Có nên cắt amidan cho người lớn không? Có nguy hiểm không?
Bảng tóm tắt
Viêm amidan là bệnh lý thường xuyên tái phát nhiều lần, gây nhiều mệt mỏi và ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh. Vậy có nên cắt amidan cho người lớn để điều trị dứt điểm căn bệnh này? Cùng lắng nghe ý kiến của chuyên gia CHR chia sẻ về vấn đề này.
Có nên cắt amidan cho người lớn không?
Các triệu chứng của bệnh viêm amidan khiến người bệnh rất khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày, đặc biệt là những người bị viêm amidan mãn tính. Bởi lúc này, bệnh lý sẽ rất khó có thể dùng thuốc để chữa trị và thường xuyên tái phát. Chính vì vậy, vấn đề có nên cắt amidan cho người lớn để điều trị dứt điểm bệnh luôn được nhiều quan tâm và tìm hiểu.
Trên thực tế, không phải bệnh nhân viêm amidan nào cũng được bác sĩ áp dụng thực hiện tiểu phẫu này. Đối tượng được chỉ định tiến hành cắt amidan thường là những người mà bệnh đã chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng và viêm nhiễm nhiều. Vì vậy, việc có nên cắt amidan cho người lớn còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bệnh nhân.
Nếu thật sự phải phẫu thuật, đồng nghĩa với việc amidan đã không còn khả năng chống lại sự xâm nhập của tác nhân bên ngoài, thậm chí là gây hại ngược lại cho cơ thể. Chính vì vậy, người bệnh cần đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa khám và hướng dẫn điều trị đúng cách hoặc chỉ định cắt amidan nếu thật sự cần thiết.
Ngoài ra, các chuyên gia khuyến cáo, nếu người bệnh viêm amidan gặp phải những tình trạng sau cũng nên chuẩn bị tinh thần để tiến hành tiểu phẫu.
- Người bệnh quá lạm dụng thuốc kháng sinh hoặc dùng không đúng liều, dẫn đến việc điều trị theo cách này đã không còn hiệu quả, khiến viêm amidan tái phát nhiều lần. (Thường là khoảng từ 4 – 5 lần/ năm)
- Viêm amidan sưng to và đau nhức gây khó nuốt, nghiêm trọng hơn là ngừng thở khi ngủ.
- Bệnh để lâu ngày gây ra biến chứng liên quan đến những cơ quan kế cận như tai – mũi.
- Viêm amidan gây ra biến chứng toàn thân như: sốt thấp khớp, viêm cơ tim, viêm cầu thận,…
Ngoài ra, vấn đề có nên cắt amidan cho người lớn còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác, điển hình như người bệnh cũng phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn về sức khỏe mới được bác sĩ chỉ định làm phẫu thuật.
Không nên cắt amidan cho người lớn trong trường hợp nào?
Việc có nên cắt amidan cho người lớn còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, dưới đây chia sẻ của chuyên gia cho vấn đề phương pháp cắt amidan không phù hợp áp dụng đối với các trường hợp như sau:
- Người bệnh bị xuất huyết nghiêm trọng, rối loạn đông máu hoặc có bệnh lý liên quan đến máu, tim mạch, huyết áp tuyệt đối không thực hiện cắt amidan.
- Người bệnh viêm amidan đang xảy ra tình trạng viêm cấp hoặc nhiễm vi rút cấp.
- Các biến chứng của amidan ở người bệnh đang trong đợt cấp, tốt nhất là phải đợi qua đợt cấp này mới nên quan tâm đến vấn đề có nên cắt amidan cho người lớn hay không.
- Người bệnh viêm amidan có bệnh mãn tính chưa phục hồi như tiểu đường, lao, cường giáp.
- Người bệnh không đáp ứng yêu cầu về sức khỏe để tiến hành phẫu thuật. Máu, tim, huyết áp, gan, thận không ổn định để có thể phòng ngừa những biến chứng trước và sau quá trình phẫu thuật.
- Người bệnh viêm amidan có dấu hiệu bị suy thận, suy gan cũng được chuyên gia nói KHÔNG khi hỏi có nên cắt amidan cho người lớn cho trường hợp này.
- Bệnh nhân trên 45 tuổi cần đặc biệt thận trọng trước khi đưa ra quyết định cắt amidan. Bởi đây là độ tuổi mà khả năng đột quỵ khá lớn.
Cắt amidan ở người lớn có nguy hiểm không?
Cắt amidan mặc dù là một loại tiểu phẫu, không làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh sau phẫu thuật. Nhưng không phải trường hợp nào cũng thành công tuyệt đối. Tuy không nhiều nhưng sẽ có trường hợp người bệnh gặp phải các biến chứng.
Nguyên nhân có thể do quá trình thực hiện cắt amidan hoặc do bệnh gây ra. Dưới đây là một số biến chứng có thể gặp phải mà người bệnh nên quan tâm sau khi giải đáp được vấn đề có nên cắt amidan cho người lớn không.
- Biến chứng viêm nhiễm ở vị trí phẫu thuật: Sau khi cắt amidan, nếu người bệnh không giữ vệ sinh và bảo vệ vòm họng sạch sẽ, thì sẽ có nguy cơ cao bị vi khuẩn tấn công, gây viêm nhiễm ngay tại vị trí phẫu thuật. Thậm chí còn dẫn đến tình trạng hoại tử, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân sau phẫu thuật.
- Biến chứng xuất huyết quá nhiều: Trường hợp này thường xảy ra do lỗi của người thực hiện phẫu thuật đã làm sai chuyên môn hoặc do tay nghề chưa vững, khiến người bệnh mất máu nhiều.
- Biến chứng áp xe ở amidan: Nếu người bệnh tiến hành phẫu thuật amidan trễ sẽ có khả năng dẫn đến tình trạng áp xe quanh amidan. Kèm theo đó là một số triệu chứng như đau họng, khó nuốt, không phát ra tiếng, mất kiểm soát tuyến nước bọt, hơi thở hôi, sốt cao,…
- Biến chứng rối loạn nhịp thở: Có một vài trường hợp sau khi cắt amidan bệnh vẫn có khả năng tái phát. Lúc này, bệnh sẽ gây ra tình trạng rối loạn nhịp thở, khiến người bệnh đứng trước nguy cơ ngưng thở khi ngủ, ngủ ngáy.
Ngoài những biến chứng đã kể trên trên, người bệnh cũng có thể xuất hiện tình trạng nổi hạch, nhức đầu, đau họng, nổi ban, sốt cao,…
Những lưu ý khi tiến hành cắt amidan cho người lớn
Bên cạnh việc quan tâm có nên cắt amidan cho người lớn không, người bệnh cùng cần tìm hiểu về việc chăm sóc cơ thể sau khi cắt amidan. Vì trong giai đoạn sau phẫu thuật, nếu bạn chủ quan dẫn đến lơ là trong việc chăm sóc sẽ có nguy cơ bị các biến chứng như đã nêu trên.
- Người bệnh luôn phải nhớ uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ. Không dùng sai thời điểm hay quá liều.
- Trong suốt quá trình sau phẫu thuật, tình trạng chảy máu sẽ có thể xảy ra. Đây là triệu chứng bình thường vì máu sẽ tự ngưng chảy chỉ sau vài phút. Nhưng nếu tình trạng chảy máu nhiều và liên tục, không có dấu hiệu ngừng, người bệnh cần lập tức đến bệnh viện để được bác sĩ khám và điều trị kịp thời.
- Người bệnh không nên đánh răng ngay trong 24 giờ đầu tiên sau khi cắt amidan để tránh kích ứng cho vết mổ. Sau đó, người bệnh có thể vệ sinh răng miệng bình thường.
- Nên chú ý vệ sinh sạch sẽ răng miệng hàng ngày, người bệnh có thể súc miệng bằng nước muối sinh lý sau khi đánh răng để diệt khuẩn hiệu quả.
- Người bệnh không nên nói quá lớn tiếng, hò hét hay vận động mạnh sau phẫu thuật để tránh ảnh hưởng đến vết thương.
- Về chế độ dinh dưỡng, trong ngày đầu tiên người bệnh không nên ăn thức ăn lập tức mà chỉ nên uống sữa. Những ngày tiếp theo có thể bắt đầu ăn đồ lỏng, loãng như cháo, nước ép, sữa chua, súp,… Sau khi vết phẫu thuật đã lành (Thông thường là khoảng 14 ngày) người bệnh có thể ăn uống như bình thường.
- Người bệnh không nên sử dụng các thức ăn có nhiều dầu mỡ như đồ chiên, xào, thực phẩm nhiều đường, quá cay, quá nóng hoặc lạnh. Tuyệt đối không được dùng đồ uống có cồn như rượu, bia, nước có ga hay thuốc lá trong suốt quá trình hồi phục sau phẫu thuật.
Trên đây là những chia sẻ của chuyên gia CHR về vấn đề có nên cắt amidan cho người lớn không. Hy vọng, bạn đọc đã hiểu thêm về phương pháp điều trị này. Nhưng hãy luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi đưa ra quyết định về việc điều trị để tránh những ảnh hưởng không tốt xảy ra.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!