Các bài tập vật lý trị liệu cho khớp gối dễ thực hiện mỗi ngày
Bảng tóm tắt
Các bài tập vật lý trị liệu cho khớp gối giúp giảm đau đớn và cải thiện khả năng vận động cho người bệnh. Đây là một phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh, cải thiện chức năng của xương, đồng thời làm chậm lão hóa khớp hiệu quả. Cùng tìm hiểu về tác dụng và các bài tập, cách thực hiện vật lý trị liệu tại nhà qua bài viết sau.
Tác dụng bài tập vật lý trị liệu cho khớp gối
Thoái hóa khớp nói chung và thoái hóa khớp gối nói riêng là dạng bệnh lý phổ biến, nhất là ở các đối tượng trung niên, cao tuổi. Triệu chứng dễ nhận biết nhất của bệnh đó là đau đớn tại khớp gối, viêm sưng, đi lại khó khăn. Điều trị thoái hóa khớp gối đều nhằm mục đích giảm triệu chứng bệnh, hồi phục chức năng của khớp. Một trong những phương pháp được y học sử dụng đó chính là các bài tập vật lý trị liệu cho khớp gối.
Vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối được hiểu là tác động trực tiếp từ bên ngoài lên khớp gối thông qua các dụng cụ như nạng, gậy, đai … để làm chậm quá trình thoái hóa và giảm bớt đau đớn cho bệnh nhân. Tác dụng của các bài tập vật lý trị liệu cho khớp gối như sau:
- Giúp bệnh nhân giảm tình trạng co thắt cơ từ đó làm bớt áp lực lên khớp gối. Thông qua đó, các cơ khớp trở nên dẻo dai và khỏe mạnh hơn.
- Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu cho khớp gối giúp bệnh nhân xoa dịu cơn đau khớp. Nhờ đó họ thoải mái hơn trong sinh hoạt hàng ngày.
- Cải thiện chức năng vận động của khớp, giúp hồi phục sức khỏe xương khớp hiệu quả.
- Vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối ngăn ngừa nguy cơ biến dạng của khớp đồng thời làm chậm quá trình lão hóa của hệ thống xương.
Các bài tập vật lý trị liệu cho khớp gối mang lại rất nhiều lợi ích. Đó là lý do vì sao ngày càng nhiều bệnh nhân tin tưởng sử dụng kết hợp với các phương pháp Tây y hiện đại để điều trị toàn diện nhất. Tuy nhiên, người bệnh cần lựa chọn các bài tập vật lý trị liệu cho khớp gối phù hợp với tình trạng bệnh của mình. Tốt nhất là lắng nghe tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa để có lựa chọn sáng suốt.
Các bài tập vật lý trị liệu cho khớp gối
Có nhiều bài tập vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối khác nhau với các động tác không hề phức tạp. Người bệnh có thể tập luyện hàng ngày ngay tại nhà. Sau đây là các bài tập vật lý trị liệu cho khớp gối được chuyên gia đánh giá cao.
Bài tập 1: Bài tập vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối kết hợp ghế tựa lưng
Đây chính là một trong số các bài tập vật lý trị liệu cho khớp gối mang đến nhiều công dụng. Những động tác thực hiện cũng rất đơn giản cho nên người bệnh có thể thực hiện mỗi ngày tại nhà. Công dụng của bài tập là làm giảm đau, kéo giãn xương cốt và tăng cường sức khỏe của bắp chân. Từ đó chức năng khớp gối cũng được cải thiện đáng kể.
Cách thực hiện:
- Đứng ở tư thế thẳng người, chân trái bước ra sau và giữ thẳng. Chú ý đặt gót chân trái và ngón chân phải nằm trên cùng một đường thẳng.
- Chân phải khuỵu xuống, tuy nhiên phần gối không được vượt qua ngón cái.
- Lấy hai tay giữ thành ghế để làm điểm tựa, sau đó cúi người về phía trước.
- Khi cơ thể nhận thấy bắp chân có dấu hiệu căng cứng thì giữ nguyên tư thế trong khoảng 20 giây. Thực hiện tương tự với bên chân còn lại.
- Lặp lại bài tập 4 lần, mỗi bên 2 lần.
Bài tập 2: Vật lý trị liệu khớp gối kết hợp dây vải
Bài tập tiếp theo trong số các bài tập vật lý trị liệu cho khớp gối đó là kết hợp dây vải. Thực hiện những động tác này giúp tăng cường sự dẻo dai cho gân cơ đồng thời cải thiện chức năng của khớp một cách hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Khởi động để làm nóng cơ thể trong khoảng 5 phút trước khi bắt đầu bài tập.
- Trải thảm trên sàn nhà sau đó nằm ngửa ở tư thế duỗi thẳng chân tay.
- Giơ chân phải cao lên sau đó lấy dây vải vỏng qua bàn chân.
- Lấy 2 tay kéo dây vải căng ra để cho chân được duỗi thẳng và kéo dài.
- Để nguyên tư thế này trong vòng 20 giây sau đó đổi sang chân còn lại, lặp lại các động tác tương tự.
- Thực hiện động tác đều đặn mỗi ngày 4 lần, mỗi bên 2 lần.
Bài tập 3: Hỗ trợ sức mạnh ở cơ bắp
Đối với những người bị thoái hóa xương khớp, tăng cường sức mạnh cho cơ bắp, gân đóng vai trò rất quan trọng. Điều này giúp giảm áp lực lên gối, cải thiện chức năng khớp gối và giúp giảm nhanh các cơn đau. Do vậy, trong số các bài tập vật lý trị liệu cho khớp gối, đây là bài được nhiều chuyên gia khuyến cáo.
Cách thực hiện:
- Trải thảm lên sàn nhà và nằm ngửa trên sàn, duỗi thẳng tay chân.
- Chống 2 khuỷu tay xuống sàn, chân trái gập gối lại, chân phải giơ cao cách mặt sàn tầm 50cm.
- Giữ chân phải ở vị trí cân bằng, hướng các ngón chân lên trên. Giữ nguyên tư thế này trong 3 giây sau đó hạ chân xuống.
- Thực hiện lặp lại các động tác tương tự nhưng đổi chân trái.
- Mỗi ngày tập bài tập này 20 lần, mỗi bên chân 10 lần.
Bài tập 4: Tăng cường sức mạnh cơ đùi và hông
Nhắc đến các bài tập vật lý trị liệu cho khớp gối không thể bỏ qua bài tập tăng cường sức mạnh của cơ đùi và hông. Đây là 2 bộ phận tạo áp lực trực tiếp lên khớp gối. Do vậy, chăm sóc tốt cho chúng sẽ giúp giảm tải áp lực lên khớp gối, cải thiện hệ thống xương khớp cho cơ thể.
Cách thực hiện:
- Lấy một chiếc ghế tựa làm công cụ hỗ trợ cho bài tập. Ngồi thẳng lưng trên ghế, thu chân phải sát vào ghế và nhón gót chân lên.
- Khi chân phải đã nhấc khỏi sàn thì cong đầu gối lại và giữ nguyên tư thế trong 3 giây.
- Hạ chân phải xuống và nhấc chân trái lên, thực hiện lặp lại các động tác tương tự.
- Mỗi ngày bệnh nhân hãy thực hiện bài tập vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối này 20 lần, mỗi bên 10 lần.
Trên đây là các bài tập vật lý trị liệu cho khớp gối đơn giản mà hiệu quả. Chỉ bằng những động tác nhẹ nhàng kết hợp vài dụng cụ hỗ trợ là bệnh nhân có thể tập luyện ngay tại nhà.
Những cách vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối hiệu quả
Bên cạnh tập các bài tập vật lý trị liệu cho khớp gối như trên, người bệnh có thể áp dụng những cách vật lý trị liệu cho khớp gối dưới đây. Các phương pháp này được đánh giá cao về hiệu quả và nhiều bệnh viện đã áp dụng chúng trong điều trị thoái hóa khớp gối rất tích cực.
Chườm đá
Khi bị chấn thương hay đau nhức xương khớp, người ta thường chườm đá để giảm đau và tiêu sưng. Ngoài thực hiện các bài tập vật lý trị liệu cho khớp gối, người bệnh có thể áp dụng phương pháp này. Khi chườm đá, nhiệt lạnh tác động sẽ khiến cho các mạch máu co lại, các dịch tiết ra cũng ngưng đọng cho nên giảm tình trạng đau đớn. Không những vậy, đá lạnh còn ức chế phản ứng viêm và ngăn chặn nguy cơ phù nề tại khớp gối.
Cách thực hiện:
- Đặt đa vào một chiếc túi vải hoặc một tấm khăn xô rồi quấn lại.
- Lấy túi đá đó chườm lên cùng khớp gối trong khoảng từ 5 đến 10 phút.
- Thực hiện phương pháp này ngày 3 lần.
Chiếu đèn hồng ngoại
Với những bệnh nhân thoái hóa khớp gối ở giai đoạn nặng, thì ngoài thực hiện các bài tập vật lý trị liệu cho khớp gối có thể kết hợp thêm phương pháp chiếu đèn hồng ngoại. Tia hồng ngoại có tác dụng làm nóng khớp, hồi phục gân cơ và ngăn ngừa nguy cơ khớp cứng. Ngoài ra, các tia sáng hồng ngoại còn có tác dụng lưu thông máu và tăng cường sự hấp thu dưỡng chất.
Cách thực hiện:
- Bác sĩ sử dụng đèn hồng ngoại chiếu xuyên qua da tầm 3mm.
- Thời gian thực hiện mỗi ngày theo tình trạng bệnh và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Bài tập vật lý trị liệu cho khớp gối: Chiếu sóng ngắn
Những bệnh nhân thoái hóa khớp gối lâu năm, có biểu hiện đau nhiều, co cứng khớp, sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng phương pháp chiếu sóng ngắn. Giống như công dụng của các bài tập vật lý trị liệu cho khớp gối khác, phương pháp này cũng giúp giảm đau đớn cho bệnh nhân đồng thời giúp khớp gối linh hoạt, dẻo dai hơn.
Cách thực hiện:
- Bác sĩ dùng máy bức xạ với bước sóng 11.2m chiếu trực tiếp lên khớp gối.
- Tùy từng tình trạng bệnh mà bác sĩ chỉ định thời gian trị liệu trong ngày.
Các phương pháp vật lý trị liệu thoái hóa khớp gối trên đây được thực hiện tại các bệnh viện chuyên khoa. Quá trình thực hiện cần có sự theo dõi sát sao của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không nên tự mua thiết bị và điều trị tại nhà khi chưa có chỉ dẫn của chuyên gia.
Những lưu ý khi thực hiện các bài tập vật lý trị liệu cho khớp gối
Mặc dù các bài tập vật lý trị liệu cho khớp gối được đánh giá là đơn giản, dễ thực hiện tuy nhiên để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:
- Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý tập các bài tập vật lý trị liệu cho khớp gối khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
- Tránh việc tập luyện quá sức hoặc lạm dụng các bài tập bởi nó sẽ gây hiệu quả ngược lại.
- Trong quá trình tập luyện, người bệnh có thể sẽ thấy xuất hiện cơn đau trước hoặc sau khi tập. Hãy giảm đau bằng cách chườm đá lạnh từ 15 – 20 phút.
- Dựa vào các cơn đau để kiểm soát hoạt động tập luyện của cơ thể. Khi nhận thấy cơn đau kéo dài hoặc gia tăng thì có thể tạm dừng bài tập.
- Trong giai đoạn đầu hãy tập trung vào các bài tập vật lý trị liệu cho khớp gối nhẹ nhàng.
Kết hợp chế độ nghỉ ngơi, ăn uống và sinh hoạt phù hợp để hiệu quả của các bài tập vật lý trị liệu cho khớp gối trọn vẹn hơn.
Để việc tập các bài tập vật lý trị liệu cho khớp gối đạt hiệu quả cao, bệnh nhân nên thăm khám và nghe bác sĩ tư vấn. Nên nhớ rằng, hiệu quả của phương pháp vật lý trị liệu đạt được phụ thuộc nhiều vào quá trình tập luyện kiên trì. Cùng với đó là chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Người bệnh hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên gia để được lĩnh hội những lời khuyên bổ ích nhất!
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!