Chàm môi và cách chữa trị hiệu quả nhất hiện nay

Chàm môi là một dạng bệnh da liễu khiến da môi bị ửng đỏ, đau rát, xuất hiện mụn nước và bong da, nứt nẻ. Điều này gây cho người bệnh sự khó chịu và phiền toái. Không những thế, nó còn khiến họ thiếu tự tin. Vậy, triệu chứng bệnh như thế nào? Chữa trị như thế nào cho nhanh khỏi? Hãy tìm hiểu ngay sau đây.

Bệnh chàm môi là gì? Có nguy hiểm không?

Bệnh chàm môi hay còn gọi là viêm môi do chàm. Đây là bệnh da liễu mãn tính, mang đến cho người bệnh nhiều sự khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt và giao tiếp. Bệnh thường xuất hiện với các nốt ban đỏ, chuyển thành mụn nước li ti sau đó vỡ ra, đóng vảy và bong da. Nguyên nhân gây bệnh bao hàm cả yếu tố nội sinh và ngoại sinh.

Chàm môi là dạng bệnh da liễu ảnh hưởng đến sinh hoạt và giao tiếp của người bệnh
Chàm môi là dạng bệnh da liễu ảnh hưởng đến sinh hoạt và giao tiếp của người bệnh

Giống như các loại chàm ở những vị trí khác, chàm ở môi cũng có nhiều mức độ khác nhau. Xác định bệnh này có nguy hiểm không còn tùy vào mức độ của bệnh. Thông thường, chàm môi có xu hướng mãn tính, tái đi tái lại nhiều lần. Nếu không điều trị dứt điểm, nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Bệnh chàm này không lây nhiễm từ người sang người, cũng không khiến cho sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng trầm trọng. Cho nên, vấn đề bị chàm da môi có nguy hiểm không thì bạn hoàn toàn yên tâm. Bệnh chàm môi không nguy hiểm tính mạng, mà nó chỉ gây nên những tổn thương da vùng môi, làm cho người bệnh khó chịu và mất thẩm mỹ.

Nguyên nhân bệnh chàm môi

Nguyên nhân môi bị chàm cho tới nay vẫn chưa được tìm ra. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các chất kích ứng hay các yếu tố gây dị ứng khiến cho tỷ lệ chàm môi bùng phát nhiều hơn. Sau đây là một vài yếu tố khiến tình trạng bệnh gia tăng:

  • Yếu tố di truyền

Nếu như trong gia đình, có người thân bị các bệnh lý về chàm, hen suyễn, dị ứng, viêm da… thì tỷ lệ mắc chàm môi của bạn sẽ cao hơn những người khác.

  • Tâm lý căng thẳng

Khi thần kinh căng thẳng sẽ khiến cho bệnh này bị bùng phát nhanh chóng. Do vậy, đây được xem là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến cơ chế hình thành và phát triển bệnh.

Những yếu tố khiến bệnh chàm môi bùng phát
Những yếu tố khiến bệnh chàm môi bùng phát
  • Tiếp xúc với chất kích ứng

Nguyên nhân gây chàm trên môi còn được xác định bởi tiếp xúc với các chất kích ứng. Đó là những sản phẩm son môi, kem đánh răng hay thuốc điều trị bệnh…

  • Thay đổi thời tiết

Thời tiết thay đổi đột ngột khiến cho da môi bị ảnh hưởng và kích thích. Điều này khiến cho kháng nguyên sản sinh và bùng phát các triệu chứng bệnh.

  • Rối loạn nồng độ hormone trong cơ thể

Sự thay đổi trong nồng độ hormone sẽ là một yếu tố tạo điều kiện thuận lợi để bệnh chàm môi xuất hiện.

Ngoài ra, bệnh này còn có thể xảy ra do các bệnh lý về đường hô hấp, hút thuốc lá, thói quen liếm môi hoặc ở những người suy giảm hệ miễn dịch như HIV, giang mai, tiểu đường…

Triệu chứng bệnh chàm môi và phân loại

Bệnh có những triệu chứng mà người bệnh có thể nhận thấy như sau:

  • Ban đầu, môi xuất hiện tình trạng khô rát và ửng đỏ. Da môi bị ngứa và có biểu hiện khô rát.
  • Sau thời gian ngắn, bờ môi có những vết nứt nẻ, màu môi thâm lại do suy giảm sắc tố.
  • Sau đó da môi bong ra, gây đau đớn và khó khăn trong ăn uống.
Triệu chứng bệnh chàm môi
Triệu chứng bệnh chàm môi
  • Đến giai đoạn sau, người bệnh cảm thấy mức độ ngứa rát và đau đớn tăng lên. Trên viền môi có những mụn nước li ti. Da môi ngày càng khô ráp, các vết nứt cũng sâu hơn.
  • Giai đoạn nặng hơn, môi sẽ bị lở loét, sưng tấy, gây khó khăn trong ăn uống và giao tiếp.

Sau đây là một số loại chàm môi thường gặp:

  • Viêm môi tiếp xúc kích ứng: Đây là tình trạng xảy ra khi da môi tiếp xúc với các chất gây kích ứng như thời tiết, son môi, ánh nắng… Da môi bị mất nước, mất đi khả năng miễn dịch và xuất hiện các triệu chứng lâm sàng.
  • Viêm môi tiếp xúc dị ứng: Đây là thể chàm xảy ra khi môi bị dị ứng và sinh ra các triệu chứng khi tiếp xúc với kem đánh răng, son môi, thuốc…
  • Viêm môi bong vảy: Thể chàm da môi này thường gặp khá phổ biến. Da môi bị bong và có xu hướng tái đi tái lại. Đây là thể chàm tự phát và thường không xác định được nguyên nhân.

Bệnh chàm môi và cách chữa trị

Bệnh chàm ở môi là một dạng bệnh lý da liễu khó điều trị dứt điểm nên chúng thường bị đi bị lại nhiều lần. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và biết cách trị đúng cách thì tình trạng bệnh hoàn toàn có thể cải thiện. Sau đây là một số cách chữa chàm cho môi nhanh khỏi nhất.

Cách chữa chàm môi tại nhà

Hoàn toàn có thể chữa bệnh chàm môi ngay tại nhà thông qua những phương pháp dưỡng da môi, ăn uống hay các mẹo từ dân gian.

Cụ thể như sau:

Về chế độ ăn uống

  • Người bị bệnh chàm môi cần tránh xa những loại thực phẩm có khả năng gây kích ứng như các loại hải sản, đậu phộng, đậu tương, các loại thịt có tỷ lệ đạm cao như thịt bò, nội tạng động vật.
  • Nên tích cực bổ sung rau xanh và các loại hoa quả để tăng cường vitamin và khoáng chất.
  • Tránh xa các loại đồ uống có chứa chất kích thích như bia, rượu, cà phê …
Chữa chàm môi tại nhà bằng mật ong
Chữa chàm môi tại nhà bằng mật ong

Thực hiện chế độ chăm sóc và sinh hoạt khoa học

  • Uống đủ nước, dưỡng môi bằng các loại thảo dược tự nhiên.
  • Không nên sử dụng những loại son có tỷ lệ chì cao.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng mặt, nhất là đôi môi.
  • Có giờ giấc ngủ nghỉ khoa học.
  • Không nên thức khuya.
  • Tạo cho tinh thần sự thoải mái, hạn chế căng thẳng.

Ngoài ra, người bị bệnh có thể áp dụng các mẹo trị chàm môi như lấy lá sim hoặc lá ổi rửa sạch, đun sôi lấy nước cô đặc. Dùng nước đó bôi lên môi nhiều lần trong ngày. Người bệnh cũng có thể sử dụng mật ong, dầu dừa hay nha đam bởi đây là những chất giúp dưỡng ẩm môi rất tốt.

Chữa chàm môi bằng lá ổi
Chữa chàm môi bằng lá ổi

Thuốc trị chàm môi

Chàm ở môi là một bệnh khó chữa khỏi hoàn toàn và nó rất dễ tái phát. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và biết cách chữa trị thì tình trạng bệnh sẽ được cải thiện đáng kể. Sau đây là một số loại thuốc thường được sử dụng.

  • Kem bôi trị chàm môi Corticoid

Corticoid được mệnh danh là thần dược, hỗ trợ hiệu quả trong điều trị các loại chàm da, trong đó có chàm da môi. Đây là loại kem bôi da có tác dụng chống viêm, giảm ngứa, giảm đau rát. Thoa một lớp kem mỏng lên vùng da bị tổn thương, người bệnh sẽ nhanh chóng cảm nhận được sự êm dịu trên da và giảm sưng tấy.

Thuốc trị chàm môi
Thuốc trị chàm môi

Sử dụng kem chứa corticoid cần tuân theo chỉ dẫn của thầy thuốc, việc lạm dụng thuốc sẽ gây nên những tác dụng phụ nguy hiểm, thậm chí hoại tử da.

  • Thuốc trị chàm kháng histamin

Đây cũng là thuốc dùng để điều trị chàm môi được nhiều bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân. Thuốc giúp giảm các triệu chứng bệnh. Mặc dù được đánh giá là không gây ra nhiều tác dụng phụ nhưng sử dụng thuốc dễ gây buồn ngủ, buồn nôn, do đó, cẩn trọng khi tham gia lái xe, vận hành máy móc.

  • Kem dưỡng ẩm

Đây là một trong những biện pháp giúp cho môi có được độ ẩm cẩn thiện, cải thiện tình trạng khô môi, bong da. Tuy nhiên, nên dùng những sản phẩm dược uy tín và có nguồn gốc thiên nhiên để đảm bảo an toàn cho da, tránh kích ứng.

  • Thuốc kháng sinh

Trong các trường hợp người bệnh chàm môi bị nhiễm trùng, viêm nhiễm nặng thì bác sĩ sẽ chỉ định thêm thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, việc này cần tuân theo chỉ dẫn tuyệt đối của bác sĩ.

Trị chàm môi bằng Đông y

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì việc điều trị chàm môi bằng Đông y đảm bảo an toàn cao, có hiệu quả lâu dài, phù hợp với cơ địa người Á Đông. Do đó, nhiều người đã lựa chọn cách chữa bệnh này thay vì sử dụng thuốc Tây y. Sau đây là một số bài thuốc trị chàm môi bằng Đông y theo các phương thức uống, bôi và ngâm rửa.

Bài thuốc Đông y dạng uống

  • Bài thuốc 1

Nguyên liệu bao gồm hoạt thạch, kim ngân hoa, sinh địa mỗi loại 20 gram. Các loại thuốc sau, mỗi loại 12 gram: Đạm trúc diệp, khổ sâm, hoàng bá, hoàng cầm, phục linh, bạch tiễn bì. Cho tất cả các loại thuốc trên vào ấm đun cùng 1 lít nước. Đun sôi cho đến khi lượng nước trong ấm còn khoảng 300ml thì tắt bếp. Đợi cho nước ấm, chắt lấy nước uống hàng ngày, mỗi ngày 2 đến 3 lần.

Chữa chàm môi bằng Đông y an toàn, hiệu quả
Chữa chàm môi bằng Đông y an toàn, hiệu quả
  • Bài thuốc 2

Chuẩn bị các loại thuốc sau: 16 gram trạch tả, 20 gram nhân trần. Các vị sau mỗi loại 12 gram: Trư linh, bạch tiễn bì, hậu phác, phục linh. Cho tất cả nguyên liệu vào ấm đun cùng 1 lít nước. Đun đến khi nước trong ấm cạn khoảng 300ml thì tắt bếp. Chắt lấy nước uống đều đặn một lần trong ngày, bệnh sẽ thuyên giảm và biến mất.

Thuốc chữa chàm môi bằng Đông y dạng bôi

Chuẩn bị các vị hùng hoàng, tang bạch bì, thiên mã hồ, giã nát hoặc đun với nước đến khi cô đặc thành cao bôi lên môi. Kiên trì thực hiện hàng ngày sẽ giúp tái tạo da môi, giảm các triệu chứng khô môi, bong tróc và chàm môi sẽ nhanh chóng được chữa khỏi.

Thuốc Đông y chữa chàm môi dạng ngâm rửa

  • Bài thuốc 1

Lấy một lượng vừa đủ các nguyên liệu sau: Trầu không, mò trắng, ích nhĩ tử, ô liên rô… Rửa sạch và đem tất cả những nguyên liệu này đun cùng nước cho đến khi sôi. Để cho nước ấm, dùng bôi trực tiếp lên da môi.

Đây là phương thuốc kháng viêm, sát khuẩn vùi vậy sử dụng hàng ngày sẽ giúp vùng da chàm môi nhanh lành và phát huy hiệu quả chữa bệnh.

  • Bài thuốc 2

Sử dụng 20 gram xà sàng tử, 10 gram kinh giới, 50 gram ngải cứu, 5 gram phèn xanh và 50 gram vỏ núc nác. Tất cả các vị thuốc này đun cùng khoảng 3 đến 4 lít nước. Khi nước sôi để nguội và ngâm cúi mặt, ngâm môi vào nước trong khoảng 10 phút. Một ngày nên thực hiện vài lần để có hiệu quả tốt nhất. Thường thì sử dụng đều đặn từ 5 đến 7 ngày sẽ có hiệu quả.

Những cách ngăn ngừa chàm môi bùng phát

Chàm môi là một dạng bệnh lý khó điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể ngăn ngừa bệnh bằng một số biện pháp sau đây:

  • Vệ sinh sạch sẽ cho đôi môi nhất là sau khi ăn uống hay sau khi sử dụng mỹ phẩm. Nên tẩy tế bào chết cho môi để da môi luôn khỏe mạnh.
  • Cung cấp độ ẩm cần thiết cho môi bằng cách uống đủ nước, sử dụng các loại kem dưỡng ẩm có nguồn gốc thiên nhiên như dầu dừa, mật ong.
  • Không nên dùng các loại son môi có chứa chì, tốt nhất hãy ưu tiên những sản phẩm làm đẹp từ thiên nhiên.
  • Khi thấy môi khô không được liếm môi mà hãy uống nước, hoặc bôi kem dưỡng ẩm.
  • Bổ sung nhiều vitamin, ăn nhiều hoa quả và rau xanh. Không nên dùng những loại thực phẩm dễ gây kích ứng như hải sản, đậu phộng, đậu tương…
  • Không nên ăn đồ cay nóng, dầu mỡ bởi chúng sẽ khiến cho môi bị sưng và đau xót nhiều hơn.

Trên đây là những thông tin về bệnh chàm môi và một số cách chữa trị chàm môi nhanh khỏi và hiệu quả nhất. Hy vọng những chia sẻ từ bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về chứng bệnh này và có các biện pháp chữa trị đúng cách. Chú ý ngăn ngừa bệnh chàm môi để có một đôi môi đẹp, căng tràn sức sống!

Nên đọc:

4.7/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *