Top 14 loại thuốc trị ngứa da mặt thường dùng nhất hiện nay
Bảng tóm tắt
Nhiều người bị ngứa da mặt đã tìm đến các loại thuốc Tây y với mong muốn điều trị ngứa da mặt nhanh và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trước khi dùng bất cứ loại thuốc trị ngứa da mặt nào, mỗi người bệnh nên tạo cho mình thói quen tìm hiểu thành phần, công dụng và hướng dẫn sử dụng thuốc nhằm sử dụng đúng cách, hiệu quả.
Điểm mặt 14 loại thuốc trị ngứa da mặt được dùng phổ biến nhất hiện nay
Da mặt bị ngứa là tình trạng về da thường gặp hiện nay. Nguyên nhân gây lên các triệu chứng về da có rất nhiều. Thế nhưng chủ yếu nhất vẫn là do bị dị ứng và sử dụng mỹ phẩm chưa đúng cách. Hậu quả của việc này là da mặt bị nổi mẩn, mụn đỏ và ngứa, da khô sần sùi,… làm người bị mất tự tin.
Khi xuất hiện nhiều dấu hiệu khác thường và nguy hiểm, bạn nên gặp bác sĩ và sử dụng thuốc theo đơn. Sau đây là những loại thuốc trị ngứa da mặt thường dùng nhất.
1. Thuốc trị ngứa da mặt Brompheniramine
Thuốc kháng sinh trị ngứa da mặt này được bào chế nhiều dạng khác nhau giúp người dùng dễ sử dụng hơn. Trên thị trường hiện nay, thuốc Brompheniramine có 4 dạng là viên nén, viên nén nhai, siro và cồn thuốc.
Thuốc không chỉ điều trị cho các trường hợp sốt, ho và cảm lạnh do thời tiết, các bác sĩ còn kê đơn cho những người bị ngứa da, nổi mẩn và mề đay, viêm và sưng nhẹ.
Công dụng của sản phẩm: Làm giảm các triệu chứng do dị ứng như sưng và nổi mẩn ngứa trên mặt, mề đay, cảm lạnh hắt hơi và sổ mũi.
Cách dùng thuốc: Sử dụng thuốc trị ngứa da mặt theo liều lượng bác sĩ chỉ định. Với viên nhai hay siro, người bệnh nên dùng cách 4-6h cho 1 lần, với viên nén thì nên dùng cách 8-12h một lần. Liều dùng tối đa cho 1 ngày là 24mg.
- Trẻ em: 2-6 tuổi uống 2mg chia làm 2 lần mỗi ngày.
- Trẻ em: 6-12 tuổi: sử dụng 2-4 mg, cứ mỗi 6-8h dùng 1 lần.
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 4-8mg, cứ mỗi 6h uống 1 lần.
Chống chỉ định: Thuốc trị ngứa da mặt này không dùng cho
- Những người đang bị táo bón hay không đi tiểu được.
- Tăng huyết áp, hen suyễn, bệnh tim, rối loạn tuyến giáp.
- Trẻ em dưới 4 tuổi.
Tác dụng phụ: Khi dùng Brompheniramine, người bệnh có thể gặp một số biểu hiện như: đau đầu, buồn ngủ, khô miệng, mắt, mũi, họng.
Giá bán: Trên thị trường vẫn đang cập nhật giá thuốc Brompheniramine.
2. Da mặt bị ngứa uống thuốc gì? Cetirizine có tốt không?
Cetirizine là thuốc kháng sinh Histamin mạnh có khả năng chống dị ứng và không gây buồn ngủ. Cetirizine phù hợp sử dụng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi bị viêm mũi dị ứng, mề đay theo mùa.
Thuốc trị ngứa này được bào chế dưới 3 dạng phổ biến là viên nén, nhai và uống. Ngoài hỗ trợ điều trị các biểu hiện ngứa da, thuốc còn được dùng cho các triệu chứng cảm lạnh, hắt hơi, sổ mũi.
Công dụng: Cetirizine gây ức chế giai đoạn đầu của các phản ứng dị ứng như phát ban, nổi mẩn và ngứa ngày, loại bỏ các tế bào bị viêm ra khỏi cơ thể. Nhờ đó giúp làm giảm các vùng da mặt bị viêm, sưng và ngứa.
Cách dùng: Uống Cetirizine có thể dùng trước hoặc sau bữa ăn 2 viên với người lớn. Đối với trẻ em từ 2- 6 tuổi chỉ dùng ½ hoặc 1 viên sau ăn.
Chống chỉ định: Không dùng thuốc trị ngứa da mặt cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi và những trường hợp quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
Tác dụng phụ: Khi sử dụng loại thuốc, người dùng thường bị khô miệng, buồn ngủ, nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi.
Giá bán: Giá bán Cetirizine loại 10mg có giá khoảng 60.000 VNĐ/ hộp 10 vỉ x 10 viên bao phim
3. Thuốc trị ngứa da mặt Clemastine viên nén 1,34mg
Viên nén Clemastine 1,34mg cũng là một loại kháng sinh có tác dụng làm giảm các triệu chứng sốt, cảm lạnh, ngứa da theo mùa. Để giảm các nguy cơ bị tác dụng phụ, bạn nên hỏi ý kiến trước khi dùng loại thuốc này.
Công dụng: Clemastine có tác dụng làm giảm nhanh các cơn ngứa và phát ban do dị ứng, đồng thời giảm các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, viêm họng…
Cách dùng: Khi sử dụng thuốc trị ngứa da mặt này:
- Người lớn nên dùng 2 viên/ ngày, mỗi lần uống 1 viên.
- Trẻ em dưới 6 tuổi chỉ dùng ¼-½ viên thuốc mỗi lần, ngày uống 2 lần.
- Trẻ em từ 2-12 tuổi có thể dùng ½ hoặc 1 viên mỗi lần, ngày uống 2 lần.
Chống chỉ định: Phụ nữ mang thai và cho con bú nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thuốc trị ngứa da mặt này. Những người hen suyễn, dạ dày hay rối loạn tuyến giáp hay quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc cũng không nên dùng.
Đơn giá: Giá thuốc Clemastine hiện vẫn đang được cập nhật.
4. Thuốc trị ngứa da mặt Loratadine 10mg
Loratadine 10mg là thuốc kháng sinh Histamin thế hệ 2, được bào chế dưới 2 dạng là Loratadin 10mg và 5mg. Loại thuốc này được dùng để điều trị các bệnh viêm mũi dị ứng, ngứa và nổi mề đay do dị ứng.
Loratadine có tác dụng nhanh trong lần dùng đầu tiên mà lại không gây buồn ngủ. Ngay sau khi dùng, thuốc sẽ có tác dụng từ 1-4 giờ và đạt hiệu quả tối đa trong 8-12 giờ thậm chí là 24 giờ.
Công dụng của thuốc: Thuốc trị ngứa da mặt Loratadine làm giảm nhanh các biểu hiện ngứa da mặt, nổi mề đay do dị ứng thời tiết, viêm mũi vị ứng hay viêm kết mạc dị ứng.
Cách sử dụng: Theo đúng sự chỉ định của bác/dược sĩ, trong đó:
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi trên 30kg thì uống 1 viên/1 ngày.
- Trẻ em từ 2- 12 tuổi có cân nặng dưới 30kg thì uống ½ viên trên ngày.
Chống chỉ định: Không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi và những người quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc. Phụ nữ mang thai và cho con bú hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Tác dụng phụ: Khi người bệnh dùng Loratadine 10mg quá 10 ngày, sẽ xuất hiện một số biểu hiện về đau đầu, khô miệng,…
Giá bán: Thuốc chống dị ứng này được bán nhiều trên thị trường nên có giá chỉ từ 23.000 đồng cho 3 vỉ, mỗi vỉ có 10 viên trong 1 hộp.
5. Thuốc trị ngứa da mặt Methylprednisolone 40mg
Thuốc Methylprednisolone 40mg hay còn được gọi tắt là Medrol cũng là một loại thuốc kháng sinh mạnh, có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh viêm da nặng, nổi mụn nước, mụn có mủ, ngứa da nổi mẩn và bong tróc, vẩy nến,…
Bên cạnh đó, loại thuốc này còn điều trị hiệu quả về các chứng bệnh đường hô hấp, khớp, rối loạn nội tiết, dạ dày,…
Công dụng: Thuốc trị ngứa da mặt này có tác dụng chống viêm và gây ức chế miễn dịch để chống lại sự tăng sinh tế bào. Từ đó làm giảm các biểu hiện viêm, sưng hay ngứa da, dị ứng ngay từ ban đầu.
Cách dùng: Người bệnh có thể dùng từ nửa viên cho tới 1 viên cho mỗi lần uống, mỗi ngày nên dùng 2-3 lần tùy theo mức độ bệnh. Trẻ em nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Chống chỉ định: Phụ nữ có thai và cho con bú nên hỏi ý kiến bác sĩ, người bị nấm toàn thân hay quá mẫn cảm với thuốc thì không nên dùng.
Giá bán: Hiện nay, thuốc Methylprednisolone 40mg có giá bán 70,000vnd/hộp.
Tác dụng phụ: Rậm lông, đau khớp, mất ngủ, chảy máu cam.
6. Thuốc trị ngứa da mặt dạng bôi Kobayashi Apitoberu
Thuốc trị ngứa da mặt của Nhật Bản này được nhiều người biết tới với công dụng làm các triệu chứng ngứa da, phát ban, bị chàm hay viêm da. Kem bôi ngoài da này tổng hợp với 23 thành phần trong đó có silicone, 10 chất chống oxy hóa cùng 2 polypeptide cùng thực vật tự nhiên giúp cải thiện và phục hơi cho làn da khỏe mạnh.
Công dụng: Nhờ hoạt chất Axicon giúp trị ngứa và ngăn chặn tình trạng viêm da, eczema, tránh bệnh tái đi tái lại, dưỡng ẩm, thúc đẩy quá trình tái tạo da mới.
Chống chỉ định: Không được bôi lên mắt, nuốt và vết thương hở, người bị dị ứng hay kích ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Cách dùng: Vệ sinh sạch vùng da bị tổn thương, thoa lên mặt một lớp kem mỏng, dùng ít nhất 2 lần/ngày.
Giá bán: Kobayashi Apitoberu là sản phẩm của Nhật, khi nhập về Việt Nam sản phẩm có giá là 350.000vnđ/tuýp 20 gram.
7. Thuốc điều trị ngứa da mặt Cephalosporin
Cephalosporin là thuốc kháng sinh có tác dụng kháng khuẩn, nấm gây viêm da, nhiễm trùng da, da mặt ngứa và sần sùi. Nhóm thuốc trị ngứa da mặt này đã có đến thế hệ thứ 5, vì vậy ngoài tác dụng điều trị viêm da còn hỗ trợ điều trị dự phòng các tác nhân gây hại cho tế bào da.
Công dụng: Ở thế hệ thứ 1,2 và 3 thì Cephalosporin được dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn ở da, ngứa và sưng viêm. Với thế hệ thứ 4, 5 được dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn da nặng và đa kháng.
Chống chỉ định: Không sử dụng Cephalosporin cho những trường hợp dị ứng với thuốc, nghi ngờ kháng kháng sinh, có vấn đề gan, thận hay mật.
Cách dùng: Người lớn khi bị viêm da hay ngứa da mặt, nên uống 1-2 lần/ ngày. Trẻ em trên 12 tuổi hãy hỏi ý kiến bác sĩ.
Tác dụng phụ: phát ban, sốt, buồn nôn, tiêu chảy.
Đơn giá: Sản phẩm đang được thị trường cập nhật giá.
8. Da mặt bị ngứa uống thuốc gì? Hydrozyzine
Hydrozyzine là thuốc kháng sinh thế hệ 1 với tác dụng kháng viêm, chống ngứa và làm dịu các cơn đau rát trên da khi bị dị ứng. Ngoài ra, thuốc trị ngứa da mặt này còn có tác dụng hỗ trợ giảm thiểu các triệu chứng buồn ngủ, lo âu.
Công dụng: Hydroxyzine có khả năng gây ức chế hệ thần kinh trung ương làm giảm đau rát và dịu vác tổn thương trên da, kháng viêm và ngứa hiệu quả.
Cách dùng: Thuốc trị ngứa da mặt Hydroxyzine vừa là thuốc dạng uống vừa để tiêm, do đó người dùng cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Khi bị ngứa da, nổi mề đay mãn tính, dị ứng hay viêm da:
- Người lớn uống 25mg/ngày hoặc tiêm vào bắp 3-4/lần/ngày.
- Trẻ em trên 6 tuổi 50-100mg chia làm 2 lần uống trong ngày.
- Trẻ dưới 6 tuổi thì 50-25mg chia làm nhiều lần uống trong ngày.
Chống chỉ định: Không dùng thuốc cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú
Đơn giá: Hydrozyzine đang được thị trường cập nhật giá.
9. Thuốc chữa da mặt ngứa Metasone 0.5mg
Thuốc Metasone được sử dụng để điều trị các trường hợp da mặt nổi ban đỏ, viêm da tự miễn, da mặt ngứa, mụn li ti… Ngoài điều trị các bệnh ngứa da mặt, thuốc này còn phù hợp cho những người bị viêm mũi dị ứng, hen suyễn.
Công dụng: Mỗi viên nén Metasone có chứa 0.5mg Betamethasone có tác dụng ức chế hệ miễn dịch mạnh mẽ. Từ đó giúp kháng viêm, làm giảm các cơn ngứa da mặt do dị ứng, nổi mẩn và viêm da sưng đỏ.
Chống chỉ định: Khi bị nhiễm virus và nấm toàn thân hãy bị mẫn cảm với các thành phần của thuốc thì không nên dùng.
Cách dùng: Với người lớn dùng 3 viên cho mỗi lần, ngày uống 3-4 lần. Với trẻ em trên 12 tuổi chỉ dùng 1-2 viên mỗi lần và ngày uống 2 lần.
Tác dụng phụ: Dạ dày, rối loạn kinh nguyệt.
Đơn giá: Tại các nhà thuốc, Metasone có giá từ 25.000-30.00vnd/hộp.
10. Thuốc trị ngứa da mặt dạng bôi Lucas Papaw Ointment
Nếu như bạn đang cảm thấy khó chịu và mất tự tin với tình trạng da khô, sần sùi, bong tróc, nứt nẻ, ngứa, phát ban và nổi mẩn ngứa, hãy dùng kem bôi da của Úc này.
Thuốc trị ngứa da mặt này được chiết xuất từ trái đu đủ tươi lại được lên men ở nhiệt độ thích hợp, rất an toàn cho cả người lớn và trẻ em.
Công dụng: Lucas Papaw Ointment có khả năng làm lành các tổn thương trên da. Giúp làm giảm các triệu chứng viêm da, mẩn ngứa, nổi mề đay, da khô, nứt nẻ và phồng rộp trên mặt, và các vùng da khác.
Chống chỉ định: Không sử dụng cho những trường hợp quá mẫn cảm với thành phần của thuốc.
Cách dùng: Mở nắp sản phẩm và thoa một lớp kem lên vùng da bị tổn thương, sử dụng ít nhất là 2 lần cho 1 ngày.
Đơn giá: Kem bôi Lucas Papaw Ointment có giá bán dao động trên thị trường 150-3000vnd/lọ tùy theo trọng lượng.
11. Kem bôi trị ngứa da mặt Calamine Lotion
Kem bôi Calamine Lotion hay còn được gọi với một cái tên khác là sữa dưỡng Calamine có dung tích 100ml. Thuốc trị ngứa da mặt dạng bôi này được các bác sĩ chỉ định dùng trong các trường hợp viêm da, ngứa da hoặc bị nhiễm độc từ cây thường xuân, sồi độc hay thù du.
Công dụng: Kem bôi da này có tác dụng giảm ngứa, đau rát và khó chịu trên vùng da bị tổn thương và kích ứng. Ngoài ra, thuốc trị ngứa da mặt này còn được sử dụng cho các trường hợp thủy đậu, côn trùng cắn và sởi, hay chàm.
Chống chỉ định: Không dùng cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú, không bôi thuốc lên mắt, mũi, miệng hay âm đạo.
Cách dùng: Cho một ít kem ra bông gạc rồi thoa lên vùng da bị tổn thương hay kích ứng, đợi thuốc thấm và bám vào da. Sau đó rửa sạch tay.
Tác dụng phụ: Sưng môi, lưỡi, cổ họng nếu bôi kem vào miệng.
Đơn giá: Hiện nay, kem bôi Calamine có giá bán 118.500vnd/ 1 chai 100ml.
12. Thuốc trị ngứa da mặt dạng kem Derumarezonone
Mỗi khi thời tiết thay đổi, lúc giao mùa làm bạn khó chịu với những cơn ngứa da mặt và nổi mề đay, hãy tham khảo việc dùng kem Derumarezonone của Nhật Bản này. Kem bôi trị ngứa này có tác dụng mạnh và nhanh vào khu vực da bị tổn thương, dị ứng và viêm, giúp loại bỏ các tác nhân gây bệnh ra ngoài cơ thể.
Công dụng: Nhờ thành phần acetate ester có tác dụng chống viêm nhiễm, ức chế và ngăn ngừa nổi mẩn đỏ, mề đay, phát ban và ngứa ngáy, giảm kích ứng, phòng ngừa mụn thành mủ hay bọng nước, nhiễm trùng da.
Chống chỉ định: Khi bôi kem Derumarezonone, bạn thấy các dấu hiệu như phát ban, kích ứng và đau rát thì hãy ngừng sử dụng. Phụ nữ có thai, cho con bú muốn dùng phải hỏi ý kiến bác sĩ.
Cách dùng: Lấy một lượng kem ra tay thoa lên vùng da bị tổn thương hay kích ứng từ 3-4 lần/ngày.
Đơn giá: Hiện sản phẩm đang có giá 245.000vnđ/ 1 tuýp bôi 10g.
13. Thuốc trị ngứa da mặt dạng bôi Hidem Cream
Kem bôi Hidem Cream thường được các bác sĩ kê đơn cho những người mắc các bệnh về da như viêm da cơ địa, viêm da do dị ứng, vảy nến, chàm hay á sừng… Thuốc chữa ngứa da mặt này có các thành phần chính như Betamethason dipropionat, clotrimazol và gentamicin. Người bệnh có thể kết hợp cùng các mẹo trị ngứa da mặt tại nhà để tăng hiệu quả điều trị.
Công dụng: Giảm viêm, dị ứng, làm giảm các triệu chứng ngứa và khó chịu do nổi mề đay, chống nhiễm trùng và kháng nấm cho da.
Chống chỉ định: Không dùng cho người người quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc. Không bôi lên mắt và vết thương hở.
Cách dùng: Vệ sinh tay và mặt thật sạch, thoa kem đều lên khắp mặt, đợi kem thấm và bám vào da rồi rửa tay lần nữa, ngày bôi 2 lần.
Đơn giá: Trên thị trường hiện nay có bán Hidem Cream với giá khoảng 110.000vnđ/ 1 tuýp 25g.
Những lưu ý khi sử dụng các loại thuốc trị ngứa da mặt
Da mặt rất nhạy cảm, chính vì vậy trước khi bạn có ý định sử dụng bất cứ loại thuốc uống hay bôi nào cho da, hãy cân nhắc thật kỹ những vấn đề sau đây:
Lưu ý khi dùng thuốc trị ngứa da mặt:
- Luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc uống hay bôi da nào.
- Đọc kỹ các thành phần, công dụng và chống chỉ định trước khi dùng thuốc.
- Trước khi dùng thuốc bôi nên vệ sinh tay và mặt.
- Tuân thủ đúng liều lượng, giờ uống thuốc theo như hướng dẫn.
- Sử dụng thuốc theo đúng và đủ lộ trình của bác sĩ.
- Không được lạm dụng thuốc kháng sinh hay bôi giảm ngứa.
- Với những trường hợp viêm da nặng kèm theo các triệu chứng nguy hiểm khác, cần hỏi ý kiến bác sĩ loại kháng sinh cần dùng.
- Trong quá trình sử dụng thuốc trị ngứa da mặt, bạn phải thường xuyên theo dõi diễn biến tình trạng bệnh, nếu thấy bất thường hãy ngừng dùng ngay.
Lưu ý về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt trong quá trình sử dụng thuốc:
Để giúp quá trình sử dụng thuốc trị ngứa da mặt được hiệu quả, bạn cần chú ý tới chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý như sau:
- Nên sử dụng một số loại kem dưỡng ẩm có chiết xuất từ thiên nhiên.
- Mỗi khi đi ra ngoài, cần đeo khẩu trang tránh bụi và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Mỗi ngày nên uống ít nhất là 2 lít nước.
- Tuyệt đối không được gãi, nặn mụn để tránh gây nhiễm trùng và viêm sưng da.
- Thường xuyên ăn các loại rau xanh như súp lơ, bắp cải,… cùng trái cây tươi như bưởi, cam,…
- Có thói quen làm việc và nghỉ ngơi khoa học, đúng giờ, không thức khuya.
- Không dùng và tiếp xúc với các chất gây dị ứng, kích thích.
Hy vọng với danh sách 13 loại thuốc trị ngứa da mặt kể trên đây sẽ giúp bạn chọn được loại thuốc phù hợp và điều trị hiệu quả. Từ đó làm giảm các triệu chứng khiến bạn khó chịu và tránh gây ảnh hưởng tới cuộc sống. Nếu bạn còn có bất cứ thắc mắc nào về việc điều trị ngứa da mặt, hãy liên hệ với chuyên gia, bác sĩ của chúng tôi để được tư vấn miễn phí theo thông tin sau.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!