TOP 10 bài thuốc Đông y trị viêm mũi dị ứng hiệu quả, ít gây tác dụng phụ

Thuốc Đông y trị viêm mũi dị ứng đang là biện pháp được nhiều chị em lựa chọn. Cách chữa này mang tới hiệu quả cao, phù hợp với mọi cơ địa và hạn chế thấp nhất tình trạng tái phát. Bên cạnh đó, thuốc Đông y sử dụng thảo dược tự nhiên, ít tốn kém và không gây hại cho sức khỏe.

Vì sao thuốc Đông y trị viêm mũi dị ứng hiệu quả?

Viêm mũi dị ứng là bệnh về đường hô hấp, xảy ra phổ biến ở bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm. Viêm mũi có tính dai dẳng và dễ tái phát khi gặp điều kiện thích hợp như thời tiết, khói bụi,… Tây y cho rằng, dị nguyên đã kích thích hệ miễn dịch giải phóng histamin – chất dị ứng gây sung huyết, phù nề, ngứa và nghẹt mũi.

Trong khi thuốc Đông y trị viêm mũi dị ứng sẽ dựa vào các chứng tỵ cừu, tỵ trất, tỵ uyên. Nguyên nhân chính gây bệnh là do sự rối loạn công năng tạng phủ và sự xâm nhập của phong hàn – tà khí. Khi hai yếu tố này kết hợp, sức đề kháng bị suy giảm khiến phế khí nhiệt và sinh bệnh.

Thuốc Đông y trị viêm mũi dị ứng phù hợp với cơ địa của mọi người bệnh
Thuốc Đông y trị viêm mũi dị ứng phù hợp với cơ địa của mọi người bệnh

Mặt khác, viêm mũi dị ứng do ban hư tiêu thực ảnh hưởng tới phế, thận, tỳ. Cơ chế trị bệnh theo Đông y bao gồm: phế hư cảm hàn, tỳ khí hư thược, tỵ tắc uất nhiệt, thận dương hư nhược, phế thất thanh túc, cửu bệnh nhập lạc, vệ ngoại bất cố. Dựa trên mỗi thể bệnh, lương y sẽ đưa ra bài thuốc điều trị phù hợp.

Với tính chất dai dẳng, mãn tính và dễ tái phát, viêm mũi dị ứng ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và hiệu suất làm việc. Bệnh lý này liên quan đến yếu tố cơ địa nên rất khó trị khỏi dứt điểm. Tuy nhiên, thuốc Đông y trị viêm mũi dị ứng có thể đẩy lùi hoàn toàn triệu chứng, đồng thời điều hòa khí huyết và bổ trợ ngũ tạng.

TOP 10 bài thuốc Đông y trị viêm mũi dị ứng hiệu quả

Các bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng có nguồn gốc từ tự nhiên, tác động trực tiếp vào căn nguyên gây bệnh. Đồng thời thành phần thảo dược đều được điều chỉnh dựa vào biểu hiện lâm sàng và mức độ nặng nhẹ của từng triệu chứng. Ở mỗi thể bệnh sẽ có một cách chữa viêm mũi dị ứng bằng Đông y tương ứng.

Thuốc Đông y trị viêm mũi dị ứng theo thể phế, tỳ khí hư

Đối tượng dễ mắc bệnh nhất là người cao tuổi hoặc trường hợp bị suy nhược sức khỏe. Chức năng ngũ tạng suy giảm làm cơ thể thiếu sức, mệt mỏi, hơi thở ngắn, nước mũi chảy nhiều. Tính chất của thể này là dai dẳng và tái phát thường xuyên. Thảo dược trị bệnh gồm:

  • Rễ đinh lăng: 12g
  • Đẳng sâm: 12g
  • Ké đầu ngựa: 12g
  • Đậu ván: 12g
  • Ý dĩ: 12g
  • Kinh giới: 10g
  • Mã đề: 8g
  • Bạc hà: 8g
  • Bạch chỉ: 8g
  • Ngũ vị tử: 6g

Bạn sơ chế dược liệu sạch sẽ, riêng đậu ván và ý dĩ cần sao vàng. Sau đó, đun chung dược liệu với 750ml nước, đợi đến khi còn 300ml thì ngừng đun. Người bệnh chia nước thành 2 lần và uống trước các bữa ăn.

Điều trị viêm mũi dị ứng bằng Đông y với thể bổ ký cổ biếu

Khi thời tiết thay đổi, thời điểm giao mùa hoặc tiếp xúc với không khí lạnh, cơ thể sẽ xuất hiện tình trạng hắt hơi, chảy dịch mũi. Lúc này, người bệnh cần thực hiện bài thuốc với:

  • Hoàng kỳ: 16g
  • Xuyên khung: 16g
  • Bạch thược: 12g
  • Bạch chỉ: 12g
  • Bạch truật: 12g
  • Bán hạ: 8g
  • Khương hoạt: 8g
  • Quế chi: 8g
  • Ma hoàng: 6g
  • Phòng phong: 6g
  • Cam thảo: 4g
Thuốc Đông y trị viêm mũi dị ứng theo thể bổ kỳ cổ biếu
Thuốc Đông y trị viêm mũi dị ứng theo thể bổ kỳ cổ biếu

Mỗi ngày bạn sắc một thang thuốc theo hướng dẫn của bài thuốc trị phế, tỳ khí hư. Người bệnh uống thuốc 2 lần/ ngày nhằm tiêu trừ khí lạnh và bồi bổ khí huyết.

Điều trị theo bài thuốc ôn dương ích khí thang

Đại đa số bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng mãn tính đều đạt hiệu quả cao khi sử dụng bài thuốc này. Nguyên liệu chính có trong thuốc gồm:

  • Chích kỳ: 15g
  • Can khương: 10g
  • Tiêu mao: 10g
  • Phụ tử chế: 10g
  • Ngũ vị tử: 10g
  • Quế chi: 10g
  • Tiên mao: 10g
  • Ô mai: 10g
  • Chích ma hoàng: 10g
  • Cam thảo: 3g
  • Tế tân: 3g

Mỗi ngày bạn uống 3 thang thuốc và sử dụng sau các bữa ăn. Người bệnh hãy uống thuốc liên tục trong 10 ngày hoặc 2 tuần để đẩy lùi triệu chứng khó chịu.

Thuốc Đông y trị viêm mũi dị ứng theo thể thông khiếu – tán hàn

Bệnh lý này phát sinh khi cơ thể tiếp xúc trực tiếp với khí lạnh. Do đó, chữa bệnh viêm mũi dị ứng bằng Đông y với dược liệu có vị cay, tính ấm sẽ tăng cường nhiệt độ và đẩy lùi triệu chứng. Cụ thể:

  • Ké đầu ngựa: 12g
  • Kinh giới: 10g
  • Bạch chỉ: 8g
  • Mã đề: 8g
  • Thông bạch: 6g
  • Quế chi: 6g
  • Đại táo: 3 quả
  • Gừng tươi: 4g

Người bệnh sắc dược liệu với 600ml nước, đợi đến khi thuốc cạn còn 1/3 thì ngừng đun, chắt ra bát và uống mỗi ngày 2 lần.

Thuốc đông y chữa viêm mũi dị ứng thể âm hư

Đây là bệnh mãn tính, dấu hiệu nhận biết là miệng mũi khô, cổ họng khát, chảy nhiều nước mũi, người sốt nhẹ. Tình trạng này có thể gây đại tiện táo hoặc tiểu tiện đỏ.

Muốn chữa khỏi bệnh, bạn cần sử dụng bài thuốc thông khiếu, dưỡng phế âm với các nguyên liệu:

  • Tây dương sâm thái phiến
  • Ma hoàng
  • Bách bộ
  • Ếch đã được làm sạch và lọc bỏ nội tạng

Bạn sơ chế nguyên liệu, cho tất cả vào nồi rồi đổ ngập nước. Sau đó, bạn hầm kỹ dược liệu trong 2 giờ. Thêm gia vị vừa đủ và ăn 3 bữa trong ngày.

Bài thuốc trị bệnh theo thể phong nhiệt phạm phế

Tình trạng này xảy ra khi cơ thể suy nhược lại gặp gió mùa khiến phế hư. Dấu hiệu nhận biết phổ biến là ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi có màu vàng nhẹ, sốt, đau đầu, ra nhiều mồ hôi. Thời tiết càng chuyển lạnh, triệu chứng càng nghiêm trọng.

 Bài thuốc trị bệnh bằng Đông y thể phong hàn phạm phế sẽ đẩy lùi triệu chứng và tăng cường hệ miễn dịch
Bài thuốc trị bệnh bằng Đông y thể phong hàn phạm phế sẽ đẩy lùi triệu chứng và tăng cường hệ miễn dịch

Lúc này, thuốc Đông y trị viêm mũi dị ứng thể phong hàn phạm phế có khả năng thanh nhiệt, thông khiếu, tán phong sẽ phù hợp với người bệnh. Dược liệu sử dụng trong bài thuốc là:

  • Sài đất: 12g
  • Ké đầu ngựa: 12g
  • Kim ngân hoa: 12g
  • Kinh giới: 8g
  • Mã đề: 8g
  • Lá dâu tằm: 8g
  • Cúc tần: 8g
  • Bạc hà: 8g
  • Cam thảo nam: 8g
  • Rau diếp cá: 10g

Sắc chung dược liệu với 750ml nước, khi thấy nước chỉ còn 300ml thì tắt bếp. Bạn chia thuốc thành 2 lần và uống trước khi dùng bữa.

Bài thuốc Đông y trị viêm mũi dị ứng thể phong nhiệt phạm phế số 2 được thực hiện bởi các thảo dược như:

  • Hoàng kỳ: 60g
  • Đại táo: 12g
  • Bạch truật: 9g
  • Tân di: 9g
  • Bồ câu: 1 con

Đầu tiên, người bệnh làm sạch bồ câu, loại bỏ ruột và chặt thành từng miếng. Sau khi bỏ hạt đại táo, bạn đem tân di và đại táo gói trong túi vải, những thảo dược khác sẽ rửa sạch và thái nhỏ. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi và hầm trong 1 tiếng. Cuối cùng bạn thêm gia vị và ăn khi còn nóng. Thực hiện món ăn trong vòng 1 tuần.

Bài thuốc Đông y chữa khí hư – dương hư – sốt nhẹ

Với thể khí hư – dương hư, người bệnh cần điều trị bằng bài thuốc có các dược liệu như:

  • Phụ tử chế: 10g
  • Chích kỳ: 19g
  • Nhĩ tử: 10g
  • Tân di: 6g
  • Thuyền thoái: 6g
  • Phòng phong: 6g
  • Bạc hà: 6g
  • Chích thảo: 6g
  • Xuyên khung: 6g

Người bệnh cần đong đúng hàm lượng của các thảo dược để bảo vệ sức khỏe. Bởi lẽ, một số vị thuốc như phụ tử, xuyên khung nếu kết hợp không đúng cách sẽ gây phản ứng xấu. Bạn sắc 3 thang thuốc tương tự như các cách trên và uống hàng ngày.

Thuốc Đông y trị viêm mũi dị ứng mãn tính

Khi viêm mũi dị ứng không được can thiệp đúng cách sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Lúc này, người bệnh thường xuyên gặp tình trạng nghẹt mũi, mũi khô, hắt hơi,… Do đó, bạn có thể áp dụng bài thuốc Đông y với thảo dược như:

  • Tang bạch bì
  • Hoài sơn xuyên
  • Tế tân
  • Xuyên khung
  • Bạch truật
  • Bạch chỉ
  • Cam thảo
  • Gừng
Bài thuốc sẽ loại bỏ mầm bệnh để hạn chế thấp nhất khả năng tái phát viêm mũi dị ứng mãn tính
Bài thuốc sẽ loại bỏ mầm bệnh để hạn chế thấp nhất khả năng tái phát viêm mũi dị ứng mãn tính

Bạn rửa thật sạch các thảo dược và sắc thuốc trong vòng 1 tiếng. Khi nước thuốc đã cô đặc, bạn ngừng đun và uống mỗi ngày 3 lần.

Thuốc Đông y trị viêm mũi dị ứng thể phong hàn phạm phế

Thể phong hàn phạm phế nghĩa là khí lạnh xâm nhập vào phổi làm gián đoạn chức năng hô hấp. Bệnh có triệu chứng đặc trưng là ngứa mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, tình trạng nghiêm trọng hơn khi có tiếp xúc với gió lạnh.

Ở thể này, người bệnh cần áp dụng bài thuốc có khả năng thông khiếu, tán hàn với dược liệu cay, tính ấm như:

  • Quế chi: 4 – 6g
  • Thương nhĩ tử: 12g
  • Bạch chỉ: 8 – 10g
  • Kinh giới: 8 – 10g
  • Thông bạch: 6- 8g
  • Bèo cái: 10 – 12g
  • Mã đề: 8 – 10g
  • Gừng tươi: 4 – 6g
  • Đại táo: 3 quả

Cho tất cả nguyên liệu vào nồi và đun sôi với 600ml nước. Đợi đến khi nước cạn còn 1/2 thì bạn tắt bếp và chia nước thành 2 lần, uống trong ngày trước khi ăn. Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc chứa các nguyên liệu bào chế gồm:

  • Thịt bò: 90g
  • Gạo tẻ: 60g
  • Rau thơm tươi: 15g

Sau khi sơ chế sạch nguyên liệu, bạn cho vào nồi và ninh nhừ thành cháo. Khi cháo chín, bạn thêm gia vị và rau thơm rồi ăn khi còn nóng. Người bệnh nên ăn cháo dinh dưỡng liên tục trong khoảng 1 tuần .

Thuốc Đông y trị viêm mũi dị ứng thể tỳ ích khí

Tùy thuộc vào cơ địa của từng người, mỗi bài thuốc sẽ điều chỉnh thảo dược theo hàm lượng phù hợp. Đối với chứng tỳ ích khí, người bệnh nên điều trị bằng bài thuốc gồm:

  • Cúc tần: 12g
  • Rau diếp cá: 12g
  • Bồ công anh: 10g
  • Ké đầu ngựa: 10g
  • Bạc hà: 10g
  • Mã đề: 8g
  • Kinh giới: 6g
  • Cam thảo nam: 5g
  • Kim ngân hoa: 4g

Bệnh nhân sắc tất cả các vị thuốc cùng 1 lít nước, mỗi ngày uống 2 lần. Riêng với trẻ nhỏ dưới 15 tuổi, bạn có thể giảm liều lượng để bảo vệ sức khỏe.

Thuốc nam chữa viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi là đối tượng rất dễ mắc bệnh nhưng không phù hợp với cách chữa bằng thuốc tây. Do đó, Đông y là lựa chọn hợp lý để đẩy nhanh triệu chứng viêm mũi dị ứng. Bạn cần chuẩn bị:

  • Chích kỳ: 10g
  • Ngũ vị tử: 10g
  • Bạch thược: 10g
  • Phòng phong: 10g
  • Bạch truật: 10g
  • Quế chi: 6g
  • Bạch giới tử: 6g
  • Can khương: 5g
  • Cam thảo: 3g
  • Chích ma hoàng: 3g
  • Tế tân: từ 1 – 3 g

Cách thực hiện: Phụ huynh sắc thảo dược với 500ml nước. Nên cho trẻ dùng đồ ngọt sau khi uống thuốc để làm giảm vị đắng. Mỗi ngày để bé uống thuốc 3 lần, sau 1 tuần bạn sẽ thấy bệnh có chuyển biến tốt.

Thuốc Đông y trị viêm mũi dị ứng và lưu ý cần biết

Các bài thuốc Đông y trị viêm mũi dị ứng có ưu điểm là dược liệu hoàn toàn tự nhiên, thậm chí còn rất quen thuộc với đời sống. Cho đến nay, vẫn chưa ghi nhận một trường hợp nào gặp nguy hiểm khi chữa bệnh bằng phương pháp này. Do đó, thuốc nam an toàn với cơ địa của mọi bệnh nhân, bao gồm cả phụ nữ đang mang thai và cho con bú.

Mặt khác, thuốc Đông y trị viêm mũi dị ứng không chỉ loại bỏ triệu chứng mà còn đi sâu điều trị phần chìm, nghĩa là tiêu diệt tận gốc căn nguyên. Điều này giúp người bệnh hạn chế nguy cơ tái phát và nâng cao sức đề kháng tốt hơn.

Bên cạnh sự nổi trội về ưu điểm, Đông y vẫn còn mặt hạn chế. Chẳng hạn như thời gian dùng thuốc kéo dài, người bệnh cần kiên trì áp dụng. Để sắc được bài thuốc tốt, bạn cần hiểu rõ cơ địa và mức độ bệnh lý của bản thân. Ngoài ra, công đoạn bào chế thuốc khá cầu kỳ và mất thời gian. Điều này khiến bệnh nhân dễ nản lòng và ngưng thuốc giữa đợt điều trị.

Bên cạnh ưu điểm, thuốc đông y trị viêm mũi dị ứng vẫn còn mặt hạn chế nên người bệnh cần lưu ý
Bên cạnh ưu điểm, thuốc đông y trị viêm mũi dị ứng vẫn còn mặt hạn chế nên người bệnh cần lưu ý

Do đó, muốn quá trình dùng thuốc Đông y trị viêm mũi dị ứng đạt hiệu quả cao, người bệnh cần chú ý đến các vấn đề như:

  • Bệnh nhân không tự ý tìm hiểu và áp dụng thuốc bừa bãi. Thay vào đó, bạn cần kiểm chứng độ an toàn và sử dụng theo liệu trình của người có chuyên môn
  • Bên cạnh việc uống thuốc, người bệnh cần cách ly với dị nguyên và tăng cường sức đề kháng. Như vậy, bệnh sẽ khó có cơ hội tái phát
  • Nếu viêm mũi dị ứng đã xuất hiện tình trạng bội nhiễm hoặc các biến chứng nguy hiểm, bệnh nhân nên đi khám để lắng nghe lời khuyên từ bác sĩ.
  • Chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng, có khả năng nhanh chóng hỗ trợ cải thiện bệnh. Hạn chế bổ sung nhóm đồ ăn không tốt, khiến viêm mũi dị ứng nặng hơn.
  • Xây dựng một lối sống tốt, vệ sinh răng miệng hàng ngày, súc họng bằng nước muối sinh lý và rửa tai thường xuyên. Hoạt động này có tác dụng hỗ trợ dẫn lưu dịch tiết tại đường hô hấp và đẩy lùi triệu chứng khó chịu.

Thuốc Đông y trị viêm mũi dị ứng có khả năng ngăn chặn tốt các biến chứng và giảm nguy cơ tái phát. Nếu người bệnh dùng thuốc đều đặn và thường xuyên, có thể đẩy lùi triệu chứng khó chịu của bệnh lý. Nhưng khi bạn không áp dụng theo đúng hướng dẫn của chuyên gia, hiệu quả chữa bệnh sẽ bị giảm sút.

5/5 - (1 bình chọn)

“3 năm làm đến và làm việc tại Việt Nam cũng là 3 năm kinh hoàng với tôi khi phải chống chọi lại căn bệnh viêm mũi dị ứng. Cuối cùng tôi cũng đã được giải thoát khỏi bệnh bằng bài thuốc Đông y của người Việt.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *