Khí hư khi mang bầu – Những thông tin quan trọng cần nắm rõ

Mang thai là thời điểm nhạy cảm của cơ thể, kích thích tiết ra nhiều khí hư. Tuy nhiên, nhiều chị em vẫn chưa hiểu rõ về khí hư khi mang bầu qua từng thời kỳ nên không khỏi lo lắng. Bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về nguyên nhân, đặc điểm khí hư bình thường và bất bình thường cũng như biện pháp xử lý.

Tại sao ra nhiều khí hư khi mang bầu?

Khí hư khi mang bầu thường nhiều hơn so với các thời điểm khác. Vậy nguyên nhân là do đâu? Theo các bác sĩ, 4 thay đổi trong thời gian thai kỳ sau đây là nguyên nhân dẫn tình trạng này:

Bài thuốc chữa khí hư bất thường của bác sĩ Đỗ Thanh Hà với nguồn gốc thảo dược thiên nhiên đã giúp cho hàng ngàn chị em thoát khỏi tình trạng khó chịu này =>> Đừng bỏ lỡ.
  • Nội tiết tố thay đổi, hormone estrogen tiết ra nhiều hơn kích thích cơ thể sản sinh nhiều khí hư
  • Khi thai nhi hình thành và phát triển lớn dần, tử cung, cổ tử cung, vùng kín cũng thay đổi theo để thích ứng với điều này. Khí hư khi mang bầu tiết ra nhiều hơn có nhiệm vụ điều hòa giãn nở vùng kín
  • Nồng độ hormone thay đổi, nhu cầu sinh lý của chị em cao hơn. Lúc này, khí hư khi mang bầu tiết ra nhiều hơn để điều hòa cơ thể, giải quyết vấn đề sinh lý
  • Những tháng cuối thai kỳ, thai nhi lớn nên khiến phần đầu chèn vào xương chậu và tiết ra nhiều khí hư. Khi thấy xuất hiện dịch nhầy kèm máu, chị em cần chú ý vì có thể báo hiệu mẹ bầu sắp chuyển dạ.
Khí hư khi mang bầu là do những thay đổi của cơ thể trong thời gian nhạy cảm này
Khí hư khi mang bầu là do những thay đổi của cơ thể trong thời gian nhạy cảm này

Khí hư khi mang bầu có tác dụng làm âm đạo ẩm ướt hơn, bảo vệ âm đạo khỏi những tác động xấu từ nấm, vi khuẩn. Tuy nhiên, do một số yếu tố khách quan và chủ quan, không phải lúc nào khí hư ra nhiều cũng do sinh lý mà còn có thể cảnh báo sức khỏe chị em đang gặp nguy hiểm.

Ra nhiều khí hư khi mang thai 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối có đáng lo?

Trong khi mang thai, có 2 khoảng thời gian nhạy cảm nhất mà chị em cần chú ý là 3 tháng đầu và cuối thai kỳ. Một sự thay đổi nhỏ cũng làm mẹ bầu lo lắng. Vậy, khí hư khi mang thai 3 tháng đầu hoặc cuối có đáng lo không?

Khí hư khi mang thai 3 tháng đầu

Khí hư là một trong những thước đo quan trọng phản ánh tình trạng sức khỏe của chị em, đặc biệt là trong thời điểm nhạy cảm. Vì thế, việc theo dõi đặc điểm của khí hư khi mang bầu 3 tháng đầu rất quan trọng và cần thiết.

Nếu khí hư khi mang bầu tiết ra nhiều có đặc điểm sau, nguyên nhân có thể do sinh lý. Vì vậy, mẹ bầu không cần quá lo lắng khiến sức khỏe bị ảnh hưởng.

  • Khí hư có màu trắng đục, trắng trong hoặc ngả vàng
  • Nhìn nhầy như nước mũi, có thể kéo thành sợi
  • Không kèm theo mùi hôi
  • Vùng kín bình thường, không bị cảm giác sưng tấy, ngứa ngáy

Tuy nhiên, không phải lúc nào khí hư khi mang bầu 3 tháng đầu cũng bình thường. Khi quan sát thấy huyết trắng chuyển màu khác lạ như xanh, nâu xám sủi bọt, vón cục,… có mùi hôi chua. Ngoài ra, vùng kín ngứa ngáy, sưng đỏ có thể cảnh báo chị em đang gặp vấn đề về sức khỏe như mắc bệnh phụ khoa, mang thai ngoài tử cung, tiền sảy thai,…

Khí hư khi mang thai 3 tháng cuối?

Cũng tương tự như thời điểm 3 tháng đầu, khí hư khi mang thai 3 tháng cuối tiết ra nhiều có 2 dạng: sinh lý và bệnh lý. Đây là khoảng thời gian cơ thể có nhiều thay đổi để chuẩn bị cho quá trình sinh con. Hormone tăng cao để tăng máu cung cấp đến cổ tử cung, đồng thời làm khí hư tiết ra nhiều hơn. Thông thường, khí hư khi mang bầu 3 tháng cuối có đặc điểm:

  • Màu trắng, trong hoặc hơi vàng, nhiều nước
  • Không mùi hoặc mùi nhẹ đặc trưng của âm đạo
  • Có thể kèm theo chấm hơi hồng
Chị em cần đặc biệt chú ý khí hư khi mang bầu 3 tháng cuối 
Chị em cần đặc biệt chú ý khí hư khi mang bầu 3 tháng cuối

Ra nhiều khí hư khi mang bầu vào những tháng cuối là do hormone nội tiết tố nữ. Dịch tiết ra là sự kết hợp giữa 2 yếu tố: hệ thống vi khuẩn đã có sẵn trong âm đạo, cổ tử cung cùng với những chất tiết khác ở vùng kín. Thông thường, tình trạng khí hư khi mang bầu là bình thường, chị em không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, không ít trường hợp khí hư khi mang bầu ra nhiều vào 3 tháng cuối là do bệnh lý như viêm âm đạo, nhiễm nấm candida… Lúc này, khi hư chuyển sang màu vàng, hơi xanh, có mùi hôi tanh khó chịu. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu mà còn gây sinh non, nhiễm trùng khi sinh hoặc lây bệnh cho thai nhi.

 Khí hư khi mang bầu như thế nào là bất thường?

Thông thường, khí hư khi mang bầu tiết ra nhiều do nồng độ hormone tăng cao nên hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, như đã đề cập, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý.

Một số nguyên nhân có thể kể đến như không vệ sinh vùng kín đúng cách, mặc quần lót quá bó, không tuân thủ an toàn tình dục khi mang bầu,… Mẹ bầu cần thận trong quan sát đặc điểm của khí hư để sớm phát hiện bệnh.

  • Khí hư khi mang bầu có màu trắng đục, vón cục

Khi gặp tình trạng này, chị em cần hết sức cẩn trọng. Bởi đa phần, khí hư khi mang bầu có liên quan đến viêm nhiễm phụ khoa do nấm. Nếu thấy ngứa ngáy, đau rát vùng kín, bí tiểu… thì phần trăm mắc bệnh càng cao.

Nhiễm trùng do nấm ở phụ nữ đang mang thai có thể phát sinh nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và thai nhi. Vì vậy, thai phụ cần theo dõi và thăm khám thường xuyên để phát hiện và điều trị bệnh.

  • Khí hư khi mang thai có màu hồng

Khí hư khi mang thai có màu hồng có thể là dấu hiệu bình thường do sự thay đổi nội tiết tố, đặc biệt vào 3 tháng đầu và cuối thai kỳ.

Tuy nhiên, trong không ít trường hợp, đây là dấu hiệu của việc sảy thai, nhiễm trùng âm đạo hoặc cảnh báo chuyển dạ. Vì thế, chị em cần chú ý vấn đề này và chủ động thăm khám.

Khí hư có màu hồng rất có thể là dấu hiệu cảnh báo sảy thai hoặc chuyển dạ
Khí hư có màu hồng rất có thể là dấu hiệu cảnh báo sảy thai hoặc chuyển dạ
  • Khí hư khi mang bầu màu trắng đục, có mùi hôi

Thông thường, khí hư của người bình thường có màu trắng đục. Nhưng nếu nó xuất hiện thêm mùi hôi thì lại đáng lo ngại. Đặc biệt, thời gian 3 tháng cuối thai kỳ, khí hư tiết ra nhiều hơn rất có thể là dấu hiệu chuyển dạ hoặc sinh non.

  • Khí hư khi mang bầu có màu xanh hoặc vàng

Đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh lý lây qua đường tình dục như Chlamydia, Trichomonas… Những căn bệnh này tác động trực tiếp tới sức khỏe mẹ và thai nhi. Nguy hiểm hơn, biến chứng của bệnh còn để lại hệ quả kéo dài trong nhiều năm sau khi sinh.

  • Khí hư khi mang bầu có màu nâu

Khí hư có màu nâu thường là dấu hiệu sớm của thai kỳ, không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu kèm theo mùi hôi thì chị em cần tìm bác sĩ để được khám và điều trị.

  • Khí hư khi mang bầu có màu xám

Khí hư có màu xám, mùi tanh khó chịu thường liên quan đến viêm nhiễm âm đạo do vi khuẩn như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung,… Đây là bệnh lý có thể chữa trị dứt điểm mà và không để lại biến chứng khi điều trị đúng cách.

  • Khí hư khi mang bầu có màu đỏ

Đây là trường hợp nguy hiểm nhất, bởi rất có thể chị em bị sảy thai, mang thai ngoài cổ tử cung, sinh non hoặc nhiễm trùng nặng. Lúc này, mẹ bầu cần chủ động đến cơ sở y tế lập tức đề thăm khám, điều trị.

Ra nhiều khí hư ở phụ nữ mang thai phải làm sao?

Thời kỳ mang thai rất nhạy cảm, do đó, theo dõi tình trạng khí hư là vấn đề quan trọng đối với người mẹ. Khi thấy dấu hiệu bất thường, những thông tin sau đây sẽ giúp bạn biết cách xử lý và điều trị hiệu quả.

Chăm sóc tốt tại nhà

Các biện pháp sau có thể giúp thai phụ phòng tránh và hỗ trợ điều trị bệnh phụ khoa khi mang thai. Một số giải pháp bao gồm:

  • Không sử dụng băng vệ sinh, tampon thường xuyên
  • Vệ sinh vùng kín sạch nhưng không thụt rửa sâu
  • Chú ý lau khô theo hướng từ trước ra sau khi rửa “cô bé” và đi vệ sinh
  • Mẹ bầu không nên đi bơi tại bể bơi công cộng để tránh nhiễm khuẩn
  • Mặc đồ lót thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt
  • Dùng dung dịch vệ sinh có độ pH hợp lý, được chiết xuất từ thành phần thiên nhiên dịu nhẹ như trà xanh, chanh…
  • Tránh dùng khăn, dung dịch chứa mùi thơm hóa học có thể gây kích ứng
  • Mẹ bầu có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện lành mạnh
  • Có thể tham khảo bác sĩ về sản phẩm có khả năng cân bằng vi sinh vật trong âm đạo
Mẹ bầu nên khám thai, khám phụ khoa thường xuyên và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ
Mẹ bầu nên khám thai, khám phụ khoa thường xuyên và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ

Không tự ý mua thuốc để tự phòng tránh, điều trị. Điều này không những làm bệnh nặng hơn mà còn có thể ảnh hưởng đến thai nhi

Sử dụng dược liệu tự nhiên

Sử dụng thảo dược thiên nhiên là một trong những biện pháp cải thiện tình trạng viêm nhiễm phụ khoa được nhiều mẹ bầu thực hiện. Bởi cách này an toàn, dễ thực hiện lại đạt hiệu quả khá tốt. Một số gợi ý cho mẹ bầu:

  • Lá trầu không: Rửa sạch 1 nắm lá trầu không, cho vào nồi thêm ít muối và đun với nước đến khi sôi thì nhấc ra. Nước lá trầu không còn nóng thì xông hơi vùng kín, khi nguội bạn có thể tận dụng làm sạch bên ngoài “cô bé”
  • Lá chè xanh: Khí hư khi mang bầu tiết ra nhiều, có dấu hiệu bất thường, chị em nên dùng nước lá chè xanh (cách thực hiện tương tự như lá trầu không) để xông và rửa vùng kín.
  • Tỏi: Mẹ bầu có thể thêm tỏi vào các món ăn hoặc ăn sống 2-3 tép tỏi mỗi ngày.
Các dược liệu tự nhiên chữa bệnh phụ khoa rất hiệu quả trong giai đoạn đầu khi mới phát hiện bệnh
Các dược liệu tự nhiên chữa bệnh phụ khoa rất hiệu quả trong giai đoạn đầu khi mới phát hiện bệnh

Thăm khám sức khỏe

Khí hư khi mang bầu có các biểu hiện bất thường về màu và mùi, chị em cần nhanh chóng thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín. Bởi đây là thời điểm nhạy cảm, mọi vấn đề đều có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi. Tùy thuộc vào nguyên nhân, tình trạng bệnh, sức khỏe của hai mẹ con ở thời điểm hiện tại, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ dẫn riêng.

Tây y

Tây y có dược tính cao, giảm nhanh triệu chứng nhưng không tốt cho phụ nữ đang mang thai. Thường bác sĩ sẽ chỉ định dùng một số thuốc đặt an toàn như Polygynax, Mycogynax, Utrogestan,…

Nếu mẹ bầu lựa chọn cách này để chữa bệnh do khí hư khi mang thai thì cần chú ý các vấn đề sau:

  • Sử dụng đúng loại thuốc, thời gian, liều lượng được kê trong đơn
  • Không tự ý mua thuốc hoặc nghe lời người khác truyền tai
  • Trong quá trình điều trị, nếu thấy có điểm bất thường, mẹ bầu nên ngưng thuốc và gặp bác sĩ ngay

Sau khi đã thực hiện xong đơn thuốc, thai phụ nên tiếp tục thăm khám để xin chỉ dẫn tiếp theo từ bác sĩ

Đông y

Phương pháp Đông y vẫn được nhiều chị em biết đến và tin tưởng thực hiện bởi những ưu điểm như: an toàn với mẹ bầu, có thể điều trị tận gốc, chi phí không quá đắt. Tuy nhiên, Đông y chỉ tận dụng tác dụng tự nhiên của dược liệu nên thời gian điều trị khá lâu. Thai phụ nếu kiên trì thực hiện sẽ không lo bệnh tái phát nhiều lần. Hơn nữa, bài thuốc Đông y còn giúp bồi bổ sức khỏe và sức đề kháng.

Nhiều cơ sở kém chất lượng làm ảnh hưởng uy tín thuốc Đông y, chị em cần tìm hiểu kỹ trước khi lựa chọn
Nhiều cơ sở kém chất lượng làm ảnh hưởng uy tín thuốc Đông y, chị em cần tìm hiểu kỹ trước khi lựa chọn

Trên đây là những thông tin chị em cần nắm rõ về tình trạng ra khí hư khi mang bầu. Mong rằng bài viết có thể giúp ích cho thai phụ trong việc phát hiện, phòng ngừa và xử lý trường hợp bất thường. Ngoài khám thai, chị em cần chú ý đến việc khám phụ khoa thường xuyên để bảo vệ tốt sức khỏe của bản thân.

4.6/5 - (5 bình chọn)

Đây là phương pháp điều trị được nghiên cứu và ứng dụng bởi Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thanh Hà - Chuyên gia hàng đầu về Sản Phụ khoa với hơn 40 năm kinh nghiệm => CLICK ĐỂ XEM NGAY
15+cách chữa khí hư có mùi hôi tại nhà hiệu quả nhanh chóng
15+ cách chữa khí hư có mùi hôi tại nhà hiệu quả nhanh chóng
Cách chữa khí hư có mùi hôi tại nhà từ lá trầu không, lá chè xanh, gừng tươi,... đang được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, để giải quyết triệt…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *