Da bị nổi mụn nước và ngứa do đâu? Cách điều trị hiệu quả và an toàn
Bảng tóm tắt
Da bị nổi mụn nước và ngứa xảy ra khá phổ biến khiến cho người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt. Vậy nổi mụn nước và ngứa nguyên nhân do đâu? Có nguy hiểm không? Có cách nào điều trị hiệu quả tại nhà?
Da bị nổi mụn nước và ngứa là bệnh gì?
Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần cho biết: “Da bị nổi mụn nước và ngứa là tình trạng hình thành các nốt nổi mẩn đỏ, chứa đầy chất lỏng có màu trắng, trong, vàng hoặc lẫn với máu, thường xuất hiện trên da. Mụn nước thường có kích thước 5 – 10mm. Đây là phản ứng để bảo vệ cơ thể khỏi bị tổn thương. Mụn nước cần thời gian chữa lành khá lâu, tuy nhiên người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp đẩy nhanh quá trình hồi phục và tái tạo da.”
Hầu hết mụn nước có chứa chất lỏng trong suốt (huyết thanh). Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mụn có thể chứa máu, mủ hoặc vi khuẩn khi người bị nhiễm trùng. Một số loại bệnh về da có dấu hiệu nổi mụn nước và ngứa như:
- Thủy đậu: Tạo ra các nốt mụn nước nhỏ, đóng vảy có thể gây ngứa hoặc không ngứa ở các vị trí khác nhau của cơ thể.
- Bệnh chốc lở: Thường phổ biến ở trẻ dưới 2 tuổi. Mụn nước thường xuất hiện ở cánh tay, chân. Tuy nhiên, bệnh có thể xuất hiện ở các vùng lân cận hoặc toàn bộ cơ thể.
- Bệnh tổ đỉa: Khiến da bị nổi mụn nước và ngứa ngáy, khó chịu.
- Bệnh chàm: Gây ra tình trạng mụn nước kèm theo nhiều vết nứt nẻ, đóng vảy, bong tróc, ngứa và đôi khi có thể bị chảy dịch.
- Pemphigus: Đây là tình trạng hệ miễn dịch tấn công lại các phân tử kết dính của da và gây ra tình trạng nổi mụn nước.
Nguyên nhân khác khiến da bị nổi mụn nước và ngứa
Ngoài những bệnh lý về da kể trên, còn có rất nhiều nguyên nhân khác cũng gây ra tình trạng da bị nổi mụn nước và ngứa. Tuy nhiên, các tác nhân phổ biến có thể kể đến như:
- Tác động của nhiệt độ: Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh sẽ làm cho vi khuẩn, bụi bẩn, mồ hôi bị tích tụ trên da gây ngứa và từ đó hình thành các nốt mụn nước. Vì vậy, người bệnh cần mặc quần áo phù hợp với thời tiết để hạn chế những tổn thương trên da và gây tình trạng nổi mụn nước toàn thân.
- Ảnh hưởng của hóa chất: Đôi khi tình trạng da bị nổi mụn nước và ngứa ở một bộ phận hoặc khắp cơ thể có thể do ảnh hưởng của hóa chất (mỹ phẩm, sản phẩm tẩy rửa, dung môi,…).
- Do lực ma sát: Ma sát lặp đi lặp lại nhiều lần cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tình trạng mụn nước ngứa ở nhiều người bệnh. Những mụn này thường xuất hiện tay hoặc lòng bàn chân. Vì đây là những nơi thường xuyên gặp sự tác động lặp lại bởi các hoạt động sinh hoạt trong ngày.
- Vỡ mạch máu dưới da: Khi mạch máu bị vỡ, máu có thể bị rò rỉ vào trong các khoảng trống ở bên dưới da và hình thành các nốt phồng rộp da. Tình trạng này thường khiến cho các nốt mụn nước có màu đỏ, hồng nhạt và chứa đầy máu.
- Bệnh lý ở gan, thận: Gan, thận là những cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc đào thải độc tố có hại ra khỏi cơ thể. Khi bị tổn thương, chức năng của chúng bị suy giảm, chất độc không được loại bỏ hết ra ngoài mà tích tụ dưới da khiến cho da bị nổi mụn nước và ngứa.
- Vệ sinh da kém: Làn da không được vệ sinh thường xuyên sạch sẽ và đúng cách sẽ tích tụ nhiều mồ hôi, bụi bẩn. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus và nấm có cơ hội phát triển gây ra viêm da, da bị nổi mụn nước và ngứa.
Bên cạnh đó, theo ý kiến chuyên môn về YHCT, bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần đánh giá da bị nổi mụn nước và ngứa có thể xuất phát từ những yếu tố bên trong cơ thể. Điển hình là các yếu tố phong, thấp, nhiệt, huyết,… Những yếu tố này tác động đến hệ thống, chức năng và hoạt động của các cơ quan bên trong, gây ra phản ứng trên các tế bào da.
Biểu hiện cụ thể khi da nổi mụn nước ngứa
Khi da bị nổi mụn nước và ngứa thường có những biểu hiện như sau:
- Da bị nổi mụn nước và ngứa ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, đặc biệt dễ tập trung tại ở kẽ chân, tay, bàn chân, bàn tay, lúc đầu kích thước nhỏ li ti nhưng sau lớn dần lên.
- Mụn nước có thể sưng đỏ, gây cảm giác vô cùng ngứa ngáy, khó chịu.
- Bên trong nốt mụn có thể có nước hoặc mủ có màu xanh, màu vàng.
- Vết mụn nước sẽ tự vỡ hoặc do chúng ta vô tình chạm vào làm vỡ, sau đó để lại sẹo thâm. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ Nhuần khuyến cáo nốt mụn bị vỡ không được xử lý đúng cách sẽ gây viêm nhiễm, mưng mủ hoặc có thể lây lan sang các vị trí da lành khác.
Bị ngứa nổi mụn nước và ngứa có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?
Da bị nổi mụn nước và ngứa có thể là triệu chứng của bệnh da liễu bình thường, sẽ tự khỏi. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng nó sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe.
Bên cạnh đó, nếu nguyên nhân gây ra tình trạng da nổi mẩn ngứa mụn nước và ngứa là do bệnh lý ngoài da như thủy đậu, bệnh lý gan, thận thì việc xác định muộn, không điều trị sớm một cách triệt để có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.
Do đó, việc xác định chính xác nguyên nhân gây ngứa da là gì và từ đó tìm biện pháp điều trị kịp thời là điều rất quan trọng để ngăn biến chứng nguy hiểm. Khi thấy những dấu hiệu dưới đây, mọi người nên chủ động khám chữa, không nên chủ quan để bảo vệ sức khỏe của bản thân.
- Ngứa khắp người nổi mụn nước, mụn bị vỡ, tạo thành mủ, sưng đau và bị nhiễm trùng.
- Da nổi mụn nước đỏ ngứa hoặc không ngứa có kèm theo các triệu chứng chóng mặt, khó thở, sưng môi, lưỡi.
- Da ngứa nổi mụn nước và ngứa xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau hoặc toàn bộ cơ thể.
- Mụn nước, ngứa mọc trong miệng, lỗ tai hay gần mắt.
Cách điều trị da bị nổi mụn nước và ngứa
Để khắc phục tình trạng da bị nổi mụn nước và ngứa bạn có thể dùng loại thuốc Tây y được bác sĩ kê đơn, hoặc Đông y kết hợp cùng với một số biện pháp dân gian nhằm giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu liên quan.
Điều trị ngứa da nổi mụn nước tại nhà bằng phương pháp dân gian
Trong trường hợp da nổi mụn nước gây ngứa ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng các biện pháp điều trị bằng phương pháp dân gian. Đây được coi là biện pháp an toàn, hiệu quả, mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí và đặc biệt người bệnh hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà.
Chườm khăn lạnh giúp giảm triệu chứng da bị nổi mụn nước và ngứa
Biện pháp dùng khăn lạnh hữu ích trong việc làm giảm hiện tượng sưng đỏ, ngứa ngáy và kích ứng ở vùng da bị ảnh hưởng.
Cách thực hiện:
- Bạn lấy một chiếc khăn sạch, cho 1- 2 viên đá vào giữa khăn rồi chườm trực tiếp lên khu vực da bị ảnh hưởng.
- Để khoảng 3 – 4 phút sẽ thấy da bớt đỏ và dịu hẳn.
- Có thể chườm khăn lạnh nhiều lần trong ngày để da dễ chịu hơn. Tránh áp đá lạnh trực tiếp lên da vì điều này sẽ khiến da bị tổn thương nghiêm trọng hơn và có nguy cơ bị bỏng nhiệt.
Điều trị da bị nổi mụn nước và ngứa bằng lô hội
Lá lô hội có chứa hàm lượng cao các vitamin và khoáng chất cùng với nước. Chúng có tác dụng trong việc dưỡng ẩm da, làm dịu kích ứng, giảm ngứa hiệu quả.
Ngoài ra, các thành phần có trong nha đam cũng hoạt động như một loại thuốc kháng khuẩn, chống viêm, giảm hiện tượng sưng đỏ, làm cho mụn nước nhanh xẹp và kích thích tái tạo các tế bào mới, ngăn ngừa thâm sẹo trên da. Chính vì vậy, da bị nổi mụn nước và ngứa bạn không nên bỏ qua cách chữa bằng lá lô hội.
Cách thực hiện:
- Chọn một lá nha đam tươi rồi rửa sạch, lọc bỏ phần vỏ xanh bên ngoài và lấy phần gel trắng bên trong.
- Bôi trực tiếp gel nha đam lên vùng da bị nổi mụn nước và ngứa, để lớp gel tự khô và sau đó rửa sạch bằng nước.
- Áp dụng mỗi ngày từ 3 – 5 lần để thấy được hiệu quả chữa bệnh viêm da, nổi mụn nước ngứa hiệu quả.
Sử dụng dầu dừa hỗ trợ điều trị ngứa nổi mụn nước toàn thân
Dầu dừa có chứa nhiều vitamin E, acid lauric, chất chống oxy hóa và một số loại axit béo lành mạnh. Chúng có tác dụng trong việc làm giảm viêm da nổi mụn nước ngứa, cân bằng độ ẩm tự nhiên, tiêu diệt vi khuẩn, nấm gây bệnh, xoa dịu cơn ngứa và ngăn ngừa nhiễm trùng da.
Cách thực hiện:
- Làm sạch và lau khô khu vực da cần điều trị.
- Lấy một ít dầu dừa thoa lên khu vực da nổi mụn nước đỏ kết hợp với việc massage nhẹ nhàng 2 – 3 phút.
- Thực hiện mỗi ngày một lần trước khi đi ngủ, lưu lại dầu dừa trên da qua đêm đến sáng hôm sau thì rửa lại mặt.
Nước chè xanh điều trị ngứa toàn thân nổi mụn nước
Nước chè xanh giàu EGCG – một chất oxy hóa mạnh, nước chè xanh hoạt động mạnh mẽ trong việc sát trùng, giảm ngứa, bảo vệ các tế bào da luôn khỏe mạnh trước sự tấn công của các tác nhân gây hại.
Việc vệ sinh da hàng ngày bằng nước chè xanh cũng có tác dụng trong việc kích thích tái tạo tế bào da. Làm những tổn thương nhanh lành mà không để lại sẹo cũng như các vết thâm cho cả da mặt nổi mụn nước ngứa.
Cách sử dụng:
- Lấy một nắm lá chè xanh ngâm với nước muối pha loãng khoảng 10 phút rồi rửa sạch, vò thật nát.
- Đun sôi 1,5 lít nước, sau đó bạn cho lá chè vào nấu thêm 5 phút nữa.
- Để nước nguội, đổ ra một cái chậu sạch để rửa vùng da bị ảnh hưởng mỗi ngày 2 – 3 lần.
- Trường hợp da bị ngứa và nổi mụn nước đỏ khắp người, hãy pha loãng chè xanh với nước sạch để tắm.
Điều trị da bị nổi mụn nước và ngứa bằng Tây y
Nếu như người bệnh sử dụng liệu pháp tự nhiên nhưng không đem lại hiệu quả như mong đợi và tình trạng nổi mụn nước đỏ trên da ngày càng trở nên trầm trọng hơn, bạn nên sử dụng thuốc Tây y được bác sĩ kê đơn để cải thiện tình trạng bệnh.
Các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định để điều trị người bị ngứa nổi mụn nước bao gồm:
- Thuốc kháng histamin: Trường hợp da bị nổi mụn nước và ngứa do mắc một số bệnh lý dị ứng như viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa thì thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định. Loại thuốc này có tác dụng trong việc ức chế hoạt động của chất trung gian gây nên phản ứng dị ứng dưới da, đồng thời làm giảm hiện tượng viêm đỏ, ngứa ngáy trên da.
- Thuốc kháng sinh: Được sử dụng trong trường hợp da bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm trùng. Bệnh nhân có thể dùng thuốc uống đối với các trường hợp bị nặng hoặc kem bôi, thuốc mỡ điều trị tại chỗ.
- Thuốc Corticoid: Thuốc thuộc nhóm này có tác dụng kháng viêm mạnh, thường được chỉ định để điều trị cho các trường hợp bị nổi mụn nước đỏ kèm theo viêm da nghiêm trọng.
- Thuốc bôi xoa dịu kích ứng trên da: Các loại thuốc này thường có chứa thành phần vitamin E, glycerin có tác dụng làm dịu cơn ngứa và tình trạng bị kích ứng nổi mẩn trên da, dưỡng ẩm, đẩy nhanh tốc độ phục hồi của các tế bào bị tổn thương.
- Sử dụng dung dịch sát trùng bên ngoài da: Chẳng hạn như xanh methylen, thuốc tím hay hồ nước. Chúng có tác dụng trong việc diệt khuẩn tại chỗ, làm sạch bề mặt bị tổn thương, ngăn ngừa nhiễm trùng hiệu quả.
Trong quá trình sử dụng thuốc để điều trị tình trạng da bị ngứa nổi mụn nước và ngứa bạn cần tuân thủ đúng theo chỉ định điều trị của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý thay đổi thuốc vì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả mang lại và khiến cho tình trạng bệnh trở lên nặng hơn.
Bác sĩ Nhuần cũng thông tin thêm, có rất nhiều bệnh nhân do chủ quan, không tìm hiểu kỹ nguyên nhân gây bệnh, tự ý dùng thuốc cũng như lạm dụng thuốc không đúng với chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ Da liễu dẫn đến kết cấu da bị ảnh hưởng, hoại tử da, nhiễm độc da, thậm chí còn gây nguy hiểm đến chức năng gan, thận. Những trường hợp này đa phần sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc chứa Corticoid để điều trị, mang lại kết quả nhanh chóng.
Cách chăm sóc tại nhà khi da bị nổi mụn nước và ngứa
Khi da bị nổi mụn nước đỏ và ngứa ngáy, khó chịu, nếu được chăm sóc tốt thì tổn thương sẽ nhanh chóng lành. Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc người bệnh tại nhà mà bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần đã chia sẻ.
- Tránh dùng tay cào, gãi hoặc lấy vật cứng chà sát mạnh vào da khiến cho mụn nước bị vỡ và làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.
- Thoa kem dưỡng ẩm cho làn da mỗi ngày để chống khô da, xoa dịu cơn ngứa. Một số dưỡng chất có trong kem dưỡng ẩm có tác dụng đẩy nhanh quá trình tổn thương dưới da. Bạn nên chọn loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ phù hợp với loại da của mình. Nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm có thành phần thiên nhiên sẽ giúp hạn chế kích ứng trên da.
- Tắm rửa vệ sinh da và thay quần áo mỗi ngày 2 lần để có thể làm sạch mồ hôi cũng như bụi bẩn tích tụ trên da, ngăn ngừa không cho vi khuẩn có cơ hội phát triển gây nhiễm trùng da.
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như thuốc nhuộm tóc, chất tẩy rửa, lông chó mèo, phấn hoa,…
- Để không phải lo lắng da bị nổi mụn nước và ngứa, bạn nên lựa chọn trang phục rộng rãi, thoáng mát, có chất liệu mềm mại để không bị cọ sát vào tổn thương.
- Vệ sinh độ dùng cá nhân, giặt giũ chăn màn thường xuyên để tránh vị khuẩn, virus có hại sinh sôi, phát triển gây ảnh hưởng đến làn da và sức khỏe.
- Ngưng sử dụng mỹ phẩm, phấn trang điểm cho đến khi vùng da bị nổi mụn nước và ngứa hoàn toàn phục hồi.
- Tránh để cho da đổ nhiều mồ hôi, hạn chế đi ra ngoài nắng vì ánh nắng sẽ làm cho bệnh thêm nặng hơn. Nếu muốn ra ngoài bạn nên mặc áo chống nắng, đeo khẩu trang, che chắn cẩn thận không để da đặc biệt vùng bị nổi mụn nước đỏ tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng gay gắt của mặt trời.
Trên đây là một số thông tin về tình trạng da bị nổi mụn nước và ngứa qua tham vấn y khoa từ bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần, bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc đẩy lùi tình trạng ngứa ngáy, khó chịu do mụn nước gây ra và phòng bệnh một cách hiệu quả. Chúc bạn có một sức khỏe thật tốt và đừng quên chia sẻ bài viết cho những người thân của bạn đang quan tâm về vấn đề này.
Ngoài ra, với những bạn đọc đang có nhu cầu tìm kiếm một địa chỉ điều trị bệnh Da liễu, da bị nổi mụn nước và ngứa an toàn, uy tín, chất lượng, chúng tôi đưa đến cho bạn gợi ý sau đây.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
hơn tháng nay tự nhiên ở mấy kẽ tay của em nổi rất nhiều mụn nước mà trời càng nóng càng ra nhiều mồ hôi thì càng ngứa dữ dội ạ, vùng da chỗ ấy còn sẩn đỏ nên nữa ạ, cho em hỏi vầy là bị bệnh gì, nên dùng cách gì để cho mấy cái mụn này nó lặn hết ạ?
Bị ghẻ nước mua thuốc Deep bôi vào là hết.
Chưa chắc đâu bạn Ph Linh ơi, mới có triệu chứng này khó nói là bệnh gì lắm, em cứ thử tắm bằng nước trà xanh vài ngày xem có hết không ,lá trà xanh giảm ngứa với mụn nhọt tốt, sau 5 ngày không đỡ thì tốt nhất em lên đi da liễu khám vì nổi mụn nước này là triệu chứng chung của rất nhiều bệnh về da.
Chị nghĩ em lên đi xét nghiệm ký sinh trùng nữa, xem có bị sán chó không vì nếu có thì cũng có triệu chứng như này, mà bao lâu rồi em chưa tẩy giun sán rôi, nếu 6 tháng rồi mà chưa tẩy giun sán thì tẩy đi em nhé, cái này nên làm đều đặn ít nhất 1 năm một lần em nhé,
ơ sao bị nổi mụn nước lại phải tẩy giun sán vậy các chị, nó có liên quan gì nhau ạ?
tẩy giun sán sẽ hạn chế được nguy cơ nhiễm sán, ký sinh trùng từ động vật, từ thức ăn mà ta ăn uống hằng ngày vì nếu người nào bị nhiễm sẽ khiến bị ngứa da dai dẳng đó em à.
mk đã đi xét nghiệm cũng không có sán hay gì cả, đi khám da liễu thì bác sĩ bảo bị bệnh tổ đỉa,chữa mấy nơi ở da liễu rồi mà không khỏi, khổ hết sức, đã xấu còn mệt mỏi với nó nữa chứ mk chỉ muốn cạo hết mấy cái mụn ấy đi thôi, nó nổi gồ lên trên da tay với chân của ,các nốt mụn nước bị vỡ nước chảy đến đâu là nó lan đến đây, còn nếu mụn nào không vỡ thì sau một thời gian sẽ hình thành lớp sừng màu vàng, rồi từ bong ra, cứ hết lớp này đến lớp khác, bạn biết chỗ nào chữa dứt điểm được bệnh này không, chứ da liễu đi mấy nơi không ăn thua.
Tổ đỉa à tớ đang điều trị đây, đi da liễu không đỡ phải chữa bằng đông y nàiii, tớ thì cũng đang uống với bôi thuốc được 10 ngày, thấy mụn nước đang khô đi rồi, ngứa cũng đỡ đi nhiều, thuốc này được bà chị cùng cơ quan mách cho, cũng khá là tin tưởng vì chị ý uống và đã khỏi cả năm nay rồi. Đây có bài báo nới về thuốc này để tớ gửi cho mà đọc có thêm thông tin về thuốc: https://vhea.org.vn/bai-thuoc-chua-to-dia-an-bi-thang-28479.html
bạn cho mk địa chỉ chỗ bạn đang điều trị với nhé, có gần Hà Nội không bạn?
Bạn nên google search ”trung tâm da liễu đông y Việt Nam” là hiện tất cả thông tin và địa chỉ cả đây, nhớ không nhầm là có cơ sở ở trung tâm ở Hà Nội đấy. Chứ mk đang điều trị ở cơ sở phía nam chỗ Đặng Dung, P. Tân Định, Quận 1 cơ.
Mọi người đang nói về thuốc gì em hóng kế với ạ, em cũng đang đau đầu với cái bệnh tổ đỉa đây?
An bì thang bạn ơi, thuốc này vừa uống vừa bôi, còn có thuốc lá ngâm rủa, ôi ngâm cái này mình thấy đỡ ngứa đi thật, dùng cái ấy mà ngâm chân tay, giảm ngứa rất nhanh.
Em thấy bài viết có nhắc đên thuốc an bì thang kìa, cái thuôc uống hình như không phải đun sắc gì phải không ạ, em thấy trong hình nó được đóng thành túi ạ.
Hừm, nó có nhiều loại lắm em ạ, thuốc em hỏi là thuốc sắc được đóng thành từng túi nhỏ, ngoài ra không phải đun sắc còn có hai loại khác là cao lỏng và dạng viên hoàn nữa. Nói chung thuốc bên này giờ nó rất là tiện, uống thuốc đông y mà không vât vả gì cả.
Mọi người ai biết bác sĩ nhuần báo nhắc đến nhiều đó đang làm việc ở đâu không ạ?
bs Nhuần à em, đang làm việc cho trung tâm da liễu đông y em ạ, muốn khám với bác sĩ thì đên địa chỉ 123 Hoàng Ngân, Hà Nội em nhé.
Bác sĩ chữa mát tay không ạ, bị chàm bác sĩ có chữa được không ạ?
Được chứ em , bác sĩ Nhuần này giỏi lắm đấy, nhưng bác sĩ hơi khó tính, hai năm trước cũng nhờ một lần tinh cờ anh biết đến bac sĩ và trung tâm, vào thời điểm đó, người anh nổi rất nhiều mụn nước, ban đầu mụn có kích thước nhỏ, sau to dần và lan sang phần da xung quanh.,mụn nước mọc theo đợt, thành từng mảng dày, mụn cứ mọc liên tục đến khoảng 1 tháng thì thấy khô lại, tạo thành vảy khô và bong ra để lại lớp da rất nhẵn, sau đó lớp da mới tái tạo, dày hơn mọc đè lên trên da rát và ngứa ngáy, ửng đỏ, rất khó chịu. Lúc đên khám với bác sĩ tình trạng cũng khá là nghiêm trọng rồi, lúc đó được bác sĩ động viên rất nhiều, khám rất kỹ kh và kê thuốc an bì thang cho anh về dùng. Anh nhớ lúc ấy bệnh cũng đỡ nhanh kiểu hợp thuốc ấy em, ngứa ngáy thì tháng thứ nhất là gần như hết rồi, mụn nước nó xẹp dần khô lại còn tháng thứ hai là da không có tróc vảy nữa, đến tháng thứ ba là hết hẳn mọi triệu chứng. Ba tháng điều trị giúp sức khỏe của anh tốt lên rất nhiều. uống thuốc mà không thấy men gan tăng gì cả, người thấy dễ chịu hơn. Anh không ngờ khỏi rồi mà vẫn được bác sĩ gọi điện cho điện hỏi tham về sức khỏe, lúc điều trị được bác sĩ gọi hỗ trợ trao đổi đã thấy bác si rất tận tâm rồi, bây giờ khỏi rồi vẫn được quan tâm như thế. Chắc nhờ như thế mà anh ổn định được hai năm rồi chăng.
cham ma van dung an bi thang a anh?
Thuốc an bì thang chữa tất cả các bệnh liên quan đến viêm da cơ địa em à, chàm, tổ đỉa, á sừng, … đều có thể dùng thuốc này để điều trị em à.
Có cách nào đặt được lịch khám với bác sĩ vào buổi tối không ạ, dạo này em bận quá, ban ngày không có thời gian đên trung tâm khám được? Mà ở đây khám quy trình nó như thế nào đấy ạ, khám hết khoảng tầm bao nhiêu đấy ạ?
Đây em đặt lịch ở link này nhé: https://www.trungtamdalieudongy.com/dat-lich-kham-online
trung tâm có nhận khám sau giờ làm đấy em ạ. Quy trình khám cũng đơn giản thôi:
Gặp lễ tân làm thủ tục khám
Gặp bs khám + soi da => tư vấn liệu trình/sản phẩm phù hợp
Gặp lễ tân để thanh toán và nhận thuốc/sản phẩm
Trị liệu tại phòng trị liệu (nếu có)
Khám và soi da thì được miễn phí em nhé, chỉ mất tiền thuốc hoặc nếu có làm trị liệu thêm thì mất thêm khoản đó thôi em à.
t bị cái tình trạng mụn nước này được hai ngày rồi, phải đến cuối tuần em mới sắp xếp thời gian đi khám được mọi người có cách gì cho em giảm ngứa tạm thời không ạ?
Trước mắt là để ý ăn uống đa em ạ, loại bỏ những thực phẩm sau ra khỏi khẩu phần ăn khi bị nổi mụn nước:
+ Bột ca cao hay chocolate
+Quả hạch và các loại hạt
+Mầm lúa mì, lúa mì và kiều mạch
+Măng tây, rau bina và bông cải xanh
+Các thực phẩm đóng hộp có chứa chất bảo quản
+Lê, chuối và sữa đậu nành
Thay vào đó uống nhiều nước rau má hoặc diếp cá, hai loại này giúp thanh nhiệt giải độc rất tốt em à.
để điều trị mụn nước ở tay có thể bôi mấy loại kem dương ẩm khá lành tính như như Vaselin, Lubriderm, Benadryl, Alavert,…sẽ hạn chế được phần nào tình trạng khô rát và ngứa da.
Bạn dùng tạm cách này nè, chỉ cần vệ sinh vùng da cần điều trị bằng nước ấm rồi dùng một lượng kem đánh răng vừa đủ để thoa 1 lớp mỏng nhẹ. Với cách này nên áp dụng từ 2 – 3 lần mỗi ngày để làm giảm ngứa và giúp mụn nước chóng khô hơn.
Dùng thế bị nặng thêm thì khổ trước mắt thì đừng đụng chạm gì đến nó cả, đẻ ý ăn uống rồi sinh hoạt thôi, còn nếu muốn giảm ngứa, giảm đau do mụn nước gây ra thì dùng cách đơn giản là chườm lạnh thôi. Nhẹ nhàng chườm lên vùng da bị nổi mụn nước trong khoảng 10 – 15 phút (nhớ chú ý vệ sinh da tay sạch sẽ sau đó dùng 2 – 3 viên đá lạnh thôi đừng lấy nhiều quá nhé cho vào trong túi vải, sau đó mới chườm lên da).
Cho e hỏi với ạ. Chân e bị 1 năm nay rồi ạ.
Tự dưng mọc mụn nước bên trong rồi chuyển sang tự khô và bong tróc ở chân .
Khi có mụn nước rất ngưa ạ.
Thời gian trước có dùng hồ nước nhưng không đơ ạ
Các bác tư vấn hộ e,
Giờ đi khám ở đâu ạ
Cảm ơn mọi người!
Đi da liêu thôi em, dùng thuốc thấy không đỡ phải đổi ngay chứ, để lâu như thế, bệnh nặng rồi khó điều trị lắm, rút kinh nghiệm em nhé.
Lần sau phải để ý vào, đi khám có thể ra da liễu tw or bạch mai, mấy chỗ này uy tín này em.
con em bị mọc mụn nước ngứa ngáy em cũng chỉ cho cháu tắm lá khoảng gần tháng rưỡi thì tự nhiên thấy mụn lặn đi, trước đấy thì ngứa nhiều con em có hay gãi mụn nước bị vỡ thế là trầy da chảy cả máu, một thời gian thì đóng vảy giờ thành sẹo, giờ em k có lo lắng mấy cái mụn nước nữa nhưng sẹo thì giờ không biết chữa kiểu gì?
Nghệ thôi em, mua nghệ dã ra rồi đắp lên chỗ sẹo ấy là đỡ em ạ.
Dùng cách ấy thấy hơi bẩn, mua dercuma nhé trị sẹo thâm tốt mà da không có bị vàng.
Bạn phải xem nó chữa khỏi hẳn hay chưa nhé, chư như con chị lúc đầu nó cũng tự lặn nhưng đến một thời gian nhất định là lại mọc lên, có chu kỳ đấy em à, cứ cẩn thận cho con đi khám lại cho chắc nhé không phải giờ k lên nữa là khỏi đâu em, không lại giống con chị chữa ba năm nay không dứt được em ạ. Sẹo cái này trị đơn giản thôi em em xay hành tây lấy nước cốt châm nên vùng da ấy lad được cách ấy chị hay dùng vì con chị cũng hay bị như con em.
Mấy bệnh về da này nhất là những người bị lâu năm thì dùng đông y mới hiệu quae bạn a, tớ mới tìm ra được bài thuốc rất hay uống khoảng gần 3 tháng là thấy da dẻ bình thường trở lại sẹo thâm cũng mờ đi được nhiều, cũng đỡ được mấy tháng nay rồi, không thấy mụn nước mọc lên gì cả, với lại con bann còn nhỏ thế kia nên chữa bằng đông y cho an toàn vì thành phần thảo dược sẽ ít ảnh hưởng đến cơ thể chứ tớ thấy nhất là dùng thuốc tây bôi vào da hay bị mòn lắm. Để tớ gửi thông tin về thuốc bạn đọc thêm thấy tin tưởng thì mua về điều trị cho con: https://www.trungtamdalieudongy.com/bai-thuoc-an-bi-thang-buoc-dot-pha-trong-dieu-tri-benh-viem-da-dai-dang.html