Ngứa quanh miệng là triệu chứng bệnh gì? Cách khắc phục nhan và hiệu quả

Không chỉ gây khó chịu và mất thẩm mỹ, tình trạng ngứa quanh miệng còn có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của một số vấn đề da liễu nghiêm trọng cần được khắc phục sớm. Vậy ngứa quanh miệng là triệu chứng của bệnh gì, gây ảnh hưởng như thế nào và làm sao để khắc phục tình trạng này một cách hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.

Ngứa da quanh miệng là hiện tượng khá phổ biến
Ngứa da quanh miệng là hiện tượng khá phổ biến

Ngứa quanh miệng là triệu chứng của bệnh gì và gây ảnh hưởng thế nào?

Thông thường, ngứa quanh miệng chỉ là một tình trạng kích ứng nhẹ của da và sẽ tự hết trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên ở một số trường hợp, đây lại có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp phải một số bệnh da liễu nghiêm trọng hơn như:

Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là một trong những lý do khiến chúng ta bị mẩn ngứa quanh miệng. Bạn có thể nhận biết bằng cách quan sát vùng da bị ngứa, nếu tại đó nổi lên những nốt mẩn đỏ hay mụn nhỏ li ti thì khả năng cao là bạn đang bị viêm da cơ địa. Nguyên nhân chủ yếu gây ra vấn đề này là do nhạy cảm với xà phòng, chất tẩy rửa, do nguồn nước, do dị ứng,…

Mẩn ngứa quanh miệng do viêm da cơ địa
Mẩn ngứa quanh miệng do viêm da cơ địa

Trong trường hợp không được điều trị sớm, tình trạng mẩn ngứa quanh miệng còn có thể lan lên trên cả vùng mũi và mắt. Thậm chí, người bị viêm da quanh miệng còn có thể bị khô da, tróc vảy hoặc cảm thấy bỏng rát.

Zona thần kinh

Cũng giống như viêm da cơ địa, bệnh zona thần kinh sẽ gây ra tình trạng ngứa da. Tuy nhiên biểu hiện của bệnh này có phần nghiêm trọng hơn với đặc trưng là những mụn nước gây ngứa rát quanh miệng.

Zona thần kinh không chỉ gây ngứa mà còn khiến người bệnh thấy đau đớn, khó chịu vô cùng. Người bệnh không nên để mụn nước vỡ ra mà cần đến bác sĩ để được cho thuốc điều trị sớm, tránh để những vết zona thần kinh lan rộng ra xung quanh.

Zona thần kinh ở miệng gây mẩn ngứa, đau rát kèm các mụn nước nhỏ
Zona thần kinh ở miệng gây mẩn ngứa, đau rát kèm các mụn nước nhỏ

Chàm môi

Chàm môi là một vấn đề da liễu thuốc chứng bệnh viêm da dị ứng. Bệnh khiến chúng ta bị ngứa da quanh miệng kèm theo một số triệu chứng khác như ban dát đỏ, mụn nước nhỏ có dịch, tự vỡ. Tùy tình trạng mà người bệnh có thể thấy ngứa âm ỉ hoặc dữ dội. Vùng da xung quanh miệng đóng vảy, khô và bong tróc.

Tuy không gây ra nguy hiểm cho sức khỏe, nhưng bệnh chàm môi ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, khiến cho người bệnh cảm thấy tự ti. Vậy nên khi thấy dấu hiệu của bệnh chàm môi, hãy thăm khám kịp thời để được điều trị đúng cách.

Chàm môi không chỉ gây ngứa quanh miệng mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ
Chàm môi không chỉ gây ngứa quanh miệng mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ

Lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ gây ra tình trạng ngứa quanh miệng, phát ban có thể lan ra cả mặt, da nổi mụn nước, cảm giác châm chích vô cùng khó chịu. Đây là bệnh lý nghiêm trọng, diễn biến phức tạp và gây ảnh hưởng rất lớn đến da,

Không chỉ khiến cho da trở nên mẩn ngứa, sần sùi, khô ráp và bong tróc, lupus ban đỏ thậm chí còn gây nguy hại cho sức khỏe khi tấn công đến các cơ quan nội tạng trong cơ thể như gan, thận, tim. Vì thế nên bệnh nhân cần nhanh chóng gặp bác sĩ để khám chữa bệnh càng sớm càng tốt.

Bệnh nhân bị lupus ban đỏ cần được khám và điều trị sớm
Bệnh nhân bị lupus ban đỏ cần được khám và điều trị sớm

Một số nguyên nhân khác gây ngứa quanh miệng

Bên cạnh những bệnh lý trên, tình trạng ngứa quanh miệng cũng có thể xảy ra bởi một số lý do khác, bao gồm:

  • Vệ sinh không đúng cách: Da mặt thường mỏng và nhạy cảm, dễ bị kích ứng. Đặc biệt vùng da quanh miệng là nơi thường xuyên tiếp xúc với thức ăn, nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì rất dễ bị mẩn ngứa. Tuy nhiên chúng ta cũng cần chú ý vệ sinh đúng cách, tránh chà xát mạnh gây tổn thương da, khô da,…
  • Tác dụng phụ của thuốc Tây y: Các loại thuốc Tây thường có nguy cơ gây ra một số tác dụng phụ cho cơ thể. Vậy nên nếu bị ngứa xung quanh miệng khi đang sử dụng một loại thuốc nào đó, bạn hãy liên hệ bác sĩ ngay để được tư vấn cũng như kê đơn thuốc mới.
Ngứa quanh miệng xảy ra có thể do dị ứng thuốc hoặc gặp phải tác dụng phụ
Ngứa quanh miệng xảy ra có thể do dị ứng thuốc hoặc gặp phải tác dụng phụ
  • Dị ứng: Đôi khi tình trạng ngứa xảy ra là do bạn bị dị ứng. Thông thường, dị ứng thức ăn sẽ gây ngứa quanh miệng. Một số trường hợp còn bị sưng môi, khó thở.
  • Do thiếu chất dinh dưỡng: Theo các chuyên gia cho biết, nếu cơ thể thiếu vitamin B, B1, B12, Folate,… cũng sẽ khiến da trở nên khô ráp, kém đàn hồi, dễ kích ứng và nổi mẩn ngứa.

Cần làm gì khi bị ngứa xung quanh miệng?

Trong trường hợp bạn chỉ bị ngứa quanh miệng, không thấy có bất cứ biểu hiện nào khác, hãy thiết lập lại chế độ dinh dưỡng, vệ sinh và chăm sóc da để cải thiện tình hình. Trong thời gian bị ngứa quanh miệng, bạn cũng cần chú ý những điều sau đây để tránh tình trở nên trầm trọng hơn:

  • Không gãi vùng da bị ngứa: Liên tục gãi khi thấy ngứa có thể gây tổn thương cho da. Bên cạnh đó, nếu bạn bị một bệnh lý da liễu nào đó, hành động này cũng sẽ tạo điều kiện cho bệnh lan sang các vùng da khác.
  • Uống nhiều nước: Hãy uống từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày để bổ sung đủ nước cho cơ thể, cung cấp độ ẩm cho làn da, giúp da khỏe mạnh, tránh khô ráp và dễ kích ứng.
  • Bổ sung vitamin: Ăn nhiều rau, củ, quả để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể, tránh tình trạng thiếu hụt chất gây ảnh hưởng đến da.
  • Giữ vệ sinh da mặt sạch sẽ: Rửa mặt đúng cách với các sản phẩm phù hợp với da mặt bạn. Không nên dùng các sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh và hạn chế trang điểm trong thời gian bị ngứa.

Tuy nhiên, nếu tình trạng ngứa vẫn kéo dài dai dẳng trên 2 tuần, hãy đi khám để được bác sĩ tư vấn khắc phục.

Ngoài ra, khi thấy có những dấu hiệu bất thường như nổi mẩn, đau rát, châm chích khó chịu,… bạn cũng cần đến các cơ sở y tế kiểm tra ngay để điều trị kịp thời nếu gặp phải bệnh da liễu.

Hãy gặp bác sĩ ngay khi thấy ngứa quanh miệng kèm theo triệu chứng bất thường khác
Hãy gặp bác sĩ ngay khi thấy ngứa quanh miệng kèm theo triệu chứng bất thường khác

Cách khắc phục ngứa quanh miệng hiệu quả và dễ thực hiện

Do tình trạng ngứa quanh miệng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, nên chúng ta cần phải xác định rõ vấn đề mình đang gặp phải để từ đó có phương án khắc phục phù hợp và hiệu quả.

Cụ thể, với những trường hợp bị ngứa quanh miệng do bệnh lý nào đó gây ra, người bệnh cần phải điều trị bằng các loại thuốc chuyên biệt được bác sĩ kê đơn. Trong trường hợp chỉ bị ngứa nhẹ, không có biểu hiện gì bất thường, bạn hoàn toàn có thể tự khắc phục bằng một số mẹo dân gian vô cùng đơn giản.

Chữa ngứa quanh miệng do bệnh lý với thuốc đặc trị

Trong trường hợp bạn mắc phải một số bệnh da liễu kể trên dẫn đến tình trạng ngứa quanh miệng, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp để điều trị và khắc phục tình trạng ngứa rát khó chịu. Cụ thể:

1. Viêm da cơ địa

Khi bị viêm da cơ địa, bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc bôi để điều trị, bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Isotretinoin, Zinc Acetate, Benzoyl Peroxide,…
  • Thuốc kháng khuẩn và làm dịu da: Kẽm Oxide 10%, hồ nước, thuốc Chlorhexidine và Hexamidine,…
  • Thuốc chứa corticoid: Prednisolon, Hydrocortison, Dexamethason, Triamcinolon, Fluocinolon acetonid,…
  • Thuốc chứa acid salicylic
  • Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch: Tacrolimus
Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc bôi để chữa viêm da cơ địa
Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc bôi để chữa viêm da cơ địa

2. Zona thần kinh

Thuốc điều trị zona thần kinh có nhiều loại, bao gồm dạng bôi và dạng uống. Tùy theo tình trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ cho đơn thuốc sao cho phù hợp.

  • Thuốc kháng virus: Acyclovir, Famciclovir, Valacyclovir,…
  • Kháng sinh: Thuốc mỡ Foda, thuốc mỡ Bactroban,…
  • Thuốc kháng Histamin: Promethazin, Diphenhydramin, Clorpheniramin…
  • Thuốc bôi chống viêm: Acyclovir cream, thuốc xanh Methylen 1% (thuốc tím Methyl 1%)
  • Thuốc giảm đau: Acetaminophen và Naproxen,…

3. Chàm môi

Một số loại thuốc dành cho người bị chàm môi có thể kể đến: thuốc kháng histamin H1, Corticoid dạng bôi, thuốc ức chế calcineurin, thuốc kháng nấm, kháng sinh. Ngoài ra, khi bị chàm môi, chúng ta còn có thể dùng kem hoặc son dưỡng ẩm để làm giảm bớt tình trạng khô da, bong tróc.

Bôi thuốc để khắc phục tình trạng ngứa quanh miệng và chàm môi
Bôi thuốc để khắc phục tình trạng ngứa quanh miệng và chàm môi

4. Lupus ban đỏ

Do bệnh lý này ảnh hưởng đến nhiều cơ quan nên việc điều trị vô cùng phức tạp, phải kết hợp dùng nhiều loại thuốc. Trong đó, quan trọng nhất là nhóm thuốc giúp ức chế miễn dịch bởi lupus ban đỏ thuộc nhóm bệnh tự miễn. Một số loại thuốc ức chế miễn dịch được dùng để điều trị là: Cyclophosphamid, Cyclosporin A, Methotrexat, Mecophenolatmofetyl, Thalidomid, Dapson,…

Ngoài ra, người bệnh còn cần sử dụng thêm một số loại thuốc khác như: thuốc chứa Glucocorticoid, thuốc chống sốt rét Chloroquin. Với từng mức độ bệnh khác nhau cũng sẽ có những phác đồ điều trị khác nhau.

5. Mề đay

Ngứa quanh miệng có thể là dấu hiệu mề đay mẩn ngứa. Để giải quyết tình trạng này, bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc Tây, người bệnh có thể cân nhắc dùng thuốc Nam để trị bệnh tận gốc.

Mẹo khắc phục tình trạng ngứa quanh miệng tại nhà

Dưới đây là một số cách giúp bạn khắc phục tình trạng ngứa quanh miệng vô cùng đơn giản, có thể dễ dàng thực hiện tại nhà từ những nguyên liệu dễ kiếm.

1. Dầu dừa: Dầu dừa có tác dụng dưỡng ẩm cao, có thể cải thiện tình trạng khô rát, mẩn ngứa trên da. Cách làm như sau:

  • Dùng dầu dừa bôi lên vùng da bị ngứa, để khoảng 10 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
  • Có thể dùng tăm bông thấm dầu dừa để đảm bảo vệ sinh, tránh tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị ngứa.
Cải thiện tình trạng ngứa bằng dầu dừa là cách làm vô cùng đơn giản
Cải thiện tình trạng ngứa bằng dầu dừa là cách làm vô cùng đơn giản

2. Nha đam: Nha đam vốn nổi tiếng là một loại mỹ phẩm từ thiên nhiên rất tốt cho làn da. Không chỉ cung cấp độ ẩm, nha đam còn có tác dụng làm dịu vùng da tổn thương. Bạn có thể dùng nha đam tươi hoặc gel nha đam bôi lên vùng da bị ngứa để giúp da phục hồi nhanh chóng.

3. Quả bơ: Trong bơ chứa nhiều vitamin E, axit amin, omega 3 nên có tác dụng dưỡng ẩm cao, từ đó giúp làm dịu phần da bị ngứa, đồng thời cải thiện tình trạng bong tróc. Cách thực hiện:

  • Bơ đem rửa sạch, bỏ vỏ, sau đó xay nhuyễn.
  • Đắp bơ lên vùng da bị ngứa trong khoảng 10-15 phút sẽ giúp cải thiện tình hình đáng kể.

Hết ngứa quanh miệng với giải pháp hữu hiệu từ Đông y

Khắc phục tình trạng ngứa quanh miệng bằng Đông y là giải pháp được nhiều người lựa chọn bởi mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt, các bài thuốc chữa ngứa từ Đông y còn có tác dụng giải độc, làm mát, thanh lọc cơ thể, từ đó giúp ngăn ngừa bệnh tái phát.

Dưới đây là 2 bài thuốc Đông y chữa ngứa quanh miệng phổ biến bạn có thể thử áp dụng:

1. Bài thuốc xông và rửa

Nguyên liệu: ngải cứu, phòng phong, hùng hoàng, hoa tiêu

Cách làm:

  • Nguyên liệu đem rửa sạch, sau đó đem sắc với 3 lít nước trong 15 phút.
  • Đem nồi nước còn đang nóng xông vùng da bị ngứa. Chú ý vùng da mặt khá mỏng và nhạy cảm, vì vậy không nên để mặt quá sát hơi nước nóng.
  • Nước sau khi nguội bớt có thể dùng để rửa vùng da bị ngứa.
Bài thuốc xông không chỉ khắc phục tình trạng ngứa mà còn giúp lưu thông máu tốt hơn
Bài thuốc xông không chỉ khắc phục tình trạng ngứa mà còn giúp lưu thông máu tốt hơn

2. Bài thuốc uống:

Nguyên liệu:

  • Hạ khô thảo, bồ công anh, hoàng bá, kinh giới, thổ linh: 16g mỗi loại
  • Kim ngân hoa, hoàng cầm, liên kiều, chi tử: 12g mỗi loại

Cách làm:

  • Tất cả nguyên liệu đem rửa sạch rồi cho vào nồi đun sắc trong khoảng 15-20 phút.
  • Chắt lấy nước thuốc uống, mỗi ngày một thang, duy trì dùng sẽ giúp hết ngứa, mát gan.

Không chỉ giúp người bệnh hết ngứa ngáy khó chịu, một số bài thuốc Đông y còn có công dụng đặc trị cao, lại an toàn và lành tính do thành phần 100% từ thảo dược. Vì vậy mà cũng có nhiều bệnh nhân lựa chọn thuốc Đông y để chữa một số bệnh da liễu thay vì dùng thuốc Tây y.

Cách để phòng ngừa tình trạng ngứa quanh miệng

Để phòng ngừa tình trạng ngứa quanh miệng tái phát cũng như đề phòng các bệnh da liễu, chúng ta cần chú ý những điều sau:

  • Bảo vệ làn da khỏi môi trường ô nhiễm bằng cách đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc với nguồn nước không sạch.
  • Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là vùng da mặt và răng miệng, tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây ngứa da.
  • Lựa chọn những sản phẩm dịu nhẹ cho da, không gây kích ứng.
  • Cẩn thận với những loại thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, cá, thịt bò,…
  • Không nên dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… Đây đều là những thứ không tốt cho sức khỏe, có thể làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của gan và dẫn đến một số vấn đề da liễu.

Bên cạnh những lưu ý trên, chúng ta cũng cần phải duy trì một lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học và ngủ nghỉ đúng giờ. Điều này sẽ giúp cho chức năng thanh lọc của cơ thể hoạt động tốt hơn, từ đó không chỉ cải thiện làn da mà còn tránh được các bệnh da liễu không đáng có.

Trên đây là những thông tin xoay quanh tình trạng ngứa quanh miệng mà bạn cần nắm rõ. Hy vọng qua bài viết, bạn có thể xác định được nguyên nhân gây ra ngứa quanh miệng của bản thân và biết cách khắc phục hiệu quả.

4.8/5 - (5 bình chọn)
Da bị ngứa châm chích khiến người bệnh khó chịu và lo lắng
Da Bị Ngứa Châm Chích Cảnh Báo Bệnh Lý Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Phòng Và Điều Trị
Da bị ngứa châm chích là biểu hiện thường gặp của các bệnh da liễu hoặc các bệnh có liên quan đến chuyển hóa trong cơ thể. Liệu căn bệnh…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *