Tìm về Lương y Trần Kim Thu và bài thuốc dưỡng nhan cho mỹ nữ Hoàng Triều

Thời Hậu Lê, nước ta có nhiều Danh y nổi tiếng như Trần Kim Quang, Nguyễn Trực… Tuy nhiên, ngoài những Danh y này người ta còn đặc biệt nhớ đến một nữ ngự y xinh đẹp và tài giỏi. Nữ ngự y nổi tiếng với bài thuốc thuốc dưỡng nhan cho mỹ nữ Hoàng Triều, đó là Trần Kim Thu. Những bài thuốc được kết hợp linh hoạt các vị thảo dược đem lại hiệu quả cao trong việc giữ gìn nhan sắc, chữa bệnh, nhờ đó mà bà được các cung tần, mỹ nữ và nhân dân kính trọng.

Nữ danh y với niềm đam mê nghề thuốc mãnh liệt

Lương y Trần Kim Thu sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống nghề y, hành nghề bốc thuốc cứu người. Theo các tài liệu sử ký ghi lại, ba là nữ tử duy nhất của Danh y Trần Kim Quang, ông được biết đến là một trong những ngự y nổi tiếng khắp xứ thành Thăng Long thời bấy giờ.

Mang trong mình dòng máu của gia đình có truyền thống bốc thuốc, hành nghề y nên từ nhỏ Trần Kim Thu đã có những tố chất với nghề thuốc.

Vốn là con một, bởi cha mẹ bà không sinh được con trai sau 3 lần sảy thai nên từ nhỏ bà đã được ông và cha truyền dạy cho những kiến thức, kỹ năng về y thuật.

Lương y Trần Kim Thu là con gái của Danh y Trần Kim Quang nổi tiếng khắp thành Thăng Long xưa
Lương y Trần Kim Thu là con gái của Danh y Trần Kim Quang nổi tiếng khắp thành Thăng Long xưa

Bởi vậy mà, khác với những nàng tiểu thư chốn khuê khác, bên cạnh học nữ công gia chánh, cầm kỳ thi họa bà lại được học thêm về nghề y, nghề truyền thống của gia đình, nối nghiệp chữa bệnh cứu người.

Lương y Trần Kim Thu thuở ấy được chính ông nội chỉ cho những vị thuốc, tên gọi cũng như các kết hợp, gia giảm các vị thuốc với nhau để điều trị bệnh. Vốn là “con nhà nòi” nên khi được ông và cha chỉ dạy những kiến thức cơ bản từ khi còn nhỏ nhưng bà lại tiếp thu cực kỳ nhanh, thậm chí còn khiến cho cả cha và ông nội bất ngờ.

Được nuôi dưỡng từ vòng tay của ông nội và cha mẹ cô gái Trần Kim Thu không chỉ có nhan sắc xinh đẹp mà còn có đức tính tốt, đối đãi tốt với những người xung quanh. Nhờ đó, không ít gia đình đã tìm đến và có những cuộc mai mối với mong muốn kén nàng làm vợ. 

Thế nhưng, do quá nặng lòng với nghiệp chữa bệnh cứu người, giúp đời nên bà không mặn mà với việc hôn nhân, cưới xin, một lòng một dạ và dành hết thời gian đang có để chữa bệnh cứu người.

Sau khi ông nội và cha mẹ qua đời, lương y Trần Kim Thu đã tiếp tục kế thừa những tinh hoa y thuật đã được chỉ dạy và áp dụng trong điều trị bệnh cho người dân tại quê nhà.

Tài y thuật của lương y Trần Kim Thu lúc bấy giờ cứ thế mà được người đời công nhận và dù bất cứ nơi đâu, dù xa hay gần bà đều tận tâm để thăm khám và điều trị. Thậm chí với những gia đình khó khăn, nghèo không có tiền chạy chữa bà đã chữa hoàn toàn miễn phí. Bà cho rằng, giúp người cũng như giúp mình, “cứu một mạng người như xây bảy tòa tháp”.

“Tiếng lành đồn xa” và tài năng được triều đình trọng dụng

Với tài năng và sự tâm huyết với y thuật, lương y Trần Kim Thu lúc bấy giờ không chỉ nổi danh khắp phủ Thiên Trường mà còn vang xa đến kinh thành Thăng Long.

Bước ngoặt lớn trong cuộc đời bà có thể kể đến đó chính là việc vào cung chữa bệnh cho công chúa. Mùa xuân năm ấy, công chúa bị bệnh hiểm nghèo nhưng dù có nhiều danh y, thái y nổi tiếng trong triều cũng không thể giúp bệnh tình của công chúa thuyên giảm, thậm chí ngày một nghiêm trọng hơn. Nhà vua lo lắng và cho truyền gọi tất cả các danh y tài giỏi chốn kinh thành nhưng không một ai có thể giúp được công chúa.

“Tiếng lành đồn xa” lương y Trần Kim Thu được mời vào cung để chẩn bệnh cho công chúa. Tuy nhiên, bà luôn giữ trong mình sự thận trọng xen lẫn sự e dè bởi bà chưa bao giờ tự nhận mình là người giỏi nhất, xuất chúng nhất. Trong triều rồi các địa phương khác đều có những danh y nổi tiếng với tài y thuật cao thâm. Ban đầu, bà từng có ý định từ chối, thoái thác, thế nhưng với cái tâm của người thầy thuốc lại không cho phép bà từ chối.

Với những kinh nghiệm, tinh hoa từ y thuật được kế thừa thừa ông và cha bà đã dốc sức lực và tâm huyết trong điều trị bệnh cho công chúa, đến mức quên ăn quên ngủ. Và mọi vất vả, sự tâm huyết đã được đền đáp bằng việc sau 3 tháng bệnh tình của công chúa đã hồi phục.

Mục đích vào cung là để chữa bệnh cho công chúa nên sau khi công chúa tai qua nạn khỏi, cơ thể dần phục hồi Trần Kim Thu nhanh chóng thu dọn hành lý để trở về quê nhà.

Tuy nhiên, nhà vua rất mến mộ, đánh giá cao tài y thuật của bà nên có ý muốn giữ bà trong cung. Hơn nữa trong cung có hoàng hậu, các phi tần, công chúa, phần lớn việc điều trị bệnh trong cung đều do thái y là nam nhân nên phần nào việc chẩn đoán không thông qua bắt mạch trực tiếp sẽ ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh. Nhà vua cũng nghĩ rằng, có một nữ ngự y tài giỏi trong cung chính là cách để chăm sóc sức khỏe của cung tần, mỹ nữ một cách tốt.

Là người không ham danh lợi, xem việc chữa bệnh cứu người là lẽ đương nhiên, đôi khi là “nghiệp” nên ban đầu bà đã từ chối để về quê giúp bà con. Tuy nhiên, bà suy nghĩ với nghề y thì bất cứ ai cũng cần được chăm sóc, dù là người chốn hậu cung. Cũng vì lẽ đó mà bà đã chấp nhận lời đề nghị của nhà vua, ở lại chăm sóc sức khỏe cho hậu cung.

Lương y Trần Kim Thu và bài thuốc dưỡng nhan cho mỹ nữ Hoàng Triều

Có lẽ, khi nhớ đến ngự y Trần Kim Thu, nữ tử của Danh y Trần Kim Quang thời đó người ta không chỉ nhớ đến các bài thuốc chữa bệnh bà đã áp dụng mà còn là những bài thuốc dưỡng nhan, gìn giữ nét đẹp, sự tươi trẻ cho cung tần mỹ nữ.

Những bài thuốc được áp dụng đều được bà ghi chép cẩn thận để sau này các cung tần, mỹ nữ đều có thể áp dụng. Đó là những bài thuốc về chữa bệnh, bài thuốc chữa nám, bài thuốc giúp trắng da, làm mượt tóc, bài thuốc giảm béo, hay bài thuốc tăng cường mùi hương trên cơ thể… rất nhiều bài thuốc khác.

Đặc biệt trong số đó, bài thuốc dưỡng nhan, chữa nám da của bà được đánh giá cao. Có tài liệu ghi chép, bài thuốc dưỡng nhan này chính là món quà mà nhà vua thường ban cho cung tần mỹ nữ được vua sủng ái hay có công trạng đặc biệt.

Bài thuốc kết hợp giữa điều trị bên trong và bên ngoài

Bài thuốc dưỡng nhan của ngự y Trần Kim Thu được bà bào chế và kết hợp hoàn hảo với hai dạng thuốc sắc uống và thuốc bôi. Với hai bài thuốc này, quá trình trị nám, dưỡng nhan sẽ được tác động cả bên trong và bên ngoài.

Bài thuốc dưỡng nhan của lương y Trần Kim gồm hai dạng thuốc uống và bôi ngoài
Bài thuốc dưỡng nhan của lương y Trần Kim gồm hai dạng thuốc uống và bôi ngoài
  • Thuốc sắc uống: Những thành phần trong thuốc sẽ tác động sâu bên trong cơ thể, có công dụng bổ huyết, lưu thông khí huyết, cân bằng nội tiết tố, đồng thời tái tạo tế bào da và nuôi dưỡng làn da.
  • Thuốc bôi ngoài: Sẽ được sử dụng trực tiếp trên da có khả năng loại bỏ các sắc tố nám, sạm, tàn nhang, thu nhỏ lỗ chân lông, làm mịn da và nuôi dưỡng các tế bào da thêm khỏe mạnh.

Đông y quan niệm, việc điều trị bất cứ bệnh lý nào đều phải trú trọng vào giải quyết căn nguyên. Theo đó, bài thuốc bí truyền của ngự y Trần Kim Thu không chỉ giải quyết vấn đề sạm nám mà còn tăng cường khí huyết, cải thiện sức khỏe cho người phụ nữ.

Sử dụng các thảo dược quý, tốt cho làn da

Bài thuốc dưỡng nhan bí truyền được ngự y Trần Kim Thu chọn lọc và sử dụng những thảo dược tốt nhất cho làn da, thậm chí còn dùng những dược liệu quý, thời bấy giờ chỉ được dùng cho vua chúa, tiến cung là nhân sâm.

Những dược liệu quý và tốt cho làn da được bà sử dụng như:

  • Nhân sâm: Là vị thuốc đứng đầu trong tứ đại danh dược gồm: Sâm – Nhung – Quế – Phụ. Theo Đông y, nhân sâm quy vào 5 tạng (tâm, can, tỳ, phế, thận) có công dụng giải độc, cải thiện tinh thần, chống viêm gan, tăng cường sinh lý. Với làm đẹp, nhân sâm giúp da tươi trẻ, nhuận sáng, mềm mại.
Nhân sâm là vị thuốc quý được nữ ngự y sử dụng trong bài thuốc dưỡng nhan
Nhân sâm là vị thuốc quý được nữ ngự y sử dụng trong bài thuốc dưỡng nhan
  • Đương quy: Có công dụng tăng cường lưu thông máu, từ đó tăng cường hoạt động tuần hoàn máu trên da, làm trắng da, nuôi dưỡng tế bào da…
  • Hoa hồng: Là một dược liệu có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, được dùng trong khắc phục bệnh ngoài da, các chứng ho, hôi miệng. Trong làm đẹp, hoa hồng giúp làm mịn da, se khít lỗ chân lông, nuôi dưỡng, tăng độ đàn hồi cho da, đồng thời làm mờ nám, sạm.
  • Ngưu hoàng: Là sạn mật hay sỏi mật của trâu hoặc bò có công dụng an thần, hạ sốt, chống co giật, thanh nhiệt giải độc, làm mờ vết thâm, dưỡng trắng da…
  • Diệp hạ châu: Có vị đắng, tính hàn, có công dụng giải nhiệt, tiêu độc, bảo vệ chức năng gan từ đó giúp làm đẹp da từ bên trong, chữa nám, tàn nhang và mụn nhọt.
  • Nha đam: Có tác dụng làm lành vết thương, kháng khuẩn, se khít lỗ chân lông giúp làn da thêm tươi tắn…

Ngoài ra, còn có rất nhiều vị thuốc quý đã được lương y Trần Kim Thu kết hợp một cách linh hoạt kết hợp trong bài thuốc dưỡng nhan của mình.

Tương truyền, chính nhờ bài thuốc của lương y Trần Kim Thu mà các quý phi, cung nữ giữ được vẻ đẹp thanh xuân, sự tươi tắn. Nhiều cung tần đã nhận được ân sủng của nhà vua, điều mà bất cứ người đẹp chốn hậu cũng mong muốn có được.

Cả cuộc đời bà dành tâm huyết cho y thuật, chữa bệnh cứu người và chăm sóc sắc đẹp cho cung tần, mỹ nữ chốn hậu cung. Bởi vậy, sự ra đi của bà ở tuổi 79 chính là điều thương tiếc đối với tất cả mọi người từ người dân cho đến hoàng tộc.

Trải qua những biến động của lịch sử thời bấy giờ những bài thuốc chữa bệnh được bà ghi chép cẩn thận trong sách đã bị thất truyền, ít tài liệu sau này ghi chép lại. Thế nhưng, riêng bài thuốc dưỡng nhan của bà đã được hậu thế tìm kiếm rồi khôi phục lại.

Có thể thấy rằng, lương y Trần Kim Thu không chỉ có trái tim nhân hậu, y thuật thâm sâu mà bà còn để lại cho nhân thế di sản quý báu là bài thuốc dưỡng nhan. Bài thuốc của bà nhận được sự tin tưởng và hài lòng từ các cung tần mỹ nữ trong hậu cung. Đến nay những giá trị, tinh hoa của bài thuốc dưỡng nhan vẫn được áp dụng trong trị nám, tàn nhang.

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *