Cây xương khỉ (bìm bịp) – Công dụng và các bài thuốc dân gian quý hiếm

Cây xương khỉ (hay còn gọi là cây bìm bịp) nổi tiếng trong dân gian với công dụng mát gan, lợi mật, chữa liền xương khớp, huyết áp, đặc biệt hỗ trợ điều trị ung thư. Tìm hiểu về cây thuốc, cách sử dụng và những lưu ý trong bài viết dưới đây.

Thông tin về cây xương khỉ

Đây là một thảo dược rất nổi tiếng ở các nước châu Á và được rất nhiều người bệnh săn tìm sử dụng.

  • Tên dược liệu: Cây xương khỉ
  • Các tên gọi khác: Cây bìm bịp, cây mảnh cộng, cây mộng cộng, ưu độn thảo, lá cầm, cây bách giải, cây tiểu cốt tiếp hay cây liền xương cốt (người Trung Quốc)
  • Danh pháp khoa học Clinacanthus Nutans thuộc họ Ô rô (Acanthaceae)

Chính bởi đặc tính có tác dụng làm liền xương cốt, chữa gãy xương rất tốt mà từ xa xưa, người Trung Quốc cổ gọi là cây tiểu cốt tiếp (có nghĩa là liền xương cốt).

Đặc điểm và hình ảnh cây xương khỉ trong thiên nhiên

Cây xương khỉ là loại thảo dược rất nổi tiếng ở các nước như Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan,…nhưng ở Việt Nam loại cây này chỉ mới được chú ý thời gian gần đây.

Hình dáng cây xương khỉ sinh trưởng trong thiên nhiên
Hình dáng cây xương khỉ sinh trưởng trong thiên nhiên

Có thể nhận biết dược liệu qua những đặc điểm dưới đây:

  • Cây bụi nhỏ, chiều cao trung bình từ 1 – 1.5m, cá biệt có cây cao tới 3m, thân cây màu xanh, thân cành nhỏ, kích thước chỉ bằng đầu đũa.
  • Lá cây có cuống ngắn, phiến lá thuôn dài hoặc thuôn nguyên, rất mềm. Mặt trên lá hơi nhẵn màu xanh thẫm, mặt dưới có nhiều gân. Khi phơi khô có mùi thơm rất đặc trưng, giống mùi cơm nếp nên nhiều nơi người dân dùng lá cây để ngâm gạo nếp, làm bánh.
  • Hoa có 2 màu hồng hoặc đỏ, cao khoảng 3 – 5cm và rũ xuống ngọn khi già, tràng hoa có 2 môi, môi dưới có 3 răng, bao phấn bên trong có màu vàng xanh.
  • Quả có cuống ngắn, hình chùy dài khoảng 1.5cm và bên trong chứa 4 hạt.

Cây xương khỉ có mấy loại và phân biệt

Trong tự nhiên chỉ có duy nhất một loại cây xương khỉ. Trong khi người miền Bắc gọi là xương khỉ thì ở miền Nam, người dân lại quen gọi là cây bìm bịp. Nhưng thực chất đây chỉ là một loại thực vật có danh pháp khoa học là Clinacanthus Nutans.

Ngoài ra, hình dáng cây xương khỉ rất giống với cây hoàn ngọc. Chúng đều là cây bụi nhỏ, tuy nhiên lá hoàn ngọc to bản hơn, bông hoa có màu trắng pha tím. Khi thu hái, cần chú ý để không nhầm lẫn.

Cây xương khỉ mọc ở đâu và nguồn gốc của cây thuốc

Cây xương khỉ là một loại cây rất đặc biệt, chỉ sinh sống ở một số nước thuộc khu vực châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á, nơi có khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Loại cây này ưa sống thành bụi, mọc hoang ở hàng rào, nơi ẩm ướt. Tại Việt Nam, cây mọc ở các tỉnh phía Nam và khu vực Bắc Bộ như Hoà Bình, Thanh Hoá, Hà Tây, Lâm Đồng, Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Phước,…

Theo nhiều tài liệu, trước đây cây mọc hoang ở nhiều nơi trên nước ta. Người dân thường dùng lá non để nấu canh hoặc phơi khô để làm bánh (gọi là bánh mảnh cộng), ngâm gạo nếp cho thơm,…chứ ít ai chú ý đến tác dụng chữa bệnh của dược liệu.

Rất nhiều người lặn lội từ Trung Quốc, Malaysia, Lào,…sang nước ta để tìm kiếm cây thuốc để chữa ung thư. Từ đó, người dân nước ta mới bắt đầu nghiên cứu và sử dụng dược liệu làm thuốc chữa bệnh.

Cách trồng cây xương khỉ, thu hoạch, bào chế

Xương khỉ là giống cây mọc hoang nên rất dễ trồng và dễ sống. Cây có thể tự sinh trưởng mà không cần thiết phải bón phân, nhưng nên che nắng, giữ ẩm khi cây còn non. Sau khoảng 20 – 30 ngày thì có thể thu hoạch lá cây được.

Để sử dụng làm thuốc, người dân thu hoạch toàn bộ cây, thường thu hoạch nhiều nhất là lá cây, ngọn.

Cách chế biến:

  • Dùng tươi: Thu hoạch cây thuốc đem rửa sạch và dùng ngay. Lá và ngọn non có thể dùng để nấu canh, làm bánh.
  • Dùng khô: Sau khi thu hoạch toàn bộ cây thuốc, rửa sạch sẽ rồi cắt thành từng khúc ngắn, đem phơi hoặc sấy cho khô, bảo quản trong túi kín dùng dần.

Cây xương khỉ có tác dụng gì với sức khỏe con người?

Cây xương khỉ hay bìm bịp, mảnh cộng là một dược liệu quý có rất nhiều tác dụng với sức khỏe.

Theo Đông Y

Cây thuốc có vị ngọt, tính bình, dược liệu khô có mùi thơm, có công dụng thanh nhiệt, thanh can, chữa huyết ứ, chỉ thống, giải độc, lợi mật.

Dân gian sử dụng xương khỉ để chữa bệnh viêm gan, cải thiện huyết áp, tăng lưu thông máu, chữa đau xương khớp kinh niên (đau nhức, phong thấp, còi xương, tê bì, đau cột sống,…), trị viêm xoang, chữa gãy xương, hỗ trợ điều trị ung thư,…

Tác dụng cây xương khỉ theo Y học hiện đại

Các nghiên cứu khoa học cho thấy, trong cây xương khỉ có chứa nhiều thành phần, hoạt chất quý, rất tốt cho con người.

Trong đó phải kể đến các thành phần nổi bật như: Flavonoid, Tanin, Glycosid, Canxi, Vitamin, chất xơ, đạm, chất béo,…

Dược liệu được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh
Dược liệu được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh

Nhờ đó, xương khỉ được ứng dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh hiệu quả.

  • Chữa bệnh trĩ, giảm đau sưng, giảm chảy máu búi trĩ, teo co búi trĩ, chữa táo bón.
  • Chữa đau dạ dày, viêm dạ dày nhờ công dụng giảm đau, giải độc, sát trùng, hoạt huyết, tiêu diệt ức chế khuẩn HP, phục hồi vết viêm loét ở niêm mạc dạ dày.
  • Trị viêm gan, xơ gan, vàng da nhờ cơ chế ổn định màng tế bào, ngăn ngừa chất độc xâm nhập gây hại gan, duy trì cấu trúc, chức năng, làm chậm quá trình biến đổi tế bào, thúc đẩy tái tạo tế bào gan, hạ men gan cao.
  • Tác dụng chữa tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu ra máu do bệnh lý ở thận.
  • Chữa viêm xoang, viêm mũi dị ứng và các triệu chứng đường hô hấp khác như ngạt mũi, sổ mũi,…
  • Giảm ho, chữa cảm cúm, ngứa cổ đặc biệt cảm cúm do virus viêm phế quản.
  • Chữa đau xương khớp, tê thấp, viêm thấp khớp, thoái hoá cột sống, gai cột sống, đau nhức xương, chữa bong gân, trật khớp, sưng khớp, gãy xương,…
  • Cầm máu, chữa chảy máu đường ruột, tiểu tiện ra máu, ho ra máu,…
  • Điều hoà huyết áp, bền vững thành mạch, cải thiện tuần hoàn máu, hỗ trợ rối loạn tiền đình do tăng huyết áp, giảm cholesterol máu,…
  • Chống viêm nhiễm, lở loét, giảm đau, sưng tấy, hạn chế sẹo lồi.
  • Hỗ trợ điều trị ung thư, ức chế khối u phát triển và di căn nhờ hoạt chất Flavonoid, Glycerol, Tanin,… Đồng thời tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch, giảm các tác dụng phụ và ảnh hưởng của hoá trị, xạ trị lên gan, thận,

Cây xương khỉ chữa bệnh gì và những bài thuốc dân gian hiệu quả nhất

Có thể thấy, chỉ với một loại thực vật mọc hoang nhưng lại có vô vàn tác dụng quý cho con người, đặc biệt với những bệnh nguy hiểm như xương khớp, ung thư, gan, thận,…

Dưới đây là những bài thuốc dân gian sử dụng cây xương khỉ đơn giản mà hiệu quả nhất.

Công dụng của cây xương khỉ trong hỗ trợ điều trị ung thư

Từ xa xưa đã có rất nhiều người bệnh ung thư tin tưởng và tìm kiếm cây xương khỉ để hỗ trợ chữa bệnh. Thậm chí nhiều người ở các nước bạn như Trung Quốc, Lào, Campuchia cũng lặn lội sang tận nước ta để tìm kiếm dược liệu quý này.

Hỗ trợ ung thư giai đoạn đầu

Ở giai đoạn đầu khi mới phát hiện bệnh ung thư, người dân tộc thiểu số thường dùng cây xương khỉ theo cách sau:

  • Dùng 10 lá cây, rửa sạch (cẩn thận hơn có thể ngâm nước muối loãng), nhai thật kỹ, ngậm trong miệng hoặc nuốt.
  • Mỗi ngày nhai lá thuốc 5 lần, dùng trong 3 tháng liên tục.

Nếu không cảm nhận được hiệu quả thì tăng liều, mỗi ngày dùng 15 lá và chia thành 6 lần.

Hỗ trợ điều trị ung thư 

Trong trường hợp khác, bệnh nhân ung thư có thể dùng các bài thuốc sau:

  • Cách 1: Chuẩn bị 20g mỗi loại cây xương khỉ, cây xạ đen, bạch hoa xà thiệt thảo và 10g bán chi liên. Đem sắc cùng 1.3 lít nước, khi sôi thì đun nhỏ lửa thêm 10 phút và uống. Bài thuốc này thích hợp với bệnh nhân bị u gan, phổi, xương, vòm họng, đại tràng,…
  • Cách 2: Với bệnh nhân ung thư tử cung có thể dùng cách trên kết hợp thêm 6 lá trinh nữ hoàng cung để sắc cùng với cách làm tương tự.
  • Cách 3: Lấy 30g cây xương khỉ, 30g cây xạ đen, 20g hoa đu đủ đực, sắc cùng 1.5 lít nước cho đến khi chỉ còn lại 1 lít và uống hết trong ngày.

Cách dùng cây xương khỉ trị viêm xoang

Trong dân gian, ông cha ta sử dụng cây thuốc này để điều trị viêm xoang cũng như các bệnh khác như viêm mũi dị ứng, ngạt mũi, sổ mũi,…

  • Sử dụng 100g dược liệu khô, rửa lại sạch sẽ và để ráo nước.
  • Sau đó, sắc cùng 2 lít nước đến khi chỉ còn lại khoảng 0.5 lít thì chia thành nhiều phần và uống hết trong ngày.

Các bài thuốc chữa xương khớp từ cây xương khỉ

Một trong những tác dụng cây xương khỉ nổi bật nhất chính là chữa các vấn đề liên quan đến xương khớp. Chính vì thế cây còn được gọi là cây liền xương, cây bìm bịp (nguyên do con bìm bịp mẹ thường hái lá cây thuốc này để đắp cho con khi bị gãy chân).

Dược liệu nổi tiếng với hiệu quả chữa các bệnh về xương khớp
Dược liệu nổi tiếng với hiệu quả chữa các bệnh về xương khớp

Dưới đây là những bài thuốc từ dược liệu được tin dùng trong dân gian:

  • Chữa sai khớp: Hái 1 nắm lá tươi, rửa sạch sẽ để ráo nước rồi cuộn tròn lại, hơ trên lửa nóng cho thuốc mềm ra. Đắp trực tiếp lá thuốc lên vùng cơ khớp bị sái, cố định lại và để sau 1 ngày, thực hiện 3 – 4 ngày.
  • Chữa sưng đau khớp: Đun 30g cây xương khỉ, 20g rễ và thân cây gối hạc, 20g cây trâu cổ, 20g cây dâu tằm cùng 1.2 lít nước. Khi cô cạn lại còn 300ml thì chia uống 3 lần trong ngày sau bữa ăn, dùng liên tục 15 ngày.
  • Đắp thuốc chữa đau và thoái hoá cột sống thắt lưng: Giã nhuyễn hỗn hợp gồm 80g lá bìm bịp, 50g ngải cứu tươi, 50g củ sâm đại hành, sau đó đem sao nóng với dấm. Đắp lên cột sống, băng chặt lại để qua đêm, thực hiện liên tục 5 – 10 ngày.
  • Thuốc uống chữa đau cột sống thắt lưng: 30g xương khỉ khô, 20g sâm đại hành, 30g ngải cứu sắc với 2 lít nước, đun đến khi còn khoảng một nửa thì chắt nước uống trước khi ăn. Phần bã thuốc trộn cùng 1 củ gừng tươi giã nhuyễn, đắp lên cột sống cho đến khi nguội hẳn.
  • Chữa đau xương khớp: Sử dụng 16g mỗi loại tang ký sinh, thục địa, 12g mỗi loại cây bìm bịp, ba kích, đương quy, đỗ trọng, dây trâu cổ, cẩu tích, đậu đen sao thơm và 10g dây tơ hồng. Sắc các vị thuốc cùng 1.2 lít nước đến khi còn 0.3 lít, chia 2 – 3 phần uống sau ăn trong 1 – 2 tuần liên tục.
  • Trị phong thấp: Sắc nước thuốc từ 30g bìm bịp, 20g tầm gửi dâu, 20g gối hạc, 20g cổ trâu cùng 1.5 lít nước, thu về 800ml chia 3 phần để uống.

Cây xương khỉ chữa bệnh gan hiệu quả

Người bị vàng da, viêm gan, gan nhiễm độc, suy giảm chức năng gan, men gan cao, xơ gan,… có thể tham khảo lựa chọn các thang thuốc dưới đây:

  • Thang thuốc 1: 30g cây xương khỉ khô, 20g râu ngô, 15g sâm đại hành, 12g lá cây vọng cách, 12g cây quao, 10g trần bì. Sắc cùng 1.5 lít nước với lửa nhỏ trong 30 phút và chia thành nhiều lần uống trong ngày.
  • Thang thuốc 2: Sắc nước thuốc từ dược liệu để uống thay nước mỗi ngày để cải thiện gan, phù hợp với người bị nóng gan, muốn thanh nhiệt, đào thải độc tố gan.

Chữa lở loét, cầm máu, cảm cúm hiệu quả

Trong dân gian, dùng cây xương khỉ là cách đơn giản nhất để chữa các bệnh lở miệng, lở loét cơ thể, chảy máu, tiểu ra máu, chảy máu trong ruột, ho ra máu,…

  • Chữa lở miệng và cảm cúm: Rửa sạch, giã nát 60g cây bìm bịp, chắt lọc lấy nước cốt rồi ngậm và nuốt dần, mỗi ngày thực hiện 2 lần.
  • Chữa lở loét cơ thể: Với các vết lở, loét, vết thương trên cơ thể, dùng lá cây giã nát, thêm muối hạt để đắp trực tiếp lên da. Sử dụng vào lần sẽ thấy giảm sưng, giảm đau, hết mủ,…
  • Cầm máu: Nhai sống 1 nắm lá cây hoặc đem phơi khô rồi sắc nước uống trước khi ăn, mỗi ngày 3 lần, liên tục trong 1 – 2 tuần.

Rễ cây xương khỉ chữa cao huyết áp, bệnh thận, dạ dày

Cách làm:

  • Sử dụng lá và rễ cây thuốc, phơi khô rồi sắc thành nước thuốc để uống hàng ngày.
  • Hoặc nhai 9 lá cây thật kỹ sau đó nuốt, chia thành 3 lần, mỗi lần nhai 3 lá.

Kiên trì sử dụng đều đặn mỗi ngày để huyết áp ổn định, bổ thận, chữa các bệnh về thận, tăng cường chức năng thận, giảm đau dạ dày, làm lành vết loét dạ dày.

Cây xương khỉ có tác dụng gì với bệnh trĩ?

Với người bị trĩ, theo kinh nghiệm ông cha ta để lại, chỉ cần lấy một nắm lá cây thuốc, đem giã nát rồi đắp vào hậu môn là khỏi.

Sau một thời gian kiên trì sử dụng, người bệnh sẽ thấy giảm đau khi đại tiện, búi trĩ co lại hoặc teo dần,…

Những lưu ý cần biết khi sử dụng cây thuốc xương khỉ

Trong quá trình sử dụng, để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho sức khoẻ thì bạn cần chú ý những điều sau:

  • Các chuyên gia cảnh báo chỉ nên dùng dược liệu đúng liều lượng, không lạm dụng. Với dược liệu khô chỉ nên dùng không quá 40g mỗi ngày, nếu pha trà chỉ nên dùng 10g.
  • Các đối tượng không nên sử dụng gồm người huyết áp thấp, phụ nữ đang có thai, phụ nữ đang cho con bú, người có thể hàn, tay chân lạnh,…
  • Nếu đang sử dụng thuốc Tây y nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, tránh dùng cùng lúc với nhau, nếu sử dụng nên uống cách nhau tối thiểu 60 phút.
  • Trong quá trình sử dụng, người bệnh cột sống phải kiêng ăn măng, người bị ung thư nên kiêng thịt đỏ, tôm, cá, sữa, không sử dụng chất kích thích, rượu bia, hút thuốc.

Mua cây xương khỉ ở đâu và giá bao nhiêu?

Trên thị trường hiện nay, cây xương khỉ được bán rộng rãi tại nhiều cửa hàng thuốc Đông y, đại lý dược liệu với giá dao động 250.000 đến 300.000 VNĐ/kg khô.

Tuy nhiên, trong thiên nhiên có nhiều loại cây thuốc, cây cỏ có đặc điểm thực vật tương đồng với cây xương khỉ nên nhiều nơi thường trà trộn để chuộc lợi. Đặc biệt dược liệu đã khô thì rất khó để nhận biết nếu không phải là người có kiến thức chuyên môn.

Vậy nên mua dược liệu xương khỉ ở đâu để đảm bảo chất lượng mà giá thành phù hợp nhất?

Dược liệu xương khỉ Vietfarm đạt chuẩn GACP - WHO
Dược liệu xương khỉ Vietfarm đạt chuẩn GACP – WHO

Trung tâm nghiên cứu và nuôi trồng dược liệu Vietfarm là đơn vị chuyên cung cấp dược liệu hàng đầu trên cả nước. Cây xương khỉ không thu hái trong tự nhiên mà được nuôi trồng trực tiếp từ vùng dược liệu sạch tại Hoà Bình. Do đó, nguồn cung dược liệu đảm bảo sạch, không hoá chất, không thuốc bảo vệ thực vật, không chịu tác động của ô nhiễm môi trường.

Cây thuốc được sấy khô bằng công nghệ sấy đối lưu giữ nguyên vẹn được hàm lượng dược tính, đóng gói sang trọng, không chứa chất bảo quản.

Tại trung tâm Vietfarm, dược liệu xương khỉ khô đang được niêm yết giá 145.000 VNĐ/ túi 0.5kg và được ưu đãi miễn cước phí khi có hoá đơn trên 500.000 VNĐ.

Có thể nói, cây xương khỉ là một dược liệu rất quý, tốt cho cơ thể và có thể phù hợp với đa dạng đối tượng. Trên đây là tổng hợp những thông tin đầy đủ nhất về dược liệu, bạn đọc có thể tham khảo và sử dụng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *