Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không, biểu hiện và cách chữa trị

Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh sẽ xuất hiện sau khi sinh hoặc 1 – 2 tuần khiến nhiều bà mẹ trẻ lo lắng đặc biệt là với những bé đầu lòng. Không biết những nốt mụn ấy có ảnh hưởng gì đến con nhỏ hay không? Phải làm sao để xóa hết những nốt mụn đáng ghét trên làn da non nớt của bé? Nếu đang có cùng nỗi lo như vậy thì các mẹ hãy theo dõi bài viết này để biết được đâu là mụn trứng cá sơ sinh bình thường và khi nào cần đến gặp bác sĩ nhé. 

Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh là gì?

Mụn trứng cá là dấu hiệu da liễu thường gặp hình thành trên da những nốt mụn khó chịu gây ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề thẩm mỹ cũng như sức khỏe của mỗi người. Có nhiều loại mụn trứng cá khác nhau và chúng có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi, trong đó, mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh khiến cho không ít bà mẹ cảm thấy lo lắng.

NNYV MCC2710 009
Nhất Nam Hoàn Nguyên Bì hiện đang là liệu trình trị mụn bằng thảo dược, hoạt động theo cơ chế kép giúp ĐÁNH BẬT mụn ẩn, mụn cám, mụn đầu đen cứng đầu trên da hiệu quả.
Mụn trứng cá mọc kèm theo các triệu chứng sốt phát ban, mụn rộp nước thì nên đưa bé đi khám
Mụn trứng cá mọc kèm theo các triệu chứng sốt phát ban, mụn rộp nước thì nên đưa bé đi khám

Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh hay còn được gọi là mụn sữa hay nang kê. Có khoảng 20% trẻ em khi mới sinh ra đều xuất hiện các mụn sữa sau tuần sinh đầu tiên nên các mẹ không cần quá lo lắng. Khi bị nổi mụn có thể làm tấy đỏ một số vùng da nhạy cảm khiến trẻ bị ngứa ngày khó chịu. Một số loại mụn trứng cá sơ sinh thường gặp như mụn sữa, mụn kê, mụn cứt trâu…

Mụn có thể bị dị ứng với sữa mẹ, nước bọt hoặc các loại sữa tắm trẻ em nên các mẹ cần lưu ý và tránh tiếp xúc. Thông thường mụn sữa sẽ tự hết sau 1 vài tuần trường hợp mụn kéo dài và mọc dày thì các mẹ nên đưa bé đi khám để biết được cách điều trị tốt nhất.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị mụn trứng cá

Khi bé bị mụn trứng cá các mẹ sẽ thấy những nốt mụn đầu trắng như sữa li ti nổi mẩn trên mặt hoặc một số vị trí khác. Khi nổi mụn vùng da xung quanh sẽ bị tấy đỏ, mụn có thể bị dị ứng với nước bọt khi bé cho tay vào miệng rồi làm vương ra ngoài, dị ứng với sữa mẹ hoặc một số chất tẩy rửa có trong nước giặt, xả vải hoặc mỹ phẩm mẹ dùng hàng ngày có thể tiếp xúc với da của bé.

Có nhiều thể mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh, có loại bình thường sẽ tự hết nhưng cũng có một số loại nguy hiểm gây ra biến chứng và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bé. Dù là mụn nào cũng khiến bé bị ngứa, nóng trong người và hay quấy khóc.

Khi các mẹ thấy bé có xuất hiện những dấu hiệu trên thì cần chú ý theo dõi xem mụn có tự lặn sau một vài tuần hay không. Vì không thể phân biệt được đâu là mụn lành tính và đâu là mụn ác tính nên cần chăm sóc cẩn thận và ăn uống kiêng những chất gây dị ứng cho bé. Trường hợp mụn nổi nhiều ngày không khỏi thì mẹ nên đưa bé đi khám để xác định được nguyên nhân và cách điều trị mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh phù hợp.

Nguyên nhân gây mụn trứng cá cho bé có thể do môi trường bên ngoài, khăn, quần áo quá cứng hoặc do dị ứng với hóa chất tẩy rửa
Nguyên nhân gây mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh có thể do môi trường bên ngoài, khăn, quần áo quá cứng hoặc do dị ứng với hóa chất tẩy rửa

Nguyên nhân nổi mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh

Có rất nhiều trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng mụn trứng cá ngay từ khi lọt lòng hoặc sau khi sinh một vài tuần. Hiện nay khoa học chưa khẳng định được nguyên nhân của mụn sữa sơ sinh, có một số nguyên nhân dự đoán được liệt kê sau đây:

  • Do dị ứng với thành phần thuốc mẹ đã sử dụng trong thai kỳ.
  • Do hormone từ sữa mẹ mà bé hấp thụ được có thể kích thích tuyến dầu phát triển, tăng khả năng tiết bã nhờn gây nổi mụn.
  • Da trẻ sơ sinh nhạy cảm và phản ứng với mỹ phẩm mà mẹ đang dùng.
  • Bị dị ứng với các thành phần hóa chất có trong bột giặt, nước xả vải …
  • Dị ứng với quần áo do mặc quá chật hoặc chất vải quá cứng.
  • Dị ứng với sữa công thức uống ngoài.
  • Dị ứng với nước bọt hoặc dịch dạ dày khi nôn trớ vương lên da bé.
  • Do nhiễm vi rút hoặc vi khuẩn.
  • Do một số bệnh lý nền thường gặp ở trẻ nhỏ như nổi kê, thủy đậu, sởi …

Thông thường mụn trứng cá ở trẻ em sẽ tự hết sau 4 – 6 tuần kéo dài hơn thì có thể do bệnh da liễu cần đưa trẻ đi khám để. Một số trường hợp nguy hiểm như bị nhiễm vi rút hoặc thủy đậu, sởi. Những trường hợp này ngoài những biểu hiện ngoài da thì trẻ sẽ hay quấy khóc, kèm theo sốt cao.

Phân biệt các loại mụn thường gặp ở trẻ sơ sinh hiện nay

Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh có nhiều thể khác nhau nên các mẹ cần biết được triệu chứng và cách phân biệt để có được phương pháp chữa trị tốt nhất. Dưới đây là một số loại mụn thường gặp ở trẻ sơ sinh.

 Mụn sữa

Biểu hiện của mụn sữa là các nốt mụn li ti có đầu trắng hoặc hơi vàng trên da, không gây ngứa hay đau. Mụn sữa rất phổ biến gần như 50% trẻ sơ sinh đều xuất hiện mụn này. Mụn sữa sơ sinh thường nổi ở một số vị trí như mũi, má, trán, nhiều cũng có thể lên ở khắp mặt, chân tay, niêm mạc miệng. Mụn sữa không nguy hiểm và sẽ tự hết sau 1 – 3 tháng nên không cần bôi thuốc nhưng các mẹ cần lưu ý không chà xát mạnh khiến da bé bị tổn thương và gây nhiễm trùng.

Mụn sữa thường xuất hiện ngay sau khi trẻ mới sinh
Mụn sữa thường xuất hiện ngay sau khi trẻ mới sinh hình thành từng mảng nhỏ với đầu trắng li ti đặc biệt là ở mũi và hai bên má

Mụn do phát ban nhiệt

Mụn do phát ban nhiệt thường là mụn kê hoặc rôm sảy do bị nóng trong người nặng hơn sẽ biến thể thành phát ban nhiệt. Khi mồ hôi tiết ra quá nhiều nhưng ống dẫn mồ hôi ở trẻ sơ sinh chưa phát triển toàn diện gây tắc nghẽn. Yếu tố thúc đẩy lớn nhất của tình trạng này là đổ nhiều mồ hôi nóng và tạo thành ban nhiệt và bệnh lý ngoài da.

Ban nhiệt xuất hiện ở một số vị trí như mặt, cổ, ngực, lưng, mông hoặc các nếp gấp khuỷu tay, chân. Khi trẻ bị ban nhiệt sẽ ngứa ngáy, khó chịu, mẹ cần cho bé uống nước lá mát, tắm lá mát vệ sinh nhẹ nhàng và không được cọ sát khiến mụn bị vỡ ra gây nhiễm trùng.

Mụn viêm da tiết bã

Mụn viêm da tiết bã hay còn được gọi là cứt trâu thường xuất hiện thành mảng lớn ở trên đầu và sẽ hết sau 1 vài tháng. Đối với mụn này tuyệt đối không được cậy cứ để vảy tự khô và bong ra, khi tắm gội có thể xoa nhẹ cho vảy mềm và bong ra theo nước. Nếu cạy khiến da đầu bé bị tổn thương, nhiễm trùng và tái phát lại. Trường hợp mụn viêm da bã tiết đỏ ửng lên có thể dùng thêm các loại thuốc bôi ngoài da dạng trị nấm để mụn nhanh khỏi.

Mụn cứt trâu hay còn được gọi là mụn viêm da tiết bã
Mụn cứt trâu hay còn được gọi là mụn viêm da tiết bã là những mảng sừng dày xuất hiện trên đầu bé

Chàm sữa

Chàm sữa là một loại mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện khi bé được 3 – 6 tháng tuổi. Chàm sữa thường bị ở mặt, 2 bên má, nặng hơn có thể lan ra toàn thân. Khi bị chàm sữa da sẽ bị mẩn đỏ rồi hình thành các mụn nước li ti vỡ ra và đóng vảy.

Chàm sữa không nguy hiểm nhưng gây ngứa và khó chịu cho bé. Chàm sữa sẽ tự hết khi trẻ lớn hơn nhưng các mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu để mua thuốc điều trị.

Ban đỏ nhiễm khuẩn

Ban đỏ  là các nốt mụn sưng nhỏ, không có đầu nhân hay nước xuất hiện ở mặt, ngực hoặc tay chân bé 2 – 3 ngày sau khi sinh. Ban đỏ có thể tự hết sau 5 – 14 ngày. Trường hợp nặng hơn thì nên đưa bé đi khám để chẩn đoán bệnh và điều trị phù hợp.

Mụn ban đỏ nhiễm khuẩn nổi mẩn khắp người
Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh – Mụn ban đỏ nhiễm khuẩn nổi mẩn khắp người

Bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu là tình trạng do virus varicella zoster gây ra có thể do tự phát hoặc truyền nhiễm tiếp xúc. Khi bị thủy đậu bé sẽ bị ngứa, mệt mỏi và sốt. Thủy đậu nguy hiểm dễ bị lan nhanh nếu như tiếp xúc với nước, gió, mụn nước vỡ lan sang các vùng bên cạnh. Nếu không kiêng khem cẩn thận sau khi khỏi sẽ để lại sẹo rỗ.

Ở trẻ sơ sinh, thủy đậu có thể dẫn đến các biến chứng như nhiễm trùng da, máu, não, mất nước, viêm phổi. Vì vậy khi có dấu hiệu sốt và nổi mụn nước sơ sinh bất thường thì các mẹ cần lưu ý và đưa bé đi khám ngay.

Mụn trứng cá trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Nếu trẻ sơ sinh bị mọc mụn sữa hoặc các mụn lành tính thì không có gì đáng lo ngại. Bởi lẽ các nốt mụn đó sẽ tự khỏi và không để lại biến chứng gì chỉ sau một thời gian nhất định. Với những loại mụn này, các mẹ có thể điều trị bằng cách chú ý vệ sinh da cho bé đúng cách bằng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp với bé, không nặn mụn đồng thời có thể tham khảo một số mẹo tự nhiên để đảm bảo sự an toàn khi chữa trị cho bé.

Còn trong trường hợp trẻ vừa bị mụn, vừa có các triệu chứng kèm theo như sốt, phát ban toàn thân, bỏ ăn, da vàng sậm lại thì tốt nhất mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Những loại mụn này có thể gây ra những ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe của bé nếu như không được điều trị và xử lý đúng cách. Do trẻ sơ sinh không thể nói được cảm nhận của mình nên các mẹ cần hết sức lưu ý đặc biệt là với các bé dưới 3 tháng tuổi.

Khi trẻ sơ sinh bị nổi mụn cần theo dõi các triệu chứng kèm theo để phân biệt các loại mụn
Khi trẻ sơ sinh bị nổi mụn cần theo dõi các triệu chứng kèm theo để phân biệt các loại mụn

Cách trị mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh tại nhà an toàn và hiệu quả

Cơ địa trẻ con không giống như người lớn, trẻ cũng không thể nói lên cảm giác ngứa ngáy hay khó chịu mà người lớn cần phải theo dõi và quan sát để nhận biết. Với trẻ sơ sinh thì tốt nhất là phải biết được nguyên nhân gây mụn, mụn ở thể nào sau đó mới có thể tiến hành các cách trị mụn trứng cá.

Đối với các dạng mụn sữa thông thường sẽ tự hết sau một vài tháng, loại mụn này không gây khó chịu cũng như ảnh hưởng gì đến bé cả. Các mẹ có thể bôi thêm một số loại kem cho trẻ sơ sinh ngoài da để mụn nhanh hết hơn. Với mụn do viêm da tiết bã thì cần kiên nhẫn tắm gội và chà nhẹ nhàng cho mụn tự bong ra, tuyệt đối không được cạy vảy sẽ để lại sẹo và mụn lên trở lại.

Khi chưa xác định được nguyên nhân hình thành mụn ở trẻ sơ sinh thì tốt nhất mẹ nên đưa bé đi khám từ đó xác định căn nguyên mọc mụn. Bác sĩ sẽ kê thuốc phù hợp với bé. Hạn chế điều trị theo các phương pháp dân gian khi chưa biết rõ nguyên nhân gây mụn.

Cách chăm sóc cho trẻ sơ sinh bị mụn trứng cá tại nhà

Trẻ sơ sinh bị nổi mụn chắc hẳn sẽ khiến nhiều bà mẹ hoang mang và lo lắng không biết con mình bị làm sao và phải chăm sóc bé như thế nào. Ngoài việc theo dõi và điều trị thì các mẹ khi chăm sóc cho bé cũng cần lưu ý một số điều sau đây

  • Trong thời gian bé bị mọc mụn trứng cá không nên bôi bất kì loại kem hay thuốc gì lên mụn trừ khi được bác sĩ chỉ định. Các mẹ cũng hạn chế sử dụng mỹ phẩm hay các loại sữa tắm, sữa dưỡng thể trong thời gian này vì bé có thể bị dị ứng với các thành phần có trong sữa tắm.
  • Tắm rửa nhẹ nhàng, khi trẻ mọc mụn sữa, mụn kê thì hạn chế dùng các loại xà bông, nên tắm bằng nước chanh tươi để kháng khuẩn ngoài da cho bé.
  • Sử dụng quần áo, khăn bông cotton mềm, da trẻ rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng khi bị cọ xát quá mạnh.
  • Với mụn cứt trâu thì không được cạy khiến da bé bị tổn thương và mụn sẽ lên lại.
Các mẹ nên vệ sinh tay sạch sẽ trước khi chạm vào làn da non nớt của trẻ để ngăn ngừa mụn trứng cá
Các mẹ nên vệ sinh tay sạch sẽ trước khi chạm vào làn da non nớt của trẻ để ngăn ngừa mụn trứng cá
  • Rửa tay thật sạch trước khi chạm vào mặt bé, tuyệt đối không được nặn mụn, cạy đầu mụn khiến mụn dễ bị lây lan sang các vùng da khác.
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm, không cho trẻ ở cùng những người đang bị bệnh ngoài da.

Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh có thể gây nguy hiểm cho bé cũng có thể không tùy thuộc vào từng thể mụn. Hy vọng bài viết này giúp các mẹ nắm được những loại mụn nào thường gặp ở con trẻ và cách xử lý tốt nhất khi thấy bé bị mọc mụn để không bị hoang mang và lo lắng quá độ. Đối với trẻ sơ sinh bị mọc mụn thì các mẹ cần hết sức kiên nhẫn, không quá nóng vội. Việc cần làm là tìm hiểu nguyên nhân gây ra mụn để có cách chữa trị tốt nhất cho bé nhé các mẹ.

Hình ảnh sản phẩm kem trị mụn La Roche Posay K+
Kem trị mụn La Roche Posay K+: Thành phần, công dụng, cách dùng, giá bán
Một trong những cái tên góp phần làm lên thương hiệu lừng danh của La Roche Posay, người ta phải nhắc đến kem trị mụn La Roche Posay K+, dòng…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *