Mụn mủ bị vỡ phải làm sao để không bị nhiễm trùng da?

Mụn mủ bị vỡ phải làm sao là câu hỏi của rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Mụn bị vỡ nếu không xử lý kịp thời có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí có thể gây nhiễm trùng da vô cùng nguy hiểm. Vậy mụn mủ bị vỡ xử lý như thế nào thì tốt? Bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. 

Mụn mủ bị vỡ phải làm sao?

Mụn mủ là loại mụn có nhân mủ lộ ra bên ngoài nên rất dễ bị vỡ. Nguyên nhân mụn bị vỡ có thể do vô tình các bạn chạm tay vào mụn, rửa mặt cọ xát quá mạnh khiến mụn bị vỡ ra. Hoặc cũng có thể do mụn đã đến độ chín và mụn tự bị vỡ. Vậy khi mụn mủ đã bị vỡ thì phải làm thế nào?

Khi mụn mủ bị vỡ cần phải xử lý đúng cách để có thể lấy hết nhân mụn, mụn không tái phát và không để lại sẹo. Không xử lý đúng cách có thể khiến da bị tổn thương, vùng da xung quanh bị nhiễm trùng và lây lan mụn sang các vị trí khác. Nghiêm trọng hơn sẽ để lại những vết sẹo rỗ khó lành trên da mặt.

Mụn mủ bị vỡ phải làm sao
Mụn mủ bị vỡ phải làm sao

Xử lý mụn bọc bị vỡ các bạn cần thực hiện theo các bước sau đây:

  • Bước 1: Rửa tay thật sạch trước khi chạm lên mặt

Như một thói quen khi mụn bị vỡ các bạn thường nặn bằng tay hoặc dùng tay chạm trực tiếp vào mụn. Vì vậy cần phải sát khuẩn tay trước bằng xà phòng diệt khuẩn, lau khô tay rồi mới được chạm lên mặt. Hạn chế nặn mụn trực tiếp bằng tay mà nên dùng các dụng cụ chuyên dụng hoặc tăm bông để lấy nhân mụn ra.

  • Bước 2: Nặn mụn mủ đúng cách

Nếu mụn bị vỡ tự nhiên và đã chín kỹ thì các bạn dùng 2 đầu tăm bông ấn dồn nhân mụn về giữa để lấy hết nhân mụn và máu thâm ra ngoài. Phải nặn đến khi nào hết sạch máu và mủ, mụn chỉ còn ra huyết tương vàng tránh trường hợp để mủ còn sót gây sưng viêm trở lại.

Trường hợp mụn bị vỡ ép mà chưa chín kỹ thì các bạn lau sạch hết máu và mủ vỡ, khi nặn thử mà không thấy lên nhân thì vệ sinh lại thật sạch bằng nước muối sinh lý hoặc cồn y tế. Đợi thêm 1 – 2 hôm rồi nặn lại.

  • Bước 3: Vệ sinh lại da mặt một lần nữa

Sử dụng các loại sữa rửa mặt chuyên dành cho da bị mụn mủ rửa sạch mặt, lau khô. Sau đó dùng nước muối sinh lý, cồn sát trùng bôi lên vị trí mụn cho miệng vết thương se lại và phục hồi nhanh hơn. Các bạn có thể sử dụng các loại tinh dầu trà xanh, chàm để diệt khuẩn. Các loại tinh dầu tự nhiên này có công dụng kháng viêm rất tốt.

Vị trí mụn mủ nên nặn và không nên nặn

Dù mụn mủ bị vỡ là cần thiết phải nặn nhân mụn ra nhưng không phải vị trí mụn nào bạn cũng được nặn. Trên khuôn mặt có vùng bàn tay úp đặc biệt là xung quanh mép và đầu chóp mũi, mụn mủ ở cằm là những vị trí vô cùng nhạy cảm và có liên quan đến các dây thần kinh. Khi bị mọc mụn bọc ở những vị trí này các bạn không nên tự nặn tại nhà, nặn sai cách có thể gây ra những hệ quả rất nghiêm trọng như bị sưng to, nặng hơn có thể bị méo mồm.

Mụn mủ bị vỡ - Trường hợp mụn mủ mọc dày đặc thì không nên tự nặn mụn
Mụn mủ bị vỡ – Trường hợp mụn mủ mọc dày đặc thì không nên tự nặn mụn

Các vị trí khác lành tính hơn thì có thể tự xử lý được. Khi trên mặt có quá nhiều mụn mủ mọc sát nhau thì dù ở bất kỳ vị trí nào thì cũng không nên nặn, vi khuẩn rất dễ lây lan và làm kén ở những khu vực xung quanh mụn. Trường hợp này tốt nhất bạn nên đi khám da liễu ở những cơ sở uy tín và điều trị theo chỉ định để có thể hạn chế tối đa những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Nặn mụn mủ xong phải làm gì và ăn gì cho mụn nhanh lành?

Nặn sạch mụn mủ sẽ giúp lỗ chân lông thoáng và sạch sẽ. Nhờ đó mà tình trạng mụn cũng thuyên giảm hơn. Bên cạnh đó cũng cần phải kết hợp với các cách chữa mụn mủ và ăn uống khoa học để tránh để lại sẹo và tổn thương lớp biểu bì trên da mặt. Vậy sau khi nặn mụn mủ xong thì nên ăn gì và kiêng ăn gì?

  • Những món bạn nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày gồm có:
  • Các loại cá da trơn (cá hồi, cá ngừ …)
  • Các loại rau có màu xanh (súp lơ xanh, cải thìa, cần tây, mồng tơi)
  • Các loại hạt thuộc họ nhà đậu hoặc thức ăn được chế biến từ đậu.
  • Củ quả và các loại trái cây tươi có chứa nhiều vitamin A, C, D, E như cà rốt, khoai tây, kiwi, cà chua …
  • Bổ sung thêm nhiều nước khoáng hàng ngày để cấp ẩm cho da.
Mụn mủ bị vỡ - Bổ sung thêm các loại rau, củ, quả vào thực đơn ăn uống hàng ngày
Mụn mủ bị vỡ phải làm sao? – Bổ sung thêm các loại rau, củ, quả vào thực đơn ăn uống hàng ngày

Ngoài những thực phẩm cần bổ sung thì cũng có một số loại thực phẩm được liệt kê vào “blacklist”. Theo đó, bạn cần tránh xa các loại thực phẩm sau đây:

  • Rau muống – tác nhân gây ra sẹo lồi sau khi nặn mụn.
  • Đồ nếp, thịt gà và thịt bò – khiến đốm mụn mưng mủ và sưng tấy, khiến vết thương lâu lành và tạo thành sẹo thâm tại vùng da bị mụn.
  • Hải sản và các thực phẩm tanh: Tôm, cua, ghẹ, cá đồng,…  gây dị ứng, khiến vết thương bị viêm nhiễm.
  • Đồ ăn cay, nóng, quá ngọt hoặc quá mặn – gây ra vết thâm sau khi nặn mụn.
  • Hạn chế hút thuốc, sử dụng đồ uống có cồn.

Mụn mủ bị vỡ phải làm sao và nặn mụn mủ xong nên làm gì? Thông qua bài viết, chắc hẳn các bạn đã có được câu trả lời phù hợp. Để có thể điều trị mụn mủ dứt điểm thì không những phải biết cách chăm sóc da mặt, cách xử lý mụn mà còn phải kết hợp với chế độ ăn uống khoa học thì mới nhanh chóng có được làn da đẹp. Chúc các bạn sớm chia tay vĩnh viễn với “tình nhân mụn mủ” nhé!

Hình ảnh miếng dán mụn Some By Mi của Hàn Quốc
[VẠCH TRẦN] Miếng dán mụn Some By Mi: Công dụng, cách dùng, giá bán
Bên cạnh việc dùng kem, serum thì miếng dán mụn cũng là một trong những cách điều trị mụn trứng cá hiệu quả nhất hiện nay. Giữa vô vàn các…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *