Bà bầu viêm họng uống thuốc gì không ảnh hưởng đến thai nhi?
Bảng tóm tắt
Bà bầu viêm họng uống thuốc gì nhanh khỏi và không ảnh hưởng đến thai nhi? Có nhiều gợi ý được đưa ra để giải quyết câu hỏi này. Tuy nhiên, nhiều chị em vẫn còn đắn đo không biết nên làm thế nào. Bài viết này sẽ giải thích và đưa ra một vài lời khuyên hữu ích cho các bà bầu trong việc dùng thuốc trị viêm họng.
Bà bầu viêm họng uống thuốc gì?
Viêm họng là bệnh khá phổ biến ở mọi đối tượng, đặc biệt những đối tượng có hệ miễn dịch suy yếu như phụ nữ có thai. Khi mắc viêm họng, bà bầu sẽ thấy các biểu hiện hay như sốt, ho, đau rát họng, ngứa họng,…
Vậy bà bầu viêm họng nên uống thuốc gì để điều trị hiệu quả và an toàn cho thai nhi? Tốt nhất khi thấy bất cứ dấu hiệu nào của bệnh trong quá trình mang thai, cần đến ngay các bệnh viện uy tín để được thăm khám. Tránh tự ý dùng thuốc gây ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ và sự phát triển của em bé.
Tùy theo thể trạng từng người và nguyên nhân gây bệnh viêm họng, bác sĩ sẽ có những đơn thuốc phù hợp cho phụ nữ mang thai bị đau họng, giúp giải đáp bà bầu viêm họng uống thuốc gì.
Bà bầu viêm họng uống thuốc gì khi nhiễm virus?
Trong trường hợp này người bệnh không cần dùng kháng sinh mà chỉ cần các loại thuốc giúp giảm triệu chứng như sốt, ho hay đau họng… Và Paracetamol là loại thuốc được sử dụng tốt nhất.
Liều dùng: Uống 2 viên trong ngày cách nhau khoảng 4 – 6 giờ cho loại 325-650mg, 3 viên/ngày cho loại 500mg.
Chống chỉ định: Không nên sử dụng cho phụ nữ mang thai, những bệnh nhân mẫn cảm với thành phần của thuốc. Không lạm dụng thuốc, uống quá liều gây nguy hiểm cho cơ thể.
Tác dụng phụ: Có thể xuất hiện các biểu hiện buồn nôn, sốt nhẹ, cảm thấy mệt mỏi, ngứa da, vàng da, nước tiểu đổi màu sẫm.
Lưu ý: Không sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau, kháng viêm Aspirin. Bởi lẽ thuốc này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến em bé trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nếu là 3 tháng cuối thuốc dễ gây rối loạn phổi. Nghiêm trọng hơn, thuốc còn gây kéo dài thời gian mang thai và chậm chuyển dạ.
Điều trị viêm họng do vi khuẩn
Bà bầu viêm họng uống thuốc gì? Nếu nguyên nhân gây viêm họng ở bà bầu là do vi khuẩn bác sĩ sẽ lựa chọn một số nhóm thuốc kháng sinh an toàn. Nếu để tình trạng viêm họng do vi khuẩn diễn tiến thành dạng viêm họng thể mãn tính quá phát sẽ rất nguy hiểm. Do đó, người mẹ cần chủ động đi thăm khám và điều trị.
Một vài loại thuốc kháng sinh có thể kể đến như:
- Nhóm thuốc Beta lactam: Gồm có các loại thuốc như penicillin, ampicilin, amoxicillin, cephalosporin… Các loại thuốc trong nhóm sẽ có cơ chế điều trị cũng như lưu ý khác nhau. Nhưng nhìn chung các loại này đều có thể tạo phức bền vững với transpeptidase, ức chế tạo vách vi khuẩn, làm ly giải hoặc biến dạng vi khuẩn.
- Nhóm kháng sinh macrolid: Bao gồm thuốc erythromycin, spirammycin, azithromycin. Nhóm này ít có độc tính và dung nạp tốt, các biểu hiện khác có thể gặp thường là rối loạn tiêu hóa nhẹ như buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc dị ứng ngoài da.
Nếu bệnh trong giai đoạn mới bắt đầu, chị em có thể sử dụng một vài loại viên ngậm như lysopaine, mekotricin, benzocain, papain… Đây là loại thuốc thường được chỉ định giải quyết vấn đề “Bà bầu viêm họng uống thuốc gì?”
Việc sử dụng các loại viên ngậm này sẽ dễ dàng và an toàn hơn cho phụ nữ mang thai. Một vài thuốc sẽ có thêm thành phần là kháng sinh hoặc giảm đau, giúp điều trị bệnh hiệu quả và nhanh chóng. Kháng sinh thường sẽ có trong thành phần loại thuốc sát khuẩn họng bacitracine dạng ngậm. Thêm nữa, trong thuốc có lysozyme giúp chống viêm, giảm phù nề hoặc có chứa tinh dầu bạc hà làm dịu phần cổ họng bị viêm, đau…
Một số nhóm thuốc cải thiện triệu chứng
Bà bầu viêm họng uống thuốc gì để nhanh khỏi, có thể sử dụng các loại thuốc giúp giảm triệu chứng như:
Thuốc long đờm
Nhóm thuốc long đờm có thể kể đến như: eprazinon, carbocystein, bromhexin, acetylcystein, ambroxol,…
- Tác dụng: Làm giảm độ nhầy của đờm nhanh chóng giúp đờm dễ dàng được tống ra khỏi đường hô hấp.
- Chống trị định: Người bị hen suyễn, suy nhược cơ thể, các bệnh nhân bị dị ứng với thành phần thuốc.
- Lưu ý: Không lạm dụng thuốc, sử dụng quá liều dẫn đến bệnh nặng hơn.
Thuốc chống phù nề, dị ứng
Người bệnh có thể sử dụng thuốc chống phù nề khi sưng đau cổ họng, khó nuốt, nghẹn họng,… Các loại thuốc chống phù nề, dị ứng: thuốc kháng igE, Leukotriene, thuốc kháng histamin H1, thuốc kháng histamin,…
Để phát huy tác dụng tốt nhất trong thành phần của nhóm thuốc này sẽ có corticoid và histamine, điều trị viêm, đau, viêm họng do dị ứng gây ra. Ngoài ra, khi bị viêm họng cấp, bà bầu có thể gặp triệu chứng sốt do viêm họng. Khi đó, cần theo dõi nhiệt độ cơ thể và có biện pháp xử lý kịp thời nếu nhiệt độ cao hơn 38,5 độ.
Lưu ý gì khi dùng thuốc trị viêm họng cho bà bầu?
Để không phải đau đầu hay lo lắng về vấn đề bà bầu viêm họng uống thuốc gì, chị em nên biết cách bảo vệ sức khỏe đúng cách trong thai kỳ. Bà bầu khi mang thai cần chú ý:
- Bổ sung nước đầy đủ mỗi ngày khoảng 1,5 – 2 lít nước (lượng nước tối thiểu cho cơ thể).
- Giảm đau họng và nghẹt mũi bằng cách xông hơi, cũng có thể sử dụng để tăng cường sức khỏe, thoát khí độc.
- Dùng thêm các loại trà thảo mộc, giúp đào thải độc tố, làm dịu vùng cổ họng.
- Sát khuẩn bằng cách thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng và vệ sinh bằng nước muối sinh lý.
- Người mẹ cần chú ý đến vấn đề này và bổ sung nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe bà bầu, nghỉ ngơi đầy đủ.
- Luôn giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là vùng cổ họng vào mùa đông.
- Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn, thức uống quá lạnh.
- Luôn sử dụng khẩu trang khi ra ngoài tránh khói bụi, hóa chất, dị nguyên gây kích ứng cổ họng (lông động vật, phấn hoa…).
- Thường xuyên tập thể dục, đi bộ hoặc tập yoga.
- Không tự ý tăng giảm liều lượng thuốc đã được bác sĩ kê đơn. Tuyệt đối không thực hiện sai các chỉ dẫn từ bác sĩ.
- Tái khám đúng định kỳ, khi bất cứ dấu hiệu ho nhiều phải đến gặp bác sĩ.
- Trong khi sử dụng thuốc nếu gặp bất thường phải đến ngay bệnh viện để được kiểm tra và nhận chỉ dẫn từ bác sĩ.
Trên đây là những thông tin được chia sẻ cho những chị em còn đang thắc mắc bà bầu bị viêm họng uống thuốc gì. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ tròn, con vuông các bà bầu phải luôn ghi nhớ những thông tin hữu ích này. Đặc biệt trong trường hợp mắc bệnh do tác nhân vi sinh, dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nên bà bầu cần đến ngay bệnh viện, không tự ý chữa bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!