Có lối sống lành mạnh, khoa học
- Khi nhiễm nấm candida thì tuyệt đối không quan hệ tình dục
Trên đây là thông tin liên quan đến vấn đề nấm candida có lây không. Chứng viêm nhiễm này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, có thể gây ra một số bệnh khác và lây nhiễm từ người qua người. Vì vậy, chị em cần nắm rõ kiến thức để bảo vệ bản thân và những người xung quanh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!