Rong kinh rong huyết là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
Bảng tóm tắt
Rong kinh rong huyết là tình trạng chảy máu bất thường hay gặp ở chị em. Tuy nhiên, rất nhiều phụ nữ nhầm lẫn 2 khái niệm này và chưa hiểu rõ nguyên nhân cũng như phương pháp trị bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trang bị đầy đủ kiến thức về vấn đề này.
Rong kinh rong huyết là gì?
Rong kinh là tình trạng lượng máu trong ngày đèn đỏ kéo dài trên 7 ngày và nhiều hơn 80ml. Rong huyết là hiện tượng ra máu từ vùng kín ra nhiều hơn 1 tuần.
Rong huyết xảy ra bất cứ lúc nào, không có tính chu kỳ. Nếu tình trạng rong kinh trên 15 ngày sẽ được gọi là rong kinh rong huyết. Cả hai tình trạng này đều có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của chị em.
Dấu hiệu phân biệt rong kinh, rong huyết
Dù gần giống nhau về bản chất nhưng chị em vẫn có thể phân biệt rong kinh rong huyết qua các dấu hiệu:
- Rong kinh: máu chỉ ra trong thời gian hành kinh, thường đi kèm với các biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt: đau bụng, đau lưng, hay nổi giận, mệt mỏi,… Nguyệt san xuất hiện nhiều và hay bị vón cục.
- Rong huyết: máu ra nhiều nhưng không xuất hiện nguyệt san. Rong huyết không có tính chu kỳ (không xuất hiện trong thời gian hành kinh). Lượng máu phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của từng người.
Nguyên nhân gây rong kinh rong huyết
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rong kinh rong huyết. Đó có thể là do sinh lý, rối loạn nội tiết tố tạm thời hoặc bệnh lý. Chị em cần hiểu rõ nguyên nhân chính xác để có biện pháp phòng tránh, chữa trị hợp lý.
Nguyên nhân gây rong kinh
Khi tìm hiểu hiểu nhân gây rong kinh, các bác sĩ sẽ chia thành 2 độ tuổi:
Rong kinh ở tuổi dậy thì
Bé gái thường xuất hiện kinh nguyệt vào khoảng 13-18 tuổi, đánh dấu sự phát triển, con gái có khả năng sinh sản. Tuy nhiên, cơ quan sinh sản phát triển chưa hoàn thiện nên các bé thường gặp vấn đề về rối loạn kỳ kinh như chậm ngày, rong kinh,…
Rong kinh ở tuổi dậy thì có một số biểu hiện như: máu ra nhiều, có khi là gấp đôi kỳ kinh bình thường, thường hay có máu đông, bé cảm thấy mệt mỏi, xanh xao, khó chịu,…
Ở tuổi dậy thì, đây là hiện tượng hết sức bình thường, sẽ giảm dần theo thời gian đến khi cơ quan sinh sản hoàn chỉnh. Một số nguyên nhân gây rong kinh ở tuổi dậy thì là:
- Tâm lý không ổn định, bị ảnh hưởng bởi học tập, chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý
- Có nhiều sự thay đổi đột ngột, cơ quan sinh sản hoạt động mạnh nên tiết nhiều hormone làm cơ thể không thích ứng kịp dẫn đến rối loạn nội tiết tố
- Tuyến yên bị ảnh hưởng bởi bệnh ngoài, bệnh lý
- Mất cân bằng hormone trong cơ thể: hormone estrogen và progesterone
- Rối loạn chảy máu do bệnh Von Willebrand hoặc rối loạn tiểu cầu
- Ảnh hưởng của một số thuốc Tây
Rong kinh tuổi sinh sản
Trong độ tuổi sinh sản, nhiều chị em vẫn có thể mắc rong kinh do nguyên nhân về bệnh lý và sức khỏe sinh sản. Mất cân bằng hormone, nhiễm trùng do nạo phá thai, sót nhau thai, ung thư cổ tử cung, polyp buồng trứng, dùng thuốc tránh thai, thuốc nội tiết,… là “thủ phạm” gây rong kinh.
Nguyên nhân gây rong huyết
Khác với rong kinh, nguyên nhân dẫn đến rong huyết không phải do bệnh lý mà là từ các tổn thương bên trong âm đạo như quan hệ sai cách, viêm nhiễm âm đạo, nạo phá thai, sinh nhiều lần,…
Nguyên nhân chung dẫn đến rong kinh rong huyết là do tác dụng phụ của các loại thuốc như kháng sinh, thuốc nội tiết, thuốc tránh thai…
Điều trị rong kinh rong huyết
Để điều trị rong kinh rong huyết hiệu quả, bác sĩ sẽ dựa vào các yếu tố như:
- Tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh
- Nguyên nhân gây ra tình trạng này, mức độ nặng nhẹ của bệnh
- Sức khỏe người bệnh và cơ địa, mức độ thích nghi với các phương pháp điều trị
- Kế hoạch mang thai và sinh con trong tương lai
- Mong muốn của từng người
Từ những thông tin trên, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị riêng cho từng người. Một số phương pháp có thể được áp dụng chữa rong kinh, rong huyết hiệu quả là:
Điều trị bằng Tây y
Sau khi thăm khám, bác sĩ có thể đưa ra chỉ định chữa rong kinh, rong huyết theo một trong hai phương pháp:
- Nội khoa: Dùng thuốc để cải thiện triệu chứng bệnh. Một số loại thuốc thường được sử dụng là thuốc kháng viêm không steroid, Tranexamic acid, thuốc nội tiết progesterone,… Trong quá trình điều trị, bạn nhất định phải tuân thủ theo đơn thuốc được kê. Bởi thuốc Tây có dược tính mạnh, có thể gây ra nhiều tác dụng phụ.
- Can thiệp ngoại khoa: Chỉ được áp dụng trong trường hợp bắt buộc, khi rong kinh rong huyết diễn ra nặng, dùng thuốc Tây không có hiệu quả. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ cho thể cho tiến hành nong nạo buồng trứng, phá hủy nội mạc tử cung hoặc thuyên tắc động mạch, cắt polyp, bóc u xơ – cơ tử cung,… Can thiệp ngoại khoa ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mang thai, vì vậy, trường hợp bé gái đang ở tuổi dậy thì hoặc phụ nữ vẫn muốn có con nên tham khảo cách chữa rong kinh rong huyết khác.
Bài thuốc dân gian
Để cải thiện tình trạng rong kinh rong huyết ngay tại nhà, bạn có thể tham khảo các bài thuốc từ những dược liệu thiên nhiên có tác dụng cầm máu. Với ưu điểm dễ tìm, dễ thực hiện, chi phí rẻ, đây là cách chữa trị mà chị em nên tham khảo và áp dụng.
- Gừng: Dược liệu quý điều hòa kinh nguyệt tốt. Chị em nên uống nước gừng đun sôi để giữ ấm cơ thể, lưu thông máu và giảm lượng máu chảy ra ngoài. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung gừng vào các món ăn hàng ngày, vừa thêm hương vị vừa hỗ trợ chữa rong kinh rong huyết.
- Cây cỏ mực (nhọ nồi): Vị thuốc Đông y có công dụng bổ máu và tăng chức năng thận. Để chữa rong kinh rong huyết, bạn hãy dùng 1 nắm cỏ mực rửa sạch, giã nát rồi lọc nước cốt để uống hàng ngày.
- Ngải cứu: Có vị cay, tính đắng, hoàn toàn không độc. Tác dụng của dược liệu là bồi bổ khí huyết, điều hòa kinh nguyệt. Bạn có thể chế biến ngải cứu thành các món ăn thơm ngon, bổ dưỡng hoặc đun nước ngải cứu để uống hàng ngày.
Tuy nhiên, do chỉ sử dụng những dược tính tự nhiên có trong nguyên liệu nên tác dụng khá chậm. Bạn nên kiên trì thực hiện hàng ngày. Ngoài ra, bài thuốc chưa được khoa học chứng minh.
Do đó, trước khi áp dụng, chị em cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về cách thực hiện, liều lượng, tần suất để đảm bảo hiệu quả như ý.
Đông y trị rong kinh rong huyết
Theo Đông y, tình trạng rong kinh rong huyết do mạch xung, mạch nhâm bị tổn thương. Có 2 loại với triệu chứng, nguyên nhân sau:
- Thực chứng: do thấp nhiệt, huyết nhiệt, huyết ứ, khí uất
- Hư chứng: nguyên nhân do âm hư, dương hư và khí hư
Khi đã xác định được nguyên nhân, tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc với các dược liệu phù hợp. Nhưng nhìn chung, chữa rong kinh rong huyết cần trải qua 2 giai đoạn.
Ban đầu, bác sĩ sẽ dùng thảo dược có công dụng cầm máu và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Sau đó mới tiến hành điều hòa lượng máu ổn định bằng cách tăng nội tiết tố tự nhiên, ngăn ngừa tái phát.
Chữa rong kinh rong huyết bằng Đông y có thể tránh dứt điểm tình trạng tái đi tái lại. Bên cạnh đó còn bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng một cách tự nhiên nhờ những thảo dược an toàn, lành tính. Bạn chỉ cần kiên trì áp dụng, thực hiện đúng theo lộ trình từ bác sĩ.
Tuy nhiên, một trong những vấn đề nhức nhối trong ngành Đông y là tình trạng thầy giả thuốc giả. Bạn cần hết sức cẩn thận khi lựa chọn nơi khám và bốc thuốc để tránh tiền mất, tật mang.
Biện pháp phòng ngừa rong kinh rong huyết
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa cũng như làm giảm mức độ nghiêm trọng của tình trạng này bằng một số việc đơn giản như:
- Tìm hiểu rõ thông tin về chu kỳ kinh nguyệt, tình trạng rong kinh, rong huyết
- Chú ý theo dõi các triệu chứng bất thường của cơ thể để sớm thăm khám phát hiện bệnh và chữa trị. Hạn chế tối đa tình trạng phóng noãn vì nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng mang thai
- Vệ sinh sạch sẽ vùng kín, cơ thể, cách lựa chọn đồ lót, băng vệ sinh an toàn
- Có thói quen học tập, sinh hoạt lành mạnh, nên thường xuyên tập thể dục, chơi thể thao để nâng cao sức khỏe
- Bổ sung thực phẩm tốt cho máu và sự phát triển của cơ thể như các loại hạt, ngũ cốc, thực phẩm nhiều sắt và vitamin…. cũng như hạn chế các chất có hại cho cơ thể
- Thường xuyên khám phụ khoa để theo dõi sức khỏe của bản thân.
Rong kinh rong huyết ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của chị em và có thể cảnh báo một số bệnh nguy hiểm. Vì vậy, chị em hãy đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị dứt điểm.
Có thể bạn chưa biết:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!