Bị rong kinh phải làm sao? – TOP cách chữa hiệu quả cao
Bảng tóm tắt
Rong kinh là tình trạng rối loạn kinh nguyệt biểu hiện qua 2 yếu tố: kinh nguyệt kéo dài hơn 1 tuần và cơ thể mất trên 80ml máu. Tình trạng này dễ gây thiếu máu, cơ thể khó chịu và các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm khác,… Vậy bị rong kinh phải làm sao?
[Giải đáp] Bị rong kinh phải làm sao?
Hiện nay, có rất nhiều cách để giảm tình trạng rong kinh, đưa chu kỳ kinh nguyệt trở lại trạng thái bình thường. Tùy thuộc vào tình trạng rong kinh, nguyên nhân, cơ địa,… chị em có thể lựa chọn phương pháp điều trị khác nhau.
Điều trị rong kinh bằng tây y
Bị rong kinh phải làm sao? – Điều trị bằng Tây y có 2 cách: Dùng thuốc (điều trị nội khoa) và phẫu thuật (điều trị ngoại khoa). Mỗi phương pháp lại có ưu nhược điểm cũng như trường hợp áp dụng khác nhau.
Sử dụng thuốc
Những loại thuốc sau có tác dụng làm giảm nhanh triệu chứng của tình trạng rong kinh, từ đó điều hòa kinh nguyệt, tránh gây ra những ảnh hưởng đến cơ thể:
- Thuốc kháng viêm non-steroid: giảm lượng máu đồng thời hỗ trợ giảm đau bụng kinh
- Tranexamic acid: cầm máu, giảm nhanh lượng máu đang chảy
- Viên tránh thai: điều hòa kinh nguyệt, giảm lượng máu và số ngày “đèn đỏ”
- Progesteron đường uống: điều chỉnh cân bằng hormone, cải thiện tình trạng rong kinh
- Vòng tránh thai nội tiết: kích thích cơ thể tiết ra hormone để điều hòa kinh nguyệt, giảm tình trạng đau bụng.
Thuốc Tây có dược tính mạnh, tác dụng nhanh nên có thể làm giảm tức thì tình trạng rong kinh. Tuy nhiên, khi sử dụng chị em cần tuân thủ liều lượng theo đơn thuốc từ bác sĩ. Nếu tùy tiện thay đổi liệu trình, thuốc có thể phản tác dụng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Ngoài ra, thuốc Tây còn chống chỉ định đối với một số trường hợp. Không phải bất cứ khi nào bác sĩ cũng cho dùng thuốc khi bị rong kinh phải làm sao.
Khi thăm khám và kê đơn thuốc, hãy chia sẻ với bác sĩ chính xác tình trạng bệnh đang gặp phải cũng như tiền sử bệnh, có đang sử dụng thuốc gì không.
Bị rong kinh phải làm sao? Áp dụng thủ thuật
Đa số các chị em sẽ được bác sĩ chỉ định chữa biện pháp nội khoa. Tuy nhiên, một số trường hợp rong kinh dùng thuốc không hiệu quả cần điều trị bằng phẫu thuật. Một số cách điều trị như:
- Nong, nạo cổ tử cung: Bác sĩ nong cổ tử cung, sau đó dùng dụng cụ để nạo hút tế bào niêm mạc. Tình trạng chảy máu sẽ giảm nhanh sau khi thực hiện.
- Phá hủy nội mạc: Dùng tia laser, sóng cao tần hay nhiệt phá hủy nội mạc cổ tử cung
- Thuyên tắc động mạch tử cung: Bơm thuốc làm tắc động mạch tử cung, làm máu ngừng chảy nhanh chóng
- Cắt cổ tử cung: Chỉ được thực hiện khi chị em không muốn có con. Đây là biện pháp điều trị triệt để rong kinh.
Phương pháp phẫu thuật giúp điều trị nhanh chóng tình trạng rong kinh. Tuy nhiên, để thực hiện cần chi phí cao và có thể gây ra nhiều biến chứng.
Đặc biệt, cách này không phù hợp với người ở tuổi dậy thì do có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Thông thường, chỉ trường hợp rong kinh do bệnh lý, tình trạng nặng, bác sĩ mới chỉ định thực hiện.
Mẹo chữa rong kinh tại nhà
Về vấn đề bị rong kinh phải làm thế nào? Không ít chị em đã lựa chọn sử dụng mẹo chữa từ dân gian. Được biết, chữa rong kinh tại nhà bằng mẹo dân gian có ưu điểm là dễ thực hiện, nguyên liệu dễ tìm, rẻ, hoàn toàn không gây ra tác dụng phụ.
Tuy phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài nhưng chị em có thể đẩy lùi triệu chứng nhanh. Vì vậy, khi tìm câu trả lời bị rong kinh phải làm sao, cách này được khá nhiều người áp dụng. 3 mẹo dân gian phổ biến:
- Dùng gừng: Giúp điều chỉnh lượng máu, giảm đau bụng trong ngày đèn đỏ. Chị em có thể nấu nước gừng (thêm chút mật ong) để uống vào mỗi tối. Hoặc bạn nên giã nát gừng đắp trực tiếp lên bụng trong ngày kinh nguyệt.
- Ngải cứu: Là vị thuốc Nam có khả năng chữa các bệnh về rối loạn kinh nguyệt như rong kinh, rong huyết, thống kinh,.. Cách thực hiện rất đơn giản, chị em có thể đun với nước hoặc chế biến ngải cứu thành các món ăn hàng ngày.
- Nhọ nồi: Có vị ngọt, tính lạnh, không độc, thường dùng để chữa rong kinh. Có 2 cách được nhiều chị em làm theo. Cách 1: dùng lá nhọ nồi tươi rửa sạch, ngâm nước muối rồi vớt ra xay nhuyễn, chắt nước cốt uống trước và trong ngày đèn đỏ. Cách 2: dùng 12g nhọ nồi kết hợp với các dược liệu gồm 12g lá sen, 12g lá hòe rồi sắc với nước thành thuốc uống.
Tuy nhiên, những mẹo dân gian chưa được khoa học kiểm chứng về độ hiệu quả. Do đó, trước khi thực hiện, chị em nên tham khảo qua ý kiến bác sĩ để hạn chế làm bệnh nặng hơn.
Những người bị đầy bụng, khó tiêu,… hoặc chị em sau sinh không nên áp dụng bài thuốc chữa rong kinh này.
Rong kinh thì phải làm sao? Trị bằng Đông y được không?
Theo nghiên cứu Đông y, nguyên nhân gây ra tình trạng rong kinh là mạch nhâm, mạch xung bị tổn thương, các tạng phủ và khí huyết không được điều hòa. Ngoài ra, rong kinh còn do yếu tố tâm lý như lo lắng, buồn bã, lao động nặng, stress kéo dài…
Đông y chia rong kinh thành nhiều thể bệnh như rong kinh do huyết ứ, huyết nhiệt, thấp nhiệt, khí hư,… Mỗi thể đều có biểu hiện, cách chữa trị khác nhau. Bị rong kinh phải làm sao- phương pháp Đông y thường chống chỉ định với người bị cao huyết áp, tiểu đường, đang cho con bú,…
Vì vậy, chị em nên gặp thầy thuốc có chuyên môn cao để bắt mạch, xác định chính xác thể bệnh. Từ đó, tùy vào từng trường hợp, tình trạng sức khỏe mà thầy thuốc sẽ kê đơn phù hợp. Các bài thuốc Đông y không chỉ giúp cầm máu, điều hòa kinh nguyệt mà còn phục hồi thể trạng, chống mệt mỏi.
Hiện nay, trên thị trường có nhiều cơ sở khám Đông y và bán thuốc kém chất lượng. Người bệnh nên thận trọng khi lựa chọn thăm khám, điều trị.
Hãy tìm hiểu kỹ về trình độ chuyên môn của bác sĩ, giấy chứng nhận phòng khám và chất lượng dược liệu để tránh mất tiền nhưng bệnh không những không thuyên giảm mà còn nặng hơn.
Biện pháp phòng tránh rong kinh tái phát
Chị em hoàn toàn có thể phòng tránh tình trạng rong kinh ngay tại nhà, không cần lo lắng bị rong kinh phải làm sao bằng cách thực hiện một số biện pháp như:
- Nắm chắc các kiến thức về chu kỳ kinh nguyệt. Từ đó, theo dõi những biểu hiện của cơ thể để thăm khám kịp thời, tránh tình trạng bệnh nặng mới phát hiện ra
- Giữ gìn sạch sẽ cơ thể và vùng kín mỗi ngày. Đặc biệt là trong thời gian hành kinh, cách vệ sinh như thế nào, thời gian thay băng ra sao,…
- Sinh hoạt lành mạnh, kết hợp giữa làm việc, nghỉ ngơi, thư giãn và tập luyện thể dục thể thao để tránh tình trạng stress, cơ thể mệt mỏi, tâm lý không ổn định,…
- Có chế độ ăn uống khoa học, những ngày đèn đỏ nên bổ sung các thực phẩm bổ máu giàu sắt, canxi, vitamin… như thịt bò, trứng, rau quả. Hạn chế tuyệt đối chất kích thích, thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ.
- Thường xuyên thăm khám tại cơ sở chuyên khoa uy tín để phát hiện bệnh và điều trị đúng cách.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn trả lời được câu hỏi bị rong kinh phải làm sao. Khi phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, tình trạng rong kinh được chữa trị dứt điểm, không gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!