Trẻ Bị Ngứa Loét Da Có Nguy Hiểm Không? Nên Dùng Thuốc Gì?

Ngứa loét da là triệu chứng thường gặp ở trẻ em. Tuy không gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng ở một số trường hợp đặc biệt nó có thể là dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm. Vì vậy, cha mẹ cần nắm rõ để có biện pháp phòng ngừa sớm cho trẻ, tránh hậu quả đáng tiếc. 

Triệu chứng ngứa loét da ở trẻ em có thể là dấu hiệu bệnh nguy hiểm
Triệu chứng ngứa loét da ở trẻ em có thể là dấu hiệu bệnh nguy hiểm

Bị ngứa loét da là bệnh gì?

Da nhiễm khuẩn, lở loét, sưng ngứa, có mủ,…là những triệu chứng điển hình của ngứa loét da. Căn bệnh này là nỗi ám ảnh của rất nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ bởi ngứa loét da nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra cảm giác đau đớn, ngứa ngáy, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ.

Một số bệnh lý có thể gây ra hiện tượng ngứa loét da như:

1. Viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là dạng tổn thương da mãn tính thường gặp ở trẻ từ 1 – 6 tuổi. Khi mới chớm bệnh, viêm da cơ địa sẽ khiến da nổi các vết mẩn đỏ hoặc hồng kèm theo cảm giác nóng rát và ngứa nhẹ. Sau đó, trên bề mặt sẽ nổi lên các mụn nước nhỏ li ti, mọc rải rác hoặc tập chung thành các cụm.

Một thời gian sau, khi các mụn nước vỡ ra sẽ gây sưng phù, chảy dịch và đóng vảy. Nếu bạn thường xuyên gãi, cào có thể làm lớp sừng bị tổn thương, nhiễm khuẩn và ngứa loét dai dẳng.

Viêm da cơ địa có thể là nguyên nhân khiến trẻ ngứa loét da
Viêm da cơ địa có thể là nguyên nhân khiến trẻ ngứa loét da

Tuy nhiên, hiện nay chưa có phương pháp điều trị dứt điểm viêm da cơ địa ở trẻ, nhưng cha mẹ có thể hoàn toàn kiểm soát bệnh sớm bằng cách đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. 

Một số triệu chứng điển hình khi trẻ bị viêm da cơ địa:

  • Xuất hiện các vết ban màu hồng hoặc đỏ trên má, trán, vùng cổ, quanh miệng,…
  • Sau đó, trên vết tổn thương nổi nhiều mụn nước li ti
  • Các mụn nước vỡ và chảy dịch, lở loét
  • Da đỏ, xuất hiện nhiều vảy tiết

2. Bệnh tổ đỉa

Trẻ bị ngứa loét da có thể là dấu hiệu của bệnh tổ đỉa. Đây là căn bệnh mãn tính, tái phát thường xuyên và rất khó kiểm soát nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Đặc trưng của căn bệnh này sẽ là các mụn nước sâu, cứng và khó vỡ ở bàn chân và tay.

Thông thường, các mụn nước sẽ mọc chủ yếu ở kẽ chân và kẽ tay, một số trường hợp là ở mua bàn tay và mu bàn chân. Mặc dù bệnh không lan rộng như các thể viêm da khác, nhưng nếu không điều trị sớm, tổn thương sẽ dai dẳng khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, tạo thành các vết loét và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Trẻ bị ngứa loét da có thể là dấu hiệu của bệnh tổ đỉa
Trẻ bị ngứa loét da có thể là dấu hiệu của bệnh tổ đỉa

Một số triệu chứng nhận biết trẻ mắc bệnh tổ đỉa như:

  • Lòng bàn tay, bàn chân hoặc các kẽ ngón tay, ngón chân xuất hiện các mụn nước nhỏ, cứng chắc
  • Mụn nước mọc thành từng dải hoặc thành các cụm nhỏ
  • Mụn khó vỡ và tự tiêu biến trong khoảng 3 – 4 tuần
  • Trẻ cảm thấy ngứa nhiều, dai dẳng, khi gãi các vết mụn vỡ ra có nước, rát, loét da

3. Trẻ bị ngứa loét da do bệnh ghẻ ngứa

Đây là một dạng phát ban ở trẻ rất dễ lây lan và được gây nên do bọ ghẻ. Khi chúng xâm nhập vào lớp biểu bì da và đẻ trứng, bạn sẽ thấy những vết sưng đỏ, cảm giác ngứa da dần dần xuất hiện.

Trẻ có thể bị nhiễm ghẻ ngứa thông qua hình thức nắm tay, bắt tay, ôm, hoặc ngủ cùng giường,… với người mang mầm bệnh. Bên cạnh đó, ga trải giường, gối, chăn, quần áo cũng là nơi trú ngụ lý tưởng của chúng.

Tuy bọ ghẻ có kích thước nhỏ, nhưng cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết qua một số dấu hiệu sau:

  • Trẻ quấy khóc nhiều do cảm thấy khó chịu
  • Xuất hiện các vết mẩn đỏ lớn tại gót chân, ngón tay, ngón chân, cổ tay,… Đối với trẻ lớn xuất hiện các vết phát ban màu đỏ hoặc tím.
  • Da nổi mụn đỏ, có mủ trắng
  • Có các đường lượn sóng màu nâu chạy dọc bên cổ tay
Ghẻ ngứa khiến trẻ ngứa gãi loét da
Ghẻ ngứa khiến trẻ ngứa gãi loét da

4. Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là căn bệnh gặp phổ biến ở trẻ nhỏ. Ở mức độ nhẹ bệnh chỉ gây nên tình trạng phát ban, nổi mụn nước, ngứa ngáy khó chịu. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Bội nhiễm: Tình trạng này xảy ra khi trẻ thường xuyên chá xát, gãi lên các vết mụn nước làm da bị trầy, loét, mưng mủ, khiến vi khuẩn xâm nhập. Hậu quả trẻ có thể bị sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn.
  • Sụt cân: Tình trạng ngứa ngáy kéo dài làm trẻ khó chịu, quấy khóc gây ảnh hưởng xấu tới giấc ngủ và sức khỏe, khiến trẻ chán ăn, sụt cân.
  • Hoại tử da: Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất của viêm da tiếp xúc khi không được điều trị sớm
Viêm da tiếp xúc là căn bệnh gặp phổ biến ở trẻ nhỏ
Viêm da tiếp xúc là căn bệnh gặp phổ biến ở trẻ nhỏ

Để phát hiện trẻ có bị viêm da tiếp xúc không, cha mẹ có thể dựa vào một số triệu chứng điển hình sau:

  • Trên da xuất hiện các vết ban đỏ có hình dạng và kích thước không đồng nhất
  • Sau đó, vết ban có dấu hiệu phù nề, tạo thành danh giới do ràng với vùng da khỏe mạnh
  • Mụn nước mọc rải rác hoặc thành khu trên bề mặt vết ban
  • Trẻ có cảm giác đau rát, ngứa ngáy và chà xát lên vùng da tổn thương
  • Sau 3 ngày mụn nước tự vỡ và đóng vảy.

5. Vảy nến khiến trẻ bị ngứa loét da

Vảy nến là căn bệnh da liễu có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, trong đó trẻ em cũng là đối tượng dễ mắc. Nguyên nhân gây ra là do các tế bào phát triển quá nhanh và tích tụ trên bề mặt da, khiến da dày lên, tạo thành các mảng mẩn đỏ.

Cho đến nay vẫn chưa có thuốc trị dứt điểm căn bệnh này, tuy nhiên nếu phát hiện sớm sẽ giúp giảm triệu chứng và giảm thiểu các mức độ nặng của đợt thứ cấp. Một số triệu chứng phổ biến mà trẻ gặp phải khi mắc bệnh vảy nến là:

  • Xuất hiện các mảng vảy trắng bạc trên da
  • Chúng phồng lên, có màu đỏ. Tuy nhiên, triệu chứng này thường bị nhầm lẫn với tình trạng hăm tã ở trẻ nhỏ, vì vậy cha mẹ cần hết sức lưu ý
  • Da khô, nứt nẻ, có thể chảy máu
  • Có cảm giác nóng rát, ngứa ngáy quanh vùng da tổn thương
  • Móng tay, móng chân dày lên

Trẻ bị ngứa loét da có nguy hiểm không?

Tình trạng ngứa loét da là dấu hiệu của các bệnh ngoài da. Hầu hết các bệnh lý này đều khá lành tính và không gây nguy hiểm đến tính mạng nên cha mẹ không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, với một số bệnh lý mãn tính bạn không được chủ quan vì các triệu chứng sẽ tái lại nhiều lần và khó điều trị dứt điểm. Bên cạnh đó, thói quen ngứa gãi vào các vết thương hở khiến vết loét trở nên trầm trọng và là cơ hội để vi khuẩn xâm nhập sâu gây nhiễm trùng da.

Lúc này, nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp xử lý kịp thời, tác nhân gây hại  xâm nhập gây nhiễm trùng máu rất nguy hiểm.

Bệnh ngứa loét da khá lành tính
Bệnh ngứa loét da khá lành tính

Cách chữa trị khi trẻ bị ngứa loét da

Khi trẻ bị ngứa loét da, cha mẹ nên nhanh chóng có những biện pháp kiểm soát và hỗ trợ cải thiện kịp thời. Điều này làm hạn chế tổn thương và ngăn nguy cơ nhiễm trùng. Cách tốt nhất là phụ huynh nên chủ động đưa trẻ đi thăm khám và điều trị.

1. Biện pháp chăm sóc tại nhà

Các biện pháp chăm sóc phù hợp cho cha mẹ khi phát hiện ngứa loét da ở trẻ như:

  • Dưỡng ẩm cho da: Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm an toàn, không chất kích ứng để cải thiện tình trạng ngứa loét da. Ưu tiên sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên và không chứa hóa chất.
  • Sử dụng sản phẩm chăm sóc da phù hợp cho trẻ: Các loại xà phòng tắm nhẹ dịu sẽ phù hợp với làn da nhạy cảm của trẻ. Cha mẹ nên tránh dùng các sản phẩm có hương thơm hoặc chất kháng khuẩn vì có thể khiến da trẻ kích ứng.
  • Không làm trầy xước da: Cắt ngắn, làm sạch móng tay hoặc đeo bao tay để hạn chế tình trạng gãi ngứa, tránh trầy xước.
  • Chọn quần áo phù hợp, rộng rãi, làm từ nguyên liệu tự nhiên, thoáng khí và thấm hút tốt.

2. Sử dụng phương pháp Tây y chữa ngứa loét da

Với trẻ nhỏ, bác sĩ thường chỉ định dùng thuốc bôi nhằm kháng khuẩn, giảm viêm và giảm ngứa ngáy. Tuy nhiên, với các trẻ lớn hơn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc uống để tránh tình trạng bội nhiễm, sưng, viêm.

Một số loại thuốc thường dùng là kháng sinh, thuốc mỡ, thuốc tím,… hoặc một số thuốc bổ dạng viêm nhằm tăng sức đề kháng và nâng cao sức khỏe.

Thuốc tây giúp giảm nhanh triệu chứng ngứa loét da
Thuốc tây giúp giảm nhanh triệu chứng ngứa loét da

3. Áp dụng phương pháp Y học cổ truyền lành tính

Làn da của trẻ em vô cùng nhạy cảm, vì vậy khi lựa chọn phương pháp điều trị cha mẹ cần cân nhắc kỹ về thành phần, tránh gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. 

Một trong những giải pháp chữa trị an toàn, được nhiều chuyên gia và bệnh nhân đánh giá cao đó chính là sử dụng Y học cổ truyền. Đây là phương pháp chú trọng vào việc điều trị bệnh từ căn nguyên, từ đó mang tới hiệu quả lâu dài và ngăn ngừa tái phát…

Đặc biệt, thành phần của thuốc sử dụng hoàn toàn từ những cây thuốc quý trong tự nhiên có công dụng trị ngứa cực tốt như Kim nhân hoa, Cam thảo, Hoàng bá, Phòng phòng, Đại hoàng,… được nghiên cứu và bào chế kỹ lưỡng nên an toàn tuyệt đối với sức khỏe, đặc biệt là trẻ em.

Phòng ngừa ngứa loét da ở trẻ em

Trẻ nhỏ có làn da mỏng và khá nhạy cảm nên rất dễ nhiễm bệnh. Vì vậy, để phòng tránh, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau đây:

  • Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, phun xịt côn trùng, giữ không gian luôn sạch sẽ, thoáng mát và có độ ẩm tốt.
  • Sử dụng các loại kem dưỡng, sữa tắm có thành phần an toàn và nhẹ dịu với làn da của trẻ. Tắm cho trẻ bằng nước ấm, không tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh vì có thể gây kích ứng da.
  • Cho trẻ mặc những loại quần áo rộng rãi, vải mềm, thấm hút tốt và thoáng khí.
  • Sử dụng màn và tắt đèn khi đi ngủ, tránh thu hút côn trùng và muỗi.
  • Xây dựng chế độ ăn uống và tập luyện khoa học nhằm nâng cao hệ miễn dịch và tăng khả năng chống lại bệnh tật.

Khi trẻ bị ngứa loét da phụ huynh cần có những biện pháp chăm sóc phù hợp để tránh những biến chứng ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Ngoài ra, cha mẹ cần chủ động đưa trẻ đi thăm khám để có những biện pháp kiểm soát bệnh sớm, hạn chế những tổn thương nghiêm trọng.

4.8/5 - (6 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *