Trẻ sốt viêm họng kéo dài bao lâu? Khi nào cần gặp bác sĩ?
Bảng tóm tắt
Trẻ sốt viêm họng kéo dài bao lâu thì hết là vấn đề được nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Để rút ngắn thời gian điều trị bệnh cho con, phụ huynh cần nắm chắc kiến thức bệnh lý và lựa chọn được giải pháp phù hợp.
Trẻ sốt viêm họng kéo dài bao lâu?
Trẻ bị viêm họng thường khiến cha mẹ lo lắng và tìm nhiều biện pháp để chữa trị. Việc điều trị sốt viêm họng không diễn ra trong suốt thời gian trẻ bị viêm họng mà chỉ cần thực hiện từ lúc bắt đầu sốt đến khi thuyên giảm. Phụ huynh cần bám sát quá trình này để biết chắc rằng bệnh lý của bé đang tiến triển theo hướng nào.
Trẻ sốt viêm họng kéo dài bao lâu phụ thuộc lớn vào nguyên nhân gây bệnh và chế độ chăm sóc bé của cha mẹ. Dưới đây, chúng tôi xin nêu rõ một số trường hợp cụ thể bé bị sốt viêm họng như sau:
Viêm họng do virus, trẻ sốt viêm họng kéo dài bao lâu?
Trường hợp này, virus tấn công vào cơ thể khiến niêm mạc họng bị tổn thương, viêm. Trẻ có thể gặp phải các triệu chứng dưới đây:
- Sốt cao đột ngột, không có dấu hiệu báo trước.
- Bệnh nhi bị sổ mũi, nước mũi trong, không có màu hay đặc quánh, vón cục.
- Niêm mạc họng phù nề, khô rát gây đau họng.
- Bệnh nhi ho khan liên lục.
- Triệu chứng toàn thân: Đau mỏi người, chán ăn, bỏ bú, uể oải,…
Sốt do virus thường sẽ tự khỏi sau khoảng 3 – 5 ngày tùy vào sức đề kháng của bé. Phụ huynh cần lưu ý không cho con uống kháng sinh vì không hiệu quả. Ngoài ra, lạm dụng kháng sinh sẽ tăng nguy cơ kháng thuốc gây khó khăn cho điều trị nếu có nhiễm khuẩn sau này.
Trẻ sốt viêm họng do vi khuẩn
Có nhiều loại vi khuẩn gây sốt viêm họng ở trẻ, tuy nhiên phổ biến nhất là liên cầu khuẩn nhóm A. Bên cạnh các triệu chứng như nhiễm virus, viêm họng do vi khuẩn gây ra một số triệu chứng đặc trưng khác như:
- Tiêu hóa kém, dễ bị nôn trớ
- Đau nhức tai
- Đau tức ngực
- Sốt cao 39 – 40 độ C trên 5 ngày và triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm
- Nước mũi đục, xanh hoặc vàng
- Ho khan hoặc ho đờm xanh vàng.
Viêm họng do nhiễm khuẩn thường không thể tự khỏi và cần có sự can thiệp điều trị. Phụ huynh cần đưa trẻ đến bác sĩ để thăm khám và lựa chọn được kháng sinh phù hợp. Tiếp đó, cha mẹ cần đảm bảo con được uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Điều này giúp rút ngắn thời gian điều trị, loại bỏ hoàn toàn nguyên nhân và giảm nguy cơ kháng thuốc sau này.
Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày là nguy hiểm?
Trẻ sốt viêm họng kéo dài bao lâu không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Trẻ chỉ thực sự gặp nguy hiểm khi bị sốt cao (từ 38,5 độ C trở lên) mà không được áp dụng biện pháp cải thiện kịp thời. Lúc này, một số cơ quan trong cơ thể đặc biệt là cơ bắp, hệ thần kinh, não bộ có thể bị tổn thương do nhiệt độ cơ thể tăng quá mức. Do đó, cha mẹ nên theo dõi nhiệt độ của con thường xuyên.
Bên cạnh đó, phụ huynh cần đưa con đến gặp bác sĩ ngay nếu triệu chứng của con không thuyên giảm sau vài ngày đồng thời xuất hiện một số triệu chứng như:
- Trẻ sốt cao kéo dài và không giảm sau 24 – 48 giờ khi đã uống thuốc hạ sốt hoặc kháng sinh
- Trẻ khó thở, nhịp thở tăng nhanh và gấp gáp
- Bé ho liên tục dẫn đến bị nôn trớ
- Có dịch chảy ra từ tai
- Có dấu hiệu mất nước: Cả người hồng đỏ, môi khô khốc, niêm mạc nhợt nhạt
- Có hiện tượng co giật.
Ở trẻ bé, sốt từ 38 độ cũng đã có thể gây nguy hiểm cho con. Vậy nên, cha mẹ cần lưu ý nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế để tránh gặp phải biến chứng nguy hiểm.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Ở những trẻ sốt viêm họng không được chữa trị đúng cách, tình trạng này có thể kéo dài liên tục 7 – 10 ngày. Đây là thời điểm lý tưởng để các biến chứng xuất hiện gây nguy hiểm cho trẻ.
Một số biến chứng thường gặp ở trẻ sốt viêm họng kéo dài gồm có:
- Viêm tai giữa
- Viêm amidan
- Viêm xoang
- Viêm thanh quản
- Viêm hạch mủ
- Viêm phế quản
- Viêm cầu thận cấp
- Nhiễm khuẩn huyết,…
Để nhận diện nguy cơ, bác sĩ cho biết phụ huynh nên đưa con đi khám khi thấy các dấu hiệu dưới đây:
- Trẻ sốt cao liên tục và có dấu hiệu co giật.
- Không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi uống thuốc điều trị 2 ngày.
- Trẻ ho liên tục kèm theo khó thở.
- Có hiện tượng co rút lồng ngực.
- Xuất hiện dấu hiệu viêm tai: Tai chảy mủ, đau nhức, có mùi hôi,…
- Trẻ bỏ ăn, hay bị nôn.
- Rối loạn tiêu hóa, đi phân lỏng nhiều ngày.
Biện pháp giảm sốt khi bé bị viêm họng
Để cải thiện tình trạng sốt viêm họng ở trẻ, phụ huynh có thể áp dụng một số phương pháp dưới đây để giúp bé hạ sốt, chữa trị viêm nhiễm.
Chăm sóc đúng cách giúp hạ sốt – trẻ sốt viêm họng kéo dài bao lâu
Chăm sóc tốt và đúng cách sẽ giúp kiểm soát tình trạng sốt và tăng đề kháng cho trẻ. Cha mẹ nên:
- Súc miệng và rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý hàng ngày
- Khi trẻ bị sốt, cho bé mặc quần áo rộng, mát và thấm hút tốt.
- Khi bé lên cơn sốt, cha mẹ có thể lau nước ấm cho con ở nách, trán, bẹn, cổ, lòng bàn tay, chân vào các mặt trong khuỷu chân tay. Lưu ý, nhiệt độ nước chỉ nên thấp hơn nhiệt độ cơ thể từ 1 – 2 độ.
- Có thể sử dụng dung dịch giấm táo và nước tỉ lệ 1 : 2 để chườm lên trán, bụng và bàn chân của bé.
- Hạn chế tắm cho bé trong thời gian này, chỉ nên lau người bằng nước ấm
- Quấn khăn bông nước ấm quanh bắp chân của bé để giảm sốt nhanh hơn.
Hạ sốt viêm họng bằng mẹo dân gian
Một số mẹo dân gian chữa viêm họng được cho là có hiệu quả tốt và an toàn khi áp dụng lâu dài cho bé. Tuy nhiên, phụ huynh không nên phụ thuộc hoàn toàn vào phương pháp này. Hãy chuẩn bị phương án dự phòng và sẵn sàng xử lý nếu tình trạng của con không được cải thiện.
- Cây nhọ nồi: Phụ huynh chuẩn bị một nắm lá nhọ nồi sau đó xay với một chút nước ấm và muối. Chắt lấy nước cho bé uống vài thìa. Tiếp theo, đem phần bã thảo dược đắp lên trán, lòng bàn chân, nách, bẹn của con.
- Diếp cá: Cha mẹ lấy 1 nắm diếp cá rửa sạch sau đó giã nát rồi thêm nước ấm. Chắt lấy nước, thêm chút muối rồi cho trẻ uống vài thìa, chia làm nhiều lần trong ngày.
- Quả chanh: Quả chanh tươi đem thái thành lát mỏng sau đó đó đắp lên lòng bàn chân và phần cổ tay của bé. Tiếp theo, dùng vải mềm quấn quanh để giữ chanh không bị rơi ra.
Các mẹo dân gian này đã đáp ứng tốt ở nhiều trường hợp nhưng không phải là tất cả. Ngoài ra, thảo dược cũng có thể không hợp với một số trẻ có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng. Vậy nên, cha mẹ lo lắng trẻ sốt viêm họng kéo dài bao lâu cần theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe và đưa con đi khám ngay nếu thấy có bất thường xảy ra.
Uống thuốc Tây giúp cắt cơn sốt do viêm họng ở trẻ nhỏ
Thuốc hạ sốt được khuyến cáo sử dụng khi trẻ bắt đầu sốt cao (khoảng 38,5 độ C trở lên). Các loại thuốc hạ sốt cho trẻ thường được sản xuất từ hoạt chất Paracetamol. Đây là hoạt chất tương đối an toàn và có thể sản xuất dưới các dạng bào chế khác nhau.
Dạng bào chế phổ biến dùng cho trẻ nhỏ thường là: dạng bột, dạng siro hay viên đạn nhét hậu môn. Dạng dùng này giúp bé dễ dùng hơn và ít gây cảm giác sợ hãi mỗi khi đến giờ uống thuốc. Tùy theo thể trọng của từng trẻ sẽ có liều dùng phù hợp, liều thông thường là 10 – 15mg/kg/ ngày. Phụ huynh có thể dựa vào liều dùng này để cân nhắc lượng thuốc phù hợp cho con.
Với những trẻ dị ứng với Paracetamol, bác sĩ có thể cân lựa chọn nhóm thuốc chống viêm NSAIDs để hạ sốt cho trẻ. Tuy nhiên, loại thuốc này có nhiều nguy cơ tác dụng phụ nên phụ huynh cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để tránh gây nguy hiểm cho con.
Thông thường, tình trạng sốt cao, đau nhức của trẻ sẽ được cải thiện chỉ sau khoảng 30 – 60 phút uống thuốc. Vậy nên, nếu sau khi uống thuốc, bé vẫn sốt cao và không có dấu hiệu thuyên giảm thì phụ huynh cần sớm đưa con đến bệnh viện để kiểm tra.
Ngoài thuốc hạ sốt, trong phác đồ thuốc điều trị có thể bao gồm các thuốc khác như: thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc giảm ho, long đờm, thuốc giảm dị ứng,… Các thuốc này được kê dựa trên nguyên nhân gây sốt viêm họng ở trẻ và các triệu chứng hiện tại.
Cần lưu ý: Với những trẻ có sẵn bệnh lý nền như: bệnh tim mạch, gan, thận, suy giảm miễn dịch,… phụ huynh cần chủ động thông báo cho bác sĩ để lựa chọn được phác đồ phù hợp, tránh tương tác thuốc.
Trẻ sốt viêm họng kéo dài bao lâu phụ thuộc vào phương pháp điều trị và khả năng đáp ứng của cơ thể bé. Vào lúc này, cha mẹ cần bình tĩnh để giải quyết vấn đề, tránh tình trạng quá hoang mang. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bố mẹ có phương pháp chăm sóc tốt hơn cho con khi bị sốt viêm họng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!