Dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa có nguy hiểm không? Cách điều trị

Dị ứng thức ăn gây mẩn ngứa hay gây nổi mề đay là một tình trạng phổ biến mà nhiều người quan tâm. Tuy vậy, liệu hiện tượng này có nguy hiểm không và có cách điều trị an toàn và hiệu quả tại nhà không? Bài viết sau đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin để bạn hiểu rõ hơn về bệnh, cũng như hướng dẫn cách phòng tránh một cách an toàn và hiệu quả.

Dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa khiến nhiều người bệnh lo lắng
Dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa khiến nhiều người bệnh lo lắng

Nguyên nhân gây dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa?

Dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa hay mề đay là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch với các thành phần có trong thức ăn được dung nạp vào cơ thể. Trong đó có một số nguyên nhân chính gây nên tình trạng này:

  • Yếu tố tuổi tác

Trẻ em là đối tượng có nguy cơ bị dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa nhiều hơn so với người lớn. Bởi sức đề kháng của trẻ kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện chính là cơ sở khiến những yếu tố lạ trong thực phẩm có cơ hội gây dị ứng, nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó chịu.

Một số loại thức ăn dễ gây dị ứng như: Hải sản (nhất là các loại hải sản có vỏ), đậu phộng, đậu nành, lúa mì, trứng, sữa,…

  • Di truyền

Nhiều căn bệnh dị ứng di truyền lại cho thế hệ con cháu, trong đó có dị ứng thức ăn. Có nhiều kiểm tra chỉ ra rằng, nếu cha mẹ đều bị dị ứng một loại thức ăn nào đó (ví dụ như tôm) thì con cái sinh ra có nguy cơ bị dị ứng với loại hải sản này rất cao.

Nguyên nhân dị ứng thức ăn nổi mề đay có thể do di truyền
Nguyên nhân dị ứng thức ăn nổi mề đay có thể do di truyền
  • Môi trường

Các chức năng trong cơ thể hoàn toàn bình thường, ổn định nhưng khi bị tác động bởi một số yếu tố bên ngoài như: Ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí, nơi ở có bệnh truyền nhiễm,… cũng khiến bị dị ứng thức ăn.

Bên cạnh đó, thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học cũng là nguyên nhân khiến nhiều người bị dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa.

Cách nhận biết dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa

Dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa rất dễ phát hiện, vì nó sẽ biểu hiện ra bên ngoài da. Khi thức ăn được dung nạp vào cơ thể, chỉ vài phút sau đã phát sinh ra các triệu chứng lâm sàng. Đầu tiên sẽ là các mảng đỏ ửng, ngứa nổi lên ở vùng da nhất định, sau đó sẽ lan ra khắp các vùng khác.

Biểu hiện dị ứng thức ăn sẽ được nhận biết như sau:

  • Các vùng da xuất hiện các mảng bị tổn thương, nốt sần đỏ có nhiều kích thước khác nhau.
  • Biểu hiện tổn thương trên da sẽ khởi phát đột ngột và sau đó lan rộng ra khắp cơ thể.
  • Các vùng da bị nổi mẩn đỏ, ngứa giống như bị muỗi đốt nhưng sần to hơn nhiều.
  • Dị ứng thức ăn còn xuất hiện tình trạng phù nề, ngứa rát dữ dội và viêm đỏ.
  • Nếu bị nặng, vùng da mặt có thể bị sưng to, đôi mắt phù nề.
  • Đi kèm theo đó có thể là triệu chứng khác như: Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, khó thở,…

Dị ứng thức ăn nổi mề đay có nguy hiểm không? Khi nào đi gặp bác sĩ?

Nổi mề đay là căn bệnh thường gặp, ít gây nguy hiểm cho người bệnh. Bệnh có thể tự thuyên giảm sau vài giờ đến vài ngày mà không cần sự can thiệp của các biện pháp y tế.

Tuy nhiên, nổi mề đay dị ứng thức ăn thường có mức độ nghiêm trọng hơn. Ở trường hợp nhẹ, triệu chứng của bệnh có thể giảm chỉ sau vài ngày được chăm sóc cẩn thận tại nhà. Tuy nhiên, nếu phản ứng dị ứng ở mức độ nặng, bệnh có thể lan tỏa rộng, gây phù nề, ngứa ngáy dữ dội và có thể đi kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng gây nguy hiểm cho tính mạng.

Bị dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa nên đi gặp bác sĩ khi nào?
Bị dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa nên đi gặp bác sĩ khi nào?

Khi thấy xuất hiện các triệu chứng sau, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay:

  • Nổi mẩn ngứa xuất hiện nhiều, lan rộng và trong nhiều giờ không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Môi và mí mắt bị đau nhức, sưng phù.
  • Đau đầu, chóng mặt, khó chịu.
  • Tụt huyết áp.
  • Vùng cổ họng, lưỡi bị đau rát, sưng phù.
  • Ngất xỉu.
  • Nôn ói liên tục.
  • Tiêu chảy không kiểm soát.

Khi nghi ngờ bị sốc phản vệ do dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và điều trị trong thời gian sớm nhất. Nếu không được phản ứng kịp thời, phản ứng này có thể gây co thắt phế quản khó thở, tụt huyết áp, sốc và tử vong.

Nên làm gì khi bị dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa?

Như đã đề cập trên, dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa có mức độ nghiêm trọng hơn so với các bệnh ngứa thông thường. Vì vậy, khi gặp tình trạng này, người bệnh cần phải chủ động kịp thời kiểm soát triệu chứng và dự phòng các tình huống rủi ro không mong muốn.

1. Biện pháp xử lý tạm thời khi bị dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa

Khi dung nạp thức ăn gây dị ứng da, cơ quan hô hấp và tiêu hóa có thể xuất hiện triệu chứng chỉ sau một thời gian ngắn. Lúc này, bạn có thể can thiệp bằng các biện pháp xử lý tạm thời như:

  • Nên kích thích nôn để có thể loại bỏ thực phẩm mới được dung nạp. Phương pháp này sẽ giúp làm giảm mức độ dị ứng và phòng ngừa tình trạng sốc phản vệ nhanh chóng.
  • Sau khi nôn, bạn nên súc miệng bằng nước muối ấm để có thể loại bỏ hoàn toàn dị nguyên có bên trong khoang miệng. Bên cạnh đó, biện pháp này cũng giúp làm dịu cổ họng, giảm ngứa và phù nề hiệu quả.
  • Cuối cùng, bạn nên uống một ly nước ấm để làm giảm khó chịu ở dạ dày và khoang miệng.
Kích nôn sẽ giúp tạm thời triệu chứng dị ứng do thức ăn gây ra
Kích nôn sẽ giúp cải thiện tạm thời triệu chứng dị ứng do thức ăn gây ra

Nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm, bạn nên chủ động khám bác sĩ để có phương pháp điều trị hiệu quả hơn. Bởi các bước bên trên chỉ là cách xử lý thức ăn bị dị ứng tạm thời.

2. Sử dụng thuốc để điều trị bệnh

Sử dụng thuốc là biện pháp mang lại hiệu quả điều trị dị ứng thức ăn nổi mề đay hiệu quả, nhanh chóng. Bác sĩ sẽ xem xét mức độ dị ứng, độ tuổi và một số yếu tố đi kèm để kê loại thuốc phù hợp cho người bệnh.

Một số loại thuốc thường được dùng để điều trị dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa như:

  • Thuốc Epinephrine: Loại thuốc này được sử dụng ở dạng khí dung hoặc dạng thuốc tiêm cho các trường hợp bị dị ứng nghiêm trọng. Thuốc chỉ được chỉ định ngay khi người bệnh gặp các triệu chứng nặng như khó thở, phù nề lưỡi, nghẹn cổ họng,…
  • Thuốc kháng Histamin: Nhờ cơ chế ức chế tế bào giải phóng histamin (chất gây viêm, mẩn ngứa, mẩn đỏ) nên thuốc có tác dụng trị triệu chứng của dị ứng nhanh chóng.
  • Thuốc corticoid: Khi bị dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa nghiêm trọng gây phù nề ở mắt, môi, cổ họng, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định thuốc corticoid ở đường uống với liều thấp. Loại thuốc này hoạt động bằng cách ức chế miễn dịch, làm giảm phản ứng quá mức của cơ thể và góp phần cải thiện các triệu chứng do dị ứng gây ra.
  • Thuốc bôi giúp làm dịu da, giảm sưng, ngứa: Nếu mề đay gây phù nề và ngứa ngáy bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc bôi Zinc, Glycerin, Panthenol, Menthol,… để làm dịu da, giữ ẩm và giảm ngứa.
Sử dụng thuốc Tây y giúp điều trị dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa hiệu quả
Sử dụng thuốc Tây y giúp điều trị dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa hiệu quả

3. Sử dụng thuốc Đông y

Bên cạnh sử dụng thuốc Tây y, khi bị dị ứng thức ăn nổi mề đay, mẩn ngứa nhiều người tin tưởng lựa chọn bài thuốc Đông y.

Ưu điểm của bài thuốc Đông y gia truyền là chữa dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa với nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên luôn mang đến hiệu quả trong chữa trị chuyên sâu, với liệu trình điều trị ổn định. Bài thuốc mang lại hiệu quả chắc chắn, hiệu quả tận gốc, hơn nữa nó còn rất lành tính, an toàn và không gây tác dụng phụ.

Tuy nhiên, các bài thuốc Đông y phải kiên trì sử dụng vì tác dụng của thuốc chậm, hiểu quả lâu dài. Chính vì vậy, người bị dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa cần chú ý lựa chọn đơn vị uy tín, có bài thuốc bí truyền hiệu quả đã được kiểm chứng, giúp chữa bệnh triệt để.

Người bị dị ứng thức ăn nổi mề đay nên ăn gì và kiêng gì?

Với những người hay bị dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa thì việc lựa chọn thực phẩm phù hợp là điều vô cùng cần thiết. Do đó, người bệnh cần chú ý đến một số loại thực phẩm nên và không nên ăn dưới đây:

Người bị dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa nên ăn gì?

Một số loại thức ăn rất tốt cho người bị dị ứng mà bạn nên bổ sung trong và sau thời gian điều trị bệnh như:

  • Nước chanh: Bổ sung nước chanh thường xuyên giúp người bệnh loại bỏ tạp chất, độc tố, tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Chính vì vậy, chanh là một trong những thực phẩm cho hiệu quả cao trong quá trình điều trị dị ứng thực phẩm.
  • Gừng: Gừng chứa chất chống viêm và chống vi khuẩn có tác dụng làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu khi bị dị ứng thực phẩm. Bạn chỉ cần pha một tách trà gừng tươi và uống cả ngày sẽ nhanh chóng đẩy lùi ngứa ngáy, khó chịu.
  • Trà xanh: Tinh chất trong lá trà xanh không chỉ làm giảm các triệu chứng khó chịu của dị ứng thực phẩm mà còn rất tốt trong việc chăm sóc sức khỏe.
  • Nước ép cà rốt và dưa chuột: Được coi là thực phẩm vàng đối phó với dị ứng thực phẩm, làm giảm cảm giác khó chịu và cải thiện sức đề kháng của dạ dày.
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Bổ sung các loại trái cây chứa nhiều vitamin C như cam, quýt, quất, bưởi,… giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa tình trạng dị ứng tái phát.
Khi bị dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa nên uống nhiều nước, đặc biệt là nước ép
Khi bị dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa nên uống nhiều nước, đặc biệt là nước ép

Người bị dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa nên kiêng gì?

Bên cạnh việc tăng cường những loại thức ăn có lợi, người bị dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa cũng cần đặc biệt tránh xa một số loại thức ăn vì nó có thể khiến cho bệnh thêm nghiêm trọng, khó điều trị hơn.

  • Người bị dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa nên kiêng thức ăn gây kích thích như: Rượu, cà phê, thuốc lá, tiêu, ớt, đồ ăn nhanh, thức ăn đóng hộp…
  • Kiêng thức ăn có chứa nhiều đạm như: Tôm, cua, bò, gà, thức ăn chế biến sẵn, trứng, sữa,…
  • Khi bị dị ứng thức ăn nổi mề đay dẫn đến phù nề, rịn nước thì người bệnh nên giảm thức ăn có nhiều nước như: Canh, súp, uống ít nước,…
  • Trong giai đoạn cấp tính, cần giảm lượng đường và muối vì những thành phần này trong máu tăng cao sẽ gây ra hiện tượng dị ứng. Lượng muối không tốt cho cơ thể mà còn gây kích thích thần kinh ngoại biên.

Cách phòng ngừa dị ứng thức ăn nổi mề đay

Phản ứng của cơ thể quá mẫn với các protein trong thức ăn có thể nghiêm trọng hơn trong những lần tái phát tiếp theo. Do đó, sau khi điều trị dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa, bạn nên chủ động phòng ngừa với các biện pháp sau:

  • Nên nghỉ ngơi tại nhà trong 1 – 3 ngày để giảm bớt mệt mỏi và phục hồi thể trạng nhanh. Trong khoảng thời gian này bạn nên đảm bảo ngủ đủ giấc, ăn uống điều độ.
  • Bổ sung mỗi ngày 2 – 2,5 lít nước để bù dịch và cân bằng điện giải. Nên tăng cường bổ sung nước ép từ rau xanh và trái cây bởi chúng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể,
  • Tuyệt đối không chà xát lên vùng da bị tổn thương do mẩn ngứa trước đó. Nếu có biểu hiện ngứa, bạn có thể sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chườm khăn mắt lên da.
  • Tránh xa các loại thực phẩm có tiền sử gây dị ứng cho cơ thể hoặc các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng.
  • Xem kỹ thành phần in trên bao bì thức ăn để loại trừ những thực phẩm có thể gây dị ứng cho cơ thể.
  • Nếu sử dụng sản phẩm chế biến sẵn không có nhãn mãn, bạn cần thận trọng và hỏi người bán về thành phần có trong thức ăn.
  • Không sử dụng sản phẩm hết hạn sử dụng, ôi thiu, ẩm mốc,…
  • Nên ăn chín, uống sôi tại nhà, hạn chế ăn uống lề đường. Nếu bạn phải đi xa, có thể mang theo thức ăn đã chế biến, cẩn trọng với thức ăn không rõ nguồn gốc.
  • Đối với trẻ nhỏ, nên cho bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để hạn chế tối đa tình trạng dị ứng thức ăn.
  • Tìm hiểu thông tin, kiến thức về dị ứng thực phẩm để có thể xử lý trong các tình huống khẩn cấp.

Mong rằng với những thông tin chia sẻ trên, bạn đã câu trả lời cho câu hỏi bị dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa có nguy hiểm không? Cũng như các cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh an toàn, hiệu quả tại nhà. Chúc bạn có một sức khỏe tốt và không còn nỗi lo dị ứng thức ăn như trước.

4.7/5 - (4 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *