Biến chứng viêm amidan: Tìm hiểu ngay trước khi quá muộn!
Bảng tóm tắt
Biến chứng viêm amidan có thể xuất hiện ngay tại khu vực xung quanh hai khối amidan hoặc lan sang các cơ quan lân cận. Nghiêm trọng hơn, tác nhân gây bệnh còn ảnh hưởng đến tim, thận, khớp… Chủ động nắm bắt thông tin qua bài viết sau đây để có hướng xử lý kịp thời.
Biến chứng viêm amidan thường gặp là gì? Có nguy hiểm không?
Viêm amidan là bệnh lý hô hấp phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở trẻ em từ 4-10 tuổi. Ở giai đoạn này, amidan đang phát triển và hoạt động như hệ thống miễn dịch đường hô hấp. Chính vì thế, amidan rất dễ bị kích ứng quá mức và gây viêm nhiễm.
Nhìn chung, bệnh lý này nếu được phát hiện trong thời gian đầu (giai đoạn khởi phát khi các biểu hiện còn nhẹ), có thể chữa trị dứt điểm chỉ sau 5-7 ngày. Một số trường hợp nặng, các triệu chứng của bệnh diễn tiến nghiêm trọng hơn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng.
Cụ thể, cần chú ý một số biến chứng viêm amidan sau:
- Hội chứng ngưng thở khi ngủ: Biến chứng này gây ra do amidan sưng to quá phát, chèn ép đường thở tương đối nghiêm trọng. Người bệnh có biểu hiện ngừng hô hấp khi ngủ, giật mình tỉnh dậy, ngủ không ngon. Tình trạng này khá nguy hiểm do có thể ảnh hưởng đến não bộ gây suy giảm trí nhớ ở người bệnh.
- Áp xe quanh amidan: Viêm nhiễm amidan kéo dài hình thành khối áp xe xung quanh khối amidan. Việc điều trị áp xe amidan khó khăn hơn nhiều, đôi khi dùng kháng sinh cũng không thể trị dứt điểm tình trạng này. Ổ mủ trắng hình thành quanh khối amidan và có nguy cơ vỡ, lan ra xung quanh.
- Viêm mô tế bào amidan: Biến chứng viêm amidan này xuất hiện khi tình trạng bệnh kéo dài dai dẳng lâu ngày. Khối amidan sưng viêm, nhiễm trùng nghiêm trọng khiến người bệnh đau họng, khó ăn uống, nói chuyện do nhức mỏi cơ hàm.
- Viêm cầu thận: Bệnh lý hô hấp nói chung thường gây biến chứng liên quan đến thận. Trong đó có viêm cầu thận, bệnh gây ra các biểu hiện đặc trưng như phù tứ chi, mệt mỏi, màu nước tiểu thay đổi,… Cần điều trị càng sớm càng tốt tránh để bệnh nặng hơn.
- Sốt thấp khớp: Người bệnh bị sốt thấp khớp có các biểu hiện như sốt cao đột ngột, da xanh tái, mệt mỏi, nóng rát các vùng khớp, rối loạn nhịp tim (đập nhanh). Biến chứng viêm amidan này kéo dài ảnh hưởng đến van tim, gây suy tim nguy hiểm.
- Viêm cơ tim: Các bệnh lý về tim mạch cũng là biến chứng hàng đầu cần cảnh giác. Khi tiến triển đến giai đoạn này, bệnh thường diễn tiến nghiêm trọng tương đối nhanh. Do đó, cần cảnh giác để có biện pháp xử lý sớm.
- Nhiễm trùng huyết: Nghiêm trọng nhất phải kể đến biến chứng nhiễm trùng huyết. Khi tình trạng viêm nhiễm tại amidan kéo dài, các tác nhân gây viêm ăn sâu vào các lớp tế bào và vào máu dẫn đến nhiễm trùng huyết.
Ngoài các biến chứng viêm amidan điển hình trên, người bệnh còn có thể gặp nhiều biến chứng khác tùy tình trạng mỗi người. Người bệnh nên chủ động đi thăm khám sớm và chữa trị dứt điểm để tránh biểu hiện bệnh diễn tiến nặng hơn, gây nguy hiểm.
Cách điều trị viêm amidan hiệu quả phòng ngừa biến chứng
Khi bệnh bước vào giai đoạn xuất hiện các biến chứng viêm amidan, việc điều trị sẽ khó khăn và kéo dài hơn. Điều đó đòi hỏi người bệnh phải chủ động đi thăm khám và kiên trì trong việc chữa trị. Tùy mức độ và tình trạng của mỗi người mà có phương án điều trị phù hợp nhất. Cụ thể, có 3 phương pháp điều trị người bệnh có thể tham khảo như sau:
Uống thuốc gì ngăn ngừa biến chứng viêm amidan?
Phương pháp Tây y là lựa chọn phổ biến nhất khi bệnh diễn tiến nặng và xuất hiện biến chứng viêm amidan. Bác sĩ sẽ căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh tình trạng tổn thương, tính chất viêm sưng amidan mà đưa ra phác đồ điều trị chuẩn nhất. Người bệnh dùng thuốc theo đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ, cụ thể các nhóm thuốc dưới đây:
- Kháng sinh: Chỉ định trong trường hợp cơ thể có dấu hiệu của sự nhiễm khuẩn. Một số loại kháng sinh thường dùng là kháng sinh nhóm Penicillin; nhóm Cephalosporin. Ở tình trạng nặng hơn, bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh nhóm Macrolid cho người bệnh điều trị, ngăn ngừa biến chứng viêm amidan hiệu quả.
- Kháng viêm: Chỉ định thuốc kháng viêm hỗ trợ làm lành và cải thiện tình trạng viêm loét tại amidan. Có nhiều dạng dùng (viên uống, thuốc tiêm, viêm ngậm, khí dung). Tùy tình trạng và mục đích trị viêm, bác sĩ sẽ chỉ định dạng thuốc phù hợp nhất.
- Hạ sốt, giảm đau: Viêm amidan do nhiễm khuẩn thường đi kèm phản ứng sốt – phản ứng phòng vệ bình thường của cơ thể. Khi nhiệt độ cơ thể lên trên 38,5 độ, người bệnh được khuyến cáo dùng thuốc hạ sốt (dạng viên, dạng bột, dạng viên đặt).
- Chống phù nề: Alphachymotrypsin là thuốc chống phù nề, giảm xung huyết thường được chỉ định nhất. Có dạng viên uống và dạng viên ngậm để điều trị phù hợp. Người bệnh cần dùng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, tránh lạm dụng rất nguy hiểm cho sức khỏe.
- Một số thuốc khác: Tùy biểu hiện bệnh ở mỗi người mà bác sĩ có thể kê thêm các nhóm thuốc cần thiết như dung dịch súc họng, dung dịch sát khuẩn,…
Các nhóm thuốc Tây y điều trị và ngăn ngừa biến chứng viêm amidan hiệu quả nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ nếu dùng không đúng hướng dẫn. Tuyệt đối không thay đổi thuốc, tự ý tăng giảm liều lượng hoặc ngưng thuốc khi thấy các triệu chứng thuyên giảm dù chưa hết đợt điều trị.
Phương pháp Đông y trị viêm amidan hiệu quả dứt điểm
Để ngăn ngừa biến chứng viêm amidan, người bệnh cũng có thể lựa chọn phương pháp Đông y để điều trị. Nguyên tắc điều trị của phương pháp này là đi từ căn nguyên của bệnh do đó thời gian dùng thuốc kéo dài (tối thiểu 1-2 tháng). Người bệnh nên kiên trì dùng thuốc theo đúng hướng dẫn hàng ngày mới đem lại hiệu quả nhất.
Một số bài thuốc Đông y trị viêm amidan có thể tham khảo như sau:
- Bài thuốc số 1: Chuẩn bị các nguyên liệu gồm sơn thù, sinh địa, đan bì, hoài sơn, huyền sâm, phục linh, trạch tả, tri mẫu, xạ can, thiên hoa phấn, địa cốt bì, ngưu tất theo liều lượng thích hợp. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, duy trì tối thiểu 3-4 tuần để đạt hiệu quả.
- Bài thuốc số 2: Chuẩn bị các nguyên liệu gồm sa sâm, mạch môn, xạ can, thăng ma, cát cánh, huyền sâm, ngưu tất, tang bạch bì. Sắc mỗi ngày 1 thang thuốc, chia thành 2-3 lần uống trong ngày, dùng mỗi ngày 1 thang.
- Thanh hầu bổ phế thang: Bài thuốc là thành quả nghiên cứu của Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam. Bao gồm các nguyên liệu như phật tử, kha tử, cương tàm, bạch nghệ, tân chỉ, quất hồng bì, sơn trà,… và một vài loại thảo dược phụ gia khác. Sau thời gian 2-3 tháng sử dụng, người bệnh có thể trị khỏi hoàn toàn, nâng cao sức đề kháng và ngăn ngừa biến chứng viêm amidan.
Mẹo dân gian cải thiện triệu chứng bệnh viêm amidan
Nếu người bệnh ở giai đoạn mới khởi phát, chưa có dấu hiệu của biến chứng viêm amidan có thể áp dụng các mẹo dân gian tại nhà để chữa trị. Cần lưu ý rằng các mẹo này chủ yếu đều là phương pháp truyền miệng từ xa xưa. Hiệu quả như thế nào còn phụ thuộc vào cơ địa và cách sử dụng bài thuốc của người bệnh.
Dưới đây là một số bài thuốc và cách kết hợp hiệu quả nhất mà bệnh nhân có thể tham khảo để ngăn ngừa biến chứng viêm amidan:
- Mật ong – tắc: Mẹo điều trị này tương đối hiệu quả, được sử dụng phổ biến, giúp cải thiện tình trạng ho, đau họng ở người bệnh. Chuẩn bị tắc (quất), cắt đôi và cho toàn bộ vào lọ thủy tinh nhỏ. Thêm mật ong nguyên chất vào lọ, ngâm tối thiểu 3-4 ngày là có thể sử dụng. Mỗi lần dùng 1-2 thìa pha với nước ấm, duy trì 2-3 lần/ngày
- Lá hẹ: Chuẩn bị một nắm lá hẹ, rửa sạch, thái nhỏ và cho vào bát. Thêm 2-3 viên đường phèn vào bát, chưng cách thủy hỗn hợp từ 15-20 phút. Khi sử dụng, chắt lấy phần nước cốt và uống khi còn ấm nóng để hiệu quả điều trị tốt nhất.
- Rau diếp cá: Người bệnh chuẩn bị một nắm lá diếp cá và một bát nước vo gạo. Cho nguyên liệu vào nồi và đun sôi hỗn hợp từ 10-15 phút. Khi dùng chắt lấy phần nước để uống. Bài thuốc này có vị tanh đặc trưng của rau diếp cá nên khó áp dụng cho đối tượng kén ăn.
- Bột nghệ: Kết hợp bột nghệ với sữa cũng là mẹo điều trị ngăn ngừa biến chứng viêm amidan hiệu quả. Chuẩn bị một cốc sữa tươi, thêm 1-2 thìa bột nghệ, khuấy đều đến tan hoàn toàn (chú ý làm nóng sữa).
Bài viết trên đã cung cấp tới người bệnh những thông tin cần biết về biến chứng viêm amidan. Để chủ động ngăn ngừa và điều trị hiệu quả nhất, người bệnh nên đi khám tại các cơ sở y tế ngay ở giai đoạn khởi phát của bệnh. Đồng thời, điều chỉnh chế độ ăn uống và nghỉ ngơi để bệnh nhanh chóng dứt điểm hoàn toàn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!