Lạc nội mạc tử cung vết mổ đẻ: Triệu chứng và cách điều trị

Lạc nội mạc tử cung vết mổ đẻ là bệnh lý hiếm gặp, các triệu chứng của tình trạng này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác. Tuy nhiên, bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và tiềm ẩn nguy cơ khó lường với người mẹ sau sinh nở. Do đó, việc chẩn đoán và điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng. Cùng tìm hiểu bài viết sau để có thêm thông tin cụ thể về bệnh lý này

Lạc nội mạc tử cung vết mổ đẻ là bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh

Lạc nội mạc tử cung vết mổ đẻ là sự xuất hiện của các biểu mô tế bào ở lớp niêm mạc tử cung bên ngoài buồng dạ con, chính xác hơn là ở vị trí vết mổ sau sinh đã liền hoặc các khu vực gần đó.

Rong kinh có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào và phụ nữ sau sinh là một trong những người dễ gặp phải tình trạng này hơn cả. Rong kinh khiến chị em sau sinh mệt mỏi bởi số ngày kinh kéo dài cùng với việc chăm sóc con tình trạng này càng trở thành nỗi ám ảnh.

Bệnh lý này khá hiếm gặp, theo như nghiên cứu của bác sĩ Khammash – bệnh viện Đại học Australia, tỷ lệ mắc chỉ chiếm dưới 2% trong các ca phẫu thuật mổ lấy thai.

Cũng theo nhiều chuyên gia y tế, thời gian từ lúc mổ đẻ đến khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của bệnh thường rơi vào khoảng 1-3 năm rưỡi . Đối tượng dễ gặp tình trạng lạc nội mạc tử cung vết mổ đẻ là nữ giới nằm trong độ tuổi từ 27 – 31 tuổi.

Lạc nội mạc tử cung vết mổ đẻ thường xảy ra ở lứa tuổi 29 đến 31
Lạc nội mạc tử cung vết mổ đẻ thường xảy ra ở lứa tuổi 29 đến 31

Hiện nay, nguyên nhân gây ra bệnh lý này vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, các bác sĩ nhận định yếu tố hình thành lạc nội mạc tử cung vết mổ đẻ có thể bao gồm:

  • Sự tăng trưởng xâm lấn bất thường: Các mô tế bào vốn nằm ở vị trí bên trong tử cung. Sau quá trình sinh mổ, từ vết mổ lấy thai đã xâm lấn lên phần cơ thành bảo vệ ngoài tử cung. 
  • Viêm nhiễm niêm mạc tử cung sau sinh: Việc niêm mạc tử cung bị viêm nhiễm thời kỳ hậu sản có thể khiến “ranh giới” của các lớp lót tử cung trong và ngoài bị đảo lộn, dẫn đến tình trạng các mô nội mạc phát triển ra bên ngoài dạ con.
  • Sự thay đổi của hormone estrogen: Sau khi sinh, cơ thể người phụ nữ thường có sự thay đổi nội tiết tố. Nhiều chuyên gia cho rằng có thể vòng tuần hoàn estrogen bị biến đổi, dẫn đến việc hình thành lạc nội mạc tử cung sau mổ đẻ.

Triệu chứng của lạc nội mạc tử cung vết mổ đẻ

Các triệu chứng thường gặp của bệnh lạc nội mạc tử cung vết mổ đẻ là:

  • Xuất hiện khối u bất thường ở thành vết mổ: Đây được xem là biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh nhưng không thể nhận thấy bằng mắt thường mà phải quan sát qua phim chụp CT. Thông thường các khối u này có màu trắng đục, kết cấu vững chắc và dính liền với các mô xung quanh nó.
  • Đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt: Hầu hết bệnh nhân lạc nội mạc tử cung vết mổ đẻ đều có triệu chứng đau bụng dưới trước khi đến kỳ vài ngày và kéo dài trong suốt những ngày “rụng dâu”. Đôi khi cơn đau tiến triển nặng, người bệnh có thể cảm thấy như bị chuột rút ở cơ bụng, quặn thắt rất khó chịu. Tuy nhiên, đau bụng thời kỳ kinh nguyệt rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác.
  • Chảy máu kinh ồ ạt: Nhiều phụ nữ sau sinh mổ bị lạc nội mạc ở buồng dạ con có thể gặp phải tình trạng máu kinh chảy ra nhiều hơn. Nguyên nhân là vì lúc này thành tử cung dày hơn nên các mô tế bào rụng theo trứng cũng tăng lên, dẫn đến lượng máu mất đi cũng theo đó tăng lên.

Lưu ý: Triệu chứng của bệnh lạc nội mạc tử cung vết mổ đẻ rất dễ bị nhầm lẫn, đôi khi có các trường hợp không biểu hiện ra bất kỳ dấu hiệu nào. Chỉ đến khi đi kiểm tra sức khỏe và thực hiện các xét nghiệm tại khu vực tử cung mới phát hiện ra bệnh. 

Chẩn đoán, điều trị lạc nội mạc tử cung vết mổ đẻ

Để có biện pháp điều trị tốt nhất, các bác sĩ cần phải có chẩn đoán chính xác về nguyên nhân, triệu chứng, tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh. Do đó, người bệnh nên chủ động đi thăm khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa phù hợp để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Phương pháp chẩn đoán lạc nội mạc tử cung vết mổ đẻ

Trước hết, khi đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa, bác sĩ sẽ đánh giá sơ qua về biểu hiện lâm sàng của người bệnh. Kết hợp việc hỏi đáp với người bệnh về những bất thường trong cơ thể, đặc biệt là về chu kỳ kinh nguyệt.

Cụ thể, nếu trước khi sinh nở không bị đau bụng trong ngày đèn đỏ nhưng sau quá trình sinh mổ lại xuất hiện, tỷ lệ mắc lạc nội mạc vết mổ đẻ xảy ra khá cao.

Sau khi đã đánh giá sơ bộ về triệu chứng, các bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số các phương pháp chẩn đoán khác như sau:

  • Siêu âm tử cung: Phương pháp này sử dụng sóng siêu âm ở tần số cao để quan sát những hình ảnh trong vùng bụng dưới, đặc biệt ở khu vực có các cơ quan sinh sản. Đây được đánh giá là phương pháp tốt nhất để tìm ra u lạc nội mạc tử cung trên vết mổ đẻ.
Siêu âm tử cung giúp chẩn đoán lạc nội mạc tử cung vết mổ đẻ
Siêu âm tử cung giúp chẩn đoán lạc nội mạc tử cung vết mổ đẻ
  • Chụp cắt lớp CT scan: Chụp cắt lớp CT scan cho phép các bác sĩ có được hình ảnh rõ nét nhất của tử cung, đặc biệt là vị trí vết mổ. Phương pháp này giúp nhận biết kích thước các khối u được hình thành bên ngoài dạ con nếu người bệnh bị lạc nội mạc tử cung vết mổ đẻ.
  • Chụp MRI cộng hưởng từ: Kiểm tra MRI cũng giúp các bác sĩ quan sát được những khối u bất thường bên ngoài tử cung. Chụp MRI không sử dụng tia X, thay vào đó là sóng radio nên tương đối an toàn hơn với phụ nữ sau sinh.
  • Nội soi ổ bụng: Nội soi ổ bụng cũng là phương pháp chẩn đoán hay được sử dụng. Các bác sĩ sẽ rạch một vết cắt nhỏ trên bụng người bệnh rồi thông qua đó để đưa thiết bị nội soi vào trong cơ thể, kiểm tra dấu hiệu của lạc nội mạc tử cung vết mổ đẻ.
  • Lấy mẫu xét nghiệm: Để chắc chắn về khối u bất thường, các bác sĩ sẽ lấy một mẫu bệnh phẩm tử khối u gần vết mổ đẻ, sau đó tiến hành các xét nghiệm chuyên môn cần thiết để đánh giá mức độ bệnh.

Điều trị nội khoa với lạc nội mạc tử cung vết mổ đẻ

Phương pháp điều trị bằng Tây y giúp loại bỏ triệt để các nguyên nhân gây bệnh cũng như cải thiện triệu chứng nhanh chóng. Tuy nhiên, nhược điểm của chúng là hay gây ra các tác dụng phụ.

Vì vậy, người bệnh cần dùng thuốc theo đúng liều lượng mà các bác sĩ đã chỉ định.

  • Danazol: Thuốc điều trị hiệu quả tình trạng lạc nội mạc tử cung đã được kiểm chứng và ứng dụng cho nhiều trường hợp bệnh nhân. Danazol hoạt động với cơ chế ngăn chặn hormone hoàng thể hóa và nội tiết tố kích thích nang trứng. Thời gian dùng Danazol là khi người bệnh bắt đầu có kinh nguyệt, liều dùng tùy thuộc vào tình trạng người bệnh. Thường dùng với ba mức liều 800mg/ngày, 400mg/ngày, 200mg/ngày.
  • Các loại thuốc đồng vận GnrH: Giống như danazol, các thuốc đồng vận GnRH có tác dụng giảm đau nhờ vào khả năng ức chế hoạt chất gonadotropin. Các bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bệnh nhân sử dụng bổ sung thêm estrogen đường uống để ngăn chặn tác dụng phụ làm loãng xương của GnRH. Một số loại thuốc thường dùng là leuprolide, goserelin,… Thông thường, dạng thuốc này được tiêm trực tiếp vào cơ thể với liều lượng từ 3,6 – 3,75mg tùy loại thuốc. 

Có nên phẫu thuật điều trị dứt điểm lạc nội mạc tử cung tại vết mổ đẻ?

Các bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện phẫu thuật nếu tình trạng đau diễn tiến nghiêm trọng hơn dù đã sử dụng thuốc điều trị được một thời gian dài. Phẫu thuật cũng là phương pháp giúp loại bỏ hoàn toàn những mô tế bào thừa nhanh chóng và tránh được nguy cơ tái phát khá cao. 

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, phẫu thuật lạc nội mạc tử cung vết mổ đẻ có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này. Vì vậy, người bệnh cần suy nghĩ thật kỹ và tham khảo tư vấn từ bác sĩ điều trị.

Phẫu thuật có thể giúp loại bỏ hoàn toàn lạc nội mạc tử cung vết mổ đẻ
Phẫu thuật có thể giúp loại bỏ hoàn toàn lạc nội mạc tử cung vết mổ đẻ

Dưới đây là một số biện pháp phẫu thuật thường được áp dụng với tình trạng lạc nội mạc tử cung vết mổ đẻ:

  • Phẫu thuật nội soi: Trước tiên, các bác sĩ sử dụng thuốc gây mê toàn thân. Sau đó, dùng dao mổ rạch một vết nhỏ trên ổ bụng, đưa thiết bị chuyên dụng gồm một ống nhỏ có gắn camera vào trong khu vực tử cung và loại bỏ các mô tế bào dư thừa. Quá trình phẫu thuật nội soi có thể mất từ 30 phút – 1 tiếng tùy theo kích thước khối u. 
  • Phẫu thuật soi ổ bụng: Nếu tình trạng lạc nội mạc tử cung vết mổ nặng hơn, các bác sĩ sẽ phải thực hiện phẫu thuật soi ổ bụng. Đây là phương pháp phức tạp, áp dụng với các khối u kích thước lớn và bám chặt vào lớp cơ bên ngoài dạ con. Sau khi được gây mê, ổ bụng của bệnh nhân sẽ được mở rộng để loại bỏ hoàn toàn những mô thừa. Người bệnh có thể tốn vài tháng để bình phục hoàn toàn sau cuộc phẫu thuật này.

Điều trị lạc nội mạc tử cung vết mổ đẻ bằng Đông y

Người bệnh cũng có thể lựa chọn các phương pháp Đông y trong điều trị lạc nội mạc tử cung vết mổ đẻ. Phương pháp điều trị này tương đối an toàn, lành tính và không gây tác dụng phụ nếu dùng trong thời gian kéo dài.

Tuy nhiên, phương pháp Đông y muốn có hiệu quả dứt điểm, người bệnh cần kiên trì sử dụng hàng ngày theo liều lượng được chỉ định. Một số bài thuốc có thể tham khảo để trị dứt điểm bệnh lý này như sau:

  • Bài thuốc số 1: Tác dụng triệt hạ sự ngưng trệ của khí huyết, từ đó giúp giảm các cơn đau dữ dội vùng bụng dưới và vấn đề chảy nhiều máu kinh. Các dược liệu được sử dụng trong cách hạ trục ứ thang gồm có: Đương quy, ô dược, hương phụ, nguyên hồ, xích thược, đào nhân, xuyên khung, chỉ giác, cam thảo. Cách dùng: Các vị thuốc trên sao khô, sắc lấy nước dùng trong ngày, chia làm hai lần uống.
  • Bài thuốc số 2: Giúp người bệnh bồi bổ khí huyết, ôn kinh, trừ hàn và lưu thông tuần hoàn mạch máu. Các vị thuốc được sử dụng gồm có: Bồ hoàng, nhân sâm, xích thược, can khương, nhục quế, mộc dược, đương quy, xuyên khung và bồ hoàng. Cách thực hiện: Bệnh nhân dùng các dược liệu trên sắc trong hai giờ, thu lấy nước thuốc dùng uống hàng ngày, chia đều trong ba bữa.
  • Bài thuốc số 3: Bồi bổ sức khỏe, cân bằng âm dương và tiêu trừ độc tố trong cơ thể. Từ đó, điều trị rất tốt bệnh lạc nội mạc tử cung vết mổ đẻ. Người bệnh dùng đương quy, địa long, đào nhân, hoàng kỳ, xích thược và xuyên khung sắc uống hai lần mỗi ngày.

Lưu ý sau phẫu thuật điều trị lạc nội mạc tử cung vết mổ đẻ

Sau phẫu thuật, việc chăm sóc người bệnh đóng một vai trò rất quan trọng vì liên quan đến sức khỏe và khả năng hồi phục của người bệnh bị lạc nội mạc tử cung vết mổ đẻ.

Những vấn đề cần lưu ý trong chăm sóc sau điều trị lạc nội mạc tử cung sau mổ đẻ gồm có:

  • Vệ sinh vết mổ: Phẫu thuật nội soi hay soi ổ bụng đều cần đảm bảo sự vô trùng trong và sau quá trình phẫu thuật. Vì thế, vấn đề vệ sinh vết mổ là điều vô cùng cần thiết. Để tránh nhiễm trùng, người nên thay băng ít nhất hai lần mỗi ngày, sử dụng thuốc sát trùng bên ngoài và tránh để nước tiếp xúc với vết thương.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Việc nghỉ ngơi đầy đủ giúp cơ thể có thêm nhiều thời gian nạp năng lượng cũng như thư giãn cơ thể, rất tốt cho quá trình hậu phẫu. Cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh để đầu óc căng thẳng, mệt mỏi trong thời gian này
Sau phẫu thuật điều trị lạc nội mạc tử cung vết mổ đẻ, người bệnh cần nghỉ ngơi đầy đủ
Sau phẫu thuật điều trị lạc nội mạc tử cung vết mổ đẻ, người bệnh cần nghỉ ngơi đầy đủ
  • Các loại thuốc giảm đau không kê đơn: Sau phẫu thuật nếu có cảm giác đau, người bệnh có thể sử dụng thêm các loại thuốc chống viêm không steroid để hỗ trợ. Một số loại thuốc: Ibuprofen, acetaminophen, naproxen,..Tuy nhiên, với phụ nữ có thai và đang nuôi con nhỏ, nên thay các loại thuốc này bằng việc dùng trà thảo mộc như trà hoa cúc, trà gừng, trà quế…
  • Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn uống trong chăm sóc sau điều trị rất cần thiết, vì chúng là nguồn dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất dồi dào và cần thiết. Với người bệnh lạc nội mạc tử cung vết mổ đẻ, thực đơn hàng ngày nên bổ sung thêm các loại rau xanh đậm, cá hồi, rau cần tây, quả việt quất, hạt chia,…Đồng thời, bệnh nhân cũng nên tránh xa rượu bia, thức ăn nhiều đường, nhiều chất béo và caffeine.
  • Hạn chế các vận động mạnh: Sau khi phẫu thuật, người bệnh cần hạn chế các hoạt đông mạnh như mang vác, chạy bộ,…để cơ thể có thời gian hồi phục hoàn toàn. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần tránh quan hệ tình dục bởi nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến vết mổ.

Bài viết trên hy vọng đã chia sẻ cùng người bệnh những kiến thức bổ ích nhất liên quan đến bệnh lý lạc nội mạc tử cung vết mổ đẻ. Để điều trị an toàn và hiệu quả dứt điểm, người bệnh nên đi thăm khám và chữa trị theo đúng phác đồ của bác sĩ. Đồng thời, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý để nhanh chóng khỏi bệnh.

4.8/5 - (5 bình chọn)

Chữa lạc nội mạc tử cung bằng Đông y
Chữa lạc nội mạc tử cung bằng Đông y an toàn, hiệu quả
Chữa lạc nội mạc tử cung bằng Đông y được nhiều chị em lựa chọn. Bởi hầu hết ai cũng cho rằng thuốc Đông y an toàn, không gây tác…

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *