Mụn nội tiết ở cằm, má, trán, quai hàm: Nguyên nhân, biểu hiện và phương pháp điều trị hiệu quả

Mụn nội tiết ở cằm, má, trán và quai hàm là tình trạng thường gặp ở nhiều người, gây cho họ những cảm giác đau nhức và khó chịu. Loại mụn này thường khá dai dẳng và có thể xuất hiện theo những chu kỳ nhất định. Vậy mụn nội tiết ở những vị trí này là do đâu mà có và cần chữa trị như thế nào để mụn không tái phát? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây mụn nội tiết ở cằm, má, trán và quai hàm

Mụn nội tiết là tình trạng da liễu thường xuyên xuất hiện khiến nhiều người không khỏi lo lắng. Chúng có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên khuôn mặt, trong đó đặc biệt nhiều ở những vùng như cằm, má, trán và quai hàm. Đây là những vị trí trên khuôn mặt dễ bị viêm nhiễm nên bạn cần tiến hành điều trị ngay để tránh mụn phát triển nặng.

NNYV MCC2710 010
VTV2 mang đến cho những người đang gặp phải vấn đề về mụn trứng cá một liệu trình trị mụn thảo dược Nhất Nam Hoàn Nguyên Bì - 1 liệu trình có hiệu quả toàn diện, không tác dụng phụ có hại.
Mụn nội tiết ở cằm là tình trạng da liễu dễ gặp
Mụn nội tiết ở cằm là tình trạng da liễu dễ gặp

Muốn điều trị hiệu quả, trước hết bạn cần nắm rõ đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mụn này. Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần – Giám đốc Chuyên môn Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam, ngoài nguyên nhân là rối loạn nội tiết tố trong cơ thể thì loại mụn này còn xuất hiện do một số nguyên nhân khác như:

  • Do tâm lý căng thẳng, stress: Căng thẳng, cơ thể mệt mỏi là nguyên nhân khiến cho lượng hormone Androgen tăng sinh mạnh. Loại hormone này có thể khiến tăng lượng bã nhờn trên da, từ đó khiến mụn nội tiết xuất hiện nhiều hơn.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày quá nhiều hoặc một số loại thuốc gây ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể, phá vỡ sự mất cân bằng nội tiết tố sẽ khiến mụn nội tiết nổi lên.
  • Do chăm sóc da không đúng cách: Chỉ rửa mặt bằng nước, không tẩy trang sau khi trang điểm, không sử dụng kem chống nắng mỗi khi ra ngoài… cũng là những nguyên nhân khiến sức khỏe da bị suy yếu dẫn đến hình thành mụn nội tiết ở cằm, trán, má và quai hàm.
  • Do lạm dụng mỹ phẩm: Do nhu cầu làm đẹp nên nhiều người có thói quen sử dụng mỹ phẩm mỗi ngày. Tuy nhiên, việc lạm dụng mỹ phẩm dễ khiến lỗ chân lông bị bít tắc, hình thành các ổ vi khuẩn và tạo điều kiện cho mụn phát triển nhanh.
  • Do di truyền: Những người có người thân trong gia đình thường xuyên bị mụn trứng cá thì nguy cơ bị mụn của họ cũng sẽ cao hơn so với những người khác.
  • Do chế độ ăn uống không khoa học: Đây là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng mụn nội tiết ở trán, cằm, má và quai hàm. Chế độ ăn uống không đầy đủ khiến cơ thể thiếu hụt lượng vitamin và khoáng chất cần thiết cho da, làm da suy yếu và dễ bị vi khuẩn gây mụn tấn công.
Chế độ ăn uống không khoa học cũng dễ khiến mụn nội tiết ở cằm xuất hiện
Chế độ ăn uống không khoa học cũng dễ khiến mụn nội tiết ở cằm xuất hiện
  • Do chế độ sinh hoạt không lành mạnh: Thức khuya, ngủ không đủ giấc, thường xuyên có thói quen chạm tay lên da mặt hoặc nặn mụn quá nhiều… cũng là những nguyên nhân khiến mụn nội tiết ở cằm xuất hiện nhiều hơn.

Biểu hiện của mụn nội tiết ở cằm, má, trán, quai hàm

Nhiều người thường cho rằng mụn nội tiết chỉ xuất hiện khi bạn đang trong độ tuổi dậy thì. Tuy nhiên, Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần cho biết mụn nội tiết có thể gặp ở nhiều độ tuổi, mỗi độ tuổi lại có các biểu hiện khác nhau. Theo đó, bạn sẽ dễ dàng nhận biết mụn nội tiết trên da thông qua các đặc điểm cụ thể sau đây.

  • Mụn nội tiết thường xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau như mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn bọc, mụn mủ, mụn viêm sưng đỏ, mụn nang… mọc dày ở các vùng cằm, quai hàm.
  • Mụn nội tiết ở cằm thường là mụn viêm sưng đỏ hoặc mụn bọc gây cảm giác đau nhức.
  • Mụn nội tiết ở quai hàm thường mọc đi mọc lại ở một vị trí quen thuộc và rất khó để điều trị một cách triệt để.
  • Mụn nội tiết ở má, cằm, trán, quai hàm thường mọc theo chu kỳ mỗi tháng một lần, đặc biệt là mọc trong chu kỳ kinh nguyệt – giai đoạn mà hàm lượng nội tiết tố nữ trong cơ thể đang mất cân bằng.
Hình ảnh mụn nội tiết ở cằm, má, trán, quai hàm
Hình ảnh mụn nội tiết ở cằm, má, trán, quai hàm
  • Mụn nội tiết thường mọc tập trung thành từng cụm, mọc dày ở tại các vị trí như cằm, quai hàm, má, trán.

Biểu hiện của mụn nội tiết thường rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về da cũng như một số loại mụn khác, từ đó dẫn đến việc chữa mụn không đúng cách khiến mụn ngày càng nặng hơn. Để hạn chế tình trạng này, bạn cần nhận biết chính xác các đặc điểm của mụn nội tiết ở cằm, trán, má, quai hàm và điều trị phù hợp.

Mụn nội tiết ở cằm, trán, má, quai hàm có nên nặn không?

Nặn mụn là một trong những thói quen của nhiều người mỗi khi thấy mụn xuất hiện trên da. Tuy nhiên, không phải loại mụn nào cũng có thể tùy ý nặn được. Đặc biệt, theo Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần, mụn nội tiết ở cằm, trán, má, quai hàm là những vị trí bạn không nên nặn vì nó dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Khi nặn mụn, vi khuẩn từ tay của bạn có thể tấn công sang da mặt và khiến cho các nốt mụn dễ bị viêm nhiễm, thậm chí dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nặng hơn gây khó khăn cho việc điều trị. Và vùng chữ T trên khuôn mặt cũng là một trong những vị trí “cấm kỵ” trong việc nặn mụn, vì khi nặn không đúng cách có thể gây tình trạng co giật, méo miệng vô cùng nguy hiểm.

Không nên nặn mụn nội tiết để tránh những biến chứng có hại cho da
Không nên nặn mụn nội tiết để tránh những biến chứng có hại cho da

Do đó, bạn tuyệt đối không nên tự ý nặn mụn nội tiết tại nhà. Bạn có thể tìm đến các spa, thẩm mỹ viện uy tín để được lấy nhân mụn an toàn và đúng cách. Trong trường hợp bạn thật sự muốn tự nặn mụn tại nhà, bạn nên dùng dụng cụ nặn mụn chuyên dụng đã được sát khuẩn và vệ sinh tay sạch sẽ trước khi chạm lên da mặt để tránh viêm nhiễm sau nặn mụn.

Các phương pháp điều trị mụn nội tiết ở cằm, trán, má, quai hàm an toàn, hiệu quả hiện nay

Mụn nội tiết điều trị không quá khó nhưng cần áp dụng đúng cách thì mới có thể đạt được hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là những phương pháp điều mụn phổ biến hiện nay mà bạn có thể tham khảo và áp dụng cho mình để loại bỏ tình trạng mụn nội tiết cứng đầu trên da.

Sử dụng thuốc Tây y trị mụn nội tiết ở cằm

Thuốc Tây y luôn là một trong những lựa chọn hàng đầu của nhiều người nhằm giảm mụn trứng cá do nội tiết gây ra. Trước khi dùng thuốc, bạn nên đến thăm khám tại các địa chỉ y tế về da liễu uy tín để được tư vấn và kê đơn thuốc phù hợp. Một số loại thuốc được dùng phổ biến để điều trị mụn nội tiết là:

  • Thuốc uống kháng Androgen: Có tác dụng giảm lượng hormone gây mụn là Androgen, kìm hãm sự hoạt động quá mức của tuyến bã nhờn, từ đó trị mụn nội tiết trên da hiệu quả.
  • Thuốc tránh thai: Với nữ giới bị mụn nội tiết ở cằm, trán, má, quai hàm quá nhiều, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày để có thể cân bằng nội tiết tố và trị mụn.
Điều trị mụn nội tiết ở cằm bằng thuốc Tây y
Điều trị mụn nội tiết ở cằm bằng thuốc Tây y
  • Thuốc uống Isotretinoin: Loại thuốc này có tác dụng se khít lỗ chân lông, làm sạch sâu da để tránh lỗ chân lông bị bít tắc và giảm sự tăng sinh của tuyến bã nhờn.
  • Thuốc uống trị mụn Dexamethasone: Đây là loại thuốc có tác dụng kìm hãm sự gia tăng nồng độ hormone Androgen trong cơ thể, từ đó trị mụn nội tiết hiệu quả.
  • Thuốc bôi Benzoyl peroxide: Có tác dụng loại bỏ tế bào da chết, diệt khuẩn, giảm viêm và làm sạch sâu da.
  • Thuốc bôi chứa BHA: Loại bỏ vi khuẩn và bã nhờn từ sâu trong lỗ chân lông, ngăn ngừa sự hình thành mụn mới.

Khi dùng thuốc Tây y, bạn có thể gặp phải những tác dụng phụ có hại cho sức khỏe nếu sử dụng không đúng cách hoặc không đúng liều lượng. Do đó, bạn cần tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ để chữa mụn nội tiết ở cằm, trán, má và quai hàm an toàn, hiệu quả.

Dùng mẹo tự nhiên tại nhà trị mụn nội tiết ở cằm, trán, má, quai hàm

Các mẹo tự nhiên tại nhà cũng thường được nhiều người sử dụng để trị mụn nội tiết trên da. Theo đó, bạn có thể dùng chúng theo một trong những cách sau đây.

  • Rau mùi: Loại rau này có tác dụng làm dịu da, kháng khuẩn, tiêu viêm khá tốt. Bạn có thể rửa sạch và xay nhuyễn rau mùi để làm mặt nạ trị mụn. Hoặc bạn cũng có thể bổ sung loại rau này vào các bữa ăn hàng ngày để trị mụn nội tiết.
Loại bỏ mụn nội tiết ở cằm, trán, má đơn giản với rau mùi
Loại bỏ mụn nội tiết ở cằm, trán, má đơn giản với rau mùi
  • Dầu hoa anh thảo: Loại tinh dầu này có tác dụng cân bằng nội tiết tố khá tốt, bên cạnh đó còn giúp tiêu viêm, kháng khuẩn cho da. Bạn có thể sử dụng dầu hoa anh thảo bôi trực tiếp lên vùng da mụn để loại bỏ tình trạng mụn nội tiết ở cằm, trán, má, quai hàm.
  • Nghệ: Hoạt chất curcumin có trong nghệ giúp kháng khuẩn, giảm viêm mụn, ngăn ngừa tình trạng lão hóa da và trị mụn hiệu quả. Bạn có thể dùng nghệ tươi bôi trực tiếp vào da hoặc dùng tinh bột nghệ trộn mật ong đắp mặt để trị mụn nội tiết tốt hơn.

Các mẹo trị mụn nội tiết tại nhà chỉ nên sử dụng 2 – 3 lần/ tuần để vừa trị mụn hiệu quả vừa an toàn cho da. Những mẹo này cũng chỉ nên áp dụng đối với các trường hợp bị mụn ở mức độ nhẹ. Còn trong trường hợp mụn nội tiết đã bị viêm nặng thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Trị mụn nội tiết ở cằm bằng thuốc Đông y

Thuốc Đông y có tác dụng cân bằng nội tiết, điều hòa khí huyết, dưỡng huyết, thanh nhiệt và giải độc cơ thể khá tốt. Do đó, đây cũng là loại thuốc được nhiều người sử dụng để điều trị mụn nội tiết. Các vị thảo dược được dùng nhiều trong điều trị mụn nội tiết phải kể đến như Ké đầu ngựa, Tỳ giải, Kim ngân hoa, bồ công anh, Đương quy, Đan sâm, Diệp hạ châu, Liên kiều, Ngải diệp…

Trị mụn nội tiết ở cằm hiệu quả với thuốc Đông y
Trị mụn nội tiết ở cằm hiệu quả với thuốc Đông y

Đông y thường đi vào loại bỏ các căn nguyên gây mụn từ sâu bên trong cơ thể đồng thời cải thiện chức năng cho một số bộ phận như gan, thận để tăng cường chức năng đào thải độc tố. Bên cạnh đó, thuốc Đông y cũng có các loại thuốc đắp ngoài nhằm phục hồi da ngay tại chỗ.

Vì vậy, thuốc Đông y giúp điều trị mụn tận gốc và giúp duy trì hiệu quả này lâu dài. Tuy nhiên, thuốc Đông y thường phải sử dụng liên tục trong thời gian dài thì mới có được kết quả tốt. Do đó, bạn cần kiên trì dùng thuốc Đông y kết hợp với chế độ chăm sóc da đúng cách, sinh hoạt khoa học để trị mụn hiệu quả.

Những lưu ý khi điều trị mụn nội tiết ở cằm, trán, má, quai hàm

Để việc điều trị mụn nội tiết ở cằm mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn cũng nên lưu ý thực hiện một số việc sau:

  • Rửa mặt sạch sẽ 2 lần mỗi ngày với sữa rửa mặt phù hợp.
  • Dùng kem chống và che chắn cẩn thận cho da mỗi khi ra ngoài để bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng, khói bụi.
  • Hạn chế tối đa việc trang điểm, sau khi trang điểm xong cần tẩy trang sạch sẽ để tránh cặn mỹ phẩm làm bít tắc lỗ chân lông.
  • Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi để cơ thể luôn khỏe mạnh.
Ngủ đủ giấc cũng là thói quen giúp cải thiện sức khỏe da khá tốt
Ngủ đủ giấc cũng là thói quen giúp cải thiện sức khỏe da khá tốt
  • Có chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế thực phẩm giàu đường, không sử dụng rượu, bia, cà phê, nước có ga, thuốc lá…
  • Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, luyện tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe tổng thể.

Trên đây là những thông tin để giúp bạn có cái nhìn chính xác về tình trạng mụn nội tiết ở cằm, trán, má, quai hàm mà nhiều người gặp phải hiện nay. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng gợi ý cho bạn một số phương pháp điều trị mụn an toàn và hiệu quả. Chúc bạn tìm được giải pháp phù hợp và loại bỏ mụn nội tiết trên da thành công! 

Cô gái 9x đã thành công loại bỏ mụn trứng cá trên da với liệu trình xử lý mụn Nhất Nam Hoàn Nguyên Bì. Sau 10 năm đằng đẵng trị mụn không kết quả, giờ đây Hoàng Linh Trang đã tìm lại được làn da sạch mụn, khỏe đẹp tự nhiên.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *