Bệnh chàm hóa: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa hiệu quả
Bảng tóm tắt
Bệnh chàm hóa là tình trạng do vi nấm gây ra. Bệnh không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày mà còn gây mất thẩm mỹ cho người mắc phải. Vậy, nguyên nhân nào gây ra bệnh chàm hóa và cách điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Chàm hóa là gì?
Bệnh chàm hóa được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như bệnh viêm da chàm hóa, bệnh eczema, bệnh tổ đỉa hoặc viêm da cơ địa. Hiểu đơn giản đây là một bệnh viêm da cấp hoặc mãn tính. Khi bị chàm, vùng da của người bệnh sẽ có những biểu hiện bất thường. Viêm da chàm hóa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính không phân biệt bất kỳ ai.
Người bệnh thường bị tái phát theo đợt, vì thế rất khó khăn trong việc chẩn đoán cũng như điều trị. Các vùng da như khuỷu tay đầu gối, vùng da mềm, chỗ kín, vùng nếp gấp trên cơ thể thường là những vị trí dễ mắc phải. Khi bị bệnh, những vùng da này sẽ bị sẩn ngứa chàm hóa rất khó chịu ảnh hưởng nhiều tới thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Bệnh chàm hóa cũng giống như các thể chàm thông thường, có diễn biến đan xen từng đợt, chu kỳ tăng hoặc giảm mức độ có thể tùy theo mùa, các giai đoạn bệnh xen kẽ nhau. Nhưng triệu chứng thường kéo dài dai dẳng.
Bên cạnh đó, còn một số thể chàm lâm sàng khác như:
- Chàm dị ứng tiếp xúc
- Chàm tiếp xúc
- Bệnh tổ đỉa
- Viêm da thần kinh,
- Chàm tiết bã
- Chàm thể đồng tiền
- Viêm da ứ đọng
Những nguyên nhân gây chàm hóa da
Có rất nhiều nguyên nhân gây chàm hóa da, căn nguyên do người bệnh bị chàm da nhưng không điều trị hoặc điều trị không hiệu quả khiến da bị tổn thương nặng hơn. Cũng có thể do những yếu tố ngoại sinh làm ảnh hưởng tới da khiến vùng da bị chàm hóa.
Cơ chế bệnh khá phức tạp, nhưng theo các chuyên gia da liễu, một số nguyên nhân gây chàm hóa da có thể kể đến là:
- Do di truyền
Yếu tố không thể thay đổi được là do di truyền trong gia đình, chủng tộc. Trẻ em sẽ có nguy cơ bị chàm hóa da nếu như phụ huynh đã từng bị hoặc gặp phải các bệnh viêm da dị ứng. Nếu cả bố và mẹ đều bị bệnh viêm da dị ứng, thì nguy cơ mắc chàm hóa sẽ cao hơn.
- Do cơ địa
Các rối loạn thường gặp như rối loạn chức năng tiêu hóa, bài tiết, rối loạn nội tiết tố, gặp các vấn đề về rối loạn thần kinh… cũng là nguyên nhân gây ra bệnh chàm hóa.
- Do yếu tố dị nguyên
Dị nguyên là những yếu tố từ môi trường bên ngoài, bao gồm các hóa chất độc hại, mỹ phẩm kém chất lượng, bụi bẩn… Các chất này tiếp xúc da lâu ngày, đặc biệt khi da bị tổn thương, sẽ tạo thành phản ứng miễn dịch làm cho bạn bị ngứa, gãi nhiều, dần dần dẫn tới sẩn ngứa chàm hóa.
Chàm hóa cũng có thể được khởi phát từ chính nguồn thức ăn mà bạn ăn hàng ngày. Có rất nhiều người bị dị ứng với hải sản, một số thực phẩm đặc thù, những đồ ăn cay nóng… hoặc thiếu hụt vitamin do chế độ ăn không hợp lý.
- Do suy giảm hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sức đề kháng cho cơ thể chống lại một số tác nhân gây hại đến con người, giúp con người tránh xa bệnh tật. Khi hệ miễn dịch bị suy giảm cơ thể bạn sẽ bị nhiễm nhiều bệnh hơn và chàm hóa da cũng có thể nằm trong số đó.
- Nguyên nhân khác
Chàm hóa da cũng có thể do một vài nguyên nhân khác như: Cơ thể không được cung cấp đầy đủ độ ẩm, khiến da khô nứt nẻ thường xuyên; Căng thẳng kéo dài khiến bệnh chàm trở nên nặng hơn gây nên tình trạng chàm hóa.
Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm hóa da
Vì bệnh chàm hóa da là bệnh da liễu do bị chàm da trong thời gian dài hình thành nên. Mỗi giai đoạn bệnh sẽ có biểu hiện khác nhau và từng đối tượng người bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, do là bệnh da liễu nên có thể nhận biết các tổn thương bằng mắt thường.
Bệnh viêm da chàm hóa xuất hiện các biểu hiện cụ thể như:
- Người bệnh thấy có những mảng mẩn ngứa trên da, đi kèm với đó là vùng da có màu đỏ, có các nốt sần có thể là mụn nước hoặc tổn thương bị mưng mủ tập trung thành đám.
- Các mảng đỏ do sẩn ngứa chàm hóa rất khó chịu, người bệnh càng gãi sẽ càng thấy ngứa và tổn thương nặng hơn.
- Vùng da bị chàm hóa có thể xù xì, xuất hiện như lớp sừng nhìn kém thẩm mỹ.
- Khi tình trạng viêm da chàm hóa kéo dài, sẽ thấy các tổn thương trên da rõ hơn: Vùng da sưng đỏ, có dịch chảy ra, xung quanh da nhẵn bóng, có vảy, lên da non thậm chí da chết thành từng mảng, bề mặt thô ráp.
- Bệnh thường xuất hiện ở các vị trí nếp gấp trên cơ thể như khuỷu tay, sau gáy, sau đầu gối, vùng má, vùng bẹn, bề mặt mông.
Khi thấy những dấu hiệu này, rất có thể bạn đã bị chàm hóa da. Lúc này, nên tới cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám và điều trị sớm nhất, tránh những biến chứng nguy hiểm.
Chàm hóa da có lây nhiễm không? Nguy hiểm không?
Nếu không may bị bệnh, chắc hẳn rất nhiều người sẽ có chung thắc mắc không biết bệnh chàm hóa da có lây nhiễm không. Các triệu chứng chàm hóa khiến căn bệnh này trở nên đáng sợ với nhiều người. Từ đó, họ có tâm lý lo sợ bị lây lan, gây lo lắng kéo dài.
Trên thực tế, bệnh chàm không lây nhiễm từ người sang người. Nhưng có rất nhiều trường hợp người bị chàm hóa da kéo dài, vùng da bị tổn thương và viêm nhiễm nặng. Một khi không điều trị kịp thời và đúng cách khiến chúng trở thành môi trường cho vi khuẩn xâm nhập.
Các vi khuẩn và vi nấm này rất dễ phát tán ra môi trường bên ngoài và lây nhiễm cho những người khác gây ra các bệnh lý về da liễu. Việc lây nhiễm này không hề liên quan đến bệnh chàm trên da vậy nên bạn không nên quá lo lắng về vấn đề này.
Tuy vậy, không nên chủ quan với bệnh lý này. Về cơ bản, bệnh chàm hóa da không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại gây mất thẩm mỹ, khó chịu và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu không khắc phục sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng như:
- Khiến da thô ráp xù xì, gây ra cảm giác ngứa ngáy liên tục làm giảm chất lượng cuộc sống.
- Khi bị ngứa bệnh nhân thường gãi nhiều điều này có thể khiến vùng tổn thương bị trầy xước và chảy máu. Nếu tình trạng này diễn ra nhiều lần có thể gây nhiễm trùng da.
- Người bệnh vì liên tục phải lo lắng về bệnh chàm hóa da mà trở nên mất tập trung, cơ thể suy nhược, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe thể chất và tinh thần.
- Vùng da bị chàm hóa trở nên xấu xí, người bệnh sẽ ngại tiếp xúc với người khác, nhất là khi bị chàm hóa ở vùng da hở. Chính điều này khiến cho nhiều người đánh mất đi không ít cơ hội của bản thân.
Có thể thấy bệnh chàm hóa da tác động không nhỏ tới sức khỏe cũng như tinh thần của người bệnh. Do đó, việc điều trị sớm tại cơ sở y tế chuyên khoa chất lượng là cách tốt nhất giúp bạn giải quyết tình trạng bệnh lúc này.
Điều trị chàm hóa da như thế nào?
Như đã trình bày ở trên, chàm hóa da là một bệnh da liễu không phân biệt bất kỳ bệnh nhân nào, vì thế ai cũng có nguy cơ mắc phải. Do da là cơ quan lớn nhất trên cơ thể và thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường bên ngoài, bởi vậy, việc điều trị và phòng ngừa chàm hóa sẽ càng khó khăn hơn.
Chế độ chăm sóc tại nhà và các mẹo
Chế độ chăm sóc tại nhà và các mẹo dưới đây có thể giảm thiểu triệu chứng bệnh.
- Vệ sinh tắm rửa: Tránh tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh, không ngâm nước lâu. Nên dùng sản phẩm sữa tắm dịu nhẹ cho làn da đã được bác sĩ tư vấn. Sau khi tắm, thấm khô cơ thể, không được lau mạnh và nên thoa kem dưỡng ẩm để hạn chế khô da.
- Tránh cào gãi: Cắt ngắn và mài nhẵn móng tay, hạn chế gãi, vì điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da.
- Biết nên ăn gì và không nên ăn gì khi bị chàm hóa: Khi bị chàm hóa bạn cần kiêng một số thực phẩm dễ gây kích ứng như đồ ăn thức uống có chất kích thích, các loại hải sản và đồ ăn cay nóng… vì chúng dễ gây dị ứng. Bên cạnh đó, cần phải bổ sung đủ nước mỗi ngày, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để cung cấp cho cơ thể những vitamin cần thiết.
Không chỉ chú ý tới việc chăm sóc da bị chàm hóa bạn có thể áp dụng một vài bài thuốc dân gian để giảm thiểu những triệu chứng khó chịu của bệnh như:
- Tắm nước lá khế: Lá khế rửa sạch sau đó cho vào nồi nước đun tắm hàng ngày. Thành phần trong lá khế có khả năng kháng khuẩn giảm kích ứng trên da.
- Lau vết thương với nước lá lốt: Dùng một nắm lá lốt rửa sạch cho một chút muối vào đun sôi sau đó dùng khăn ấm thấm nước lá lốt và lau nhẹ nhàng vùng da bị tổn thương.
- Rửa vết thương bằng nước muối sinh lý: Dùng dung dịch nước muối sinh lý có nồng độ phù hợp để vệ sinh da mỗi ngày, đây là cách đơn giản giúp ngăn chặn nhiễm trùng trên da. Tuy nhiên bạn cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ và dùng loại nước muối phù hợp vì nếu lượng muối quá nhiều có thể gây mất nước trên da, khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
- Mật ong và nghệ: Bôi hỗn hợp mật ong và tinh bột nghệ lên vết chàm hóa, thành phần của mật ong và tinh bột nghệ đều có khả năng sát khuẩn, kháng sinh và giúp da được tái tạo.
Điều trị chàm hóa theo Tây y
Đối với chàm hóa da nhẹ, người bệnh có thể sử dụng thuốc bôi ngoài da, nhưng hầu hết những loại thuốc này chỉ giải quyết tạm thời các triệu chứng ngứa và đỏ da. Tốt nhất, bạn nên tới cơ sở y tế, tại đây tùy vào từng mức độ và biểu hiện bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp. Bao gồm cả thuốc uống và thuốc bôi.
Có thể là:
- Thuốc bôi ngoài da để giảm ngứa: Thường sẽ là các loại gel, kem bôi da chứa kẽm, corticoid, axit salicylic…
- Thuốc mỡ: Các loại thuốc mỡ có khả năng cô lập, chống viêm tại vùng da bị tổn thương như Synalar, Celestoderm… Những loại này sẽ tránh nguy cơ lây lan và nhiễm trùng da.
- Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh sẽ giúp bạn chống viêm tại vùng da bị chàm hóa tốt hơn.
Thuốc Tây điều trị chàm có ưu điểm là hiệu quả nhanh, tiện lợi. Nhưng lại có nhược điểm là không điều trị được nguyên nhân gây bệnh. Không nên dùng kéo dài hoặc tự ý sử dụng mà chưa được bác sĩ cho phép.
Có thể ngăn ngừa chàm hóa da?
Bên cạnh việc điều trị bệnh chàm hóa da, các biện pháp ngăn ngừa chàm hóa để bệnh không tái phát hoặc giúp bản thân không bị bệnh cũng là điều quan trọng. Một chế độ sinh hoạt phù hợp, thói quen chăm sóc da khoa học sẽ rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa chàm hóa da:
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể
Hãy đảm bảo mỗi ngày bạn nạp vào cơ thể khoảng 2 – 2,5 lít nước để có một sức khỏe tốt. Nước sẽ cung cấp độ ẩm tốt cho làn da, giúp cơ thể loại bỏ mọi độc tố xấu.
- Một chế độ dinh dưỡng phù hợp
Một chế độ dinh dưỡng với đầy đủ rau xanh, hoa quả, protein, chất chống oxy hóa và các vitamin cần thiết từ nguồn thực phẩm sạch sẽ là cách phòng bệnh chàm hóa da tốt nhất. Ngoài ra, hãy nói không với các thực phẩm khiến bạn bị dị ứng, những thực phẩm gây kích ứng cho cơ thể. Nếu bạn chưa biết nên ăn gì, không nên ăn gì khi bị chàm, có thể tham vấn chuyên gia dinh dưỡng.
- Có chế độ sinh hoạt khoa học
Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ, tắm rửa đúng cách vừa phòng chống các bệnh da liễu nói chung và viêm da chàm hóa nói riêng. Nên giặt khăn tắm mỗi ngày, sử dụng quần áo thoáng mát thoải mái tránh bó sát. Sử dụng các loại sữa tắm, dầu gội dịu nhẹ có nguồn gốc từ thiên nhiên. Sau khi tắm, thấm da nhẹ nhàng bằng khăn khô mềm để giữ độ ẩm cho cơ thể.
Ngoài ra, bạn nên chú ý tới việc giữ ẩm cơ thể đặc biệt sau lúc tắm. Không nên tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh, tuyệt đối không lạm dụng các chất tẩy rửa mạnh. Nghỉ ngơi điều độ tránh căng thẳng, nên biết cân bằng công việc và cuộc sống để bản thân luôn có khoảng thời gian được thư giãn.
Với những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp hi vọng sẽ giúp bạn trang bị thêm kiến thức để hiểu rõ hơn chàm hóa là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách phòng ngừa viêm da chàm hóa. Từ đó giúp bạn cũng như gia đình luôn khỏe mạnh, tránh được nguy cơ bệnh lý nói trên. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!