Viêm họng, viêm amidan điều trị như thế nào cho hiệu quả? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để lắng nghe vị chuyên gia có gần 20 năm kinh nghiệm trong nghề tư vấn một phương pháp hiệu quả đã giúp hơn 2000 người khỏi bệnh.

Viêm phế quản có lây không, cách phòng ngừa bệnh thế nào?

Viêm phế quản có lây không và lây nhiễm qua con đường nào không phải ai cũng biết. Trong bài đọc này sẽ giúp bạn tìm hiểu vấn đề trên và cách phòng ngừa bệnh lý, hạn chế nguy cơ mắc bệnh và tái nhiễm. 

Viêm phế quản có lây không? Lây nhiễm qua đường nào

Muốn biết viêm phế quản có lây không bạn cần hiểu rõ về nguyên nhân và triệu chứng của căn bệnh này. 

Viêm phế quản có lây không và lây qua đường nào?
Viêm phế quản có lây không và lây qua đường nào?

Viêm phế quản là một dạng bệnh lý về đường hô hấp rất phổ biến hiện nay. Lúc này, niêm mạc ống phế quản bị viêm nhiễm do nhiều nguyên nhân tác động đến. Tùy theo mức độ viêm nhiêm và thời gian gây bệnh, viêm phế quản sẽ được chia thành dạng cấp tính hoặc mãn tính. 

Viêm phế quản có lây không câu trả lời là có, đa phần các bệnh do vi khuẩn, virus gây ra sẽ phát tán qua các giọt bắn của nước bọt, khi ho, khạc đờm hoặc hắt hơi từ đó làm tăng nguy cơ lây nhiễm sang người khác. Thông thường người có hệ miễn dịch suy yếu,, trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, người già,…là những đối tượng dễ bị lây nhiễm căn bệnh này. 

Viêm phế quản có lây không hẳn bạn đã có câu trả lời. Tuy nhiên không phải ai cũng biết căn bệnh này có thể dễ dàng lây nhiễm thậm chí là lây nhiễm nhanh chóng, nếu không chủ động được phòng ngừa. Do đó, để hạn chế nguy cơ mắc căn bệnh này, mọi người cần nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe của bản thân. 

Liên quan đến vấn đề “viêm phế quản có lây không” chúng tôi muốn cung cấp thêm bạn đọc thông tin về những con đường lây nhiễm của bệnh. Cụ thể như sau: 

  • Lây nhiễm trực tiếp từ người sang người: Đây là con đường có nguy cơ lây nhiễm viêm phế quản cao nhất do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh sống cùng 1 không gian hoặc làm việc chung một môi trường. Cơ chế lây nhiễm của bệnh qua đường hô hấp khi ho, hắt hơi, những người xung quanh sẽ hít phải virus khi tiếp xúc trực tiếp. 
  • Lây nhiễm viêm phế quản gián tiếp: Người bình thường có thể bị lây nhiễm bệnh gián tiếp khi tiếp xúc với đồ dùng cá nhân của người bệnh. Các chuyên gia cũng đã nghiên cứu và chỉ rõ virus gây bệnh đường hô hấp có thể sống lâu trên đồ dùng cá nhân vì thế khả năng lây nhiễm này là không thể loại trừ. 

Để có thể hạn chế nguy cơ lây nhiễm viêm phế quản ở mức tối đa, bạn cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa và giữ khoảng cách với người mắc bệnh. 

Viêm phế quản lây nhiễm có nguy hiểm không? Giai đoạn lây

Viêm phế quản có lây không và gây ra những nguy hiểm như thế nào với sức khỏe không phải ai cũng biết. Người mắc bệnh sẽ có các triệu chứng như khó thở, tức ngực,… khiến chất lượng cuộc sống và tình trạng cơ thể bị ảnh hưởng. 

Để tránh phát sinh biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần chủ động đi khám, điều trị khi có triệu chứng. Nếu không xử lý kịp thời, đúng cách bệnh có thể gây ra một số di chứng khác như: 

Viêm phế quản có thể phát sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Viêm phế quản có thể phát sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm
  • Biến chứng viêm phế quản mãn tính do bệnh nhân lơ là trong việc điều trị. Người cao tuổi và trẻ nhỏ là nhóm đối tượng dễ mắc phải biến chứng này nhất do sức đề kháng yếu. 
  • Biến chứng hen phế quản do không điều trị sớm. Người bệnh sẽ có triệu chứng khó thở, nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong. 
  • Biến chứng viêm phổi, rối loạn phổi, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng. 
  • Biến chứng áp xe phổi làm cho mô xung quanh cơ quan này bị sưng và dễ phát sinh mủ. Biến chứng này đặc biệt nguy hiểm bởi có thể gây tử vong. 
  • Biến chứng ung thư phế quản đe dọa đến tính mạng bệnh nhân vì vậy người bệnh phải chủ động khám và điều trị bệnh sớm. 

Viêm phế quản thường phát triển qua 4 giai đoạn sau khi lây nhiễm gồm: 

  • Giai đoạn 1 là thời gian ủ bệnh từ 1 đến 3 ngày sau khi cơ thể tiếp xúc với virus xâm nhập. Lúc này bệnh nhân vẫn chưa có biểu hiện gì khác thường.
  • Giai đoạn 2 bị viêm đường hô hấp trên với các biểu hiện như đau họng, sổ mũi, hắt hơi và có thể bị sốt nhẹ. 
  • Giai đoạn 3 bị viêm phế quản cấp tính với các biểu hiện rõ ràng như ho, ho khan, ho có đờm màu xanh, vàng hoặc trắng đục. Trường hợp nặng người bệnh có thể bị đau rát sau xương ức hoặc ho ra máu. 
  • Giai đoạn 4 là thời gian hồi phục, lúc này các triệu chứng sẽ giảm dần và hồi phục lại trong 7 đến 10 ngày. Với người có sức đề kháng yếu thì thời gian phục hồi sẽ lâu hơn. 

Đừng bỏ lỡ

Cách phòng ngừa lây nhiễm bệnh viêm phế quản

Viêm phế quản có lây không và khả năng lây nhiễm nhanh như thế nào bạn đọc đã được cung cấp thông tin qua các phần trên. Để hạn chế nguy cơ lây nhiễm  mọi người cần thủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa dưới đây. 

Đeo khẩu trang khi ra ngoài để hạn chế nguy cơ lây nhiễm viêm phế quản
Đeo khẩu trang khi ra ngoài để hạn chế nguy cơ lây nhiễm viêm phế quản
  • Tránh tiếp xúc với người mắc bệnh viêm phế quản để hạn chế nguy cơ lây nhiễm. 
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh như bàn chải đánh răng, khăn mặt, cốc,…
  • Khi ra ngoài nên đeo khẩu trang, đặc biệt là trong giai đoạn giao mùa, thời tiết thay đổi hoặc đi vào vùng có môi trường ôi nhiễm và khói bụi. 
  • Đảm bảo môi trường sống luôn được sạch sẽ, thông thoáng để hạn chế nguy cơ phát triển của vi khuẩn, nấm mốc. 
  • Trước và sau khi ăn, hoặc sau đi vệ sinh cần làm sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn. 
  • Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch. 
  • Chú ý về thời gian nghỉ ngơi và làm việc, tránh lao động quá sức, không nên để cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, căng thẳng,…
  • Có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi và các loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. 
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm cay nóng, đồ nhiều dầu mỡ và chất kích thích để bảo vệ sức đề kháng, không bị virus tấn công. 
  • Thực hiện tiêm phòng vacxin bệnh viêm phế quản và viêm phổi theo đúng quy định. 

Viêm phế quản có lây không, bệnh lây nhiễm qua con đường nào và cách thức phòng ngừa ra sao nội dung bài đọc trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu. Mọi người nên nâng cao ý thức, chủ động phòng ngừa bệnh, để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình và những người xung quanh.

5/5 - (1 bình chọn)

BÀI VIẾT HAY

Trẻ bị viêm phế quản phổi thường xuyên quấy khó do cơ thể mệt mỏi khó chịu 
Viêm phế quản trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Viêm phế quản trẻ em có thể mang đến nhiều biến chuyển xấu nếu cha mẹ không phát hiện sớm để điều trị kịp thời. Vậy làm thế nào để…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *