7 Biến chứng bệnh dạ dày nguy hiểm và cách phòng ngừa (Bác sĩ tư vấn)

Đau dạ dày là bệnh lý về đường tiêu hóa phổ biến với tỉ lệ người mắc bệnh ngày càng cao. Không chỉ gây ra những triệu chứng đau đớn, khó chịu mà bệnh còn có khả năng dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Vậy cụ thể biến chứng bệnh dạ dày phổ biến, nguy hiểm nhất là gì. Người bệnh cần phải làm gì để ngăn ngừa những yếu tố nguy cơ này xảy ra. Cùng tìm hiểu qua sự giải đáp bởi những chuyên gia của CHR trong bài viết dưới đây.

Biến chứng đau dạ dày
Đau dạ dày nếu không được kiểm soát tốt sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm

TOP 7 biến chứng bệnh dạ dày nguy hiểm, phổ biến nhất

Đau dạ dày là bệnh lý phổ biến đường tiêu hóa, xảy ra chủ yếu do vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori), chế độ ăn uống không hợp lý, lạm dụng thuốc tân dược hoặc stress, căng thẳng kéo dài. Theo thống kê, tại Việt Nam có khoảng 70% dân số mắc phải bệnh đau dạ dày. Trong đó, có đến hơn 60% người bệnh bị đau dạ dày mãn tính.

Nhất Nam Bình Vị Khang chữa bệnh dạ dày
Suốt 8 năm ròng, chú Nguyễn Văn Cường (62 tuổi, Hải Dương) bị cơn dạ dày đeo bám. Thậm chí, chú Cường phải xin về hưu sớm chỉ vì không chịu nổi những cơn đau bất ngờ mà bệnh gây ra. Nhờ cách này chú đã chấm dứt hẳn đau dạ dày >>> XEM CHI TIẾT

Đáng nói là, bệnh lý này có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách. Vậy những biến chứng đau dạ dày nguy hiểm nhất là gì? Theo các chuyên gia y tế, dưới đây là 6 nguy cơ mà người bệnh cần thận trọng:

Viêm dạ dày mãn tính

Các tổn thương dạ dày kéo dài và tái phát nhiều lần dễ dẫn đến viêm dạ dày mãn tính. Đối với biến chứng này, việc điều trị chủ yếu hướng tới làm giảm các triệu chứng bệnh và tránh tái phát nhiều lần. Kiểm soát viêm dạ dày mãn tính là rất khó vì đây là giai đoạn dạ dày có nhiều vị trí loét, tổn thương nặng và rất khó điều khị khỏi hẳn.

Bên cạnh đó, viêm đau dạ dày mãn tính gây ra nhiều hệ lụy khác như: Suy nhược cơ thể, giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất, giảm cân, suy giảm sức đề kháng… Từ đó, người bệnh dễ mắc các bệnh lý khác hơn. Đồng thời, giai đoạn này làm tăng nguy cơ biến chứng bệnh dạ dày nặng nhất và nguy hiểm nhất, đó là ung thư dạ dày.

Loét sang cơ quan kế cận

Tình trạng viêm loét tại dạ dày dễ lan rộng và lây sang những cơ quan, bộ phận kế cận khác như ruột non, ruột già, đại tràng, trực tràng… Lúc này, tùy thuộc vào bộ phận bị viêm loét mà người bệnh sẽ gặp phải nhiều triệu chứng khó chịu khác nữa. Vì vậy, người bệnh nên đi khám bác sĩ ngay khi có những triệu chứng đau dạ dày như đau thượng vị, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, ợ hơi, ợ chua…

Thông qua các bước thăm khám, chẩn đoán cần thiết, bác sĩ sẽ xác định chính xác vị trí, tình trạng và mức độ đau dạ dày để tư vấn phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Viêm loét dạ dày là biến chứng bệnh dạ dày
Không điều trị đúng cách, các vị trí viêm loét tái phát kéo dài, ảnh hưởng đến cơ quan khác

Xuất huyết dạ dày

Xuất huyết dạ dày là một trong những biến chứng bệnh dạ dày thường gặp nhất. Dấu hiệu giúp người bệnh nhận biết tình trạng này là:

  • Triệu chứng xuất huyết nhẹ: Đau bụng, da nhợt nhạt, mệt mỏi, ăn ngủ kém, đại tiện ra máu hoặc phân có màu đen.
  • Triệu chứng xuất huyết dạ dày nặng: Người bệnh bị đau bụng dữ dội, buồn nôn và có thể nôn ra máu, hoa mắt, chóng mặt, mạch yếu, hạ huyết áp, chân tay lạnh. Đây là tình trạng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, vì vậy cần được xử lý cấp cứu.

Thủng dạ dày – Biến chứng đau dạ dày nguy hiểm

Đây là một trong những biến chứng đau dạ dày nghiêm trọng và nguy hiểm nhất, có thể dẫn đến tử vong.

Đau dạ dày khi chuyển sang giai đoạn mãn tính, các vết loét, vùng tổn thương trong niêm mạc dạ dày dễ bị kích thích bởi axit có trong dịch vị. Lượng axit này bào mỏng niêm mạc dạ dày một cách từ từ. Nếu không phát hiện sớm và khắc phục kịp thời, vết loét sẽ dần ăn sâu dẫn tới thủng dạ dày.

Biến chứng này thường kèm theo tình trạng viêm phúc mạc do dịch vị trong dạ dày tràn vào ổ bụng. Nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời, tình trạng này có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Thủng dạ dày là biến chứng đau dạ dày nguy hiểm
Thủng dạ dày là biến chứng đau dạ dày nguy hiểm

Người bệnh có thể nhận biết hiện tượng thủng dạ dày qua dấu hiệu như:

  • Đau bụng dữ dội, có cảm giác như bị dao đâm.
  • Cơ thành bụng bị co cứng như gỗ
  • Lạnh tay chân
  • Tim đập nhanh
  • Nôn (có thể nôn ra máu)
  • Khó đại tiểu tiện.

Lúc này, người bệnh cần được mổ nội soi để khâu vết thủng, đồng thời truyền máu khẩn cấp. Thậm chí nếu vết thủng lớn thì bác sĩ sẽ phải chỉ định phẫu thuật cắt bỏ một phần dạ dày để cứu sống người bệnh.

Hẹp môn vị

Viêm loét dạ dày mãn tính không đượ điều trị kịp thời sẽ khiến cho các tổ chức của tá tràng bị xơ hóa, từ đó dẫn đến biến chứng hẹp môn vị.

Môn vị là vị trí nối tiếp giữa dạ dày và tá tràng (ruột non), giúp co bóp đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột để thực hiện chức năng hấp thụ dinh dưỡng. Khi tình trạng hẹp môn vị xảy ra, quá trình lưu thông và tiêu hóa thức ăn sẽ bị ảnh hưởng, gây ra ách tắc, đình trệ hoạt động của bộ máy tiêu hóa. Ngoài ra, hiện tượng này còn dẫn đến hệ lụy như ứ đọng thức ăn trong dạ dày, trào ngược, giãn dạ dày…

Triệu chứng giúp người bệnh nhận biết tình trạng hẹp môn vị là:

  • Đầy bụng, nặng bụng sau khi ăn
  • Buồn nôn và nôn
  • Thường  xuyên đau bụng lúc đói
  • Sụt cân bất thường
  • Cơ thể suy yếu, mệt mỏi.

Hẹp môn vị diễn ra theo 2 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn ban đầu: Thương môn vị chưa bị tắc nghẽn hoàn toàn. Thức ăn tiêu hóa chậm và thường có hiện tượng đầy bụng, khó tiêu và đau bụng phần rốn sau khi ăn.
  • Giai đoạn ngưng trệ: Sự lưu thông thức ăn qua môn vị bị đình trệ hoàn toàn, các triệu chứng xảy ra dữ dội hơn. Đồng thời, có thể nôn ra thức ăn của ngày hôm trước kèm dịch màu xanh đen.

Teo niêm mạc dạ dày: Biến chứng bệnh dạ dày thường gặp

Niêm mạc dạ dày có 2 nhiệm vụ chính, một là tiết ra axit để tiêu hóa thức ăn, hai là sát khuẩn, loại bỏ những vi khuẩn có hại cho hệ tiêu hóa. Đây còn là bộ phận giúp bảo vệ dạ dày khỏi bị ăn mòn bởi axit có trong dịch vị dạ dày.

Khi bệnh đau dạ dày trở thành mãn tính, lớp niêm mạc dạ dày sẽ bị tổn thương, mất đi khả năng tự tái tạo, phục hồi. Lâu ngày, tình trạng này sẽ làm teo niêm mạc dạ dày, từ đó khiến khả năng hấp thụ chất, đặc biệt là vitamin B12 bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây ra hiện tượng thiếu máu, thiếu chất, rối loạn tâm thần.

Teo niêm mạc dạ dày là biến chứng bệnh dạ dày thường gặp
Teo niêm mạc dạ dày dễ gây đau bụng, buồn nôn, mệt mỏi

Triệu chứng giúp người bệnh nhận biết hiện tượng teo niêm mạc dạ dày là:

  • Nôn hoặc buồn nôn
  • Đau bụng
  • Chán ăn, sụt cân
  • Thiếu máu
  • Thường xuyên hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi
  • Tim đập nhanh, đau tức ngực
  • Ù tai, tê bì chân tay, rối loạn tâm thần

Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là biến chứng bệnh dạ dày nặng nề nhất. Theo Globocan 2018, tại Việt Nam có 17.527 ca mắc mới, 15.065 ca tử vong do ung thư dạ dày và đứng thứ 3 trong các bệnh ung thư thường gặp.

Có rất nhiều nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ung thư dạ dày, một trong số đó là tình trạng viêm dạ dày mãn tính.

Đáng nói là, triệu chứng ban đầu của ung thư dạ dày khá giống với những bệnh đường tiêu hóa khác là: nôn hay đại tiện ra máu, mệt mỏi, chán ăn sụt cân, ợ nóng, khó tiêu. Do vậy, nhiều người chủ quan, nhận định sai tình trạng sức khỏe của mình.

Mức độ các biến chứng bệnh đau dạ dày ngày càng tăng nếu không được điều trị đúng và kịp thời
Mức độ các biến chứng ngày càng tăng nếu không được điều trị đúng và kịp thời

Cách phòng ngừa biến chứng bệnh dạ dày

Các biến chứng bệnh dạ dày thường nguy hiểm và rất khó điều trị. Vì vậy, để phòng ngừa những nguy cơ đó có thể xảy ra, người bệnh nên lưu ý những điều sau:

  • Đi khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh, từ đó có cách khắc phục, điều trị bệnh phù hợp nhất
  • Không nên tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc tân dược. Thay vào đó cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Trong quá trình điều trị nếu gặp hiện tượng bất thường cần ngưng sử dụng và tái khám để được bác sĩ chẩn đoán, điều chỉnh đơn thuốc.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, dễ tiêu hóa. Hạn chế ăn món ăn cay nóng, cứng, đồ hộp, thực phẩm ăn liền…
  • Hạn chế hoặc không sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá để tránh các triệu chứng đau dạ dày tăng nặng hợn.
  • Không nên thức đêm, thức khuya, ngủ đủ từ 7 – 8 tiếng/ngày.
  • Tránh căng thẳng, mệt mỏi, stress kéo dài, điều dễ làm bệnh tái phát, ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu quả chữa trị.
  • Thường xuyên tập thể dục, nâng cao sức khỏe. Lưu ý nên tập vừa phải, tập quá độ cũng làm tình trạng bệnh nặng hơn.

Bị đau dạ dày khi nào cần đi khám bác sĩ?

Đau dạ dày là một bệnh diễn biến xấu rất nhanh và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng người bệnh. Tuy nhiên nguy hiểm là, các triệu chứng bệnh ở giai đoạn đầu không quá rõ rệt, khó nhận biết. Vô hình chung, điều này khiến người bệnh có tâm lý chủ quan, không điều trị bệnh kịp thời.

Vì vậy, các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa khuyên rằng, người bệnh cần sớm thăm khám tại những cơ sở y tế uy tín khi gặp những triệu chứng sau:

  • Đau thượng vị: Xuất hiện cơn đau bụng từ âm ỉ đến dữ dội tại vùng bụng, có cảm giác nóng rát rất khó chịu. Ở giai đoạn đầu, cơn đau thường âm ỉ, xuất hiện khi người bệnh quá đói hoặc quá no. Sau này, triệu chứng đau sẽ tăng dần
  • Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng: Nếu thỉnh thoảng hiện tượng này mới xảy ra thì bạn không cần phải lo lắng. Tuy nhiên nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, kèm theo cảm giác đau bụng, nóng rát khó chịu thì đó chính là dấu hiệu cảnh báo bệnh đau dạ dày.
  • Có cảm giác buồn nôn hoặc nôn: Đây là triệu chứng của bệnh đau dạ dày cấp, mãn tính, viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày cần lưu ý.
  • Đi ngoài ra máu: Đây là triệu chứng cho thấy tình trạng viêm loét đã khá nghiêm trọng gây xuất huyết dạ dày. Biểu hiện ra ngoài là tình trạng đi ngoài có lẫn máu, phân đen.
  • Triệu chứng khác: Giảm cân, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, hạ huyết áp…

Trên đây, CHR đã thông tin đến bạn đọc chi tiết về 7 biến chứng bệnh dạ dày nguy hiểm, thường gặp nhất. Để tránh gặp phải những rủi ro này, người bệnh cần sớm thăm khám khi phát hiện ra những triệu chứng của bệnh, đồng thời tuân thủ theo phác đồ điều trị mà bác sĩ chỉ định.

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Xem ngay

Chữa đau dạ dày bằng lá trầu không có hiệu quả không?
Chữa đau dạ dày bằng lá trầu không có hiệu quả không?
Chữa đau dạ dày bằng lá trầu không là cách được nhiều bệnh nhân sử dụng, giúp kiểm soát những cơn đau trong thời gian dài và thường xuyên. Tuy…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *