Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh: Nguyên nhân và cách điều trị
Bảng tóm tắt
Rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là một trong những triệu chứng phổ biến ở phụ nữ trong giai đoạn này. Tình trạng này gây nên ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe chị em phụ nữ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ giúp bạn cách khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh để chị em thoải mái hơn.
Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng bất thường về chu kỳ kinh nguyệt (số ngày hành kinh hoặc lượng máu kinh trong mỗi chu kỳ) so với trước đó. Rối loạn kinh nguyệt n ktiền mãinh có thể biểu hiện ở mỗi người với mức độ khác nhau và gây ảnh hưởng đến chị em nếu không được điều trị kịp thời. Vậy, nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh là gì?
Rối loạn kinh nguyệt thời kỳ tiền mãn kinh do đâu?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh. Theo bác sĩ Ngô Thị Hằng – Chuyên gia Phụ khoa tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường, cố vấn y khoa chương trình “Vì sức khỏe của bạn” – Đài truyền hình Hà Nội, chứng rối loạn kinh nguyệt ở thời kỳ này do các nguyên nhân sau đây:
- Hoạt động của buồng trứng suy giảm
Ở thời kỳ tiền mãn kinh, lượng nội tiết tố trong cơ thể nữ giới bị suy giảm dẫn đến chức năng và hoạt động của buồng trứng cũng bị ảnh hưởng. Theo đó, hoạt động rụng trứng vào chu kỳ bình thường cũng bị rối loạn theo tác động của rối loạn nội tiết tố, gây nên những tình trạng như thưa kinh, lượng máu kinh ít hoặc nhiều hơn bình thường, hay tắt kinh từ 2 – 3 tháng…
Xem thêm: Tuổi mãn kinh nên uống thuốc gì? Những loại thuốc chuyên gia khuyên dùng
Một vài trường hợp khác, chị em có thể tắt kinh trong một thời gian dài rồi lại có. Bên cạnh rối loạn kinh nguyệt, hoạt động và chức năng của buồng trứng bị suy giảm còn dẫn đến các biểu hiện khác ở phụ nữ tiền mãn kinh như đổ mồ hôi đêm, thay đổi tâm lý, chứng bốc hỏa…
- Mắc các bệnh phụ khoa
Phụ nữ tiền mãn kinh thường có nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa như viêm nội mạc tử cung, viêm cổ tử cung, các bệnh về buồng trứng… cao hơn người bình thường. Các bệnh phụ khoa cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh.
- Ảnh hưởng của thói quen sống
Những trường hợp phụ nữ thường xuyên lạm dụng rượu bia, hút thuốc, sử dụng thuốc kháng sinh… khi còn trẻ và duy trì cho mãi đến giai đoạn tiền mãn kinh sẽ có khả năng bị rối loạn kinh nguyệt cao gấp 3 lần người bình thường. Nguy hiểm hơn, chị em có thể gặp phải tình trạng rong kinh. Bên cạnh đó, bác sĩ Hằng cho biết những chị em có chế độ ăn kiêng quá mức dẫn đến tình trạng thiếu chất, gây rối loạn quá trình tổng hợp dưỡng chất và estrogen trong cơ thể, khiến chu kỳ kinh nguyệt của chị em bị rối loạn.
- Tâm trạng căng thẳng, stress kéo dài
Phụ nữ tiền mãn kinh dễ rơi vào tình trạng căng thẳng, stress bởi lo lắng về những thay đổi của cơ thể trong thời kỳ này. Tình trạng sang chấn tâm lý hoặc căng thẳng, kích thích tinh thần cũng khiến chị em dễ bị mất kinh đột ngột hoặc gặp phải tình trạng đau bụng dữ dội trong thời kỳ hành kinh.
Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh
Phụ nữ tiền mãn kinh có thể phát hiện phát hiện sớm rối loạn kinh nguyệt bởi những dấu hiệu nhận biết sau đây:
- Chu kỳ kinh không đều
Thay vì vòng kinh đều đặn 1 tháng 1 lần như trước, khi bị rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh, vòng kinh của chị em có thể thay đổi, dài hơn và thưa dần. Một số trường hợp, chị em có thể thay đổi vòng kinh từ 1 tháng rưỡi đến 2 tháng hay chu kỳ kinh trở nên ngắn hơn (có thể xuống 3 tuần) nếu như nang noãn trưởng thành sớm hơn bình thường.
- Hiện tượng tắt kinh
Nhiều trường hợp chị em tiền mãn kinh gặp phải tình trạng thưa kinh dần rồi tắt kinh, nhưng cũng có trường hợp chị em đột ngột tắt kinh. Phụ nữ tiền mãn kinh được tính là tắt kinh khi ngừng có kinh nguyệt từ 3 tháng trở lên.
- Tình trạng rong kinh
Rong kinh là tình trạng máu kinh kéo dài liên tục trong vòng 7 ngày hoặc lâu hơn. Hiện tượng rong kinh do rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh được gọi là rong kinh cơ năng. Trong nhiều trường hợp, phụ nữ cũng có thể gặp phải hiện tượng rong kinh do ảnh hưởng của các bệnh phụ khoa như polyp tử cung, viêm niêm mạc tử cung, u xơ tử cung… Tình trạng này thường được gọi là rong kinh thực thể, cũng thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh.
- Tình trạng cường kinh
Cường kinh là biểu hiện nguy hiểm của rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh. Đây là hiện tượng kinh nguyệt kéo dài liên tục từ 7 ngày với lượng máu kinh có thể nhiều hơn 200ml. Cường kinh báo hiệu tình trạng tổn thương thực tể ở bộ phận tử cung và buồng trứng của chị em, khiến cho 2 bộ phận này không được hoạt động tốt như bình thường. Từ đó suy giảm chức năng cầm máu và dẫn đến cường kinh. Tình trạng cường kinh cũng thường gặp ở phụ nữ bị rối loạn đông máu hoặc bị cao huyết áp.
- Hiện tượng thiểu kinh
Bên cạnh tình trạng cường kinh hay rong kinh, chị em bị rối loạn kinh nguyệt tuổi tiền mãn kinh cũng có thể gặp biểu hiện thiểu kinh. Tình trạng này có biểu hiện trái ngược với rong kinh và cường kinh là số ngày kinh ít hơn 2 ngày và lượng máu kinh nhỏ hơn 80ml.
- Bất thường về máu kinh
Bên cạnh những thay đổi về chu kỳ hành kinh và lượng máu kinh, chị em cũng nên chú ý đến màu sắc, mùi, thể trạng máu kinh để biết bản thân có đang bị rối loạn kinh nguyệt giai đoạn tiền mãn kinh hay không. Nếu nhận thấy máu kinh có màu đỏ nâu sẫm,thậm chí hơi đen, đỏ tươi hoặc hồng nhạt, mùi máu tanh hơn bình thường, vón cục máu đông… thì chị em nên cảnh giác với những điều bất thường này.
- Triệu chứng bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt
Thông thường, khi chị em đến chu kỳ hành kinh sẽ kèm theo các biểu hiện như đau bụng, đau lưng, mệt mỏi, khó chịu… Tuy nhiên, nếu các biện hiện này diễn ra với mức độ nặng, đau bụng quằn quại xuyên ra vùng thắt lưng, cột sống, lan xuống vùng đùi và lan rộng toàn phần bụng, chân thì chị em cũng nên lưu ý. Ngoài ra, một số biểu hiện đi kèm khi bị rối loạn kinh nguyệt giai đoạn tiền mãn kinh như căng vú, cảm giác buồn nôn, tức ngực, dễ xúc động…
Ảnh hưởng của rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh đến chị em
Nhiều chị em khi gặp phải tình trạng này luôn thắc mắc liệu rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không, ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và cuộc sống của chị em. Bác sĩ Hằng sẽ giúp chị em giải đáp thắc mắc trên. Một số ảnh hưởng của chứng rối loạn kinh nguyệt giai đoạn tiền mãn kinh đến chị em được Bs Hằng chỉ ra như:
- Gây nên tình trạng thiếu máu
Khi chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hoặc lượng kinh trong mỗi chu kỳ quá nhiều sẽ khiến chị em thiếu máu, dẫn đến xanh xao, mệt mỏi, loạn nhịp tim, hay thở gấp… Tình trạng này đe dọa đến sức khỏe của phụ nữ, có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu ở trường hợp nặng.
- Nguy cơ cao mắc các bệnh phụ khoa
Chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn ở thời kỳ tiền mãn kinh có thể khiến chị em gặp phải những bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời, hiện tượng rong kinh, cường kinh tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và xâm nhập môi trường âm đạo của phụ nữ, gây nên các bệnh phụ khoa, điển hình là viêm nhiễm vùng kín. Nguy hiểm hơn, chị em có thể đối mặt với nguy cơ mắc bệnh ung thư dẫn đến phải cắt bỏ buồng trứng.
- Chức năng tình dục bị suy giảm
Rối loạn kinh nguyệt giai đoạn tiền mãn kinh cũng có thể khiến chị em gặp phải tình trạng khô âm đạo, niêm mạc âm đạo mỏng khiến chị em cảm thấy đau rát khi quan hệ. Do đó, chị em dần không hứng thú khi gần gũi bạn đời, gây suy giảm ham muốn và chức năng tình dục ở phụ nữ tiền mãn kinh.
- Khó thụ thai, dễ dẫn đến vô sinh
Ở thời kỳ tiền mãn kinh, chị em vẫn còn khả năng mang thai bởi hoạt động của buồng trứng vẫn duy trì, mặc dù khả năng thụ thai ở thời điểm này thấp hơn khi còn trẻ. Tuy nhiên, tình trạng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh có thể khiến tắc ống dẫn trứng, nang noãn phát triển kém hay chị em khó theo dõi chu kỳ rụng trứng… dẫn đến khó thụ thai, thậm chí vô sinh. Đối với chị em mong muốn mang thai ở giai đoạn này thì đây là một điều ảnh hưởng vô cùng lớn.
- Ảnh hưởng đến hoạt động tình dục
Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng việc quan hệ tình dục trong những ngày “đèn đỏ” có khả năng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa hay viêm nhiễm. Bởi thế, những “cuộc yêu” cũng bị ảnh hưởng do rối loạn kinh nguyệt thời kỳ tiền mãn kinh.
Bởi những ảnh hưởng của rối loạn kinh nguyệt thời kỳ tiền mãn kinh đến sức khỏe chị em rất lớn, do đó, khi phát hiện những dấu hiệu bất thường của kinh nguyệt, chị em nên tìm kiếm phương pháp điều trị sớm.
Điều trị rối loạn kinh nguyệt bằng cách nào?
Hiện nay, có nhiều cách chữa rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh, dưới đây là những phương pháp chị em có thể tham khảo:
Thuốc tây y chữa rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh
Để sử dụng thuốc tây chữa rối loạn kinh nguyệt thời kỳ tiền mãn kinh, chị em nên tham khảo ý kiến hoặc thăm khám để bác sĩ kê đơn. Một số loại thuốc thường được sử dụng điều trị rối loạn kinh nguyệt cho phụ nữ tiền mãn kinh như:
- Thuốc tránh thai
Đây là loại thuốc phổ biến nhất được sử dụng để điều trị rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ nói chung. Hầu hết, các loại thuốc tránh thai được sử dụng điều trị vấn đề này thường có thành phần như estrogen, đơn lẻ progestatif, hay phối hợp estrogen và progestatif cùng nhiều thành phần biệt dược khác.
Các loại thuốc kể trên đều có tác dụng hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt bằng cơ chế điều hòa và ổn định nội tiết tố. Tuy nhiên, thuốc tránh thai chỉ được sử dụng điều trị rối loạn kinh nguyệt do sự rối loạn nội tiết tố trong thời kỳ tiền mãn kinh, còn trường hợp rối loạn kinh nguyệt do các yếu tố khác, thuốc sẽ không phát huy tác dụng.
- Thuốc Primolut – Nor chữa rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh
Thuốc Primolut – Nor là loại thuốc được chỉ định sử dụng điều trị rối loạn kinh nguyệt trong nhiều trường hợp, kể cả điều trị vô kinh nguyên phát và thứ phát. Đây là loại thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh hiệu quả nhưng không phải ai cũng có thể dùng được. Thuốc không dùng cho phụ nữ đang mang thai, phụ nữ bị u gan, mắc hội chứng Rotor hay Dubin – Johnson, người bị rối loạn chức năng gan, tắc mạch do huyết khối.
- Thuốc PM H – Regulator chữa rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh
Ngoài 2 loại thuốc kể trên, chị em có thể tham khảo thêm loại thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh này. Thuốc có thành phần chiết xuất từ chasteberry giúp chị em giải quyết các triệu chứng khó chịu của tiền kinh nguyệt hay mãn kinh, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt ổn định. Ngoài ra, các thành phần trong thuốc còn hỗ trợ chị em đẩy lùi các triệu chứng khó chịu trong thời gian hành kinh như đau bụng kinh, đau mỏi vùng lưng, cáu gắt, khó chịu…
Lưu ý khi dùng thuốc tây y điều trị rối loạn kinh nguyệt cho phụ nữ tiền mãn kinh
- Chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để tránh những chỉ định của thuốc
- Khi sử dụng thuốc tây chữa rối loạn kinh nguyệt, phụ nữ tiền mãn kinh có thể gặp phải một số tác dụng phụ của thuốc. Khi đó, chị em nên ngưng thuốc và tham khảo ngay bác sĩ điều trị hoặc người có chuyên môn.
- Tuyệt đối không tự ý gia giảm liều lượng hoặc ngưng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Thuốc đông y điều trị rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh
Bên cạnh sử dụng tân dược, nhiều phụ nữ ngày nay có xu hướng lựa chọn đông y để điều trị chứng rối loạn kinh nguyệt thời kỳ tiền mãn kinh bởi tính an toàn. Chị em có thể tham khảo một số bài thuốc đông y chữa rối loạn kinh nguyệt ở thời kỳ này:
- Bài thuốc 1
Thành phần bài thuốc gồm đẳng sâm, sài hồ, đương quy, bạch truật, chích thảo, thăng ma, trần bì, hoàng kỳ. Đem tất cả các vị thuốc trên sắc cùng với nước, sử dụng trước kỳ kinh khoảng 5 – 10 ngày (uống mỗi ngày 1 thang) để mang lại hiệu quả tốt.
- Bài thuốc 2
Thành phần thuốc gồm sinh địa, xích nhược, hoàng cầm, bạch môn đông (mỗi loại 12g) cùng với 10g thạch hộc, 2g đan bì và bạch linh (2g). Đem đun sôi các vị thuốc trên với nước sạch, sử dụng 1 thang thuốc trước kỳ kinh khoảng 7 ngày sẽ mang lại hiệu quả.
Bài thuốc thích hợp dùng cho người có chu kỳ kinh nguyệt sớm hơn bình thường, máu kinh ra nhiều bất thường và có mùi hôi tanh, màu đỏ sẫm…
- Bài thuốc 3
Thành phần gồm sin địa, huyền sâm (mỗi loại 40g), mạch môn, bạch thược (mỗi loại 20g), a giao và địa cốt bì (mỗi loại 12g). Đem tất cả các vị thuốc đun sôi cùng với nước, uống mỗi ngày 1 thang liên tục từ 5 – 10 thang thuốc sẽ mang lại hiệu quả điều trị rối loạn kinh nguyệt hiệu quả.
- Bài thuốc 4:
Nguyên liệu bài thuốc gồm: vỏ quýt khô (10g), ích mẫu (30g), cỏ gấu (20g), 2 quả trứng gà, thêm đường đỏ. Dùng nồi đất đun sôi tất cả các vị thuốc cho tới khi trứng gà chín, lấy trứng gà bóc ăn như bình thường, lọc lấy nước thuốc rồi thêm chút đường đỏ cho vừa uống, tiếp tục đun nhỏ lửa nước thuốc thêm 5 – 10 phút. Sử dụng bài thuốc 5 ngày (mỗi ngày uống 2 lần) giúp bồi bổ khí huyết, ổn định chu kỳ kinh nguyệt và hỗ trợ làm giảm căng thẳng cho phụ nữ tiền mãn kinh.
Lưu ý khi sử dụng thuốc đông y chữa rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh
Những bài thuốc kể trên đều có thành phần tự nhiên nên lành tính, không gây tác dụng phụ, nhưng để có hiệu quả tốt, chị em nên ghi nhớ một số lưu ý sau:
- Đun thuốc bằng nước lạnh, không dùng nước sôi để sắc thuốc
- Nên đun nhỏ lửa đến khi thuốc cô đặc để cho tác dụng tốt hơn
- Vì thuốc có thành phần tự nhiên nên tác dụng chậm, chị em cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài để mang lại hiệu quả.
- Nếu muốn kết hợp sử dụng cả thuốc tây và đông y để chữa chứng rối loạn kinh nguyệt ở giai đoạn tiền mãn kinh, chị em nên tham khảo ý kiến các chuyên gia hoặc bác sĩ chuyên môn.
Mẹo dân gian chữa rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh
Khi bị rối loạn kinh nguyệt ở tuổi tiền mãn kinh, nhiều chị em thường áp dụng các mẹo dân gian truyền tai nhau để chữa bệnh. Những mẹo này thường dễ làm, nguyên liệu dễ tìm kiếm, vì thế, những bài thuốc cây nhà lá vườn này được nhiều chị em đón nhận.
- Chữa rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh bằng cây ích mẫu
Ích mẫu được xem là vị thuốc quý dùng cho chị em khi bị rối loạn kinh nguyệt và các bệnh phụ khoa khác. Chị em chỉ cần lấy khoảng 20g ích mẫu đun sôi, uống liên tục trong khoảng 10 trước kỳ kinh 14 ngày sẽ giúp điều hòa kinh nguyệt.
- Mướp đắng chữa rối loạn kinh nguyệt
Mướp đắng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ làm mát gan và điều hòa khí huyết, lưu thông máu rất tốt. Chị em có thể sử dụng xay mướp đắng uống hàng ngày hoặc bổ sung trong các món ăn để giúp cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh.
- Gừng tươi hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt
Gừng có tính ấm nóng, cay, hỗ trợ tuần hoàn và lưu thông máu rất tốt. Ngoài ra, gừng còn có tác dụng hạn chế co thắt tử cung và kích thích lưu thông máu ở tử cung chị em tốt hơn. Để điều hòa kinh nguyệt thời kỳ tiền mãn kinh, chị em có thể uống trà gừng mỗi ngày, hay đắp gừng tươi lên vùng bụng dưới trong chu kỳ kinh nguyệt, xông hơi bằng nước gừng đun sôi… để khắc phục các biểu hiện khó chịu của rối loạn kinh nguyệt.
- Dùng ngải cứu chữa rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh
Ngải cứu có tác dụng kháng viêm và hỗ trợ điều hòa máu rất tốt, đồng thời giúp điều hòa kinh nguyệt ổn định ở phụ nữ. Phụ nữ tiền mãn kinh có thể sử dụng ngải cứu phơi khô, đem pha trà uống hàng ngày hoặc đun sôi nước lá ngải cứu cùng cổ gấu, sử dụng như trà bình thường để khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt trong thời kỳ này.
Hiệu quả của các mẹo dân gian kể trên còn phù thuộc vào mức độ và tình trạng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh của mỗi chị em. Ngoài ra, các bài thuốc này còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người, vì thế, chị em nên cân nhắc khi áp dụng.
Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh nên ăn gì? Kiêng gì?
Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị, để ngăn ngừa tình trạng rối loạn kinh nguyệt trong thời kỳ tiền mãn kinh, chị em cũng nên thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý.
Phụ nữ rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh nên ăn gì?
Một số loại thực phẩm chị em nên bổ sung khi bị rối loạn kinh nguyệt thời kỳ tiền mãn kinh như:
- Bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả để cung cấp cho cơ thể chất xơ, vitamin và các khoáng chất cần thiết, khắc phục tình trạng chậm kinh, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
- Ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin E như đu đủ, bông cải xanh, rau bina, bơ, nha đam…để hỗ trợ điều hòa hormone trong cơ thể.
- Quả chà là: Đây là thực phẩm chứa nhiều sắt và các protein có tác dụng điều trị chậm kinh, chu kỳ kinh không đều, ít kinh…
- Rau mùi tây: Loại rau này chứa nhiều vitamin A, K, C giúp chị em làm giảm các triệu chứng đau bụng kinh dữ dội trong thời kỳ hành kinh.
- Uống nước mật ong và gừng: Các thành phần trong gừng và mật ong có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, lưu thông khí huyết, làm giảm chứng đau bụng, đau mỏi phần lưng và xương chậu trong thời kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ tiền mãn kinh.
Phụ nữ rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh nên kiêng gì?
Chị em khi bị rối loạn kinh nguyệt thời kỳ tiền mãn kinh nên kiêng một số loại thực phẩm sau để hạn chế các triệu chứng khó chịu:
- Tránh ăn socola: Trong socola có chứa nhiều cafein gây co thắt tử cung, tạo ra các cơn đau dữ dội trong thời kỳ kinh nguyệt và khiến cơ thể mất nước. Bên cạnh socola, một số đồ ăn chứa nhiều cafein khác chị em cũng nên tránh như cacao, trà sữa, nước tăng lực,…
- Thức ăn nhiều muối: Thức ăn nhiều muối sẽ khiến cơ thể chị em bị tích nhiều nước gây nên tức bụng hay những cảm giác khó chịu trong thời kỳ hành kinh, Vì thế chị em nên ăn nhạt để tránh hiện tượng này.
- Đồ ăn cay nóng: Đồ ăn cay nóng sẽ khiến phụ nữ tiền mãn kinh gia tăng những cơn bốc hỏa, dễ nổi mụn, gây rối loạn nội tiết. Để khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh, chị em nên hạn chế những đồ ăn này.
- Rượu bia: Những loại đồ uống chứa nhiều cồn sẽ kích thích tử cung chị em co bóp mạnh khiến đau bụng hoặc ra nhiều máu kinh. Đồng thời, các loại đồ uống này có thể làm giảm tác dụng của thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt mà chị em đang sử dụng trong thời kỳ tiền mãn kinh.
Qua những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ, chắc hẳn chị em đã hiểu hơn về chứng rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh. Khi gặp phải tình trạng này, mong rằng chị em sáng suốt để lựa chọn được phương pháp điều trị hiệu quả và phù hợp nhất cho mình.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!