Viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì? Lời khuyên từ bác sĩ

Viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì và nên ăn gì là thắc mắc chung của nhiều bệnh nhân đang mắc phải căn bệnh khó chịu này. Chế độ dinh dưỡng vừa là tác nhân gây bệnh vừa là giải pháp giúp phòng ngừa, hỗ trợ quá trình điều trị đạt hiệu quả nhanh.

Bị bệnh viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì?

Như bạn đã biết, một trong những nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng là thực phẩm gây dị ứng. Vì vậy, việc tìm hiểu, nắm rõ viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì là điều bắt buộc nếu muốn bệnh nhanh khỏi. Dưới đây là tổng hợp những thực phẩm cần loại khỏi chế độ ăn uống hàng ngày của người bệnh.

Nhóm thực phẩm gây dị ứng cần chú ý

Thực phẩm chứa thành phần gây dị ứng là một trong những nguyên nhân khiến bệnh hình thành. Do đó, khi ăn các món ăn có hại, tình trạng viêm mũi dị ứng sẽ trở nên tồi tệ hơn.

Mỗi người sẽ dị ứng với một vài loại thực phẩm khác nhau. Bạn hãy chú ý những dấu hiệu dị ứng của bản thân, để xác định và loại bỏ những thực phẩm thuộc danh sách viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì của bản thân ra thực đơn.

Danh sách người thực phẩm gây dị ứng gồm:

  • Các loại hạt có vỏ cứng: Hạt điều, hạt dẻ, óc chó, hồ đào…
  • Hải sản có vỏ: Ốc, tôm, cua, sò…
  • Cá biển đông lạnh: Loại cá này không đạt tiêu chuẩn thường dễ sinh ra histamin.
  • Đậu nành, lạc: Theo thống kê, có đến 20% trẻ em dị ứng đậu phộng và 0,4% dị ứng đậu nành.
  • Sữa và các chế phẩm: Đây là thực phẩm thường gây ra triệu chứng bất lợi dù bạn không bị dị ứng sữa.
Viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì? - Bác sĩ cảnh báo các thực phẩm có gây dị ứng
Viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì? – Bác sĩ cảnh báo các thực phẩm có gây dị ứng

Đồ uống có cồn, cafein

Những đồ uống có cồn, cafein chứa nhiều histamin và làm suy giảm hệ miễn dịch. Vì vậy, đây là thực phẩm “đen” trong danh sách viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì. Bạn cần chú ý tránh tuyệt đối để không gặp phải tình huống xấu về sức khỏe.

Chế độ ăn uống phương Tây

Chế độ ăn uống kiểu phương Tây còn gọi là Western pattern diet/WPD gồm những thực phẩm có calo cao, nhiều chất béo và đường, ít chất chống oxy hóa. Đây đều là những chất gây hại cho người bị viêm mũi dị ứng, làm tình trạng bệnh nặng hơn.

Viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì? – Bạn cần tránh các thực phẩm như đồ ăn nhanh, nước ngọt có ga, bánh ngọt… Tuy chúng rất tiện lợi, ngon miệng nhưng có thể gây ra hậu quả khó lường cho sức khỏe và tình trạng viêm mũi dị ứng.

Đồ ăn cay nóng, muối chua

Đồ ăn cay nóng kích thích cơ thể sản sinh nhiều dịch nhầy dẫn đến tình trạng ứ đọng trong xoang, mũi trở nên nghiêm trọng. Vì vậy, hãy loại bỏ đồ ăn cay, nóng ra khỏi chế độ ăn uống khi đang bị viêm mũi dị ứng.

Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn đồ muối chua như dưa góp, cà muối, kim chi,… Bởi nó tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại phát triển, từ đó kéo theo tình trạng viêm mũi nặng hơn.

Đồ ngọt

Những thực phẩm chứa đồ ngọt tác động rất xấu đến cơ thể, làm suy yếu hệ miễn dịch, tăng chất nhầy. Điều này có thể khiến viêm mũi dị ứng thành viêm xoang. Bánh kẹo, nước ngọt, siro… là các thực phẩm người bị viêm mũi dị ứng nên kiêng.

Thực phẩm nhiều đường thuộc danh sách viêm mũi dị ứng nên kiêng ăn gì
Thực phẩm nhiều đường thuộc danh sách viêm mũi dị ứng nên kiêng ăn gì

Thực phẩm, đồ uống lạnh

Thực phẩm, đồ uống lạnh làm tình trạng viêm mũi nghiêm trọng hơn, có thể gây hen suyễn. Nguyên nhân là do nó gây ra các cơn co thắt phế quản, dẫn đến ho nhiều và tăng tiết nhầy. Vì thế, bạn cần hạn chế tuyệt đối kem, nước đá,… khi đang điều trị viêm mũi dị ứng

Chất phụ gia

Viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì? – đừng bỏ qua các thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia như hương liệu, chất tạo màu, bảo quản,… Nó làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Bạn cần hạn chế ăn thịt nguội, thạch, trà sữa, mì ăn liền… trong thời gian điều trị viêm mũi dị ứng.

Bị viêm mũi dị ứng ăn gì?

Bên cạnh việc thăm khám thường xuyên, lựa chọn phác đồ điều trị đúng đắn, bác sĩ sẽ đưa ra một số lưu ý về thực phẩm cho người bệnh. Điều này giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, cũng như hỗ trợ quá trình điều trị diễn ra thuận lợi, nhanh chóng hơn.

Vậy, ăn gì trị viêm mũi dị ứng? Mách bạn top những thực phẩm tốt nhất để bổ sung vào thực đơn.

Thực phẩm kháng histamin

Như đã biết, một trong những nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng là do sự tác động của các dị nguyên. Khi người bệnh tiếp xúc với phấn hoa, bụi, lông động vật, cơ thể sẽ tự sản sinh histamin. Đây chính là nguyên nhân gây ra các triệu chứng điển hình như: hắt hơi, ho khan, chảy nước mũi,…

Bị viêm mũi dị ứng nên ăn gì? Thực phẩm kháng histamin thuộc top đầu danh sách
Bị viêm mũi dị ứng nên ăn gì? Thực phẩm kháng histamin thuộc top đầu danh sách

Chất này không chỉ được sản sinh bởi hệ thống miễn dịch mà còn có mặt trong nhiều thực phẩm quen thuộc. Các thực phẩm kháng histamin giúp ngăn chặn, phá vỡ thụ thể histamin trong hệ miễn dịch, giúp giảm nhanh chóng triệu chứng dị ứng.

Tiêu biểu có thể kể đến một số thực phẩm chứa nhiều flavonoid như quercetin, vitamin C, beta-carotene có công dụng chặn histamin và chống viêm hiệu quả như:

  • Tỏi – nguồn chứa quercetin tuyệt vời. Bên cạnh đó, tỏi còn có nhiều vitamin C, Kali… Đây là dược phẩm dân gian có công dụng giảm triệu chứng, tăng sức đề kháng. Bạn có thể thêm tỏi vào các món ăn hoặc ăn sống mỗi ngày 2-3 tép tỏi. Lưu ý tuyệt đối không được nhỏ trực tiếp nước ép tỏi vào mũi bởi có thể gây bỏng, rát niêm mạc mũi
  • Gừng: có tác dụng giảm mức IgE, từ đó làm chậm quá trình tiết ra histamin. Để điều trị viêm mũi dị ứng, bạn hoàn toàn có thể thực hiện 1 trong những cách như thêm gừng vào món ăn, dùng tinh dầu gừng, uống trà gừng,…
  • Hành tây: đây cũng là thực phẩm cung cấp quercetin dồi dào để kháng histamin. Theo nghiên cứu, ăn sống hành tây sẽ có tác dụng tốt hơn việc chế biến thành món ăn.
  • Mật ong: cũng là một thực phẩm thường dùng để chữa viêm mũi dị ứng. Nó giúp tăng cường miễn dịch, hỗ trợ cơ thể làm quen với tác nhân gây dị ứng bởi mật ong chứa nhiều phấn hoa.Bên cạnh đó, mật ong có đặc biệt hiệu quả trong việc làm dịu tình trạng ngứa, khô mũi.  Bạn có thể kết hợp mật ong và tỏi để tăng gấp đôi hiệu quả chữa viêm mũi dị ứng

Thực phẩm giàu kẽm

Theo nghiên cứu, nam giới trưởng thành cần bổ sung 11mg kẽm/ngày, đối với nữ giới là 8mg/ngày để đảm bảo hệ miễn dịch khỏe mạnh. Đối với người bị viêm mũi dị ứng, kẽm còn có thể ngăn ngừa và giảm các triệu chứng của bệnh.

Các thực phẩm chứa nhiều kẽm được khuyên dùng là thịt bò, thịt gà, thịt cừu, bí ngô, hạt điều…

Lợi khuẩn/probiotic

Theo nghiên cứu từ đại học Vanderbilt (Mỹ), lợi khuẩn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Bạn có thể thêm Soup miso, nấm sữa kefir, sữa chua…vào thực đơn mỗi ngày.

Thực phẩm giàu omega-3

Một nghiên cứu từ Đại học Johns Hopkins (Mỹ) đã chỉ ra rằng, Omega-3 đặc biệt hiệu quả khi sử dụng để giảm triệu chứng dị ứng. Bạn có thể bổ sung omega-3 qua các thực phẩm như cá thu, cá hồi, hạt đậu nành, tảo, óc chó…Tuy nhiên, những người có tiền sử dị ứng hải sản nên tránh ăn cá.

Thực phẩm omega 3 rất tốt nhưng cần chú ý bởi cá là một trong những thực phẩm thuộc danh sách viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì?
Thực phẩm omega 3 rất tốt nhưng cần chú ý bởi cá là một trong những thực phẩm thuộc danh sách viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì?

Thực phẩm chứa nhiều vitamin C

Vitamin C có công dụng cực kỳ hữu hiệu trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng thứ phát và kháng histamin – một trong những nguyên nhân chính gây viêm mũi dị ứng.

Vitamin C có nhiều trong trái cây như ổi, cam, bưởi, việt quất… và rau xanh họ cải (cải thìa, chân vịt…). Trái cây và các món rau rất tốt cho cơ thể nên bạn đừng quên bổ sung vào những bữa ăn.

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước lọc là việc cực kỳ cần thiết để chữa viêm mũi dị ứng. Nó giúp thận bài tiết thải độc tốt hơn. Bên cạnh đó, đừng quên uống nước ép trái cây giàu vitamin hoặc một số loại trà như trà xanh, trà gừng, hoa cúc… để tăng cường miễn dịch, chống dị ứng, tái tạo niêm mạc bị tổn thương. Tuy nhiên, bạn không nên uống lạnh bởi điều này làm mũi tiết nhiều dịch nhầy.

Top các món ăn chữa viêm mũi dị ứng

Sau khi đã biết viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì và nên ăn gì, bạn hoàn toàn có thể tự xây dựng thực đơn hàng ngày. Đừng bỏ qua những gợi ý sau đây về các món ăn chữa viêm mũi dị ứng để vừa làm phong phú bữa ăn, vừa tốt cho quá trình điều trị.

Cháo thịt bò bằm

Thịt bò là món ăn đầu tiên nằm trong danh sách bị viêm mũi dị ứng nên ăn gì. Bởi nó chứa nhiều kẽm, giúp kháng viêm, diệt khuẩn, thông mũi một cách tự nhiên.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 100g thịt bò, 60g tỏi, rửa sạch rồi xay nhuyễn
  • Dùng 50g gạo tẻ, vo qua rồi thêm nước để nấu cháo.
  • Khi cháo đã chín, bạn thêm hỗn hợp thịt bò và tỏi vào đun đến khi có thể ăn được
  • Nêm nếm gia vị, cho thêm rau thơm để tăng hương vị
  • Bạn nên ăn khi cháo còn ấm vào bữa sáng hoặc tối.
Cháo thịt bằm - Món ăn chữa viêm mũi dị ứng cực kỳ hiệu quả
Cháo thịt bằm – Món ăn chữa viêm mũi dị ứng cực kỳ hiệu quả

Cháo gạo lứt

Cháo gạo lứt – món ăn cần thiết dành cho người viêm mũi dị ứng. Bởi trong gạo lứt chứa nhiều vitamin và chất xơ. Bạn có thể thêm đậu đỏ ngô để nấu cháo. Điều này vừa giúp tăng hương vị lại bổ dưỡng, cải thiện triệu chứng viêm mũi dị ứng hiệu quả.

Cách thực hiện

  • Bạn chuẩn bị 80g gạo lứt vo nhẹ, 50g đậu đỏ, 50g ngô (nếu có) rửa sạch, cho vào nồi, thêm nước để hầm cháo.
  • Nấu đến khi cháo đã chín mềm, thơm ngon thì thêm gia vị và nhấc ra.

Bạn có thể thay đổi cháo thịt bò và cháo gạo lứt mỗi ngày để không bị ngán khi ăn.

Bồ câu hầm thuốc Bắc

Viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì, món ăn chữa viêm mũi dị ứng? Đừng bỏ qua bồ câu hầm thuốc bắc. Đây là món ăn bổ dưỡng lại có thể thông mũi, trừ hàn.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 1 con chim bồ câu, làm sạch, chặt thành miếng và cho vào nồi.
  • Các loại thuốc Bắc gồm táo đỏ (12g), hoàng kỳ (60g), bạch truật (9g), rửa sạch, cho vào nồi. Riêng khương phác hoa (9g) bạn cho vào túi lọc nhỏ buộc chặt.
  •  Hầm nhừ nguyên liệu trên, thêm gừng và nêm nếm vừa ăn rồi thưởng thức khi còn ấm.

Món ăn từ đầu cá

Đầu cá khi kết hợp với các vị thuốc Đông y có tác dụng làm giảm nhanh triệu chứng đau đầu, ngạt mũi, khai thông đường thở khi bị viêm mũi dị ứng.

Cách thực hiện

  • Dùng 2 đầu cá 150g rửa sạch, cho vào nồi cùng tế tân (3g), tân di (12g) và 1 củ gừng tươi thái chỉ.
  • Thêm 500ml nước, đun đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa, ninh trong 2 giờ.
  • Nêm nếm theo khẩu vị rồi thưởng thức

Bạn ăn riêng hoặc dùng với cơm trong các bữa ăn chính đều được. Tuy nhiên, những người bị dị ứng cá không nên ăn món này để tránh làm bệnh nặng hơn.

Canh mướp nấu thịt

Mướp là thực phẩm hoạt huyết, tiêu đờm hiệu quả nên có thể giảm nhanh các triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Đây là thức ăn cho người viêm mũi dị ứng để làm giảm triệu chứng sổ mũi, hắt hơi, viêm mũi.

Canh mướp nấu thịt vừa dễ chế biến, dễ ăn lại tốt cho quá trình điều trị viêm mũi dị ứng
Canh mướp nấu thịt vừa dễ chế biến, dễ ăn lại tốt cho quá trình điều trị viêm mũi dị ứng

Cách thực hiện

  • Sơ chế: hành, gừng bỏ vỏ, đập dập. 2 quả mướp gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng dày khoảng 2 đốt tay. 200g thịt lợn rửa sạch, thái lát mỏng.
  • Bạn phi thơm hành, gừng rồi cho thịt vào đảo khoảng 3-5 phút
  • Sau đó cho mướp vào nấu thêm 2 phút thì đổ thêm nước.
  • Khi sắp chín, bạn nêm nếm gia vị, cho thêm hành lá để tăng hương vị.

Món ăn từ ếch

Món ăn từ ếch làm giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng nên người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Ăn gì trị viêm mũi dị ứng- đừng bỏ qua món ăn từ ếch. Nó có tác dụng làm giảm tình trạng ngạt mũi, khô mũi, sổ mũi.

Cách thực hiện:

  • 2 con ếch (150g) làm sạch, lột da rồi đem hầm cùng các thảo dược: 3g ma hoàng, 30g bách hộ với 500ml nước.
  • Sau khoảng 2h hầm, bạn nêm nếm gia vị vừa ăn rồi sử dụng luôn trong ngày.

Trong quá trình chế biến, bạn cần chú ý làm sạch thịt ếch để tránh hậu quả không mong muốn.

Việc thiết lập chế độ dinh dưỡng có vai trò rất tốt trong điều trị bệnh viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, đây chỉ là một phương pháp hỗ trợ đi kèm giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng và hạn chế các triệu chứng khó chịu. Để giải quyết triệt để bệnh, mọi người nên áp dụng thuốc đặc trị bệnh.

Để giúp người bệnh dễ dàng lựa chọn phương pháp điều trị bệnh tốt hơn, trong chương trình “Sống khỏe mỗi ngày” – VTV2, số phát sóng ngày 29/02/2020, ban biên tập đã giới thiệu bài thuốc chữa các bệnh về tai mũi họng như viêm xoang, viêm mũi dị ứng hiệu quả – bài thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường.

Xem thêm

Theo tìm hiểu, bài thuốc ra đời từ hơn 150 trước, sau này được lương y Đỗ Minh Tuấn – GĐ chuyên môn, truyền nhân đời thứ 5 nhà thuốc Đỗ Minh Đường, cố vấn y khoa các chương trình sức khỏe trên VTV, VTC kế thừa và hoàn thiện. Bài thuốc này cũng chính là “cứu cánh” giúp DV Thanh Tú khỏi hẳn bệnh viêm mũi dị ứng, viêm đa xoang hàng chục năm trời. Được biết cô bắt đầu dùng bài thuốc nam Đỗ Minh từ giữa tháng 9/2020 và đến giữa tháng 11 năm ngoái, cô đã đến nhà thuốc tái khám.

Lương y Tuấn cho biết khi đó bệnh của cô đã thuyên giảm đến 70% và khuyên cô nên kiên trì sử dụng thêm 1-2 liệu trình nữa cho khỏi hẳn bệnh. Lắng nghe chia sẻ của DV Thanh Tú về bài thuốc tại đây.

So với các bài thuốc đông y chữa bệnh viêm mũi dị ứng hiện nay, bài thuốc gia truyền của dòng họ Đỗ Minh được đánh giá cao bởi các ưu điểm:

Thành phần, công dụng bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng Đỗ Minh Đường
Thành phần, công dụng bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng Đỗ Minh Đường
  • Hiệu quả chuyên sâu, lâu dài, vừa chấm dứt các biểu hiện khó chịu của bệnh, vừa đi sâu tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Sử dụng các bài thuốc có thành phần dược tính cao như Bồ công anh, Kim ngân cành, Cát cánh, Đơn đỏ, Bạc hà,…
  • Thảo dược sạch 100% không chứa chất bảo quản hay chất gây hại sức khỏe. Các nam dược có trong bài thuốc đều được thu hái từ vườn dược liệu đạt tiêu chuản GACP – WHO của Đỗ Minh Đường tại Hòa Bình, Hưng yên, Gia Lâm (Hà Nội)
  • Bài thuốc lành tính, không có chống chỉ định, dùng được cho mọi đối tượng bệnh nhân
  • Thuốc được điều chế sẵn thành viên hoàn, cao đặc, thuốc xịt tiện lợi cho người bệnh. Khi sử dụng thuốc, bệnh nhân không cần phải mất nhiều thời gian đun sắc cầu kỳ như trước.

Để có được hiệu quả sử dụng thuốc tốt nhất, người bệnh nên đến thăm khám trực tiếp cùng chuyên gia nhà thuốc tại địa chỉ:

  • Số 37A, ngõ 97 Văn Cao, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội
  • Số 100, đường Nguyễn Văn Thương, P 25, Q Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

Hoặc liên hệ đến fanpage nhà thuốc Đỗ Minh Đường để được tư vấn MIỄN PHÍ

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì cũng như các món ăn chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả. Hãy áp dụng ngay vào thực tế, thay đổi chế độ ăn uống để hỗ trợ làm giảm tình trạng bệnh cũng như tăng hiệu quả cho quá trình điều trị.

Bên cạnh đó, đừng quên thực hiện biện pháp như vệ sinh mũi mỗi ngày, có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, thường xuyên tập thể dục thể thao,… Tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, kết hợp với chế độ ăn uống, chăm sóc, bệnh viêm mũi dị ứng sẽ nhanh chóng được chữa khỏi.

4.9/5 - (7 bình chọn)

Đọc thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *